Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

6. Vấn đề lựa chọn và trình bày một thuật ngữ

Thursday, December 16, 201000:00(View: 3616)
6. Vấn đề lựa chọn và trình bày một thuật ngữ


Lựa chọn thuật ngữ trong lúc dịch là việc rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng của bản dịch. Tùy theo khả năng, mỗi dịch giả sẽ có cách thức, chiến lược và kĩ năng khác nhau. Ở đây chỉ nêu vài đặc điểm đáng lưu ý.

6.1 Tính thống nhất trong phương án chuyển dịch: Nếu trong trường hợp phải lựa chọn một từ vựng trong số những từ vựng khả dĩ dùng được thì có thể xác định thêm một vài yếu tố liên hệ (như đã nêu trên trong đó bao gồm đối tượng độc giả, biện pháp tu từ, cấu trúc hiện tại định dùng ...) Ngoài ra, người dịch có lẽ cần cứu xét đến các yếu tố trong lúc lưạ chọn bao gồm: tính phổ biến của thuật ngữ, chữ Thuần Việt hay Hán Việt, chữ Anh hoá hay phiên âm. 

Việc sử dụng thống nhất một chiến lược lựa chọn (tùy theo đặc điểm nội hàm của từ) có thể làm cho bài dịch được sáng tỏ hơn. Tùy theo từ loại, người dịch có thể đưa ra cách chuyển dịch thích hơp tối ưu cho bài địch được rõ ràng và thống nhất. Thí dụ9 người dịch có thể theo thống nhất dịch tùy theo lớp đối tượng như là: các địa danh dùng phương án giữ nguyên tên Anh hoá (Lumbini, Bodgaya, ..), các giáo phái có thể dùng tên theo các đặc điểm của giáo phái (Kinh Lương Bộ, Duy Thức tông, Đại Thừa, ...), kinh điển dùng tên phiên Âm Phạn La-tinh, .... Tuy nhiên, có trường hợp không thể theo một cách đặt tên thống nhất cho một lớp đối tượng thì vẩn có thể cứu xét sao cho việc thông dịch không quá rối rắm vô nguyên tắc. Một thí dụ khác là ưu tiên sử dụng lại các thuật ngữ đã thật sự thông dụng dù rằng nó không được rõ nghĩa cho lắm (thí dụ chữ "quán đảnh"), sau đó mới đến việc áp dụng các phương án dịch thuật kể trên. Tuy vậy, cần nên cẩn trọng với những chữ tuy đã quen dùng nhưng có thể dẫn đến sai sót (thí dụ khi dịch cụm chữ "mere name, mere designation" thành cụm từ "chỉ là giả danh" thì có thể sẽ thiếu chính xác)

6.2 Thứ tự ưu tiên: Ngay cả trong các trường hợp dùng câu thì việc đặt ra tôn chỉ về các thứ tự ưu tiên cho việc dịch câu sẽ có ích. Chẳng hạn ưu tiên hàng đầu là đúng nghiã và đủ ý, tiếp đến là sự rõ ràng trong sáng, sau đó mới đến tính năng đơn giản bình dân, và cuối đến là trau chuốt.

6.3 Vấn đề viết hoa: Một điều nữa cần để ý là về việc viết hoa hay không cho một danh từ. Trong nhiều trường hợp người dịch thường có xu hướng "viết hoa hoá" tất cả các danh từ hay đại từ mang tính tôn kính mặc dù xét ra đó chỉ là danh từ chung (chẳng hạn "các vị Bồ-tát", "chư Phật"). Việc xác định một chữ có nên viết hoa hay không là tùy theo lập trường và suy định của người dịch. Tuy nhiên, việc chiếu theo văn phạm Việt ngữ để viết hoa hay không cho một thuật ngữ thì có lẽ vẩn là một quyết định có lý lẽ.

6.4 Hướng chọn dịch thuật ngữ mới: Như nêu trong 6.1 có nhiều phương án để lựa chọn cách dịch một thuật ngữ mới hoàn toàn chưa có trong các tự điển Anh Việt. Ở đây xin nêu vắn tắt vài cách chính:

6.4.1 Dịch nghĩa, phiên âm, hay du nhập chữ mới? Nếu có thể tìm ra một từ ngắn gọn và tương đương với từ mới (có gốc Nôm hay gốc Hán-Việt) thì đây là việc hoàn hảo. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp một thuật ngữ Anh lại không thể nào tương đương với một vài chữ ngắn gọn mà chỉ có thể giải thích được bằng một hay nhiều câu dài. Trong trường hợp này người dịch có thể phải nghĩ đến những phương án khác như là tự đưa ra một thuật ngữ hoàn toàn chưa có và sử dụng chú thích để đưa ra định nghĩa hay khái niệm về thuật ngữ đó. 

Các thuật ngữ Việt mới hoàn toàn, khi được chuyển dịch, có khi không phải là một "thuật ngữ" tự nó có ý nghĩa (hoặc ý nghiã đó không phù hợp, hoặc lý do nào khác) mà lại là một từ vựng mượn chữ từ ngôn ngữ khác hay mượn cách phát âm của ngôn ngữ khác -- tức là việc sử dụng lại thuật ngữ từ tiếng nước ngoài (thường là Phạn ngữ hay Anh ngữ) hay là sử dụng phương pháp phiên âm. 

Ngoài ra người dịch có khi còn có thể dùng đến cách thức phức tạp hơn. Chẳng hạn dịch từ Anh sang Hán ngữ và từ Hán chuyển dịch thành từ vựng Hán Việt. Phương pháp sau chót không có gì đáng chê trách, nhưng đôi khi cần phải xem xét thật kĩ, vì có nhiều trường hợp khi dịch Anh sang Hán thì chữ Hán đó lại cũng chỉ là một lối phiên âm và như thế cứ phiên âm lòng vòng sang tiếng Việt. Trong trường hợp từ phiên âm này đã được chấp nhậnthông dụng thì nó khả dĩ dùng lại được nhưng nếu với trường hợp một từ hoàn toàn mới thì việc này không thuyết phục và khó có hiệu quảNgoài ra, nếu để ý, thì hầu hết các thuật ngữ được dịch theo lối "phiên âm của phiên âm" này chỉ có trong các thuật ngữ tiếng Phạn chứ không phải thuật ngữ tiếng Anh (chẳng hạn như chữ "Ba-la-mật-đa").

6.4.1.1 Phiên ÂmHiện tại có hai hướng phiên âm chính: Hán việt và Anh-Việt. Xu hướng phiên âm Hán-Việt có lẽ gần gũi hơn với ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam. Các phiên âm từ các chữ có gốc La-tinh sang Việt tuy có (như chữ "xà phòng"), nhưng rất ít và gần như không thấy trong Phật học.

Ngoài ra, trong thời gian sau này chúng ta còn có thể thấy một loại phiên âm có sự "chế biến" trong đó nghĩa là thay vì "âm" được "phiên" sang tiếng Việt thì người dịch điều chỉnh âm Việt ngữ này thành một chữ khác nghe có vẻ hợp lệ. Chẳng hạn tên của Giáo Hoàng Thiên Chúa giáo "Benedict" 16 được dịch thành "Biển Đức" trong khi thực sự chữ Benedict không hề có nghĩa là "Biển Đức". Tương tự vậy chữ Gelug vốn có nghĩa là "tông phái của các hiền nhân" có khi được dịch thành "Giới Đức". Lối phiên âm này thật sự không có quy tắc thống nhất nào mà chỉ tùy cảm quan, tùy chữ. 

6.4.1.2 Giữ nguyên từ vựng Anh ngữ hay từ vựng đã Anh hoá (hay La-tinh hoá): Nhiều tác phẩm Anh ngữ sau này có xu hướng mở rộng thuật ngữ Phật giáo bằng cách dùng lại từ gốc tiếng Phạn (nhất là tên các kinh luận). Trong tiếng Việt, nhất là trong ngôn ngữ thông thường chúng ta cũng thấy việc sử dụng Anh ngữ vào trong giao tiếp hàng ngày. Thực sự, tùy theo quan điểm, người dịch có thể áp dụng cách này hay không, nhất là trong trường hợp tên người, tên địa danh -- có thể không mang một ý nghĩa nào -- nhưng một khi đã bị phiên âm, người đọc sẽ mất đi phần lớn cơ hội để tra cứu rà soát lại về nguồn gốc và địa lý của tên đó.


Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 8865)
Phật Học Từ Điển off line Thích Phước Thiệt
(View: 20692)
Từ Điển Phật Học Online gồm có nhiều nguồn từ điển kết hợp, hiện có 93,344 mục từ và sẽ được cập nhật thường xuyên.
(View: 10192)
Từ Điển Phật Học Đạo Uyển - Ban Phiên dịch: Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu
(View: 44757)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(View: 46043)
Hai mươi sáu thế kỷ về trước, Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đời tại hoa viên Lâm Tỳ Ni, dưới một gốc cây Vô Ưu. Ngày đó, Thái Tử đã có dịp cai trị một vương quốc, nhưng Ngài đã từ chối.
(View: 45570)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(View: 25095)
Sau bốn năm vừa đọc sách, vừa ghi chép, vừa tra cứu, góp nhặt từ sách và trên internet... rồi đánh chữ vào máy vi tính...
(View: 12837)
Từ Điển Thiền Tông Hán Việt do Hân Mẫn; Thông Thiền biên dịch
(View: 38383)
Phật Quang Đại Từ Điển - Do HT Thích Quảng Độ dịch giải
(View: 13440)
Từ Điển Hán Phạn - Buddhist Chinese-Sanskrit Dictionary by Akira Hirakawa
(View: 9676)
Từ Điển Hư Từ - Hánh ngữ Cổ đại và Hiện đại - Trần Văn Chánh
(View: 24846)
Từ Điển Pháp Số Tam Tạng - Nguyên tác: Pháp sư Thích Nhất Như, Cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
(View: 26949)
Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, Tập 1 và 2; HT Thích Trí Thủ chủ trương, Lê Mạnh Thát chủ biên
(View: 31711)
Đây là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch...
(View: 11929)
Pali-Việt Đối Chiếu - Tác giả: Bình Anson
(View: 42233)
Từ điển Việt-Pali - Sa di Định Phúc biên soạn
(View: 91408)
Từ Điển Phật Học Anh Việt - Việt Anh - Pali Việt; Tác giả: Thiện Phúc
(View: 17702)
Từ Điển Làng Mai sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nếp sống và tư trào văn hóa Làng Mai. Những từ ngữ nào có mang ý nghĩa đặc biệt của Làng Mai đều có thể được tìm thấy trong Từ Điển này.
(View: 13818)
Danh Từ Thiền Học - Tác giả: HT Thích Duy Lực
(View: 24220)
Tự điển Phật học đa ngôn ngữ (Multi-lingual Dictionary of Buddhism) - Tác giả: Minh Thông
(View: 11704)
Chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, phân tích trong việc dịch các tài liệuliên quan đến Phật giáo từ Anh ngữ sang Việt ngữ...
(View: 30332)
Từ Ngữ Phật Học Việt-Anh; Tác giả: Đồng Loại - Trần Nguyên Trung - South Australia 2001
(View: 12411)
Từ ngữ đối chiếu Anh-Việt hoặc Phạn âm trong Kinh Pháp Hoa - Tác giả: Vũ Hữu Đệ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant