Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

04 Tập Đế (Tiếp Theo)

Thursday, July 22, 201000:00(View: 4166)
04 Tập Đế (Tiếp Theo)

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997
KHOÁ THỨ 3: THINH VĂN THỪA PHẬT GIÁO

Bài Thứ 4 
Tập Đế (Sameda Dukkha)

(tiếp theo)

III. Tánh Chất Của 10 Món Căn Bản Phiền Não 

Tánh chất của mười món căn bản phiền não không giống nhau: có thứ nhanh nhẹn, có thứ chậm chạp; có thứ mãnh liệt, có thứ yếu ớt; có thứ đâm sâu gốc rễ trong lòng người, có thứ nằm khơi khơi ở trên ý thức; có thứ dễ dứt trừ, có thứ khó tiêu diệt. Vì tính chất không đồng ấy mà đức Phật đặt cho chúng những danh từ khác nhau, để dễ phân biệt, như Kiết sử, Kiến hoặc, Tư hoặc

1. Kiết sử: Mười thứ phiền não gốc: thâm, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến cũng gọi là "Thập Kiết sử". 

Kiết là trói buộc; Sử là sai khiến. Mười phiền não này gọi là Kiết Sử, vì chúng nó có mãnh lực trói buộc loài hữu tình không cho ra khỏi ba cõi và sai sử chúng sinh phải quay lộn trong vòng sanh tử luân hồi, từ đời này đến kiếp nọ, và phải chịu không biết bao nhiêu điều khổ não

Tuy đều có tánh chất sai sử, trói buộc cả, nhưng mười Kiết sử này có thứ mạnh, thứ yếu, thứ chậm chạp, thứ mau lẹ, nên đức Phật chia chúng ra làm hai thứ với hai tên gọi khác nhau là: Lợi sửĐộn sử

a) Lợi sử là những món phiền não rất lanh lẹ, dễ sanh khởi mà cũng dễ trừ bỏ (lợi là lanh lợi). Lợi sử gồm có năm loại là: Thân kiến Biên Kiến, Kiến Thủ, Giới Cấm thủ ,Tà Kiến

b) Độn sử là những món phiền não nặng nề, chậm chạm, sanh khởi một cách ngấm ngầm, sâu xa, nhưng mãnh liệt, khó dứt trừ (độn là chậm lụt). Thuộc về Độn sử gồm có năm phiền não là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi. 

Người học Phật muốn giải thoát, tất nhiên phải chặt đứt mười thứ dây dợ, xiềng xích này mới được. 

Trước khi muốn chặt đứt chúng một cách có hiệu quả, phải hiểu rõ tánh chất mềm hay cứng, bở hay dai của chúng để liệt chúng vào loại dễ chặt hay khó chặt. Như người bổ củi, chia củi ra làm hai loại: loại dễ bổ và loại khó bổ; loại dễ bổ thì dùng búa nhỏ, loại khó bổ thì dùng búa lớn; cũng vậy, hành giả trước khi muốn chặt đứt phiền não, phải liệt chúng làm hai loại: loại Kiến hoặc dễ trừ, và loại Tư hoặc khó diệt. 

2. Kiến hoặc: Chữ Kiến hoặchai nghĩa

a) Loại mê lầm này mong manh cạn cợt, chỉ tu hành đến địa vị Kiến đạo (thấy chân lý) thì đoạn được. 

b) Loại mê lầm này tuộc về phần vọng kiến (vọng chấp), phân biệt của ý thức đối với sự vô thường, vô ngã v.v... mà sinh ra; hay do lầm nghe theo lời khuyên dạy của ta sư ngoại đạo mà sinh ra. 

Nói một cách dễ hiểu hơn, Kiến hoặc là cái lầm thuộc về mê ly, do vọng chấp (chấp sai) phân biệt của ý thức sanh ra. Đến địa vị Kiến đạo là đoạn trừ được cái hoặc này. Bởi chúng nó dễ trừ, cũng như cỏ mọc khơi trên mặt đất, hễ dẫy (phác) thì hết, nên cũng gọi là "Phân biệt hoặc" (nghĩa là cái lầm về phần phân biệt của ý thức). 

Tóm lại, Kiến hoặc hay Phân biệt hoặc là do mê ly mà sanh, và sẽ bị diệt trừ khi ngộ được chân lý

Mười phiền não nói trên, hay Kiến hoặc, nếu đem phối hợp với bốn Đế trong ba cõi, thì thành ra tám mươi tám hoặc. 

