Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

7. Tâm thuộc sắc giới

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 17499)
7. Tâm thuộc sắc giới

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera
Phạm Kim Khánh dịch

Chương I

(CITTA - SAṄGAHA - VIBHĀGO) 

NHỮNG LOẠI TÂM VƯƠNG KHÁC NHAU

RŪPĀVACARA CITTĀNI -- 15
Tâm thuộc sắc giới -- 15

7.

Rūpāvacara Kusala Cittāni -- 5

1. Vitakka - Vicāra - Pīti - Sukh'Ekaggatā - sahitaṁ Paṭhamajjhāna-Kusalacittaṁ,
2. Vicāra - Pīti - Sukh'Ekaggatā - sahitaṁ Dutiya- jjhāna-Kusalacittaṁ,
3. Pīti-Sukh'Ekaggatā - sahitaṁ Tatiyajjhāna-Kusala- cittaṁ,
4. Sukh'Ekaggatā - sahitaṁ Catutthajjhāna-Kusala- cittaṁ,
5. Upekkh'Ekaggatā - sahitaṁ Pañcamajjhāna-Kusalacittañ c'āti.

Imāni pañca'pi Rūpāvacara-Kusalacittāni nāma.

Rūpāvacara Vipāka Cittāni -- 5

1. Vitakka - Vicāra - Pīti - Sukh'Ekaggatā - sahitaṁ Paṭhamajjhāna-Vipākacittaṁ,
2. Vicāra - Pīti - Sukh'Ekaggatā - sahitaṁ Dutiya- jjhāna-Vipākacittaṁ,
3. Pīti - Sukh'Ekaggatā - sahitaṁ Tatiyajjhāna-Vipākacittaṁ,
4. Sukh'Ekaggatā - sahitaṁ Catutthajjhāna-Vipāka- cittaṁ,
5. Upekkh'Ekaggatā - sahitaṁ Pañcamajjhāna-Vipāka- cittañ c'āti.

Imāni pañca'pi Rūpāvacara-Vipākacittāni nāma.

Rūpāvacara Kriyā Cittāni -- 5

1. Vitakka - Vicāra - Pīti - Sukh'Ekaggatā-sahitaṁ Paṭhamajjhāna-Kriyācittaṁ,
2. Vicāra - Pīti - Sukh'Ekaggatā - sahitaṁ Dutiya- jjhāna-Kriyācittaṁ,
3. Pīti - Sukh'Ekaggatā - sahitaṁ Tatiyajjhāna-Kriyācittaṁ,
4. Sukh'Ekaggata - sahitaṁ Catujjhāna-Kriyācittaṁ,
5. Upekkh'Ekaggatā - sahitaṁ P
añcamajjhāna-Kriyā- cittañ c'āti.

Imāni pañca'pi Rūpāvacara-Kriyācittāni nāma.

Icc'evaṁ sabbathā'pi paṇṇarasa Rūpāvacara-Kusala-Vipāka-Kriyācittāni samattāni.

Pañcadhā jhānabhedena -- rūpāvacaramānasaṁ
Puñ
ñapākakriyābhedā -- taṁ pañcadasadhā bhave.

§7

Tâm Thiện Thuộc Sắc Giới -- 5

1. Tâm Thiện Sơ Thiền cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Ðiểm,
2. Tâm Thiện Nhị Thiền, cùng với Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Ðiểm,
3. Tâm Thiện Tam Thiền, cùng với Phỉ, Lạc, và Nhất Ðiểm,
4. Tâm Thiện Tứ Thiền, cùng với Lạc và Nhất Ðiểm,
5. Tâm Thiện Ngũ Thiền cùng với Xả và Nhất Ðiểm.

Ðó là năm loại tâm Thiện thuộc Sắc Giới.

Tâm Quả Thuộc Sắc Giới -- 5

1. Tâm Quả Sơ Thiền, cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Ðiểm,
2. Tâm Quả Nhị Thiền, cùng với Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Ðiểm,
3. Tâm Quả Tam Thiền, cùng với Phỉ, Lạc và Nhất Ðiểm,
4. Tâm Quả Tứ Thiền, cùng với Lạc và Nhất Ðiểm,
5. Tâm Quả Ngũ Thiền, cùng với Xả và Nhất Ðiểm.

Ðó là năm loại tâm Quả thuộc Sắc Giới.

Tâm Hành Thuộc Sắc Giới -- 5

1. Tâm Hành Sơ Thiền, cùng với Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Ðiểm,
2. Tâm Hành Nhị Thiền, cùng với Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Ðiểm,
3. Tâm Hành Tam Thiền, cùng với Phỉ, Lạc, và Nhất Ðiểm,
4. Tâm Hành Tứ Thiền, cùng với Lạc và Nhất Ðiểm,
5. Tâm Hành Ngũ Thiền, cùng với Xả và Nhất Ðiểm.

Ðó là năm loại tâm Hành thuộc Sắc Giới.

Chú Giải:

36. Rūpāvacara, Thuộc Về Sắc Giới

Có ba cảnh giới sinh tồn là: Dục Giới (Kāmaloka), Sắc Giới (Rūpaloka), và Vô Sắc Giới (Arūpaloka). Bốn cảnh khổ (Apāya), cảnh người (Manussa), và sáu cảnh Trời (Devaloka) thuộc Dục Giới (Kāmaloka). Gọi như thế vì trong cảnh giới nầy tâm tham dục chiếm phần quan trọng. Bốn cảnh giới được gọi là Duggati -- khổ cảnh, hay trạng thái khốn cùng. Những chúng sanh có hành động bất thiện tái sanh vào trạng thái nầy. Cảnh người và cảnh Trời được gọi là Sugati -- cảnh giới hữu phúc. Những chúng sanh có hành động thiện được sanh vào cảnh giới hữu phước có nhiều dục lạc nầy.

Hạng người tiến bộ hơn, không còn tìm thích thú trong dục lạc tầm thường mà thích thú trong sự phát triển tâm linh cao thượng hơn, tức nhiên phải được sanh vào những cảnh giới thích đáng, phù hợp với nguyện vọng thanh nhã và cao thượng của họ. Dầu ở trong cảnh người cũng vậy, có người rút vào ẩn dật giữa rừng sâu xa xôi hẻo lánh để gia công hành thiền.

Công trình hành thiền (bhāvanā) có hai loại: Samatha hay lắng gom tâm vắng lặng, hay thiền chỉ, và Vipassanā, thiền quán hay minh sát. Samatha có nghĩa là tĩnh lặng, hay yên tịnh, và phương cách để thành đạt trạng thái nầy là trau giồi các tầng Thiền (Jhāna). Vipassanā là thấy đúng thực tướng của sự vật. Sự vật như thế nào, thấy đúng như vậy. Do Thiền (Jhāna) hành giả có thể phát triển những năng lực thần thông (Abhiññā). Vipassanā (Minh Sát) dẫn đến Giác Ngộ.

Những bậc diệu trí đã chứng đắc các tầng Thiền (Jhāna), sau khi chết sẽ tái sanh vào cảnh Sắc Giới (Rūpaloka) và Vô Sắc Giới (Arūpaloka).

Trong cảnh giới Vô Sắc, không còn cơ thể vật chất (sắc) nữa, mà chỉ có tâm. Thông thường, tâm và cơ thể vật chất, danh và sắc, tùy thuộc tương quan mật thiết với nhau và không thể tách rời ra. Tuy nhiên, do năng lực của ý chí, có thể tạm thời làm cho tâm tách rời ra khỏi thân, hay ngược lại. Chúng sanh trong những cảnh Trời Sắc Giới được biết có hình thể vật chất rất tế nhị (tế sắc).

Sách Compendium of Philosophy viết: "Gọi là Sắc Giới (Rūpaloka) bởi vì nghe rằng ở cảnh giới nầy vẫn còn một phần vật chất rất tế nhị. Gọi là Vô Sắc Giới (Arūpaloka) vì ở đây không thể tìm ra dấu vết của vật chất."

Cái gì thường có mặt trong Sắc Giới (Rūpaloka) được gọi là Rūpāvacara. Có mười lăm loại tâm thuộc Sắc Giới. Năm loại Thiện (Kusala), mà ta có thể trau giồi và phát triển ngay trong kiếp sống nầy. Năm loại là Quả (Vipāka) tương ứng với năm tâm Thiện trên mà hành giả sẽ thọ hưởng sau khi chết. Năm loại là Hành (Kriyā), hay duy tác, chỉ chư Phật và chư vị A La Hán chứng nghiệm trong kiếp sống nầy, hoặc các vị A La Hán trong cảnh Sắc Giới.

37. Jhāna (Saṁskrt: Dhyāna), Thiền.

Danh từ Pāli nầy xuất nguyên từ căn "jhe", là suy gẫm. Ngài Buddhaghosa giải thích Jhāna như sau:

"Ārammaṇ'upanijjhānato paccanīkajhāpanato vā jhānaaṁ", gọi là Jhāna (Thiền) vì nó suy gẫm bám sát vào đối tượng, hay bởi vì nó thiêu đốt những chướng ngại (Nīvaraṇas). Jhāna là chăm chú mạnh mẽ gom tâm vào một đối tượng.

Trong bốn mươi đề mục để gom tâm được kể ra ở chương 9 của quyển sách nầy, hành giả chọn đề mục nào thích hợp với tâm tánh mình nhất. Ðề mục nầy được gọi là Parikamma Nimitta, đề mục sơ khởi, hay chuẩn bị.

Hành giả chuyên chú gom tâm vào đề mục nầy cho đến khi tâm mình hoàn toàn an trụ vào đó, tất cả mọi vọng tưởng ngoại lai đương nhiên đều bị loại bỏ ra ngoài. Hành giả sẽ tiến đến giai đoạn mà dầu mắt nhắm cũng có thể hình dung đối tượng sơ khởi. Không để gián đoạn, hành giả liên tục gom tâm trên hình ảnh hình dung (Uggaha nimitta) ấy cho đến khi phát triển hình ảnh khái niệm (Paṭibhāga nimitta).

Hãy lấy đề mục Paṭhavi Kasiṇa, hình tròn bằng đất, làm thí dụ:

Một mặt tròn độ ba tấc bề kính, cạo gọt trơn bén, tô mặt láng và đều đặn, làm bằng đất sét màu da trời lúc bình minh. Nếu không có đất sét màu nầy có thể dùng một loại đất sét khác.

Mặt tròn bằng đất sét nầy được gọi là Parikamma Nimitta, đề mục sơ khởi. Ðặt cái kasiṇa ấy cách chỗ mình ngồi độ một thước, hành giả chăm chú gom tâm vào đó và niệm thầm paṭhavi, paṭhavi ... (đất, đất...). Mục đích là gom tâm vào một điểm.

Khi hành như thế một ít lâu -- có thể hằng tuần, hằng tháng, hoặc hằng năm -- hành giả đạt đến mức độ dầu nhắm mắt lại cũng hình dung được cái vòng tròn kasiṇa. Ðề mục hình dung ấy gọi là Uggaha Nimitta. Ðó là hình ảnh của đối tượng sơ khởi phát hiện trong tâm. Hành giả tiếp tục gom tâm vào đề mục được hình dung (Uggaha Nimitta) nầy, vốn là hình ảnh của cái kasiṇa mà hành giả hình dung trong tâm, cho đến khi phát triển một hình ảnh khái niệm gọi là Paṭibhāga Nimitta.

Sự khác biệt giữa Uggaha và Paṭibhāga Nimitta là trong hình ảnh hình dung, Uggaha Nimitta, hành giả còn thấy rõ ràng những khuyết điểm của đề mục như lồi lõm v.v... còn trong hình ảnh khái niệm, Paṭibhāga Nimitta, thì không còn thấy nữa mà đề mục chỉ xuất hiện như một "vỏ ốc xa cừ trau giồi bóng láng". Hành giả không còn thấy hình dáng và màu sắc nữa. Paṭibhāga "chỉ còn là một hình thức phát hiện, và khởi sanh do tri giác".

Trong lúc liên tục chuyên chú gom tâm vào khái niệm trừu tượng như vậy, hành giả đạt đến mức độ gọi là "cận định" (Upacāra Samādhi) và năm chướng ngại tinh thần (Nīvaraṇa) cố hữu, luôn luôn cản trở tiến bộ tinh thần như tham dục (Kāmachanda), oán ghét (Paṭigha), hôn trầm - thụy miên (Thīna-Middha), phóng dật-lo âu (Uddhacca-Kukkucca), và hoài nghi (Vicikicchā) tạm thời được khắc phục. Vào một lúc nào, hành giả có thể bất thần nhập định (Appanā Samādhi) và đắc Thiền (Jhāna), thọ hưởng trạng thái an tĩnhvắng lặng của tâm an trụ. Khi sắp thành đạt trạng thái nhập định (Appanā Samādhi) tiến trình tư tưởng của hành giả trôi chảy như sau:

Bhavaṅga, Manodvārāvajjana, Parikamma, Upacāra, Anuloma, Gotrabhū, Appanā.[1]

Khi luồng tâm dừng lại, Ý Môn Hướng Tâm phát sanh và lấy hình ảnh khái niệm (Paṭibhāga) làm đề mục. Liền sau đó, như trường hợp có thể xảy diễn, tiến trình Javana bắt đầu với Parikamma, hoặc Upacāra. Parikamma là chặp tư tưởng chuẩn bị, hay sơ khởi. Upacāra có nghĩa gần kề, cận định, bởi vì nó đến cận bên trạng thái nhập định (Appanā Samādhi). Chính đến chặp tư tưởng Anuloma (thuận thứ) tâm hội đủ điều kiện để cuối cùng nhập định, Appanā (toàn định). Gọi là Thuận Thứ (Anuloma) bởi vì chặp tư tưởng hay sát-na tâm nầy khởi sanh tương hợp thuận chiều với tâm định, Appanā. Sau đó đến chặp Gotrabhū (Chuyển Tánh), chặp tư tưởng vượt thoát ra khỏi Dục Giới. Gotrabhū có nghĩa là cái gì chế ngự, "bhū", huyết thống phàm tục, "Gotra". Tất cả những chặp tư tưởng của tiến trình Javana, từ đầu đến chặp Gotrabhū (Chuyển Tánh) đều thuộc Dục Giới. Tức khắc sau giai đoạn chuyển tiếp Gotrabhū, trong một chặp duy nhất, liền phát sanh chặp Appanā, dẫn ngay vào Thiền (Jhāna). Tâm nầy thuộc Sắc Giới và được gọi là Sơ Thiền Sắc Giới. Trường hợp của một vị A La Hán, đó là Tâm Hành (Kriyā Citta), hay Duy Tác, ngoài ra nó là tâm Thiện (Kusala). Tâm nầy tồn tại trong một chặp tư tưởng rồi trôi trở lại vào trạng thái Bhavaṅga.

Hành giả tiếp tục chuyên chú gom tâm và phát triển trạng thái Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, và Ngũ Thiền cùng một phương thức như đã mô tả ở phần trên.

Năm tầng Thiền Quả (Jhāna Vipāka) là hậu quả tương ứng của năm tầng Thiền Thiện. Hành giả chỉ có thể chứng nghiệm Thiền Quả nầy sau khi chếttái sanh vào Sắc Giới. Thiền Thiện (Kusala Jhāna) và Thiền Hành (Kriyā Jhāna) thì có thể được chứng nghiệm trong Dục Giới, có khi liên tục trọn cả ngày. Năm chi Thiền: Tầm, Sát, Phỉ, Lạc và Nhất Ðiểm đồng phát sanh trong tâm toàn định (Appanā) bao gồm cái được gọi là Thiền (Jhāna).

Trong tầng Nhị Thiền, chi thiền đầu tiên (Tầm) được loại. Ðến tầng Tam Thiền, hai chi đầu được loại. Ở tầng Tứ Thiền, ba chi đầu được loại. Và cuối cùng, đến tầng Ngũ Thiền, chí đến chi thiền "Lạc" cũng bị loại và "Xả" thay vào.

Ðôi khi, như trong Visudhi Magga, Thanh Tịnh Ðạo, chỉ ghi nhận có bốn tầng Thiền, từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền. Ở trường hợp nầy thì Nhị Thiền chỉ gồm ba chi, Phỉ, Lạc và Nhất Ðiểm. Cả hai chi thiền đầu tiên, Tầm và Sát, đều bị loại bỏ.

38. Vitakka, Tầm.

Xuất nguyên từ "vi" + căn "takk", suy nghĩ. Danh từ nầy thường được dùng trong nghĩa suy tư hay suy gẫm. Ở đây Vitakka là một danh từ kỹ thuật, có nghĩa đặc biệt. Ðó là cái gì hướng những trạng thái cùng phát sanh đồng thời về đối tượng (Ārammaṇaṁ vitakketi sampayutta-dhamme abhiniropeti' ti vitakko). Như người cận thần được vua yêu chuộng hướng dẫn một nông dân quê mùa đi vào cung điện, cùng thế ấy Vitakka, Tầm, hướng dẫn tâm đến đề mục. Vitakka (Tầm) là một tâm sở không có tánh cách đạo đức, tức không thiện cũng không bất thiện. Liên hợp với tâm thiện (Kusala Citta) là thiện. Khi liên hợp với tâm bất thiện (Akusala Citta) là bất thiện. Chi Thiền "Tầm" là một hình thức phát triển khá cao của tâm sở Tầm, Vitakka. Và một hình thức phát triển cao độ hơn nữa của Vitakka phát sanh trong Ðạo Tâm (Magga Citta). được gọi là Sammā Saṅkappa, Chánh Tư Duy. Vitakka (Tầm) của Ðạo Tâm đưa các tâm sở hướng đến Niết Bàntiêu diệt Micchā Vitakka như tham dục (Kāma), thù hận (Vyāpāda), và hung bạo Vihiṁsā). (Trong chữ Micchā Vitakka, "Micchā" có nghĩa sai lạc, bất thiện, vậy Micchā Vitakka là các tâm sở bất thiện, lầm lạc, như tà tư duy). Chi thiền "Tầm" tạm thời khắc phục trạng thái hôn trầm thụy miên (Thīna-Middha), một trong năm pháp triền cái, hay năm chướng ngại tinh thần (Nīvaraṇa).

Do nhờ chuyên chú thực hành liên tục, hành giả đạt đến tầng Nhị Thiền bằng cách loại trừ chi thiền "Tầm". Trong trường hợp chỉ tính có bốn tầng Thiền như trong Thanh Tịnh Ðạo, thay vì năm, thì khi đắc Nhị Thiền hành giả loại trừ cả hai chi thiền, Tầm và Sát (Vitakka và Vicāra) cùng một lúc.

39. Vicāra, Sát

Xuất nguyên từ "vi" + căn "car" có nghĩa di chuyển hay lang thang bất định. Danh từ nầy thường được gọi là "Sát", hay "Tứ", tức quan sát, dò xét. Ở đây Vicāra có nghĩa là liên tục đặt tâm trên đối tượng. Chi thiền "Sát" tạm thời khắc phục triền cái hoài nghi (Vicikicchā).

Theo Bản Chú Giải, Vicāra là cái gì di động quanh đối tượng.

Dò xét, quan sát đối tượng là đặc tánh của tâm sở nầy. Vitakka (Tầm) cũng tựa như con ong bay hướng về một cái hoa. Vicāra (Sát) như ong vo vo bay quanh quẩn cạnh trên hoa. Khi Tầm và Sát là hai chi thiền, thì hai chi thiền nầy liên hệ tương quan mật thiết với nhau.

40. Pīti, Phỉ.

Tâm hứng thú, hân hoan, thích thú. Danh từ Pīti xuất nguyên từ căn "pi", hoan hỷ, thích thú. Danh từ Pīti thường được dịch là Phỉ, hay Hỷ. Nhưng Pīti không phải là một loại cảm thọ (Vedanā) như Sukha, Lạc. Ðúng ra Pīti, Hỷ là tâm sở đến trước, và trong khi xuất hiện, báo hiệu rằng sắp có Sukha, thọ Lạc, phát sanh. Như hai chi thiền đầu tiên Pīti, chi thiền Hỷ cũng là tâm sở đồng phát sanh cùng với cả hai tâm thiện và bất thiện. Ðặc điểm của tâm sở nầy là tạo thích thú cho đối tượng. Pīti tạm thời khắc phục triền cái oán ghét (Vyāpāda), sân hận, hay bất toại nguyện.

Có năm loại Pīti (Hỷ) là:

1. Khuddaka Pīti, cái vui làm rùng mình, rởn óc, hay "nổi da gà".

2. Khaṇika Pīti, cái vui thoáng qua mau lẹ như trời chớp.

3. Okkantika Pīti, cái vui tràn ngập như sóng biển trườn lên bãi.

4. Ubbega Pīti, cái vui thanh thoát đem lại cho hành giả cảm giác nhẹ nhàng như bông gòn lững lơ bay theo chiều gió.

5. Pharaṇa Pīti, cái vui thấm nhuần toàn thể châu thân như bong bóng được thổi phồng hay trận lục tràn lan làm ngập cả ao vũng.

41. Sukha, Lạc

an lạc hay hạnh phúc yên tĩnh. Sukha là một loại cảm thọ thích thú. Nghịch nghĩa của Sukha là Uddhacca và Kukkucca, phóng dậtlo âu. Cũng như Vitakka (Tầm) đến trước, báo hiệu có Vicāra (Sát) sắp khởi sanh, cùng thế ấy, Pīti (Phỉ) đến truớc và báo hiệu sắp có Sukha (Lạc).

Ðặc tánh của Sukha là thỏa thích hưởng thọ một cái gì mình mong muốn, như ông vua đang hoan hỷ thưởng thức một cao lương mỹ vị. Pīti (Phỉ) tạo cho hành giả trạng thái cảm nghe hứng thú trong đề mục, còn Sukha (Lạc) thì giúp hành giả thỏa thích hưởng thọ đề mục.

Khách lữ hành mệt mỏi đi trong sa mạc thấy xa xa có cụm cây và ao nước. Trạng thái vui mừng trước khi thật sự thọ hưởng là Pīti, Phỉ. Khi đến tận ao nước, trạng thái thỏa thích tắm rửa và uống nước là Sukha, Lạc.

Nên phân biệt trạng thái thích thú tinh thần nầy với Ahetuka Kāyika, thích thú về vật chất. Tâm sở Sukha nầy đồng nghĩa với Somanassa. Ðây là trạng thái thích thú không liên quan đến lạc thú vật chất. Trái lại, thọ Hỷ nầy chính là hậu quả dĩ nhiên của sự từ bỏ thú vui vật chất (Nirāmisa Sukha). Hạnh phúc Niết Bàn lại càng tế nhị và cao thượng hơn hạnh phúc của Thiền (Jhāna) nhiều. Hạnh phúc Niết Bàn không còn là một cảm giác (thọ), mà là sự giải thoát trọn vẹn ra khỏi mọi đau khổ (Dukkhūpasama). Hạnh phúc Niết Bàn có thể ví như trạng thái thoải mái dễ chịu của người tàn phế khi được phục hồi trở lại, mạnh khoẻ như thường. Ðó là trạng thái thoát ra khỏi một cảnh khổ, hạnh phúc giải thoát.

42. Upekkhā, Xả.

Ðúng theo ngữ nguyên, Upekkhā là thấy (ikkhati) một cách vô tư (upa = yuttito) . Ðó là nhìn đối tượng với tâm quân bình. Sách Atthasālinī ghi: "Ðây là trạng thái vô tư (majjattaṁ) liên quan đến đối tượng và bao hàm một sự hiểu biết phân giải (paricchindanakaṁ ñāṇaṁ)."

Ðây là lối giải thích chỉ riêng biệt áp dụng cho danh từ Upekkhā trong các loại tâm "Ðẹp", hay Tịnh Quang Tâm, đồng phát sanh cùng tri kiến. Trong các loại tâm Bất Thiện (Akusala) và Vô Nhân (Ahetuka), Upekkhā chỉ là cảm giác vô ký suông, không-vui-không-buồn, không có dấu vết gì của một sự hiểu biết phân giải. Trong các loại tâm "Ðẹp" thuộc Dục Giới (Kāmāvacara Sobhana) cũng có thể có cảm giác vô ký suông, như trường hợp người nghe Pháp mà không thích thú. Ngoài ra còn có một hình thức Upekkhā tế nhị, nhìn đối tượng với tâm rõ ràng vô tư và có sự hiểu biết phân giải, như trường hợp một người sáng suốt nghe Giáo Pháp với tâm phán đoánvô tư.

Riêng Upekkhā của tâm Thiền (Jhāna) có một tầm quan trọng về mặt đạo đứctâm lý. Chắc chắn đây không phải là loại Upekkhā, thọ vô ký thông thường, phát hiện một cách tự động trong các tâm Bất Thiện (Akusala). Chi thiền Xả (Jhāna Upekkhā) được phát triển do một ý chí mạnh mẽ. Nhận định rằng chi thiền "Lạc" vẫn còn thô kịch, hành giả loại trừ luôn chi thiền ấy, như đã loại ba chi trước kia, và trau giồi, phát triển chi "Xả", Upekkhā, tế nhịthanh bình an lạc hơn nhiều.

Khi đắc Ngũ Thiền hơi thở cũng ngưng. Vì do nhờ ý chí, đã vượt lên khỏi cả hai, đau khổthỏa thích, hành giả cũng không còn cảm nghe đau đớn.

Chi thiền Upekkhā là một hình thức vi tế của tâm sở Tatramajjhattatā, bình thản, quân bình, một trong những tâm sở thiện tiềm tàng ngủ ngầm trong tất cả những loại tâm "Ðẹp" (Sobhana).

Trong câu Pāli: Upekkhā satipārisuddhi, sự trong sạch của tâm niệm phát sanh do trạng thái bình thản, 'trạng thái bình thản", hay tâm "Xả" (Upekkhā) được đề cập ở đây là Tatramajjhattatā. Tâm sở nầy cũng tiềm ẩn ngủ ngầm trong bốn tầng Thiền đầu tiên, nhưng đến Ngũ Thiền thì Tatramajjhattata nổi bật lên và trở thành vi tế đến mức cao độ. Cả hai, thọ vô ký (Upekkhā Vedanā) và trạng thái bình thản (Xả), được bao hàm trong Phạn ngữ Upekkhā, đều nằm trong Ngũ Thiền.

Vậy, có bốn loại Upekkhā như sau:

1. Thọ vô ký suông, chỉ là một cảm thọ nằm trong sáu tâm Bất Thiện (Akusala Citta).

2. Thọ vô ký tiêu cực (Anubhavana Upekkhā) nằm trong tám căn môn Vô Nhân (Ahetuka dvipañca-viññāṇa [2], những loại tâm Quả đi từng cặp Thiện và Bất Thiện, có liên quan đến giác quan)

3. Upekkhā có tánh cách trí thức, thường nằm trong hai tâm Hành Ðẹp (Sobhana Kriyā Cittas), đồng phát sanh cùng tri kiến, và đôi khi nằm trong hai tâm Thiện Ðẹp (Sobhana Kusala Cittas), đồng phát sanh cùng tri kiến.

4. Upekkhā có tánh cách đạo đứch nằm trong tất cả tâm Ðẹp (Sobhana Citta), hay Tịnh Quang Tâm, đặc biệt là trong Ngũ Thiền.

Brahmavihārupekkhā và Saṅkhārupekkhā có thể đuợc bao hàm trong cả hai loại Upekkhā -- trí thứcđạo đức [3] .

Brahmavihārupekkhā, tâm Xả của Tứ Vô Lượng Tâmtrạng thái bình thản, không chao động, tâm quân bình, trước những hoàn cảnh thăng trầm của đời sống. Saṅkhārupekkha, tâm Xả Hành, là trạng thái không ưa thích cũng không ghét bỏ, không luyến ái cũng không bất toại nguyện, đối với các pháp hữu vi, các vật được cấu tạo.

Sách Visuddhi Magga, Thanh Tịnh Ðạo, lược kê tất cả mười loại Upekkhā. Xem The Path of Purity quyển II, trang 184-186.

43. Ekaggata, Nhất Ðiểm Tâm

(eka + agga + tā) một điểm duy nhất, hay nhất điểm tâmtrạng thái gom tâm an trụ vào một điểm. Ðây là tâm sở nằm trong tất cả các tầng Thiền (Jhāna). Sammā Samādhi (Chánh Ðịnh) là Nhất Ðiểm Tâm nầy nằm trong Ðạo Tâm (Magga Citta) và tạm thời khắc phục triền cái tham dục.

Ghi chú:

[1] Bhavaṅga, Ý Môn Hướng Tâm, Ðề Mục Sơ Khởi, Cận Ðịnh, Thuận Thứ, Chuyển Tánh, Nhập Ðịnh.

[2] Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, Thiện và Bất Thiện. Ngoại trừ thân thức (kayaviññāṇa). Xem chú giải số 24 về Ngũ Song Thức. Có năm cặp (Ngũ Song, thiện và bất thiện)), nhưng trừ cặp thân thức, còn lại bốn (4x2=8)

[3] Xem Compendium of Philosophy, những trang 14, 66, và 229-232.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15013)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13447)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15133)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16499)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13217)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12588)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13467)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13421)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12770)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12076)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11975)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12649)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11478)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11783)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11158)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13281)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13165)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11590)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12171)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12358)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11954)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12751)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12372)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12203)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12263)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12010)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11956)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11229)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11372)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12379)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12468)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11998)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12966)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12047)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12603)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13014)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13945)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12739)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14873)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11926)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12190)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12884)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12774)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14770)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12750)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15394)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12581)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13218)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14243)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15547)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13139)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13570)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12488)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12091)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12897)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12987)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13217)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21337)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143672)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant