Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ông Phật Bùn - The Buddha in mud

22 Tháng Hai 201707:38(Xem: 10756)
Ông Phật Bùn - The Buddha in mud
Ông Phật Bùn

Ngọc Bảo -
Thuần Bạch


Ân Tình

Thuần Bạch kể lại

Thuở xưa có một tên trộm. Một hôm sau một mẻ trộm, chưa được gì hết đã bị phát giác. Anh ta chạy thục mạng loanh quanh tìm chỗ trốn, bước đường cùng đến một đập nước đành nhẩy vội xuống bờ đập. Nhìn quanh quất không thấy có một lùm bụi nào để chui vào ẩn trốn, anh đành ngồi đại xuống đám cỏ đầy bùn. Xa xa đám người rượt theo tìm anh đang chạy tới. Bí quá, anh nhắm mắt lại không dám nhìn họ, cũng không dám nhúc nhích. Đám đông chạy tới nơi, ngạc nhiên thấy một người ngồi an nhiên giữa đám bùn. Họ bảo nhau: “Ông này là ai?” Một người thấy tư thế của ông giống như một thầy tu, nên nói với mấy người kia: “Có thể ông ta đang ở trong thiền định!” Thế là mọi người đồng chắp tay kính cẩn chào và hỏi: “Thưa thầy, chúng con xin phép làm rộn thầy. Từ nẫy giờ thầy có thấy một người nào chạy ngang qua đây không? Chúng con đang truy tìm một tên trộm.” Anh trả lời: “Ờ… tôi không để ý, không nghe thấy gì hết.” Thế là đám đông kéo nhau đi. Chừng một đoạn đường họ quay trở lại chỗ anh ngồi. Anh vẫn còn ở đó vì chưa biết đi đâu. Thấy anh im lặng, không nhúc nhích, họ rất kính nể, sụp xuống xá lậy và mời anh về trụ ngôi chùa làng đến bây giờ chưa có vị tăng nào về. Trong lúc ngặt nghèo như thế, anh chỉ biết nhận lời để chờ thời.

Tuy ở trong chùa, nhưng máu ăn trộm nơi anh vẫn mạnh. Anh định bụng chờ cơ hội thuận tiện, trộm một mẻ kha khá rồi trốn biệt qua tỉnh khác thật xa.

Sáng sớm hôm đó, anh vào chánh điện, tóm gọn cho vào tay nải nào lư hương, đèn đuốc… những món đồ thờ phụng cổ kính đắt giá, sửa soạn ra đi. Thình lình một Phật tử đến than khóc vì một người than mới qua đời đêm qua. Ông ta đến chùa nhờ anh cầu siêu. Anh để vội tay nải xuống, lấy khăn lông lau lau chùi chùi mấy món đồ, làm như đang lau dọn bàn thờ. Anh an ủi ông Phật tử vài câu, ghi tên kẻ quá vãng vào tờ giấy và hứa sẽ đến nhà tụng kinh. Thế là mưu toan ăn trộm một lần nữa lại bất thành! Anh thở dài, ngao ngán. Xếp vội các món đồ thở trở lại lên bàn, anh lót lòng đỡ mấy miếng bánh còn lại từ chiều hôm qua, xong chuẩn bị đến nhà Phật tử. Cũng may anh tìm được nghi thức tụng kinh cầu siêu trong tủ kinh sách, nên yên lòng khoác áo ra đi.

Và như thế ngày này qua ngày nọ, anh ẩn nhẫn trong chùa đợi thời cơ. Nhưng chẳng gặp được cơ hội thuận tiện. Rồi người thì hỏi đạo, kẻ thì thỉnh đi tụng đám, anh không có thì giờ tính kế mưu nữa, chỉ biết tìm tòi trong tủ kinh những sách Phật pháp đọc và học để trả lời câu hỏi của Phật tử. Rồi anh tập ngồi thiền, niệm Phật cho khỏi suy nghĩ lo lắng đến tương lai. Lâu ngày cuộc sống của anh “đạo tặc” bất đắc dĩ phải nương náu của chùa này cũng êm xuôi, dần dần anh cảm thấy an ổn hơn. Và thấm thoát đã hơn năm.

Thói quen mới của anh bây giờ là theo thời khóa của nếp sống nhà chùa, từ miếng ăn miếng ngủ đến lao động và công phu sáng chiều. Anh vui với công việc hàng ngày: quét dọn vệ sinh nhà cửa, trồng trọt chút rau chút bắp. Anh vui với những người nông dân chất phác chân lấm tay bùn, chia xẻ với họ từng niềm vui nỗi buồn, thúng nếp họ gặt, đám khoai anh trồng. Nghĩ lại thời gian qua anh đã sống quá tệ hại, không biết đến công lao cần cù khó nhọc của họ, mà nỡ trộm cướp thành quả dành dụm chắt chiu của họ. Thật tội lỗi biết bao! Anh cảm thấy hối hận vô vàn. Và từ đó anh dành nhiều thì giờ bái sám.

Kể từ đây dấu vết thói quen của cuộc đời một tên trộm thực sự tan biến. Anh bây giờ là một con người mới, con người hiền thiện và là chỗ nương tựa tâm linh cho dân làng.

Vài lời mạn bàn:
“Đồ tể buông dao cũng thành Phật đạo”… huống gì một tên trộm vì hoàn cảnh đưa đẩy bất đắc dĩ bỗng trở thành một vị sư và lâu ngày lộng giả thành chân, chuyển hóa thành một con người mới hoàn toàn. Nếu khôngcơ duyên này, tên trộm có thể suốt đời là một tên trộm. Nhưng cơ duyên đến không phải do ngẫu nhiên, mà vì những sắp xếp nào đó trong nghiệp quả mà tên trộm mang theo trong đời, và nếu không có những chủng tử có sẵn, chắc chắn tên trộm đã trốn chùa ra đi từ lâu, không cần quan tâm gì đến những lời yêu cầu hay hoàn cảnh tội nghiệp của đám dân làng chất phác, thế nhưng anh ta đã nấn ná ở lại để dần dà trở thành một vị sư thực sự.

Cuộc đời con người có những diễn biến thật bất ngờ, họa và phúc đan nhau nối tiếp như một tấm thảm muôn mầu thật thú vị. Tâm con người cũng thế, như một hang động bí ẩn đầy những ngõ ngách kỳ lạ với những cảnh trí muôn vẻ. Người theo cảnh hay cảnh theo người? Đi sâu tìm hiểu tâm con người, có lẽ chúng ta sẽ hiểu được phần nào những cơ duyên đến trong cuộc đời chúng ta.


Ngọc Bảo

                                                                                  The Buddha in mud

                                                                                    Narrated by Thuần Bạch
                                                                                    Translated by Ngọc Bảo

Once there was a thief. One day he was found while he was breaking into a house. Off he ran as fast as he could, until he reached a dam. He jumped to the bank of the dam, fearful of the people in hot pursuit after him. Looking around, there was no bush to hide in, so he just sat down on a clump of weeds full of mud. Petrified with fear of being caught, he dared not move, just sat motionless with his eyes closed. The pursuers were startled when they found a muddy man sitting motionless. They asked themselves: “Who is this man?” One of them thought this man looked like someone in meditation, so he told the others: “He’s a monk in meditation!” Everybody became respectful, they bowed to him and asked: “Master, we are sorry to bother you, but did you see a man running by earlier? We are looking for a thief.” The thief reply: “Oh no... I did not notice anything…” So they left, but came back after a while. The thief was still sitting there, because he did not know where to go. Thinking this is a kind of profound meditating practice, the pursuers were full of respect. They asked him to become the monk of the village’s temple, which until now had been without any residing monk. Being in such a situation, the thief had no other choice than to accept it.

Although living in the temple, a thief was always a thief. He soon thought of stealing the valuable things in the temple and take off when there was a chance.

That morning, he went into the main shrine, removed all the valuable statues, worshipping appliances etc... stuffed them into a bag and got ready to go. Suddenly there came a crying believer, because a member of his family just passed away last night. The believer asked him to go to his house to pray for the dead. The thief hastily put down his bag, acting as though he was just dusting and cleaning the appliances. He comforted the believer, took his name on a piece of paper, then promised to go there to pray. Sighing disappointingly for his foiled plan, he put back all the stolen things and set out to the believer’s house. Before that, he was careful to bring along one of the prayer book that he found in the shrine.

And so the days went by, he stayed in the temple waiting for the good time to leave. But he never had the chance. Believers kept coming, asking questions, or inviting him to their house for funeral prayers, and to be able to serve them he had to read and learn the sutras. Soon he began to practice meditation, chanting the Buddha’s name to relieve himself of his worries and stress. The old thief who was forced to become a monk now had to learn to live the life of a monk, and unexpectedly, this simple life gradually brought peace to him.

A year passed by. His daily schedule now was like the schedule of a real practitioner. He worked all day, cleaning, growing the vegetables, practicing meditation and chanting the sutras every morning and night. He partook in the joy, the sadness of the peasants in the village, shared with them the products that he grew by himself. Looking back at his previous life, he was horrified. How can he think of stealing from these poor, hard working people! He was ashamed of himself. From now on, he would make time to repent for his past sins.

Henceforth, he was transformed from a thief to a real practitioner. All traces of his past life were now erased. He became a new person, a person of goodness and a spiritual support for the people of the village.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 109)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(Xem: 135)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 129)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(Xem: 229)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 248)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 277)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 254)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 272)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 353)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 314)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 308)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 291)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 331)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 325)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 263)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 215)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 252)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 267)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 358)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 417)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 433)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 424)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 408)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹplương thiện hơn.
(Xem: 417)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 688)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 650)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 930)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 520)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 757)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 579)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 578)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 462)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 579)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 549)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 732)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 521)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 903)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 648)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 646)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 1073)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 745)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 638)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 946)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 600)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 723)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 701)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 679)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 701)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 694)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 588)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant