Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Tư: Đức Sơn Mang Bao Hành Trang

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15706)
Tắc thứ Tư: Đức Sơn Mang Bao Hành Trang

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 1

TẮC THỨ TƯ

ĐỨC SƠN MANG BAO HÀNH TRANG

 

THÙY: Dưới thanh niên bạch nhật, không cần phải vạch đông chỉ tây. Song tùy thời tiết nhân duyên vẫn cần phải tùy bệnh cho thuốc. Thử nói xem, buông thả hay giữ chặt cái nào hơn? Thử nêu ra xem sao.

CỬ: Đức Sơn đến nơi của Qui Sơn, ôm bao hành trang vào Pháp đường, đi từ tây qua đông rồi từ đông qua tây, nhìn quanh nói, “ Vô, vô,” rồi bỏ ra ngoài. Tuyết Đậu phê bình rằng “ Khám phá ra rồi.” Song khi Đức Sơn đến cổng lại nói, “Cũng không nên thô suất như thế.” Rồi lại đầy đủ uy nghi trở vào gặp Qui Sơn. Lúc Qui Sơn ngồi đó, Đức Sơn dơ tọa cụ lên nói, “Hòa thượng!” Qui Sơn toan chụp lấy phất trần, Đức Sơn bèn hét, rồi rũ áo bỏ đi ra.

Tuyết Đậu phê bình rằng, “Khám phá ra rồi.”

Đức Sơn quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi. Tối đến Qui Sơn hiỏ vị thủ tòa, “ Người vừa rồi mới đến đâu rồi?” Thủ tòa nói, “Lúc ấy ông ta quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi.” Qui Sơn nói, “ Người ấy sau này thế nào cũng lên đỉnh cao tự xây am cỏ mà tiếp tục bài Phật bang Tổ.”

Tuyết Đậu phê bình, “ Thêm sương lên tuyết.”

BÌNH: Nêu xong lời của Đức Sơn chỉ thêm ba chữ “điểm”. Quí vị có hiểu không? Có lúc xem một cọng cỏ như thân vàng một trượng sáu (của Phật), có lúc lại xem thân vàng một trượng sáu (của Phật) như một cọng cỏ.

Qui Sơn vốn là giảng sư, tại Tứ xuyên giảng Kinh Kim Cương[13]Theo lời dạy trong Kinh thì trong trí huệ đạt được sau khi chứng Kim Cương Dụ Định (Vajropamasamàdhi), người hành giả học uy nghi Phật trong một ngàn kiếp, tu tập Phật hạnh trong một ngàn kiếp, rồi sau đó mới thành Phật .Thế mà bọn ma ở phương nam lại nói, “Tâm chính là Phật”. Đức Sơn lấy làm công phẫn, gánh theo sớ sao đi về phương nam để dẹp tan bọn ma này. Thấy thầy ta công phẫn như thế cũng đủ hiểu thầy ta là một tay mãnh liệt như thế nào.

Lúc mới đến Phong Châu, Đức Sơn gặp một bà lão bán bánh rán bên lề đường, mới đặt sớ sao xuống, định mua vài món ăn điểm tâm. Bà lão hỏi, “ Thầy mang theo cái gì vậy?” Đức Sơn nói, “ Kim Cương Kinh Sớ Sao.” Bà lão nói, “Tôi có một câu hỏi, nếu thầy trả lời được xin biếu không bánh cho thầy điểm tâm, còn nếu không trả lời được thì đi chổ khác mà mua”. Đức Sơn nói, “ Cứ hỏi đi”.Bà lão nói, “ Kinh Kim Cương nói: quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc,chẳng hay thượng tọa muốn điểm tâm cái nào đây?” Đức Sơn không nói năng gì được. Bà lão bèn chỉ cho đến tham khán Long Đàm.

Vừa bước qua ngưỡng cửa Đức Sơn đã nói, “ Lâu nay nghe tiếng Long Đàm, song khi đến đây chẳng thấy hồ (đàm) mà cũng chẳng thấy rồng(long) hiện.Long Đàm hòa thượng từ sau bình phong bước ra, nói,” Ông quả thật đến Long Đàm”. Đức Sơn bèn cúi lạy rồi lui. Đêm ấy vào phòng của Long Đàm đứng hầu mãi đến khuya. Long Đàm nói, “Tại sao Thầy chưa lui đi?” Đức Sơn chào rồi vạch màn bước ra, thầy bên ngoài trời tối bèn quay vào nói, “ Bên ngoài tối quá”. Long Đàm bèn thắp đèn giấy rồi đưa cho Đức Sơn, Đức Sơn vừa tiếp lấy, Long Đàm thổi tắt đèn. Đức Sơn hoát nhiên đại ngộ.Lập tức cúi lạy. Long Đàm nói, “Ông thấy được gì mà ông cúi lạy vậy?” Đức Sơn nói, “Từ rày trở đi kẻ hèn này không còn giám nghi ngờ những gì các lão hòa thượng trong thiên hạ nói nữa.”

Hôm sau Long Đàm thượng đường nói, “Trong các ông có một gã răng như rừng kiếm, miệng như bát máu, dù có lấy gậy đập đi nữa cũng không quay đầu. Ngày sau gã sẽ lên đỉnh cao mà lập đạo ta ở đó.” Đức Sơn bèn đem sớ sao ra trước Pháp đường, dơ cao ngọn đuốc lên nói, “Nghiên cứu các biện luận huyền ảo, thật ra cũng chẳng khác gì đặt một sợi lông vào hư không; xét tận các quan kiện cốt yếu, lại chỉ giống như nhỏ một giọt nước vào thung lũng lớn.” Rồi đốt hết đi.

Sau đó nghe nói giáo lý của Qui Sơn đang thịnh, mới đến nơi để gặp Qui Sơn với tư cách là người thông hiểu Thiền. Không buồn cởi hành trang, Đức Sơn bước thẳng vào Pháp đường, đi từ tây qua đông rồi từ đông qua tây, nhìn chung quanh nói, “Vô, vô”. Rồi bỏ ra ngoài. Thử nói xem ý của Thầy ta là thế nào? Phải chăng thầy ta điên? Nhiều người hiểu lầm bảo rằng đó là cách kiến lập của Đức Sơn, song không đúng chút nào. Thầy Đức Sơn nầy mới thật là kỳ đặc, cho nên mới có lời nói, “ Xuất chúng phải là tay hảo hán, thắng địch là chuyện sư tử con. Tuyển Phật mà không có mắt này, dù cho ngàn năm làm được chi?” Đến chổ này hẳn phải là một người thông thạo lắm mới nhìn thấy được. Tại sao vậy? Phật Pháp chẳng có gì là phức tạp, làm sao có thể đem tình trần đến mà so đo được? Đó chính là tâm cơ của Đức Sơn, sao mà có lắm lao nhọc như thế . Cho nên Huyền Sa mới nói, “Cho dù là có giống như bóng trăng trong hồ thu, tiếng chuông trong đêm vắng, khua sóng chẳng làm tan, lúc nào gõ là kêu, song vẫn là việc của bờ bên này sinh tử. Đến chổ này rồi thì không có được mất,thị phi, cũng chẳng có kỳ đặc kỳ diệu. Đã thế thì làm sao hiểu được việc-Đức Sơn đi từ tây qua đông rồi lại từ đông qua tây. Thử nói xem ý của thầy ta là gì?

Lão hán Qui Sơn chẳng them đếm xỉa Đức Sơn nếu như không phải là người như Qui Sơn hẳn thế nào cũng bị Đức Sơn bẻ gãy rồi. Nhìn xem Qui Sơn là tay thông thạo, chỉ ngồi yên đó mà xem thành bại. Nếu như Qui Sơn không nhìn thấu được ngọn gió thổi đến kia, làm sao mà thầy ta có thể đương đầu với vấn đề như thế được. Tuyết Đậu phê bình một lời rằng, “ Khám phá ra rồi.” Đây giồng như thể một thanh sắt. Tăng chúng gọi như vậy là, “trước ngữ”, tuy ở hai bên song lại không trụ bên nào cả. Phải hiểu lời thầy ta nói, “khám phá ra rồi” như thế nào? Chỗ nào là chỗ khám phá? Thử nói xem khám phá Đức Sơn hay là khám phá Qui Sơn?

Đức Sơn bèn bỏ ra ngoài, đến cổng tự viện bèn tự nhủ, “ Không nên thô suất như thế”. Đức Sơn muốn thố lộ tim gan ngũ tạng để cùng Qui Sơn “ pháp chiến” một trận, cho nên mới lại đầy đủ uy nghi trở vào Qui Sơn một lần nữa. Lúc Qui Sơn ngồi đó, Đức Sơn dơ tọa cụ lên nói, “ Hòa thượng!” Qui Sơn toan với lấy phất trần, Đức Sơn bèn hét rồi rũ áo bỏ đi. Kỳ đặc hết sức!

Nhiều người trong tăng chúng nói rằng Qui Sơn sợ Đức Sơn. Nói vậy thì có gì là nhằm nhò? Qui Sơn chẳng hề vội vã. Cho nên cổ nhân nói, “ Người có trí hơn chim thì bắt được chim, có trí hơn thú thì bắt được thú, có trí hơn người thì bắt được người. Ai tham thấu được vấn đề này của Thiền, thì cho dù là tất cả cây cỏ rừng rậm người vật hoa quả sâm la vạn tượng trong trời đất cùng một lúc hét lên, gã cũng chẳng buồn màng tới. Dù cho có lật đổ giường thiền, hét tan đại chúng, gã cũng chẳng buồn màng tới. Cao như trời , rộng như đất. Nếu như mà Qui Sơn không có khả năng bẻ gãy miệng lưỡi của tất cả thiên hạ thì lúc ấy hẳn việc thử thách Đức Sơn đâm ra khó khăn lắm. Nếu như Qui Sơn không phải là thiện tri thức của một ngàn năm trăm người, thì đến lúc đó hẳn đã không phân giải được. Song Qui Sơn là loại người trù tính kế hoạch trong trướng mà đạt được chiến thắng ngoài ngàn dặm.

Đức Sơn quay lưng về Thiền Đường, mang dép cỏ rồi bỏ đi.Thử nói xem, ý của thầy ta là gì? Đức Sơn thắng hay bại? Còn Qui Sơn như thế là thắng hay bại? Tuyết Đậu phê bình, “ Khám pháp ra rồi” Đó là thầy ta nỗ lực để nhìn thấu hoa ngôn cùng cực của cổ nhân.Như vậy thầy ta mới đúng là kỳ đặc. Tuyết Đậu nói, “khám phá ra rồi”, hai lần, chia thành ba đoạn. Lúc ấy mới giải rõ công án. Tuyết Đậu cũng giống như kẻ bàng quan phán đoán hai người kia.

Sau đó lão hán Qui Sơn vẫn cứ tà tà, mãi tối đến mới hỏi vị thủ tòa, “Cái người vừa rồi mới tới ở đâu rồi?” Thủ tòa nói, “ Lúc ấy ông ta quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi.” Qui Sơn nói, “Người ấy sau này thế nào cũng lên đỉnh cao tự xây am cỏ mà tiếp tục bài Phật bang tổ.” Thử nói xem ý của thầy ta như thế nào? Lão hán Qui Sơn không phải là hảo tâm đâu. Đức Sơn sau này tha hồ mà bài Phật bang Tổ, đánh mưa đánh gió, song thầy ta vẫn chẳng rời khỏi hang động của mình. Nghề nghiệp một đời của Đức Sơn bị Qui Sơn nhìn thấu cả. Ở đây có thể nói rằng Qui Sơn thụ ký cho Đức Sơn được chăng? May có thể nói là đầm lớn giấu được núi, chồn khắc phục được báo? May thay, những cái này chẳng có gì nhằm nhò đến vấn đề cả.

Tuyết Đậu hiểu cái cốt yếu của công án này,cho nên mới dám phán đoán cho người khác nói rằng, “ Thêm sương lên tuyết”. Nêu một lần nữa cho người khác xem. Nếu như ai thấy được, người ấy thật là ngang hàng với Qui Sơn, Đức Sơn và Tuyết Đạu. Nếu như không thấy được, cũng chớ có gượng ép giải thích theo ý riêng.

TỤNG:

Một khám phá

Hai khám phá

Thêm sương lên tuyết,

Phi Kỵ tướng quân vào trại địch,

Còn được an toàn có mấy kẻ?

Vội đi qua,

Không buông tha,

Trên đỉnh cô đơn ngồi trong cỏ.

Ôi!

BÌNH: Tuyết Đậu tụng một trăm tắc công án, từng tắc một thắp hương mà nêu. Cho nên những bài tụng ấy rất được lưu hành trên đời. Thầy ta rành văn chương , thông hiểu công án. Bao giờ cũng suy nghĩ chín chắn rồi mới hạ bút. Tại sao lại thế? Rồng rắn dễ phân, lừa tăng lại khó. Tuyết Đậu tham thấu nhân duyên này, viết ba câu phê bình ở những chỗ gay go khó hiểu nhất. Rồi toát yếu lại mà làm tụng.

“Thêm sương trên tuyết” gần như rơi vào nguy hiểm. Còn Đức Sơn thì như thế nào? Giống như Phi ky Tướng Quân vào trại địch, tức là Lý Quảng thiện xạ đượcvua phong làm Phi Ký Tướng Quân. Sau khi đánh giặc, bị người Phiên bắt, toan cho ngựa xé.Quảng giả chết. Nửa đường len lén mở mắt, thấy tên lính canh trong tay có cung tên, bèn tung mình đoạt cung tên trong tay tên lính canh trong tay có cung tên, bèn tung mình đoạt cung tên trong tay tên lính canh, bắn chết tên lính canh. Rồi đoạt ngựa mà tẩu thoát. Bọn giặc tiếp tục đuổi theo, bị Quảng giương cung bắn chết một tên , giặc sợ quá bèn lui. Gã hán tử này có khả năng sống lại từ cõi chết. Tuyết Đậu dẫn tích này trong tụng để so sánh với việc Đức Sơn trở lại gặp Qui Sơn, giống như thể Lý Quảng lại được trở về Hán, và lại cũng nhảy ra lại như xưa.

Nhìn xem người xưa thấy rốt ráo, hành rốt ráo dụng rốt ráo; quả thậtanh hùng. Phải có cái tài giết người không chớp mắt thì mới có thể lập tức thành Phật được. Chỉ có người lập tức thành Phật, giết người không chớp mắt mới có phần tự do tự tại. Như người bây giờ bị hỏi, mới đấu thì còn có vẻ khí khái của tăng sĩ, song chỉ hỏi dồn một chút, là lập tức bụng mềm chân nhuyễn, lúng ta lúng túng, thiếu hẳn sự liên tục. Cho nên cổ nhân nói,”Tương tục là vấn đề rất khó”. Hãy nhìn Đức Sơn Qui Sơn Hành xử, phải chăng kiến giải của họ luộm thuộm vụng về?Còn được an toàn có mấy kẻ? Vội đi qua” Đức Sơn hét bỏ đi, giống như Lý Quảng bày kế đoạt cung sau khi bị bắt, bắn chết tên lính gác người Phiên, mà trốn thoát khỏi trại giặc. Tuyết Đậu tụng chỗ này quả là có công phu.

Đức Sơn quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi. Có người nào bảo thầy ta thắng thế, đâu có biết rằng lão hán (Qui Sơn) này vẫn như trước đâu có chịu buông tha thầy ta? Tuyết Đậu nói. “Không buông thá”. Tối đến Qui Sơn hỏi vị thủ tòa, “Người vừa rồi mới đến đâu rồi?”Thủ tòa nói, “ Lúc ấy ông ta quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi.” Qui sơn nói. Người ấy sau này thế nào cũng lên đỉnh cao tự xây am cỏ mà tiếp tục bài Phật bang Tổ.” Qui Sơn chịu buông tha Đức Sơn bao giờ? Dù sao Đức Sơn cũng kỳ đặc hết sức. Đến chỗ này tại sao Tuyết Đậu lại nói, “ Trên đỉnh cô đơn ngồi trong cỏ?” Xong rồi lại hét? Thử nói xem, ý của thầy ta là ở chổ nào? Tham Thiền thêm ba mươi năm nữa đi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13723)
Chủ ý đó là muốn Tỷ kheo phải là bậc Chúng trung tôn, thân miệng ý, cả 3 nghiệp ấy đừng có những tội lỗicử động bất xứng... Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 25416)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 13807)
Là một bộ luật quan trọng trong sáu bộ luật của ngài Nam Sơn, bắt nguồn từ bộ luật của ngài Đàm-vô-đức. Vào cuối đời Đường ở núi Thái Nhứt, sa môn Đạo Tuyên chú thích. Việt dịch: Thích Thọ Phước
(Xem: 15104)
Đại Chánh Tân Tu - Kinh số 685; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Hạnh Cơ
(Xem: 17727)
Hạnh Cơ tập hợp và chuyển dịch từ hai bản Luận: Duy Thức Tam Thập TụngBát Thức Qui Củ Tụng
(Xem: 17119)
Kinh Hoa Nghiêm phát xuất từ Ấn Ðộ, nhưng được phát triển mạnh ở Trung Quốc, Nhật Bản... HT Thích Trí Quảng
(Xem: 14226)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0232 - Hán dịch: Mạn Ðà La Tiên; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 13222)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0226 - Hán dịch: Đàm Ma Ty, Trúc Phật Niệm; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14479)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0592 - Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 19787)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0590; Hán dịch: Trí NghiêmBảo Vân ; Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 16761)
Trong Tam tạng Kinh điển tất cả giáo PhápTiểu Thừa hay Đại Thừa, dù tại gia hay xuất gia, Giới Luật luôn là phần trọng yếu nhất... Ngài Hoằng Tán lược sớ - Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải) dịch
(Xem: 18649)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 19087)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18893)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 21189)
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Lạt Mật Đế; Việt dịch và chú thích: Hạnh Cơ
(Xem: 14813)
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Dịch giả: TT Thích Viên Giác; Xuất bản năm 1963
(Xem: 39202)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 14427)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Số 2072, nguyên tác: Minh Châu Hoằng; Nguyên Lộc Thọ Phước
(Xem: 19409)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0579; Hán dịch: Thất Dịch; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Châu
(Xem: 14732)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0549; Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Thiện
(Xem: 16167)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0475 - Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 14717)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0502 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15244)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0508 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14931)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0466; Hán dịch: Tỳ Ni Đa Lưu Chi; Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Thành
(Xem: 15583)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0464; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 39178)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0456; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 14145)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0455; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 24534)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0454; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 14401)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0453; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 19479)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 18036)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 21483)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 19713)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích Nguyên Chơn
(Xem: 17542)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0450; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14863)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0449; Hán dịch: Ðạt Ma Cấp Ða; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 13906)
Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128, thuộc bộ Trung A Hàm, tạng Đại Chánh - Hán dịch: Cù Đàm Tăng Già Đề Bà; Việt dịch: cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 13796)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0516; Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14126)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762 - Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 21935)
KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)... Như Lai Phật Tổ lúc này, Tại vườn Cô Độc rừng cây Kỳ Đà; Cách thành Xá Vệ không xa, Là nơi Phật ở nói ra kinh này... HT Thích Khánh Anh
(Xem: 16762)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0680; Hán dịch: Pháp sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 15242)
Kinh Tám Đề Tài Giác Ngộ Của Các Bậc Đại Nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác) - Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 14548)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0506, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14069)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0777, Hán dịch: Bạch Pháp Tổ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14381)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0367, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 15696)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14332)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0436; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 15034)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0435; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 18582)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0427; Hán dịch: Chi Khiên; Việt dịch: Huyền Thanh
(Xem: 24695)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0447a, Dịch từ Phạn ra Hán: Đời nhà Lương khuyết danh, Dịch từ Hán ra Việt: HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 23139)
Chứng Đạo Ca - Nguyên tác: Huyền Giác; Bản dịch thơ Chứng Đạo Ca của H.T Thích Thuyền Ấn, sáng tác những năm tháng từ 1980 - 1990, lúc Ngài đang bị quản thúc.
(Xem: 28585)
Duy Thức Tam Thập Tụng (唯 識 三 十 頌) Tài Liệu Học Tập Lớp Cao Học Triết của Đại Học Văn Khoa Viện Đại Học Vạn Hạnh, Niên Khóa: 1972-1973... HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 15087)
Kinh Di Giáo - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 14135)
Kinh Tám Điều Giác Ngộ - Dịch thơ HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 14656)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0413; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Bất Không; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 18335)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0409; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Thích Vạn Thiện
(Xem: 26540)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0407; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 15213)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0405; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Phật Ðà Gia Xá; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 14870)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0402; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ba La Pha Mật Ða La; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 15218)
Luận Giải Trung Luận: Tánh Khởi và Duyên Khởi - Hồng Dương Nguyễn Văn Hai do Ban tu thư Phật học Viện Cao Đẳng Hải Đức ấn hành
(Xem: 15168)
Tiêu thích Kim cương kinh khoa nghi (銷釋金剛經科儀) , còn gọi là Kim cương khoa nghi (金剛科儀) hay Kim cương bảo sám (金剛寶懺), nằm trong Tạng ngoại Phật giáo văn hiến (藏外佛教文獻), quyển 6, kinh số 53... Quảng Minh dịch
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant