Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Lời Đầu Sách

Saturday, November 20, 201000:00(View: 4691)
Lời Đầu Sách

DUY THỨC HỌC YẾU LUẬN
Hòa Thượng Thích Từ Thông
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536

Lời Đầu Sách

Giáo lý của đạo Phật, xưa nay được kết hợp và lưu giữ trong Tam tạng. Tam tạngtạng kinh, tạng luật và tạng luận. Tạng kinh và tạng luật do chính kim khẩu đức Phật nói ra. Tạng luận là do đệ tử Phật, những vị đa văn, túc trí có thực tu, thực chứng, sáng tác, nhằm triển khai cái thâm nghĩa, huyền nghĩa, mật nghĩa vi diệu trong lời Phật dạy

Toàn bộ giáo lý Phật có ba tạng như vậy, khiến cho có một nhóm người hiểu lầm rằng: Học luậtGiới học, học Kinh là Định học, học Luận là Tuệ học, tức là họ đem "Tam tạng" gắn cứng, cột ghì vào "Tam vô lậu học" cặp nào theo cặp ấy. Họ tưởng rằng đó là một "phát minh", "một trí tuệ mới". Sự thật, không phải như vậy. Người có thực nghiệm, thực chứng, qua sự thực tu hành người ta không dám nói như vậy đâu! 

Quyển sách này có nhan đề: Duy Thức Học. Tác già là Ngài Vasubandhu (Trung Hoa) dịch là Thế Thân hoặc cũng có chỗ dịch là Thiên Thân

Thế Thân truyện ký chép: Thế Thân ra đời sau Phật Niết bàn khoảng 900 năm (khoảng thế kỷ thứ ba) ở Bắc Thiên trúc. Thuở mới xuất gia, Ngài tu học theo giáo phái Hữu bộ Tiểu thừa. Thời gian này, Ngài sáng tác bộ Luận A Tỳ Đạt Ma Câu Xá nổi tiếng, làm sáng danh cho phái Hữu bộ

Thế Thân có người anh tên Vô Trước, anh em cùng xuất gia tu học. Nhưng người anh thì chuyên tu học Đại thừa, thấm nhuần sâu sắc giáo nghĩa Đại thừa. Trong những tháng ngày đàm đạo, dần dần Ngài Vô Trước chyển hoá được nhận thức của vị sư em. Thế Thân nhận thấy được chổ thậm thâm vi diệu, cao siêu cưú cánh của giáo lý liễu nghĩa Đại thừa. Tương truyền rằng: Khi tiếp nhận nguồn giáo lý liễu nghĩa thượng thừa, vi diệu, Thế Thân, ăn năn về những năm tháng mình đã xiển dương giáo lý Tiểu thừa, Ngài có định cắt lưỡi tạ tội. Vô Trước Bồ tát nói: Lưỡi tự nó không có tội gì. Trước em dùng lưỡi và ngòi bút xiển dương giáo nghĩa Tiểu thừa, giờ đây em cũng dùng lưỡi và ngòi bút để xiển dương chánh giáo Đại thừa là đủ rồi. Cắt lưỡi có đem lại lợI lạc cho ai. Từ đó, Ngài Thế Thân chyên sáng táctruyền bá tư tưởng Đại thừa qua các tác phẩm Duy Thức Học

Các tác phẩm của Thế Thân Bồ tát thường được giảng dạy trong chương trình Phật học của các trường Phật học là: 

Tiểu thừa: A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận 
Đại thừa: Duy Thức Nhị Thập Tụng 
Duy Thức Tam Thập Tụng Luận 
Đại thừa Bách Pháp Luận

Và cũng tương truyền rằng: Hồi còn tu theo Hữu bộ Tiểu thừa, Ngài
sáng tác có đến 500 bộ luận. Sau khi hướng về Đại thừa, Ngài cũng sáng tác đến cả 500 bộ luận nữa. Vì vậy, người đời tôn Ngài với danh hiệu "Thiên Bộ Luận Sư". Yếu luận. Duy Thức Học Yếu Luận. Do bỉ nhân tôi biên dịch. Soạn theo lối giáo án để triển khai, cho nên trong đây: Có phần phiên dịch, phần giải thích thuật ngữ, phần yếu luận để cho người đọc dễ hiểu, người học dễ nhớ rõ. Đã gọi là "yếu luận" cho nên không luận rộng, không viết dài mà viết súc tích, thậm chí "đề cương"! 

Mong những tấm lòng thông cảm, khi các vị có trong tay quyển "Duy Thức Học Yếu Luận" này. 

Viết tại Thao Hối Am 
Mùa Đông, năm Kỷ Mão, tháng 10 năm 1999 

H.T. THÍCH TỪ THÔNG 


Dẫn Nhập


Duy Thức Học, môn nghiên cứu tìm hiểu nguyên ủy của hiện tượng vạn pháp để xác lập một luận cứ, cho người tìm hiểu học và đọc có thể biết được. Duy Thức Họcphương tiện chỉ nam hướng dẫn phương pháp nhận thức về mặt cụ thể của vạn pháp và khái niệm tư duy bên mặt trừu tượng. Do vậy Duy Thức Học, còn gọi là Pháp Tướng Duy Thức Học, ý nghĩa đầy đủ rõ ràng hơn. 

Trước đây hơn hai mươi năm, tôi đã soạn một số giáo trình để giảng dạy Duy Thức Học, cho tới năm nay, tôi có ân hận về việc viết lách, diễn đạt Duy Thức Học theo nhận thức, kiến giải mà hơn hai mươi năm trước mình đã làm. Tôi có thể sám hối như Luận chủ tổ sư Duy Thức Học, ThiênThân Bồ tát đã từng sám hối cách đây gần hai ngàn năm! 

Thiên Thân Bồ tát tạo luận Duy Thức Học nhằm hỗ trợ cho nền giáo lý Vô ngã của đạo đức Phật được đậm nét hơn, sáng tỏ hơn, rõ ràng hơn và đến tột đỉnh cao: "Vô ngã là chân lý của vũ trụ, nhân sinh quan trong đạo Phật". Đó là mục tiêu tìm hiểu, lý giải cho những ai muốn học, muốn tu theo tôn chỉ của Pháp Tướng Duy Thức Học

Đại Thừa Bách Pháp Luận, có thể nói đây là chìa khóa vàng để mở cửa vào tòa nhà Duy Thức Họctác giả bộ luận này vẫn là Thiên Thân Bồ Tát

"Như Thế Tôn Ngôn: Nhất Thiết Pháp Vô Ngã" 

Đó là câu nhập đề trực khởi của Luận chủ có nghĩa là Luận chủ tạo ra luận Đại Thừa Bách Pháp hoàn toàn căn cứ lời dạy của đức Phậttriển khai. Triển khai luận Đại Thừa Bách Pháp, triển khai hệ giáo lý Đại thừa, triển khai tư tưởng Duy Thức Học, nhằm làm sáng tỏ chân lý Vô ngã trong nền giáo lý của đức Phật. Hiểu biết chân lý Vô ngã một cách đích thực bằng tư duy, bằng quán chiếu của mình thì với chân lý Vô thường, khổ,khôngbất tịnh, học giả hay hành giả ấy sẽ lần lần chứng ngộ theo quá trình tiệm tiến trên bước đường học đạohành đạo của chính mình. 

Ta hãy đọc tiếp: 

Hỏi: "Tất cả pháp gồm có những gì?" 
"Vô ngã là sao? Có mấy thứ?" 

Đáp: "Tất cả pháp tóm lược có 5 loại: 

1. Tâm Pháp 
2. Tâm Sở Hữu Pháp 
3. Sắc Pháp 
4. Tâm Bất Tương ng Hành Pháp 
5. Vô Vi Pháp 

Tâm Vương Ưu Việt Hơn Cả 
Tâm Sở Hữu Tương ng Tâm Vương
Sắc Pháp Là Sự Ánh Hiện Của Vương Sở Trên. 
Bất Tương ng Do Ba Pháp Trên Mà Giả Lập

Vô Vi Pháp Tương Đãi Bốn Pháp Hữu Vi Mà Có Ra. 
Đọc nghiên cứu, phân tách tổng quát năm loại pháp trên đủ thấy tính

chất "Duyên sinh" và "Vô ngã" rồi, vì không có pháp nào có tính độc lập, tự sinh, tự tồn, bất biến, bất động. "Tất cả pháp vô ngã" nhưng bao quát mà tóm thu có hai thứ: 

1. Nhơn Vô Ngã 
2. Pháp Vô Ngã.

Đó là khái quát nội dung bộ luận Đại Thừa Bách Pháp nhằm xác lập
chân lý Vô ngã qua cái nhìn của Đại thừa Duy Thức Học với vấn đề vũ trụ nhân sinh quan. 
Giáo án nảy tôi viết cho trình độ Cao đẳng Phật học, ngắn gọn, súc tích. Nó đòi hỏi nhiều ở người triển khai hướng dẫn. Triển khai tốt, người nghe sẽ thu thập được nhiều kiến giải Phật học để làm cơ sở ban đầu cho những ai có ý muốn tham quan tường tận toà lâu đài Pháp Tướng Duy Thức Học đồ sộ xa xa phiá trước. 

Nào! Chúng ta hãy chuẩn bị sẵn sàng, cầm chiếc chìa khóa lên tay đi...!iế tại Thao Hối AMùa Đông, năm Kỷ Mão, tháng 10 năm 1999 

Phật lịch 2543 

H.T THÍCH TỪ THÔNG
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant