Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Bài Thứ Năm

20 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 4275)
Bài Thứ Năm

DUY THC HC YU LUN
Hòa Thượng Thích Từ Thông
Huỳnh Mai Tịnh Thất - Sàigòn 1992 - Phật Lịch 2536

 Bài Thứ Năm

Hỏi: Đã nêu tổng quát sáu loại Tâm sở tương ứng với năng biến thứ ba. Nay cần biết tánh sai biệt của chúng như thế nào?

Bài Tụng Duy Thức Đáp:

Trước Hết Tâm Sở Biến Hành
Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư

Kế Biệt Cảnh: Có Dục
Thắng Giải, Niệm, Định, Tuệ
Độc Lập Trước Cảnh Duyên

Thiện: Có Tín, Tàm, Quí
Vô Tham, Vô Sân, Vô Si
Cần An, Bất Phóng Dật
Hành XảBất Hại

Phiền Não: Có Tham, Sân
Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến

Tùy Phiền Não: Là Phẩn
Hận, Phú, Não, Tật Xan,
Cuống Siểm Với Hại Kiêu,
Vô Tàm Và Vô Quí
Điệu Cử Với Hôn Trầm
Bất Tín Cùng Giải Đải
Phóng Dật Với Thất Niệm
Tán Loạn, Bất Chánh Tri

Bất Định: Có Hối, Miên
Tầm, Từ: Đều Hai Mặt

Giải Thích Thuật Ngữ:

Tâm sở: Nói đủ Tâm sở hữu pháp. Pháp sở hữu của Tâm vương, có ba nghĩa:

1. Hằng y tâm khởi

2. Dữ tâm tương ứng.

3. Hệ thuộc ư tâm

Biến hành: Phổ biến khắp bốn lãnh vực, gọi là Biến tứ nhất thiết:

1. Nhất thiết thức

2. Nhất thiết thời

3. Nhất thiết điạ

4. Nhất thiết tánh

Biệt cảnh: Hoàn cảnh riêng biệt, môi trường độc lập: Khi một tâm sở sinh khởi, trong hoàn cảnh riêng biệt, các tâm sở còn lại không có tương quan.

Thiện: "Tăng ích". Đem lại nhiều điều thuận lợi cho việc tu tâm dưỡng tánh. Tăng ích trong việc lợi mình, lợi người, lợi cho tất cả...

Phiền não: Phiền: Sự nóng nảy, bực tức, khiến tâm thô tháo, ấm ức, không an. Não: Sự buồn bực, sầu lo ray rứt, âm ỉ khôn nguôi. Phiền não có hai loại:

1. Căn bản phiền não: Phiền não gốc rễ, có sáu món.

2. Chi mạt phiền não: Phiền não nhánh lá chồi tược, có hai mươi món.

Bất định: Loại tâm sở bất định khi sinh khởi, phải xem xét kết quả rồi sau mới xác định tính chất thiện hay ác.

Năm tâm sở biến hành:

1. Xúc: Sự giao tiếp giữa chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức, giữa năng tri và sở tri.

2. Tác ý: Đánh thức khởi tâm, dẫn tâm đến cảnh, ghi nhận vào tâm.

3. Thọ: Lãnh nạp. Lãnh nạp vui, khổ hoặc vô ký

4. Tưởng: Hồi tưởng nhớ cảnh đã qua, tưởng tượng cảnh chưa xảy đến; sau đó giả đặt danh ngôn.

5. Tư: Suy tư tính toán, khiến tâm hoạt động không ngừng...

Năm tâm sở biệt cảnh:

1. Dục: Mong muốn, hy vọng. Nếu hy vọng Lạc cảnh thì dục là chỗ dựa cho cần.

2. Thắng giải: Nhận định chắc chắn không gì lay chuyển.

3. Niệm: Nhớ nghĩ cảnh từng quen, đã gặp, ghi nhớ không sai, làm chỗ dựa cho định.

4. Định: Đối cảnh sở quán, tâm chuyên chú không loạn, lảm chỗ dựa cho tuệ.

5. Tuệ: Chọn lựa cảnh sở quán đúng. Dứt khoát trong sự đoạn nghi.

Mười một món thiện:

1. Tín: Đức tin: Đối với thật, đức, năng khởi tâm ham mộ, với chân, thiện, mỹ hoan hỉ tiếp thu. Sâu sắc hơn: tín tự, tín tha, tín nhân, tín quả, tín sự, tín lý, để tâm cầu tiến. Đối trị tâm bất tín.

2. Tàm: Tự biết xấu hổ khi làm việc sai quấy. Đối trị tánh vô liêm sĩ.

3. Quí: Tự tôn nhân phẩm, khinh rẻ bạo ác bất lương, không làm tội lỗi

4. Vô tham: Đối với tài, sắc, danh, thực, .... là nhân khổ trong tam giới, không lưu luyến, không dính mắc... Đối trị tâm tham.

5. Vô sân: Không giận dữ, bực tức. Dứt khổ nhân, khổ quả. Đối trị sân nhuế.

6. Vô si: Đối với chân như, vô minh: hiểu rõ, không mù mờ lẫn lộn. Bản thể, hiện tượng: nhận thức thấu triệt căn nguyên. Đối trị tâm tánh ngu si, ám độn.

7. Cần: Siêng năng tận tụy. Bên mặt thuần thiện, cần tứctinh tấn.

8. Kinh an: Nhẹ nhàng tâm tưởng, thư thái thần trí. Đối trị hôn trầm.

9. Bất phóng dật: Thúc liễm thân, khẩu, ý trong sáng. Giảm ác, tăng thiện. Đối trị phóng dật.

10. Hành xả: Thân, khẩu, ý tích cực trong việc hành thiện, lợi ích chúng sinh. Làm mà không chấp, không hy vọng nghĩa trả, ơn đền. Khác với xả của "xả thọ".

11. Bất hại: Không làm đau khổ hữu tình. Đối trị tâm độc ác, hại người.

Sáu món phiền não căn bản:

1. Tham: Đam mê luyến ái ngũ dục. Ôm lấy nhân khổ để rồi thọ lấy quả khổ trong tam giới. Đối lập tánh vô tham.

2. Sân: Bất bình, bất mãn trong sự tham cầu ngũ dục, thường khởi ác nghiệp qua thân, khẩu, ý. Chướng ngại vô sân.

3. Si: Mê muội sự lý, mê muội chân vọng, mê muội chánh tà, hay tạo ác nhân để thọ khổ quả đời sau. Si là tên khác của vô minh. Chướng ngại vô si.

4. Mạn: Tự thị, tự tôn đối với người khác, thường kênh kiệu, ngạo nghễ, tâm thường bất an. Chướng ngại ôn nhu, nhân hậu.

5. Nghi: Do dự không quyết đoán đối với sự lý, chánh tà, chân ngụy. Cản trở cơ hội tốt trên đường thăng tiến. Chướng ngại tính quyết đoán.

6. Ác kiến: Đối với sự thật, với chân lý; nhận thức lệch lạc, sai lầm, thường gây tạo khổ nhân, gánh chịu khổ quả. Chướng ngại Thiện kiến. Ác kiến có năm hình thức: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ kiếnGiớI cấm thủ kiến.

Hai mươi món phiền não chi mạt:

1. Phẫn: Đối cảnh không vừa lòng, nổi cơn tức giận hay khởi ác tâm, biểu lộ qua hảnh động: đánh đập gậy gộc. Chướng ngại tánh bất phẫn. Họ hàng dòng dõi của sân.

2. Hận: Phẫn nộ khí còn vương sót lại, ôm ác tâm không buông bỏ, thường kết oán cừu. Chướng tánh bất hận.

3. Phú: Vì lợi dưỡng che giấu tội ác, lòng thường bị ray rứt không an. Chướng ngại tánh cương trực bất phú. Họ hàng của tham.

4. Não: Phẫn hận còn sót lại trong tâm, thường ray rứt nội tâm, đay nghiến ra thái độ. Chướng ngại tính vô não. Họ hàng dòng dõi của sân.

5. Tật: Danh lợi muốn ôm hết về phần mình, không cho người khác có; ghét ai được có như mình, buồn lo ray rứt. Chướng ngại tính bất tật. Dòng họ nhà sân.

6. Xan: Keo kiệt pháp tài, không có tâm giúp đỡ, tích trữ, tính đê hèn. Chướng ngại tính vô xan. Họ hàng dòng dõi của tham.

7. Cuống: Vì danh dự lợi dưỡng, dối hiện đức độ, ngụy trang hiền thiện để phỉnh gạt người. Tâm ôm chước quỉ, mưu mô, sống đời tà mạn. Họ hàng thân tộc tham và si.

8. Siểm: Nói tâng bốc, khen, nịnh hót để được lòng người, vụ lợi về mình, sống với tâm hồn ti tiện. Chướng ngại tính bất siểm. Dòng họ gia phả với tham và si.

9. Hại: Không có lòng thương xót chúng sinh hữu tình, ngược lại dụng tâm gây đau khổ, hay ôm lòng bức não. Chướng tính bất hại. Dòng dõi họ hàng của sân.

10. Kiêu: Tự đắc, tự mãn với thành công của mình, thường ôm tính kênh kiệu xen lẫn đau khổ cô đơn. Chướng tính vô kiêu. Họ hàng dòng dõi của tham.

11. Vô tàm: Bất cố liêm sĩ. Khinh cự hiền thiện. Làm điều ác không hổ lương tâm. Chướng ngại đức tàm.

12. Vô quý: Bất cố liêm sĩ. Khinh cự hiền thiện. Làm điều phi pháp bất thiện giữa bạch nhật thanh thiên, không đếm xỉa dư luận miệng thế, tăng trưởng hành vi tội lỗi. Chướng đức quí.

13. Điệu cử: Tâm đối cảnh dao động. Chướng xa ma tha.

14. Hôn trầm: Tâm đối cảnh lờ mờ, nửa như mơ, nửa như thật. Chướng khinh an. Chướng cảnh sở quán (tỳ bát xá na).

15. Bất tín: Đối với thực, đức, năng, với tam bảo không vui nhận. Tâm uế nhiễm, nguyên nhân của đọa lạc. Chướng tâm thanh tịnh.

16. Giải đải: Lười biếng việc đoạn ác, tu thiện. Nuôi dưỡng mầm nhiễm ô đọa lạc. Chướng đức tinh tấn.

17. Phóng dật: Với pháp nhiễm, không lánh, không ngừa; với pháp tịnh, không để tâm tu tập. Buông xuôi thả lỏng tam nghiệp. Nguyên nhân của sự tăng ác, tổn thiện. Chướng bất phóng dật.

18. Thất niệm: Cảnh sở duyên không ghi nhận, không nhớ rõ. Lảm trở ngại chánh niệm, làm cơ sở cho tán loạn phát sinh.

19. Tán loạn: Tâm tán duyên nhiều cảnh trong một lúc. Hậu quả của thất niệm. Chướng chánh niệm. Chướng tam ma bát đề và thiền na.

20. Bất chánh tri: Đối với cảnh sở quán hiểu không đúng. Di truyền của si còn trong huyết thống. Chướng chánh tri.

Bốn món bất định:

1. Hối: Nhớ việc làm đã qua, không bằng lòng với việc làm đó sinh áy náy trong tâm; luận Đại thừa Bách pháp gọi là - tác. Chướng Xa ma tha.

2. Miên: Thân không tự tại, tâm không tỉnh táo. Chướng ngại chỉ, quán.

3. Tầm: Tìm kiếm khiến tâm lông bông, không điểm tựa, nghĩ đó, nghĩ đây.... Chướng chỉ, quán.

4. Từ: Tìm kiếm trong sự hồi tưởng, cũng khiến tâm không điểm tựa nhưng trầm tĩnh hơn "Tầm". Chướng chỉ, quán.

Yếu Luận

Đọc năm mươi mốt Tâm sở, hiểu kỹ tám thức Tâm vương, ta có thể nói: Duy thức học là môn Tâm lý học Phật giáo, tưởng không có gì cần phải lý giải. Song Tâm lý học Phật giáo khác với Tâm lý học của trường phái Tâm lý học xã hội, ở mục đích đến cũng như trên lộ trình đi. Mục đích đến của Tâm lý học Phật giáoBồ đề, Niết-bàn, xa ma tha, tỳ bát xát na là lộ trình phương tiện để đi. Tâm lý học xã hội, chú trọng nghiên cứu hiện tượng sinh khởi của tâm để hy vọng đúc kết ra một "công thức" nào đó, hướng sự vui mừng, buồn giận, thương ghét... vào một khuôn khổ, một nề nếp, một qui ước cùa xã hội nào đó mà xã hội đó chấp nhận được. Thành quả tột đỉnh cao của nó không vượt khỏi phạm vi lý tưởng: ăn, mặc, ở, ngủ, ..., thở, cho cuộc sống bình thường thậm chí tầm thường.

Tâm vươngTâm sở, sự cấu tạo và tương quan của chúng, tưởng tượng giống sự cấu tạo của một "triều đình". Tâm vương là "vua". Các loại Tâm sở là ?quần thần". Quần thần có nhóm trung, nhóm nịnh, nhóm ?ba phải", nhóm kề cận sát cánh hầu hạ đỡ đần. Tâm sở biến hành là loại kề cận đỡ đần sát cánh ấy. Tâm sở bất định thì ai biết được nó thuộc phe nào! Loại Tâm sở thiện thì rõ là ích quốc lợi dân. Nhóm phiền não dù đầu đảng hay lâu la ai cũng biết, đó là bọn khuynh gia đảo quốc.

Nhóm Tâm sở biệt cảnh chỉ là hạng cầm cờ chạy hiệu, có, thì "vải rách đỡ nóng tay"; không, cũng chẳng ảnh hưởng đến sự phế hưng tồn vong của một chế độ.

Nghiên cứu Duy Thức Luận ta thấy, "Tâm sở hữu pháp" quyết định hành vi tạo tác của con người

Nghiên cứu Duy thức luận ta sẽ thấy, "Thân sở hữu pháp" nhiều hơn con số 51 của Tâm sở hữu pháp ấy nhiều, chỉ có điều chưa ai có khả năng khoanh vùng "dục vọng" để tổng kê con số vật chất Thân Sở hữucon người yêu cầu "không biên giới" ấy. Là đệ tử Phật, nên lưu ý điểm này! Hằng y tâm khởi, dữ tâm tương ưng, hệ thuộc ư tâm là nghiệp vụ của Tâm sở.

Do vậy, con người vui hay khổ, tùy thuộctỉnh thức, có chánh niệm, có quán chiếu nội tâm nhiều hay ít của chính mình. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant