Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Pháp Nhiệm Mầu

18 Tháng Sáu 202315:43(Xem: 1816)
Phật Pháp Nhiệm Mầu

Phật Pháp Nhiệm Mầu

Thích Viên Thành


Hạnh Huân Tu


Trong các thời khóa Khai Kinh của hệ Bắc truyền đều có tụng 4 câu kệ này, của Hoàng Đế Võ Tắc Thiên (Võ Hậu), suốt hơn ngàn năm nay vẫn chưa có ai làm bài tán thán “Khai Kinh” nào tuyệt diệu hơn:

“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”

Thật vậy, kể từ khi Đức Phật còn tại thế, với trí tuệ siêu tuyệt, phẩm hạnh, đạo lực cao tột, Ngài đã nhiếp hóa 3 anh em Ca Diếp, giáo chủ Đạo thờ Thần lửa, với hàng ngàn đệ tử. Rồi trên đường hành trì khất thực, hầu gieo duyên hóa độ cho mọi tầng lớp, Ngài đã đưa ra một thông điệp: “Hãy đi bộ và bảo vệ thiên nhiên” để bảo toàn sức khỏe cho bản thân và muôn loài.

Từ đó có cơ hội, thuyết phục hóa độ cho nhiều vua, quan, hoàng thân, quốc thích, doanh gia, vọng tộc cho đến những giai cấp bần cùng, ở khắp nơi, đều cùng chứng đạođi vào hàng Thánh, đạt nhiều an lạc trong cuộc sống, trong một xã hội phân biệt giai cấp nặng nề nhất của Ấn Độ thời bấy giờ.

Căn bản khi đã chí thành quy y Tam Bảothọ trì giới cấm, người Phật tử sẽ không bị đọa lạc vào 3 đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và giữ tròn 5 giới sẽ được an lành trong hiện tại, tương lai được tái sanh làm người, giữ tròn 10 điều thiện sẽ sanh lên cõi trời và cao hơn nữa sẽ thành bậc Thánh Hiền, Bồ Tát, Phật.

Đặc biệt Đạo Phật là đạo của “từ bi và trí tuệ”, nên soi rõ chánh tà, giải quyết hết thảy mọi điều và thương yêu cả muôn loài. Phật dạy: “Tất cả đều do tâm tạo”, “Tâm bình thế giới bình, tâm tịnh quốc độ tịnh” nên tất cả các pháp tu của Phật đều nhắm vào, an địnhbình thường tâm.

Đúng vậy “Tâm an vạn sự an”, “Thâm tín chư Phật, giai sung mãn” khi “tin sâu nhân quả” thực hiện cuộc sống “ít muốn biết đủ” và mang Phật Pháp vào cuộc sống, là ta đã an lành, có phước đức và thành người giàu có với sự giác ngộ, nhẹ nhàng, giải thoát

Cho nên nếu ai có duyên gặp được Phật Pháp sớm là đại phước, vừa giúp cho bản thân sớm hết khổ, có thể giúp cho mọi người cùng thoát ly sanh tửđạt được Niết bàn tịch tịnh. Có 8 LỢI ÍCH CỦA VIỆC BIẾT ĐẾN PHẬT PHÁP SỚM (Viên Thành đã sưu tầm được theo Fb: Của Nhóm HỌC PHẬT TẠI GIA) như sau:

“1. Ngăn chặn được các hành vi tạo nghiệp ác sớm vì thế tránh phải nhận quả báo đau khổ ở tương lai.

2. Tướng mạo ngày càng trở nên khả ái phúc hậu, tức chuyển biến theo hướng tốt đẹp, điều này sẽ khó xảy ra nếu người đó không có duyên gặp được Phật Pháp.

3. Nhờ gặp Phật Pháp sớm, biết tu, nên trong cõi siêu hình sẽ được sự chú ý từ các Vị Chư Thiên, Chư Thiện Thần và Chư Phật Bồ Tát...

Các Ngài sẽ thường theo gia hộ bảo vệ, sẽ giúp bản thângia đình người đó sẽ gặp nhiều may mắn.

4. Cuộc sống sẽ bước sang trang mới, sẽ hạnh phúc hơn, ý nghĩa hơn, trí tuệ hơn rất nhiều.

5. Sẽ có duyên gặp được nhiều thiện tri thức, và kết duyên thêm với nhiều Vị tu hành, điều này sẽ rất tốt.

6. Con cái thường sẽ ngoan hiền, dễ dạy bảo, rất hiếu thảo với cha mẹ

7. Nhiều đời nhiều kiếp sau này, nếu chưa đắc đạo, thường sẽ sinh về các cõi giới cao ( Trời, Thần, Người cao quý ).

8. Thời gian tu tập để tiến đến với mục tiêu giác ngộ giải thoát sẽ được rút ngắn.

Chấm dứt sự tái sinh trong luân hồi đau khổ là điều hạnh phúc rất lớn, không thể nghĩ bàn”.

Do có nhiều lợi ích như vậy, nên Ngài Tịnh Không, có dạy: “HỌC PHẬT KHÔNG CHỈ LÀ HƯỞNG THỤ TỐI CAO, MÀ CÒN LÀ PHƯỚC BÁO TỐI CAO TRONG CUỘC ĐỜI! NGƯỜI CÓ PHƯỚC MỚI CÓ THỂ TIẾP XÚC PHẬT PHÁP, CHẲNG ĐƯỢC TIẾP XÚC LÀ THIẾU PHƯỚC!”

Theo như hiện thực, từ năm 2009, Phật giáo đã được tôn vinh là Tôn giáo tốt nhất thế giới, do Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn GiáoTâm Linh (ICARUS) tại Geneve, Thụy Sĩ trao tặng. Phật Giáo đến đâu đều mang hòa bình, sự an lạc “thương yêu, hiểu biết” sẻ chia, cũng như khai thị, chỉ bày, cho chúng sanh thấy được Phật tánh của mình đến đấy, đã giúp thức tĩnh bao nhiêu người để phát huy nền nhân bản. Điều này tạo nên một vinh dự lớn lao với những người theo đạo Phật, nhằm khẳng định giá trị không đổi về lời Phật dạy.

Sống trong một thế giới đang nhiễu nhương, bởi thiên tai, chiến tranh, loạn lạc, mà điển hình mới nhất là Covid-19 và chiến tranh Ukraine đã cho ta thức tỉnh ra rằng Phật Pháp rất cao siêu nhiệm mầu, đã chỉ rõ: “Đời là khổ và vô thường”. Nhưng đa số vẫn còn mê mờ, chạy theo sự tiến bộ của khoa học, tìm cầu hạnh phúc ở bên ngoài mà quên đi “tánh giác” có sẵn trong mỗi người, hầu mong mặc sức hưởng thụ dục lạc, nhưng đâu ngờ, khoa học cáng tiến bộ nhanh chừng nào, thì cũng không giải quyết được những vấn nạn của xã hội, mà còn nguy hiểm hơn là sự hủy diệt hành tinh này càng sớm hơn vậy.

Khi biết sớm được Phật Pháp, ta sẽ rõ luật nhân quả, biết điều ác để tránh, rõ việc lành để gieo tạo phước đức và chỉ có Phật Pháp nhiệm mầu và tinh tấn tu hành thì mới mong thoát khỏi.

Do vậy trong ‘’Bước Chân Xuất Thế’’ có dạy:

Vui trong tham dục vui rồi khổ,
Khổ để tu hành, khổ quá vui,
Nếu biết có vui là có khổ,
Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui,
Mong sao giữ tâm không vui khổ
Mới thoát ra ngoài lối khổ vui.
đời sống đạo hãy tùy duyên
Tâm trí an vui chẳng lụy phiền
Ngoại cảnh sáu trần không dính mắc,
Nội tâm bát thức hãy điềm nhiên
Niệm tưởng khởi lên liền buông xả,
Chân tâm vắng lặng thấy bình yên,
Ấy là chân thật cho cuộc sống
Không bị lụy phiền cảnh đảo điên...’’.

Phật Pháp rất nhiệm mầu, chỉ rõ nỗi khổ, vô thường và dạy cách diệt khổ, sống chân thường. Cho nên hãy sớm quy ytu hành theo giáo lý đạo Phật, chúng ta sẽ có được an lạc, hạnh phúc, ngay từ bây giờ.

Chùa Pháp Hoa SA, Mùa Phật Đản 2647 (10/6/2023)

Thích Viên Thành


Phật giáo được trao giải thưởng
Tôn giáo tốt nhất trên Thế giới

(Geneva, Thụy Sỹ ): Tổ chức Liên minh Quốc tế vì sự Tiến bộ của Tôn giáoTâm linh [International Coalition for the Advancement of Religious and Spirituality (ICARUS)] có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ đã trao giải thưởng “Tôn giáo Tốt nhất trên Thế giới” (The Best Religion in the World) năm 2009 cho cộng đồng Phật giáo.

Giải thưởng đặc biệt này được biểu quyết bởi ánh sáng trí tuệ tâm linh (the spiritual spectrum) của hơn 200 lãnh đạo tôn giáo đến từ khắp nơi (trên thế giới) trong một hội nghị bàn tròn quốc tế. Điều kỳ thú đáng quan tâm chú ý là phần đông các lãnh đạo tôn giáo đã biểu quyết cho đạo Phật thay vì biểu quyết cho chính tôn giáo họ mặc dù trên thực tế các Phật tử chỉ chiếm thiểu số không đáng kể trong số hội viên của Tổ chức Liên minh Quốc tế vì sự Tiến bộ của Tôn giáoTâm linh (ICARUS)

Báo Tribune de Geneve đã trích dẫn phát biểu của 4 thành viên tham gia biểu quyết trong hội nghị. Trưởng ban Nghiên cứu của ICARUS Jonna Hult phát biểu rằng: “Với tôi, chẳng có gì ngạc nhiên khi Phật giáo đoạt giải thưởng Tôn giáo Tốt nhất trên Thế giới, bởi vì chúng tôi không thể phát hiện đúng nghĩa một trường hợp cá biệt nào về một cuộc chiến đã chiến đấu dưới danh nghĩa Phật giáo, trái với các tôn giáo khác, dường như tôn giáo nào trong kho cũng đều có súng để phòng hờ khi Thượng đế (God) mắc sai lầm. Chúng tôi lâm vào cảnh hết sức khó khăn để phát hiện thậm chí một Phật tử đã từng tham gia trong quân đội. Quý Phật tử thực hành những gì họ thuyết giảng đạt đến  một trình độchúng tôi không dễ gì có thể dùng kinh điển trong bất cứ truyền thống tâm linh nào khác để chứng minh được.”



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24)
Bệnh tật và thống khổ không thể tách rời nhau, cho nên gọi là “Bệnh thống” [病痛], “Bệnh khổ” [病苦], “Tật khổ” [疾苦].
(Xem: 111)
Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển.
(Xem: 162)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(Xem: 210)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(Xem: 224)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 200)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(Xem: 293)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 325)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 524)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 351)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 353)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 432)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 383)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 377)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 344)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 383)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 401)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 319)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 285)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 326)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 340)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 437)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 502)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 502)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 503)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 484)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹplương thiện hơn.
(Xem: 491)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 757)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 714)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 1003)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 580)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 802)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 625)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 619)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 495)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 610)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 589)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 774)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 554)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 949)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 689)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 687)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 1135)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 787)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 672)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 1048)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 634)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 756)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 741)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 711)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant