Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

“Tứ Như Ý Túc” Trong 37 Phẩm Trợ Đạo

Monday, March 10, 202518:34(View: 548)
“Tứ Như Ý Túc” Trong 37 Phẩm Trợ Đạo

“Tứ Như Ý Túc”  Trong 37 Phẩm Trợ Đạo

Thích Nữ
 Hằng Như
 
hinh phat 16

I. KHÁI NIỆM VỀ “TỨ NHƯ Ý TÚC”

Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý Túc là Ngũ CănNgũ LựcThất Giác Chi và Bát Chánh Đạo, thuộc 7 hành phẩm trong 37 phẩm trợ đạo do Đức Đạo Sư giảng dạy. Hai phẩm đầu Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần nghiêng hẳn về phần phát triển trí tuệ hơn là định. Để cân bằng hai mặt định và tuệ, Tứ Như Ý Túc là pháp tu tập để tâm hành giả không bị tán loạn.

Tứ: Là bốn, Như ý: Là vừa ýhài lòngthỏa mãntoại nguyện, không cần thêm cái gì nữaTúc: Là đầy đủ, tròn đầy, viên mãnĐức Phật dạy có bốn điều cần phải học tập và thực hành để được Như Ý Túc, đó là Dục Như Ý TúcCần Như Ý TúcTâm Như Ý Túc và Quán Như Ý Túc .

Tứ Như Ý Túc là bốn nền tảng căn bản vững chắc, là nơi nương tựa phát sinh ra các thứ công đức thiền định cho hành giả, và kết quả của chúng thành tựu như ý muốn của người tu tập, nên còn được gọi là Tứ Thần Túc. Thần đây là thần kỳ, linh diệu, người ta hay gọi là thần thôngThần thông là khả năng đạt được những điều vi diệu, khó khăn, ngoài tầm tay, mà hành giả mong muốn đạt được. Ví dụ như muốn định có định, muốn tuệ có tuệ, muốn giải thoát có giải thoát....

Qua sự thành tựu của Bồ tát Siddhattha cũng như các vị Thánh đệ tử của Đức PhậtBan đầu họ cũng chỉ là những con người thường, nhờ ý chí (chanda) tu tập, mà từ con người phàm phu trở thành những bậc Thánh có khả năng thành tựu thắng trí, hóa hiện thần thông như: Túc mạng thôngThiên nhãn thôngThiên nhĩ thôngTha tâm thôngBiến hóa thần thông ... cho thấy khả năng của con người thật là vô hạn, nếu biết cách áp dụng các phương tiện tu tập theo lời Phật dạy.

                      II. THÀNH PHẦN VÀ NỘI DUNG CỦA “TỨ NHƯ Ý TÚC”    

 1) Dục như ý túc: Dục tiếng Phạn là Chanda,  có nghĩa là sự mong muốn, ý chí tha thiết, mãnh liệt, cho dù có trở ngại xuất hiện cũng không ngăn chặn được ước muốn đó. Nếu như ước muốn trở nên yếu ớt, lui sụt khi gặp chướng ngại, thì đó không phải là “Dục như ý túc”. 

“Dục như ý túc” là ước muốn nung đốt bằng nhiệt huyết, bằng nguyện vọng tha thiết làm một việc gì, hay thủ đắc một việc gì, chẳng hạn như một người mong muốn xuất gia trở thành một vị Tỳ-kheo. Hay một người tu mong muốn chứng đạt các tầng thiền, hay chứng đạt được Niết-bàn. Tất cả những mong muốn chân thành hướng thiện một cách quyết liệt đó, đều nằm trong lãnh vựccủa “tâm sở ý chí ”, là chanda, là “dục như ý túc”.

Dục này khác với loại dục tham lam, đầy khát vọng, mong muốn được thỏa mãn ngũ dục của bản ngã đó là: tài, sắc, danh, thực, thùy... là lòng khao khát mãnh liệt không bao giờ đủ, đối với những thứ thuộc về vật chất như tiền bạc, danh vọngquyền lực và những thú vui nhục dục. Tham dục này bao gồm ba thứ độc tố tham, sân, si, đưa đến phiền não, khổ đau luân hồi sanh tửĐức Phật dạy muốn đạt giác ngộ trên con đường tu tậphành giả phải từ bỏ thứ tham dụcnày.