Để có một ý niệm rõ ràng hơn, chúng ta hãy phân tách như sau: 

Mười món Kiến hoặc là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủTà kiến

Trong ba cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới), mỗi cõi có bốn Đế (khổ, tập, diệt, đạo), mỗi đế có các hoặc (mê lầm) chung hiệp lại thành tám mươi tám Kiến hoặc

Như Dục giới có bốn Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Khổ đế có đủ mười hoặc. Tập đếDiệt đế chỉ có bảy hoặc (vì trừ Thân kiến, Biên kiếnGiới cấm thủ). Đạo đế có tám hoặc (trừ Thân kiếnBiên kiến). Bốn đế cộng thành ba mươi hai Kiến hoặc

Cõi Sắc và Vô sắc cũng y như Dục giới, song ở trong đó mỗi Đế đều trừ ra một món Sân (vì hai cõi này chỉ có vui trong thiền định, nên chẳng có Sân) nên mỗi cõi chỉ có hai mươi tám hoặc. Hai cõi hiệp lại thành năm mươi sáu hoặc; cộng với ba mươi hai hoặc ở cõi Dục nữa, tổng cộng thành ra tám mươi tám món Kiến hoặc

Đây là biểu đồ 88 món Kiến hoặc 

I. Dục giới (có 32) 

1. Khổ đế: 10 

a) Tham, b) Sân 

c) Si, d) mạn, đ) Nghi 

e) Thân kiến 

ê) Biên kiến, g) Kiến thủ 

h) Giới cấm thủ 

I) Tà kiến 

2. Tập đế: 7 

Như Khổ đế, trừ Thân kiến, Biên kiếnGiới cấm thủ 

3. Diệt đế: 7 

Như tập đế 

4. Đạo đế: 8 

Trừ Thân kiếnBiên kiến 

II. Sắc giới (có 28) 

1. Khổ đế: 9 

Như Khổ đếDục giới, trừ Sân. 

2. Tập đế: 6 

Như Tập đếDục giới, trừ Sân. 

3. Diệt đế: 6 

Như Diệt đếDục giới, trừ Sân. 

4. Đạo đế: 7 

Như Đạo đế ở Dục giới, trừ Sân. 

III. Vô sắc giới (có 28) 

Như Khổ, Tập, Diệt, Đạo ở Sắc giới

Sắc giớiVô sắc giới đều trừ Sân, là vì hai cõi này ở trong thiền định, có hỷ có lạc, nên Sân không sanh khởi

Khổ đế đủ mười hoặc là vì thuộc về Quả. Tập đế ít hơn (có 7) là vì thuộc và Nhân. Diệt đế là quả xuất thế nên chỉ có 7. Dạo đế về phần tu hành nên chỉ có 8. 

3. Tư hoặc: Trong số mười phiền não căn bản nói trên, có bốn thứ ăn sâu gốc rễ từ vô thỉ rất khó diệt trừ là Tham, Sân, Si, mạn (bốn Độn sử) thì gọi là Tư hoặc. Theo tân dịch thì Tư hoặchai nghĩa

a) Nó ngấm ngầm khởi lên, do mê muội về sự vật mà sanh; như đói với sự vật ăn, mặt, ở ( sắc, thanh, hương, vị, xúc) sanh tham gia trước. 

b) Sự mê lầm này phải đến địa vị Tu đạo mới trừ dứt được. 

Chúng nó có từ vô thủy đến giờ, hễ có ta là có nó, nó với ta đông minh một lượt, nên cũng gọi là "câu sanh hoặc". Chúng nó có tiềm tàng sâu kín, và chi phối sai sử chúng ta một cách mãnh liệt, nên hành giả phải hết sức tu trì, mới có thể lần trừ hồi được. Cũng như cỏ, phải ra công moi đào nhiều lần, mới nhổ sạch tận gốc. 

Tóm lại Tư hoặc cũng có tên Câu sanh hoặc, do sự mê là sanh, và chỉ khi đến địa vị Tu độ mới đoán ra được. 

Mười món này phối hợp với bốn đế ở ba cõi, sẽ thành 81 món như sau: 

Mười món Dục giới, có 4: Tham, Sân, Si, Mạn. 

Tư Hoặc Sắc giới, có 3: Tham, Si, Mạn. 

Vô sắc giới, có 3: Tham, Si, Mạn 

(hai cõi sâu vì ở trong thiền định, nên không có sân) 

Bốn thứ tư hoặc này lại chia ra làm ba hạng: hạng nhất là bậc thượng; hạng vừa là hạng bậc trung; hạng kém hơn là hạng bậc hạ. Mỗi hạng như thế lại chia ra làm ba bậc hay ba phẩm nữa (thượng, trung, hạ), cộng tất cả thành chín phẩm. 

(Xem biểu chín phẩm Tư hoặc dưới đây) 

Mười thứ

I. Thượng

1. Thượng thượng 

2. Thượng trung 

3. Thượng hạ 

II. Trung

1. Trung thượng 

2. Trung trung 

3. Trung hạ 

III. Hạ

1. Hạ thượng 

2. Hạ trung 

3. Hạ hạ 

Chín phẩm Tư hoặc nhân cho ba cõi (gồm chín địa 81 thứ) hoặc. 

(Xem biểu đồ 81 moán Tư hoặc đưới đây) 

I. Dục giới 1.Ngũ thứ tạp cư địa, có:9 phẩm Tư hoặc 

II. Sắc giới 2. Sơ Thiền, ly sanh hỷ lạc địa: __ 

3. Nhị thiền định sanh hỷ lạc địa: __ 

4. Tam thiền ly hỷ lạc địa: __ 

5. Tứ thiền xả niệm thah tịnh địa: __ 

III. Vô sắc giới 6. Không vô biên xứ địa __ 

7. Thức vô biên xứ đia __ 

8. Vô sỡ hữu xứ địa __ 

9. Phi phi tưởng xứ địa __ 

Cộng: 9 địa Thành: 81 phẩm Tư hoặc 

VI. Tóm Tắt Về Ý Nghĩa Kiến HoặcTư Hoặc 

Nói tóm lại, những cái mê lầm thuộc về phần phân biệt (do ý thức phân biệt mà sanh) đều thuộc về Kiến hoặc. Những cái mê lầm thuộc về phần Câu sanh (ngấm ngầm cùng với ta đồng sanh) thì thuộc về phần Tư hoặc

Lại một nghĩa nữa, những cái mê lầm thuộc về phần mê lý, đến khi Kiến đạo là đoạn trừ đuợc, nên gọi là Kiến hoặc. Những cái mê lầm thuộc về phần mê sự, phải tu hành đến địa vị Tu đạo, mới lần đoạn trừ, thì gọi là tư hoặc. Đoạn Kiến hoặc chỉ mới là hết cái lầm trên phương diện kiến thức; đến khi đoạn Tư hoặc thế gian thì cả cái lầm trên phương diện ý thức, hành vi đều không còn nữa. 

Đoạn 88 cái lầm về Kiến hoặc và 81 cái lầm về Tư hoặc thì sẽ chứng được 4 quả thánh Thanh văn của Tiểu thừa, trong đó quả vị cao nhất là quả vị A la hán (1) 

C. KẾT LUẬN

Sỡ dĩ chúng sinh chịu được các điều khổ não, nguyên nhân là do phiền não gây tạo ra nghiệp Tập đế. Tập đế gồm có nhiều thứ phiền não; nhưng có mười thư căn bản phiền não là: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiếm, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủtà kiến

Trong 10 món này, vì căn cứ theo nhiều cái dễ phát sinh dễ trừ là năm món sau, thì gọi là ngũ lợi sử; còn 5 món trước tánh nó ngấm ngầm phát sanh và khó đoạn trừ thì gọi là Ngũ độn sử

Đứng về phương diên Tu chứng mà xét, thì hành giả trong khi tu hành, chia 10 món phiền não trên làm hai loại, để đoạn trừ trong thời kỳ sau đây: 

1. Những cái mê lầm khi thấy đạo (chân lý) mới đoạn được, thì gọi là Kiến hoặc

2. Những cái mê lầm khi đến địa vị tu đạo mới đọan được thì gọi là Tư hoặc

Về Kiến hoặc, ở cõi Dục giới có 32 món mê lầm, ở cõi sắc giới có 28 và Vô sắc giới cũng có 28, cộng lại thành 88 món mê lầm. Cái lầm ở cõi dục rất thô, đến cõi sắc và Vô sắc giới thì vi tế hơn. Đoạn được 88 thứ Kiến hoẳc trong ba cõi, thì chứng đặng quả thánh thứ nhất trong bốn quả của Tiẻu thừa là Tu đà hoàn (Tàu dịch là Dự lưu). Đến quả này, 81 phẩm tư hoặc của ba cõi vẫn chưa đoạn trừ. 

Về Tư hoặc thì cõi Dục giới có 4: tham, sân, si, mạn. Cõi sắc giớivô sắc, mỗi cõi có ba (vì trừ sân). Cộng chung lại là mười món Tư hoặc. Vì chúng có thô vi tế không đồng nên phân ra có thượng, trung, hạ phẩm. Mỗi phẩm lại phân ra ba phẩm nữa là: Thượng, trung, hạ cộng thành 9 phẩm. 

Trong ba cõi có chia ra làm 9 địa mỗi địa có 9 phẩm Tư hoặc từ thô đến tế, công chung 9 địa thành ra 81 Tư hoặc (1) (1) 

Chín phẩm Tư hoặc ở cõi Dục thì rất thô, còn hai cõi trên lần vi tế. Các thứ phiền não Tư hoặc vi tế dây, chiêu cảm với nhữn khổ quả sanh tử, luân hồi trong cõi, chứng quả A la Hán

Phần Phụ Chú 
Tứ Đế là thuộc về giáo lý tiểu thừa. Trong khi nghiên cứutrung thành với giáo giáo lý này, chúng tôi chỉ kể có hai thứ hoặc và kiến hoặcTư hoặc. Nhưng theo giáo lý Đại thừa thì ngoài hai hoặc trên, có hai thứ hoặc khác nữa là Trần sa hoặcVô minh hoặc. Nếu chứng quả vị Đại Thừa Bồ tát hay Phật, thì phải đoạn trừ hai hoặc sau này 

Để có một ý niệm tổng quát về các thứ hoặc, chúng tôi xin được phụ chú dưới đây hai loại hoặc ấy: 

1. Trần sa hoặc: Trần sa hoặc là cái mê lầm như cát bụi. Cái mê lầm không phải của mình, vì khi chứng đươc quả A la Hán thì cái mê lầm về phần Kiến HoặcTư hoặc nơi cá nhân mình đã hết. Cái chân trí ở nơi tâm mình đã sáng suốt rồi. Nhưng so với mình, còn thấy cái mê lầm của chúng sinh nhiều như cát bụi, nên sanh tâm chán ngán, thối chí độ sanh, cứ trầm không thu tịch, thủ cảnh thiên không Niết Bàn của Tiểu Thừa, không chịu ra hóa đạo độ sanh (vì còn pháp chấp, mê lầm thấy thật có pháp mình tu, Niết Bàn mình chứng). 

2. Vô minh hoặc: Vô minhmê lầm, không rõ được bản chất chân tâm. Thứ mê lầm này là góc của các thứ mê làm khác, nên gọi là bản vô minh. Nó rất vi tế, phá trừ trần sa hoặc rồi mới phá trừ được Vô minh hoặc

Cứ theo lối tu chứng của Đại Thừa mà luận, thì phải trải qua 51 địa vị, mới phá hết được các vô minh. Khi mãn địa vị Thập tín rồi bắt đầu lên thập trụ (10 vị) phá một phần vô minh thì được một phần đức pháp tánh (3 đức: Pháp thân, bát thân, Giải thoát), chứng lên vị sơ trụ. Như thế cứ phá thêm một phần vô minh là chứng lên một địa vị; cho đến phá được 10 phần thì phá đước Thập trụ. Bước qua Thập hạnh (10 vị), Thập hồi hướng (10 vị) và thập địa (10 vị ) cũng thế, nghĩa là phá một phần vô minh thì chứng lên một địa vị. Cho đến địa vị thứ 51; là Đẳng giác, dùng trí kim cương phá sạch hết tướng vô minh rất tinh tế rồi, thì chứng được địa vị thưa 52 là quả Diệu giác (Phật). Lúc bấy giờ vô minh diệt hết trí giác thế gian toàn minh, cũng như trăng rằm Trung thu, bao nhiêu mây mờ vẹt hết, tỏa ánh sáng khắp mười phương

Chúng ta nên lưu ý: Kiến hoặc, Tư hoặcchiêu cảm phần đoạn sanh tử trong ba cõi. Đoạn Kiến hoặc, Tư hoặc thì không thọ phần sanh tử ra ngoài tam giới, được thiên lý chân, chứng nhị thừa: Thanh văn, Duyên giác. Đoạn Trần sa hoặc chứng quyền thừ Bồ tát. Đoạn sạch vô minh chứng quả Phật vô thuợng. Xét như thế thì từ khi phát tâm tu hành cho đến thành Phật, phải trải qua một công trình lớn lao và một thời gian lâu xa mới được. 

(1) Sở dĩ gọi là phẩm mà không gọi là món, loại hay thứ là vì trong mỗi mê lầm ấy, không khác chất, chỉ khác phẩm lượng mà thôi, nghĩa là nó đậm hay nhạt, mạnh hay yếu mà thôi.

Last updated

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant