- Thích Ca Mâu Ni Phật
- Đạo Sư A Di Đà Phật
- Quán Thế Âm Bồ Tát
- Đại Thế Chí Bồ Tát
- Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
- Phổ Hiền Bồ Tát
- Mã Minh Bồ Tát
- Long Thọ Bồ Tát
- Thiên Thân Bồ Tát
- Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát
- Huệ Viễn Đại Sư
- Đàm Loan Đại Sư
- Trí Giả Đại Sư
- Đạo Xước Đại Sư
- Thiện Đạo Đại Sư
- Hoài Cảm Đại Sư
- Vĩnh Minh Đại Sư
- Tuân Thức Đại Sư
- Từ Giác Đại Sư
- Từ Chiếu Đại Sư
- Hữu Nghiêm Đại Sư
- Ưu Đàm Đại Sư
- Thiên Như Đại Sư
- Diệu Hiệp Đại Sư
- Không Cốc Đại Sư
- Tông Bổn Đại Sư
- Tử Bá Đại Sư
- Liên Trì Đại Sư
- Hám Sơn Đại Sư
- Ngẫu Ích Đại Sư
- Triệu Lưu Đại Sư
- Đạo Phái Đại Sư
- Tĩnh Am Đại Sư
- Triệt Ngộ Đại Sư
- Ngộ Khai Đại Sư
- Diệu Không Đại Sư
- Ấn Quang Đại Sư
- Hoằng Nhất Đại Sư
QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản
Hoài Cảm Đại Sư
Về lai lịch, chưa rõ đại sư xuất thân từ đâu. Chỉ biết ban sơ, sư cùng với ngài Huyền Trang, Từ Ân, đồng là người trong tông Pháp Tướng. Sư tánh tình cang nghị, tinh khổ siêng học, nghi rằng: “Niệm
Phật trong thời gian ngắn, làm sao được sanh về Tây Phương, nên đem nghĩa này hỏi tổ Thiện Đạo. Tổ bảo: “Đó là lời thành thật của Phật, đâu có giả dối ư?”. Lại bảo ngài vào đạo tràng niệm Phật cầu chứng nghiệm.
Đại
sư y lời, tu hành 21 ngày không thấy điềm lành, hận mình chướng sâu, muốn tuyệt thực. Tổ không cho, khuyên tiếp tục tu hành. Sư tinh tu ba năm, cảm hóa Phật phóng kim quang, thấy được tướng bạch hào, liền chứng Niệm Phật tam muội. Nhân đó, ngài viết ra bảy quyển “Tịnh Độ Thích Quần Nghi Luận”. Khi lâm chung, đại sư thấy hóa Phật đến rước, bèn hướng về Tây mà tịch).
Đại sư dạy: “Chí tâm niệm Phật tức là ý nghiệp làm lành, xưng danh hiệu Phật là khẩu nghiệp làm lành, chấp tay lễ bái là thân nghiệp làm lành. Do ba nghiệp ấy, làm lành, nên có thể diệt tội nặng sanh tử trong tám mươi ức kiếp, nhờ hạnh nguyện nương nhau, quyết định được vãng sanh.
Cần phải niệm Phật ra tiếng thì tam muội dễ thành, niệm thầm nhỏ phần nhiều tâm tán loạn. Điều này riêng học giả tự biết, người ngoài không rõ thấu được. Phương pháp niệm Phật ở trong nhà tối, trong thánh giáo không thấy nói.
Nhưng người sơ học nếu ở trong nhà tối, tuyệt các việc thấy nghe, buông bỏ các duyên, chuyên nhất
niệm Phật, hành trì như thế thì tam muội dễ thành. Ví như người đời khi
nghĩ đến việc khó khăn mà không giải quyết được, là do vì loạn tưởng. Nếu kẻ ấy đóng chặt cửa lại một mình, nhắm mắt ngồi yên, do tâm điềm tịnh nên lần lần nghĩ ra manh mối. Điều này, người chưa thật hành đến, hay sanh nghi, nhưng với kẻ đã từng tu tập thì đó là một điểm cần yếu.
Lời
Phụ: Tổ thứ ba, thứ tư, thứ năm trong Liên Tông là các ngài Thừa Viễn, Pháp Chiếu, Thiếu Khang sự hành hóa rất thạnh, song giáo pháp bị thất lạc, chỉ còn có sự tích thôi. Riêng về Tứ Tổ là ngài Pháp Chiếu, tục truyền có “Ngũ Hội Niệm Phật” nhưng Ấn Quang đại sư không công nhận, cho
là sự ngoa chuyền của đời sau. Vì muốn chọn phần tinh yếu, bớt sự rườm rà, nên trong đây không biên dịch ra).