Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nơi bình minh yên tịnh

11 Tháng Hai 201100:00(Xem: 17210)
Nơi bình minh yên tịnh

 

blankĐêm thật dài, sâu thẩm và hun hút trên những đôi chân đời lang bạt. Cái nóng râm ran sau nhiều ngày khô hạn làm cho mặt đường nhựa bỗng như lên cơn sốt giữa làn khói xe dày đặc. Không gian rồi cũng trở nên im vắng khi đêm về. Tất cả chìm nhanh trong những giấc ngủ vội vàng, những hơi thở gấp gáp như sợ thời gian qua mau. Thỉnh thoảng vang lên tiếng lè nhè vô thưởng vô phạt cùng bước đi ngật ngưỡng của một gã say mèm nào đó làm khuấy động lên đôi chút.

Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt, thì cô mới dừng lại ngồi nghỉ bên cánh cổng ngôi nhà có mái che rồi thiêm thiếp ngủ. Nhưng chỉ được chốc lát, Linh đã choàng tỉnh dậy, cảnh giác nhìn quanh.

Chiếc cổng có dàn hoa giấy màu tím trông ẩn khuấthiền lành làm sao, mùi ngọc lan thoảng ra từ mảnh sân nhỏ, ngôi nhà hai tầng xinh xắn gợi lên một chút gì đó bình yên và hạnh phúc mà Linh từng ước ao. Lòng cô bé chợt bồn chồn ray rứt. Sao giống quá, vẫn khung cảnh này… giàn hoa giấy, hương ngọc lan nhè nhẹ làm trái tim Linh thắt lại vì nhớ thương khắc khoải. Cô lại chìm vào giấc ngủ, chìm vào trong giấc mơ về một khoảng đời đã xa thật xa, dù chưa được bao lâu.

Ngôi nhà là niềm mơ ước của ba mẹ lúc mới lấy nhau. Khi chị em Linh bắt đầu đến trường thì đã cùng vui đùa dưới mái nhà khang trang đó rồi. Em Trúc nhỏ hơn Linh một tuổi, hai chị em gái lần lượt ra đời không làm cho ba mẹ mất đi tình yêu thương và chắt chiu vì tương lai con cái. Ba là công chức bậc trung, mẹ buôn bán lặt vặt ở nhà, trông coi dạy dỗ các con. Những ngày rãnh rỗi ba chỉ quanh quẩn chăm sóc mấy chậu hoa kiểng và mảnh vườn nho nhỏ trước sân, cùng chơi đùa với chị em Linh, phụ mẹ làm những công việc khác trong nhà. Một bức tranh gia đình yên vui hạnh phúc tưởng như sẽ mãi vững bền theo năm tháng.

Sự yên ấm ấy không kéo dài qua hết quảng đời tuổi thơ của Linh. Lúc ấy, Linh còn quá nhỏ để có thể hiểu được nỗi lòng của người lớn. Trong một lần gây gổ, ba mẹ chia tay nhau. Mẹ đem theo em Trúc bỏ về bên ngoại, rồi sau đó sang định cư nước ngoài cùng với người đàn ông khác. Có lẽ đó là nguyên nhân làm cho gia đình Linh phải chịu cảnh tan đàn xẻ nghé. Mái nhà hiu quạnh vì không còn bàn tay vun quén của người phụ nữ, nên không bao lâu ba cũng lấy vợ khác, và một đứa con trai kháu khỉnh ra đời, sớm làm cho Ông quên hết nỗi đau buồn cũ. Những ngày tháng đó, Linh đã sống trong sự ghẻ lạnh khinh ghét của mẹ kế và vẻ thờ ơ đôi khi tàn nhẫn của ba đã làm đứa con gái thơ dại sớm chịu xa mẹ cảm thấy tủi thân, lòng đầy uất nghẹn. Một lần Linh lở tay làm té đứa em trai nhỏ, cô bé sợ hãi khi thấy cả ba và dì tức giận nhào tới túm lấy tóc cô. Linh vùng bỏ chạy để từ đó không bao giờ trở về ngôi nhà ấy nữa.

Đêm nay Linh cũng lại chạy trốn. Cô đang chạy trốn khỏi những cạm bẫycuộc đời luôn giăng ra cho những kẻ cô thân yếu đuối. Nhiều năm bặt hết tin tức gia đình, trái tim cô cũng dần chai sạn vì lăn lộn trên đường mưu sinh, nhưng Linh không nguôi lòng nhớ mẹ, nhớ về mái nhà một thời đầm ấm thân thương. Một lần tình cờ gặp người bà con xa bên ngoại bảo mẹ mới trở về nước và có đi tìm đứa con gái nhỏ lưu lạc. Buồn tủi và tự ái, Linh đã không hỏi gì thêm về mẹ. Nếu như Cô còn một mái ấm gia đình, còn một ngôi nhà để quay về, thì đâu phải lang thang vất vưởng, tối nay lại trải qua một đêm ngủ ngoài đường. Thân gái dặm trường làm sao cô luờng hết bao trắc trở đời thường.

Gã đàn ông to lớn đẫy đà vì cái bụng phệ quá cở và cặp môi lúc nào cũng mấp máy như luôn thèm khát một cái gì đó. Đã vậy đôi mắt ông ta cứ híp lên khi cười, để lộ hàm răng vẩu ra vừa đáng sợ vừa thấy ghét. Bà chủ nhà trọ bảo với Linh là ông ta cần một người phụ bán hàng, lương khá, ổn định lại có chỗ ăn ở đàng hoàng. Dầu gì thì cô cũng không còn sự lựa chọn nào khác. Mấy tháng rồi cơ sở may da nơi Linh vào làm chưa bao lâu, bị thua lỗ nên họ sa thải bớt những công nhân chưa vững tay nghề. Linh thất nghiệp, tiền ăn tiền nhà còn thiếu, nay biết lấy gì để trả. Người chủ nhà gợi ý một chỗ làm mới, thế là cô bằng lòng ngay. Từ ngày trôi nổi tha phương Linh đã nếm trải đủ mọi ngành nghề, từ cô bé bán dạo, chạy bàn, cho đến phụ bốc vác, đẫy xe hàng ở bến chợ, từng phải ăn bờ ngủ bụi. Cuối cùng thì một người tốt bụng giới thiệu cô vào làm trong cơ sở may này.

Linh hoảng lên khi thấy ông ta bước vào phòng mình. Căn phòng nhỏ nằm cuối hành lang, cửa then chỉ gài hờ:

- Ông chủ! Ông vào đây làm gì trong đêm hôm?

- Ậy! Đừng la chứ. Chúng ta đã thỏa thuận rồi mà.

- Thỏa thuận gì? Tôi chỉ đến đây làm công cho Ông thôi, Ông đừng….

- … À, thì làm công… chẳng phải cô đang cần tiền là gì?

Linh tức giận nói lớn: - Tôi cần tiền. Nhưng đồng tiền làm ra từ mồ hôi nước mắt của mình, chứ không phải bán thân…

Không hiểu làm cách nào mà Linh đã chạy thoát được gã đàn ông lực lượng chực vồ lấy cô trong cơn dục vọng. Linh chạy… chạy mãi cho đến tận nữa đêm và…

- Ê! Con nhỏ nào lại đến ngủ nhà ông vậy cà.

Tiếng cười nói của hai thanh niên say xỉn vừa trờ xe tới, một tên bước qua chỗ Linh để mở cổng. Gã còn lại phụ hoạ: - Con nhỏ coi bộ được đó mầy. Hay mình rủ em vào nhà chơi cho vui, còn hơn để ngủ ngoài hè thế này.
- Thôi chứ, mày tính dụ dỗ con gái nhà lành à?

- Nhà lành cái con khỉ. Cái thứ đầu đường xó chợ này…

Linh chồm dậy như bị điện giựt và lại nhanh chân bỏ chạy, mặc kệ những giọng cười nham nhở đuổi theo. Chạy một hơi… chợt cô nghe có tiếng chuông chùa. Tiếng chuông công phu khuya nhẹ vang trong thinh lặng, làm cho cõi lòng cô nhen nhún lên một chút bình yên tin tưởng. Linh dừng chân lại trước ngôi chùa, cổng chùa bỏ ngỏ, cô bé thở dài rồi vội bước vào bên trong đến ngồi dựa nơi bực thềm trước chánh điện. Cô ngủ liền sau đó, trong tiếng mõ nhịp nhàng cùng giọng tụng kinh đều đều trầm lắng, và rồi Linh lại nằm mơ… một giấc mơ thật an lành tươi đẹp.

Khi ánh nắng toả lên tới bực thềm thì Linh cũng giật mình thức dậy. Cô ngơ ngác nhìn quanh, thấy mình vẫn nằm ngoài hành lang chùa, với chiếc khăn mỏng trên người mà không biết ai đó đã đắp lên. Đưa mắt nhìn quanh, Linh trông thấy một vị sư cô đang đi tới, liền rụt rè bước lại thưa: - Thưa… cho con gởi lại chiếc khăn… không biết của ai…

Sư cô mỉm cười đở lấy: À! Khăn của chùa, Sư Cô thấy con ngủ ngon quá nên không nở đánh thức. Con vào đây lúc chùa công phu phải không? Thôi con bước ra phía sau rửa mặt, rồi xuống nhà bếp dùng cháo sáng. Mấy cô có để phần cho đó.

Linh hơi ngỡ ngàng nhưng cũng làm theo lời vị sư dạy. Khi múc gáo nước lạnh rửa mặt mà Linh cứ nghe bụng mình cồn cào co thắt lại vì đói và khát kinh khủng.

Sư cô ngồi yên lặng nghe cô bé kể chuyện đời mình. Lần đầu tiên có người chịu lắng nghe nên Linh nói say sưa như chưa từng được nói. Bao nhiêu tủi buồn cơ cực vì miếng cơm manh áo, cùng nỗi uất hận vì ba mẹ bỏ bê khiến cho cô phải dập dìu trôi nổi như cánh lục bình. Nói xong cô thở hắt ra: - Bây giờ con chẳng biết phải đi đâu làm gì? Chắc con trở lại với nghề bán dạo hay bán vé số gì đó. Con chẳng quen biết ai ở thành phố này cả. Làm gì rồi cũng bị người ta gạt gẫm lừa lọc.

- Theo Sư cô thì-vị sư chậm rãi nói-con chưa tìm được việc làm thích hợp thôi thì cứ ở lại chùa. Từ từ rồi Sư cô sẽ nhờ những Phật tử thân tín giới thiệu cho nơi làm tốt đáng tin cậy. Con hiền lành lại là con gái mới lớn, ra đời sớm quá… về lâu về dài thật cũng khó giữ mình. Mà này, con cũng nên về quê thăm ba một lần và tìm mẹ đi. Mẹ con ở nước ngoài về, chắc là cũng muốn lo cho tương lai của con…

Linh cúi mặt im lặng, như cố kiềm chế những giọt nước mắt cứ chực tuôn ra. Một lúc lâu cô mới ngẩng lên nói với giọng đầy xúc động:

- Con nhớ nhà, nhớ ba mẹ lắm; nhưng con vẫn giận họ… chưa muốn về vào lúc này đâu.

- Người lớn cũng có nỗi khổ tâm riêng con ạ! Con bỏ đi bặt tăm như vậy, ba mẹ con hẳn là lo lắng lắm. Nước mắt lúc nào cũng chảy xuôi, ba mẹ nào lại không thương con. Mà thôi từ từ rồi tính. Đợi khi con ổn định rồi trở về thăm nhà cũng được. Trở về với hình dángtâm hồn nguyên vẹn, ba con cũng sẽ hối hận và thương con hơn. Con cứ ở lại đây ít bữa, nghe kinh kệ và phụ làm công quả, rồi lòng con sẽ được thanh thản bình yên trở lại.

Ngoài sân có nhiều người đang làm việc và chuyện trò thật vui vẻ; những Ni Cô trẻ điềm đạmchói sáng qua nụ cười hiền từ chứa chan đạo vị. Những em nhỏ đến Chùa làm công quả trong niềm tin tưởng lạc quan hạnh phúc. Ánh nắng đã lên cao. Lâu lắm rồi Linh mới được hưởng một buổi sáng thanh bình như thế. Cô chợt ví mình như một người sắp chết đuối, bất chợt gặp chiếc thuyền cứu hộ; và khi an ổn bước sang bờ sự sống, Linh mới cảm nhận hết cả một khoảng trời mênh mông rộng mở phía trước.

Ngày mai khi bình minh trở lại… biết đâu Linh lại không tự mình lật sang một trang đời khác. Ngày mai, con đường trở về nhà ắt sẽ nhuộm đầy sắc nắng vui tươi và thoát tục.❑

Nguồn: Tập San Pháp Luân 19


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 98)
Thông điệp của Đức Phật bao gồm giáo lý(dhamma) và giới luật (vinaya).
(Xem: 111)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 173)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 171)
Bất cứ chuyến đi nào cũng giữ lại trong tôi nhiều kỷ niệm.
(Xem: 209)
Bệnh tật và thống khổ không thể tách rời nhau, cho nên gọi là “Bệnh thống” [病痛], “Bệnh khổ” [病苦], “Tật khổ” [疾苦].
(Xem: 274)
Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển.
(Xem: 472)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(Xem: 369)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(Xem: 337)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 308)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(Xem: 367)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 404)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 576)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 402)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 403)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 489)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 439)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 426)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 464)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 450)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 554)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 372)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 325)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 381)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 381)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 465)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 532)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 535)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 562)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 564)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹplương thiện hơn.
(Xem: 551)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 841)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 768)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 1049)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 617)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 924)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 763)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 752)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 594)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 733)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 691)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 890)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 651)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 1053)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 810)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 801)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 1258)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 919)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 782)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 1172)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant