- 1. Buổi tối thứ nhất - Lời dạy mở đầu
- 2. Buổi tối thứ hai - Bát chánh đạo
- 3. Buổi sáng thứ ba - Bài thực tập: Cảm thọ
- 4. Buổi tối thứ tư - Sự chú ý đơn thuần
- 5. Buổi sáng thứ năm - Bài thực tập: Tư tưởng
- 6. Buổi tối thứ năm - Khái niệm và thực tại
- 7. Buổi sáng thứ sáu - Bài thực tập: Đối tượng của cảm giác
- 8. Buổi tối thứ bảy - Những mẩu chuyện
- 9. Buổi sáng thứ tám - Bài thực tập: Tác ý
- 10. Buổi sáng thứ chín - Bài thực tập: Ăn trong chánh niệm
- 11. Buổi tối thứ chín - Năm triền cái
- 12. Buổi sáng thứ mười - Bài thực tập: Quán tâm thức
- 13. Buổi tối thứ mười - Dũng sĩ
- 14. Buổi sáng thứ mười một - Trò chơi định tâm
- 15. Buổi tối thứ mười hai - Ba trụ pháp: Ba-la-mật
- 16. Buổi tối thứ mười ba - Sự tương đồng
- 17. Buổi tối thứ mười bốn - Tứ diệu đế
- 18. Buổi tối thứ mười lăm - Sự cương quyết nửa vời
- 19. Buổi tối thứ mười sáu - Nghiệp báo
- 20. Buổi tối thứ mười bảy - Bài thực tập: Hôn trầm
- 21. Buổi tối thứ mười tám - Sự trong sạch và hạnh phúc
- 22. Buổi tối thứ mười chín - Tín ngưỡng
- 23. Buổi tối thứ hai mươi mốt - Thập nhị nhân duyên
- 24. Buổi tối thứ hai mươi hai - Cái chết và lòng từ bi
- 25. Buổi tối thứ hai mươi lăm - Đạo
- 26. Buổi tối thứ hai mươi sáu - Thất giác chi
- 27. Buổi tối thứ hai mươi chín - Con đường của Phật
- 28. Buổi sáng thứ ba mươi - Kết thúc
BA
MƯƠI NGÀY THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch
Có rất nhiều diễn biến của thân và tâm xảy ra trong khi ta ăn. Điều quan trọng là ta phải ý thức được thứ tự của diễn tiến ấy. Nếu không, tâm ta sẽ khởi lên sự ham muốn, tham lam đối với thực phẩm. Và khi ta thiếu chánh niệm, ta sẽ không thực sự thưởng thức được các món ăn. Nhai được đôi ba miếng là tâm ta đã chu du đến tận phương nào rồi.
Điều trước nhất trong khi ăn là ta phải nhìn thấy món ăn của mình. Niệm thầm trong đầu “thấy, thấy”. Kế đó là một tác ý muốn gắp đồ ăn. Ta phải niệm “muốn, muốn” hay là “tác ý, tác ý”. Rồi tác ý này là động lực khiến tay ta cử động, “đưa lên, đưa lên”. Khi đũa hay muỗng chạm vào thức ăn, ta sẽ có một cảm giác đụng chạm. Hãy ý thức được cảm giác này. Kế đó là tác ý muốn giơ tay lên, rồi hành động giơ tay theo sau. Ta phải cẩn thận ghi nhận hết mọi sự việc xảy ra.
Mở miệng ra. Đút đồ ăn vào. Ngậm miệng lại. Tác ý muốn để tay xuống, theo sau là cử động hạ tay. Mỗi lần một việc. Nếm: cảm giác được thực phẩm trong miệng, cách cấu tạo của chúng. Nhai: kinh nghiệm được cử động này. Khi bạn bắt đầu nhai, cảm giác về mùi vị sẽ có mặt. Hãy ý thức được vị giác. Sau một thời gian nhai, vị giác sẽ biến mất. Nuốt vào. Phải ý thức được diễn tiến của những sự việc xảy ra liên tục kế tiếp nhau. Không có một cá nhân nào đứng sau những hành động ấy, không có người ăn. Tất cả chỉ là một sự nối tiếp của những tác ý, cử động, nếm, cảm xúc liên tục theo nhau.
Cái ta là như thế đó - một tập hợp của những việc xảy ra, của các diễn biến. Và bằng cách ý thức được tiến trình, dòng liên tục này mà ta có thể giải thoát ra ngoài ý niệm về một cái ta. Chúng ta thấy rằng, tất cả những hoạt động này của thân và tâm đều là một chuỗi nhân duyên hiện hành vô chủ. Tác ý, tư tưởng, cảm giác, cử động, tất cả đều có liên hệ mật thiết với nhau. Tâm là nguyên nhân khiến thân cử động, cũng như cảm giác ở thân là nguyên nhân của sự ham muốn và tác ý của tâm.
Thường thì chúng ta ăn trong thất niệm. Mùi vị đến và đi một cách thật nhanh chóng. Trong khi thực phẩm vẫn còn trong miệng, vì sự ham mê nơi vị giác, tay ta đưa lên và gắp thêm, không hề ý thức được những diễn biến đang xảy ra trong thân tâm. Hãy nhai cho xong trước khi lấy thêm. Như vậy, ta sẽ có thể cảm nhận được những nhu cầu thật sự của thân. Ăn trong chánh niệm, ta sẽ không bao giờ bị bội thực.
Trong một tháng tu tập này, chúng ta sẽ làm mọi việc một cách chậm chạp để ta có thể theo dõi, quán xét chúng một cách cẩn thận. Một khi chánh niệm phát triển rồi, ta có thể hành động nhanh hơn nếu ta muốn. Nhưng bây giờ là thời gian tu tập. Không có gì để vội vã cả. Hãy làm mọi việc một cách chậm rãi với thinh lặng và chánh niệm.
Hãy phối hợp việc ăn trong chánh niệm với sự tu tập hằng ngày, sao cho công phu thiền quán của ta lúc nào cũng liên tục. Từ lúc bạn thức dậy, trải qua mọi công việc trong ngày, hãy thật sự tỉnh thức: mọi hành động đều là thiền.
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch
Buổi sáng thứ chín
Bài thực tập: Ăn trong chánh niệm
Có rất nhiều diễn biến của thân và tâm xảy ra trong khi ta ăn. Điều quan trọng là ta phải ý thức được thứ tự của diễn tiến ấy. Nếu không, tâm ta sẽ khởi lên sự ham muốn, tham lam đối với thực phẩm. Và khi ta thiếu chánh niệm, ta sẽ không thực sự thưởng thức được các món ăn. Nhai được đôi ba miếng là tâm ta đã chu du đến tận phương nào rồi.
Điều trước nhất trong khi ăn là ta phải nhìn thấy món ăn của mình. Niệm thầm trong đầu “thấy, thấy”. Kế đó là một tác ý muốn gắp đồ ăn. Ta phải niệm “muốn, muốn” hay là “tác ý, tác ý”. Rồi tác ý này là động lực khiến tay ta cử động, “đưa lên, đưa lên”. Khi đũa hay muỗng chạm vào thức ăn, ta sẽ có một cảm giác đụng chạm. Hãy ý thức được cảm giác này. Kế đó là tác ý muốn giơ tay lên, rồi hành động giơ tay theo sau. Ta phải cẩn thận ghi nhận hết mọi sự việc xảy ra.
Mở miệng ra. Đút đồ ăn vào. Ngậm miệng lại. Tác ý muốn để tay xuống, theo sau là cử động hạ tay. Mỗi lần một việc. Nếm: cảm giác được thực phẩm trong miệng, cách cấu tạo của chúng. Nhai: kinh nghiệm được cử động này. Khi bạn bắt đầu nhai, cảm giác về mùi vị sẽ có mặt. Hãy ý thức được vị giác. Sau một thời gian nhai, vị giác sẽ biến mất. Nuốt vào. Phải ý thức được diễn tiến của những sự việc xảy ra liên tục kế tiếp nhau. Không có một cá nhân nào đứng sau những hành động ấy, không có người ăn. Tất cả chỉ là một sự nối tiếp của những tác ý, cử động, nếm, cảm xúc liên tục theo nhau.
Cái ta là như thế đó - một tập hợp của những việc xảy ra, của các diễn biến. Và bằng cách ý thức được tiến trình, dòng liên tục này mà ta có thể giải thoát ra ngoài ý niệm về một cái ta. Chúng ta thấy rằng, tất cả những hoạt động này của thân và tâm đều là một chuỗi nhân duyên hiện hành vô chủ. Tác ý, tư tưởng, cảm giác, cử động, tất cả đều có liên hệ mật thiết với nhau. Tâm là nguyên nhân khiến thân cử động, cũng như cảm giác ở thân là nguyên nhân của sự ham muốn và tác ý của tâm.
Thường thì chúng ta ăn trong thất niệm. Mùi vị đến và đi một cách thật nhanh chóng. Trong khi thực phẩm vẫn còn trong miệng, vì sự ham mê nơi vị giác, tay ta đưa lên và gắp thêm, không hề ý thức được những diễn biến đang xảy ra trong thân tâm. Hãy nhai cho xong trước khi lấy thêm. Như vậy, ta sẽ có thể cảm nhận được những nhu cầu thật sự của thân. Ăn trong chánh niệm, ta sẽ không bao giờ bị bội thực.
Trong một tháng tu tập này, chúng ta sẽ làm mọi việc một cách chậm chạp để ta có thể theo dõi, quán xét chúng một cách cẩn thận. Một khi chánh niệm phát triển rồi, ta có thể hành động nhanh hơn nếu ta muốn. Nhưng bây giờ là thời gian tu tập. Không có gì để vội vã cả. Hãy làm mọi việc một cách chậm rãi với thinh lặng và chánh niệm.
Hãy phối hợp việc ăn trong chánh niệm với sự tu tập hằng ngày, sao cho công phu thiền quán của ta lúc nào cũng liên tục. Từ lúc bạn thức dậy, trải qua mọi công việc trong ngày, hãy thật sự tỉnh thức: mọi hành động đều là thiền.
Send comment