Dục như ý túc” là dục hướng thượng, là ý chí muốn thoát khỏi luân hồi sinh tử, muốn thành tựuChánh đẳng chánh giác, giống như Bồ tát Siddhattha khi ngồi dưới cội Bồ đề đã phát ra lời thệ nguyện “thà thịt nát xương tan, nếu không thành tựu chánh giác thì không rời khỏi cội Bồ đề này”.Ước nguyện dũng mãnh này mới chính là “Dục như ý túc”. Cho nên trong tất cả mọi lãnh vực, Dục là điều kiện đưa tới sự thành công, vì với người có ý chí dũng mãnh, tất cả mọi sự việc đều có thể thực hiện được.

Ở đây Dục câu hữu với Định. Hành giả ước muốn đạt được Định thì bằng mọi giá phải tu tập cho đến khi nào đạt ý nguyện mới thôi, chứ không phóng túng bỏ ngang nửa chừng. Quyết tâm thực hành tu tập cho đến khi thành tựu pháp tu, thì Dục này mới được gọi là “Dục Như Ý Túc”. 

2) Cần như ý túc: Là nỗ lực, siêng năng, cần cù, còn gọi là “tinh tấn như ý túc”. Một người cần cù nỗ lực là người giữ vững ý chí, quyết theo đuổi đến cùng ước muốn ban đầu cho tới khi đạt được mục tiêu của mình mới thôi, thì đó mới là “cần như ý túc”. Ví dụ như hành giả phát tâmmuốn tu thiền thì cố gắng hành trì theo đúng chánh pháp cho đến khi định phát sanh. Thiền địnhphát sanh nhờ vào sức tinh tấn chuyên cần nỗ lực tu tập. Khi đã có ước muốn dù hướng thiện, tốt đẹp như thế nào đi nữa, mà không nỗ lực tu tập, nghĩa là thiếu sự tinh tấn dũng mãnh thì ước muốn đó mãi mãi cũng chỉ là ước muốn suông mà thôi!

   Chúng ta nhớ rằng, tinh tấn cần cù, không phải chỉ là sự hăng hái, siêng năng bồng bột nhất thời trong chốc lát, như sự bốc cháy của ngọn lửa bén rơm rồi nhanh chóng tắt lịm. Tinh tấn là nghị lực tu tập mạnh mẽ, thường hằng, không bao giờ gián đoạn cho đến khi thành tựu ước nguyện thì mới gọi là “Cần như ý túc” hay “Tinh tấn như ý túc”.

3) Tâm như ý túc Tâm như ý túc là sự chuyên chú gắn bó với pháp tu không để tâm tán loạnbởi năm triền cái: tham, sân, hôn trầmtrạo cử và nghi ngờ. Tâm chỉ mãn nguyện thanh thản khi nào thấm nhuần những vấn đề liên quan đến thành tựu pháp tu.

Ở đây Tâm câu hữu với định. Hành giả muốn đạt nhất tâm tức đạt định thì phải chú tâm chánh niệmcho đến khi nào đạt ý nguyện mới hài lòng, chứ không phải lúc tập, lúc không, như ấm nước chưa sôi đã vội tắt bếp, khi nước nguội rồi lại vặn lửa nấu tiếp. Cứ thế làm mãi, nước sẽ không bao giờ sôi. Cũng vậy người tu thiềnnếu không tinh tấn chuyên cần thì tâm sẽ không bao giờ đạt định. 

4) Quán như ý túc:  Thiền định phát sanh nhờ sức mạnh của sự quán sát, tư duy chân lý Phật dạy. Nương vào sức mạnh tư duy quán sát nên phát sanh định lực. Quán nghĩa là dùng trí tuệ sáng suốt quan sát pháp mình đang tu.  Trí ấy do tâm chuyên nhất mà phát sanh, trí ấy là trí thanh tịnh khách quan. Vì trí thanh tịnh cho nên nó có thể thông đạt hiểu rõ như thật về chân lýcủa vũ trụ và có năng lực phá tan tận gốc vô minhTriệt tiêu được vô minh thì không còn tạo nghiệp nữa và ngay khi đó trí tuệ hiện phát.  

Sâu sắc hơn, quán hay tuệ như ý túc, là một loại trí suy ngẫm về sự thống khổ cùng với phương pháp thoát khỏi khổ, không còn cảm thấy vui thích với khoái lạc của trần gian. Người ấy chỉ hài lòng với pháp giải thoát thâm sâu vi diệu. Nếu như ước nguyện của hành giả càng to lớn cao cả bao nhiêu, thì trí này khi thành tựu sẽ càng thâm sâu vi diệu bấy nhiêu!

III. KẾT LUẬN

Dục, Cần, Tâm, Quán được gọi là Tứ Như Ý Túc hay Tứ Thần túc, vì đây là bốn phương tiệngiúp hành giả đắc được các tầng thiền Địnhnhư ý muốn.

Trước hết, do tự tâm tha thiết mong muốn thành tựu pháp tu, đó  là “Dục như ý túc”. Để đạt đượcý chí đó, hành giả phải kiên trì nỗ lực tu tập cho đến khi thành tựu viên mãn thì đó là “Tinh cần như ý túc”. Nhờ tu tập thiền Chỉ, dẹp tan mọi dao động, mọi tán loạn, nên phiền não trong tâm biến mất, đạt được Nhất tâm (chuyên nhất), tức  “Tâm định”. Như vậy, hành giả đạt được “Tâm như ý túc”. Khi tâm được yên lặng, hành giả chuyển sang quán phápQuán pháp là quan sátnhận diện các pháp xuất hiện trong hay ngoài tâm. Nhờ sức mạnh của quán mà đạt được định và phát sinh trí tuệTrí tuệ này có năng lực phá tan tận gốc rễ vô minh. Người tu hành đạt đượcmức này thì tự thân vị ấy có đầy đủ định-huệ đồng thời để tự độ mình và độ chúng sanh, chứ không chờ đến khi chứng được lục thông mới được tự do tự tại.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

  THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

                            (Ngày 23/2/2025 An Cư Kiết Xuân tại Thiền Viện Chân Như, TX)

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 141)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 173)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(View: 335)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 477)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 470)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 550)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 497)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 544)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần.
(View: 507)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 482)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 439)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 656)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tế và ước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 645)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 578)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tế và ước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 747)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 736)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 864)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 770)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(View: 708)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
(View: 642)
Trong thực tế đời sống, có những vấn đề lặp lại thường gắn với sự đơn diệu tẻ nhạt,
(View: 1056)
Duy thức tam thập tụng là một bộ trước tác rất trọng yếu trong pháp tướng duy thức, còn là cương lĩnhyếu chỉ của duy thức học.
(View: 942)
Phi-bạo-lực là một giải pháp thực tế trước các sự xung đột trong thời đại của chúng ta.
(View: 942)
Phật tử chúng ta thường đặt hoa trên bàn thờ. Chúng ta biết hoa rất đẹp, nhưng đó không phải là mục đích chúng ta đặt chúng ở đấy.
(View: 1102)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông.
(View: 852)
Bên ngoài trời đã lạnh. Ra ngoài phải khoác thêm áo ấm; trong nhà phải vặn lò sưởi.
(View: 896)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương.
(View: 836)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 1146)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
(View: 1473)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(View: 1378)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạctự do nội tâm.
(View: 1568)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(View: 1417)
Phật tánhchủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(View: 1395)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(View: 1056)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(View: 1370)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(View: 1350)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(View: 1651)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(View: 1402)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 2019)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(View: 1717)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(View: 2311)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(View: 1585)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
(View: 1345)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(View: 1915)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(View: 1599)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(View: 1534)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(View: 1783)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(View: 1833)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứthiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
(View: 1847)
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM