Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

04. Không Tu Theo Chánh Giác: Thành Các Thứ Tiên

22 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 11626)
04. Không Tu Theo Chánh Giác: Thành Các Thứ Tiên

Tây Tạng Tự - Bình Dương

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG
Người dịch: Thubten Osall Lama - Nhẫn Tế Thiền Sư


PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÁNH TÔNG

CHƯƠNG V: PHÂN BIỆT CÁC NGHIỆP QUẢ TẠO THÀNH TAM GIỚI. CHỈ RÕ CÁC CẢNH GIỚI TU CHỨNG VÀ CÁC CHƯỚNG NGẠI


IV. KHÔNG TU THEO CHÁNH GIÁC: THÀNH CÁC THỨ TIÊN

Kinh: “Anan, lại có chúng sanh từ loài người, không nương theo Chánh Giác tu pháp Tam Ma Đề, mà riêng tu vọng niệm tồn giữ tư tưởng, củng cố hình hài, đi vào rừng núi, người chẳng đến được, thành mười loại Tiên.

“Anan, các chúng sanh kia bền gắng dùng đồ bổ không ngừng nghỉ, khi đạo ăn được thành tựu, gọi là Địa Hành Tiên.

“Bền gắng dùng cỏ cây không ngừng nghỉ, khi đạo thuốc được thành tựu, gọi là Phi Hành Tiên.

“Bền gắng dùng kim thạch không ngừng nghỉ, khi đạo hóa chất được thành tựu, gọi là Du Hành Tiên.

“Bền gắng làm những động tác không ngừng nghỉ, khi đạo khí tinh được thành tựu, gọi là Không Hành Tiên.

“Bền gắng luyện nuớc bọt không ngừng nghỉ, khi nhuận đức đã thành tựu, gọi là Thiên Hành Tiên.

“Bền gắng hấp thụ tinh hoa không ngừng nghỉ, khi hấp thụ tinh túy thành tựu, gọi là Thông Hành Tiên.

“Bền gắng làm chú thuật không ngừng nghỉ, khi thuật pháp được thành tựu, gọi là Đạo Hành Tiên.

“Bền gắng chuyên chú tâm niệm không ngừng nghỉ, khi chuyên niệm được thành tựu, gọi là Chiếu Hành Tiên.

“Bền gắng về thủy hỏa giao cấu không ngừng nghỉ, khi cảm ứng được thành tựu, gọi là Tinh Hành Tiên.

“Bền gắng tập luyện biến hóa không ngừng nghỉ, khi tỉnh giác được thành tựu, gọi là Tuyệt Hành Tiên.

“Anan, những người này đều ở trong loài người mà luyện tâm, chẳng tu theo Chánh Giác, chỉ riêng được sanh lý, thọ ngàn vạn năm, nhàn nghỉ trong núi sâu hay trên hoang đảo giữa đại dương, dứt tuyệt với cảnh người. Đó cũng là ở trong vọng tưởng trôi lăn của sự luân hồi. Chẳng tu pháp Tam Muội nên khi quả báo hết thì trở lại tản vào trong sáu nẻo.

Thông rằng: Từ Địa Ngục, Ngạ Quỉ, Súc Sanh mà đến thì dư nghiệp chưa hết, chỉ tu theo Nhân Đạo là đủ rồi. Lại có hạng từ Nhân Đạo đến thì sáng suốt, không còn dám tập nhiễm ác nghiệp, họ cũng biết chỗ nên tu luyện là cái Tâm Tánh xưa nay, nhưng chẳng nương theo Chánh Giác Như Lai mà vào Tam Ma Địa, lại chỉ tu riêng theo vọng niệm, tồn giữ tư tưởng, củng cố hình hài thành ra ngoại đạo. Do đó mà có mười thứ Tiên.

Tiên nghĩa là thay đổi, có thể khiến hình hài thay đổi mà không chết, cho là có Thần Ngã. Thần NgãThần Thức, đó là chủng tử sanh diệt từ vô thủy đến nay; cho nên dầu có thọ ngàn vạn năm mà khi quả báo hết thì lại tản vào trong sáu nẻo. Chánh Giác Như Lai y vào cái bất sanh bất diệt làm Nhân Địa Căn Bản, năm Ấm đều Không, đốn siêu ba cõi, dù cõi trời Phi Phi Tưởng cũng chẳng trụ huống gì là Tiên ư?

Mười loại Tiên là: Một là, ăn thuốc bổ như thu thạch, hồng nguyên... chỉ có thể sống lâu mà không thể bay nên làm Địa Hành Tiên.

Hai là, ăn tùng bá, phục linh, hoàng tinh, thương truật... lâu ngày thân thể nhẹ nhàng nên có thể phi hành.

Ba là, luyện kim thạch, diên hống, chuyển hóa chín lần thành Đan, có thể điểm hóa, đẩy nhà bay đi nên làm Du Hành Tiên.

Bốn là, nương theo động tĩnh của Âm Dương, Hùng Kinh, Điểu Thân [Tiếng của Đạo gia] để điều Khí, cố Tinh. Lâu ngày Tinh hóa thành Khí, Khí hóa Thần, Thần hoàn hư, dời thân trên không trung, nên gọi là Không Hành Tiên.

Năm là, nhai nuốt nước miếng, Thủy thăng lên, Hỏa giáng xuống, da dẻ như băng tuyết, mềm mại như trẻ thơ, chẳng có giao hòa với thế dục, không khác gì người trời, nên gọi là Thiên Hành Tiên.

Sáu là, hút nuốt tinh hoa, ăn ráng uống mây, thâu thái tinh hoa Nhật Nguyệt, âm thầm thông với cái Khí tinh túy nên có thể đi suốt qua, xuyên núi, qua đá không bị ngăn ngại. Loài giả mô [Con chàng hiu] hút cái tinh hoa của mặt trăng, ở chân mày có cục hột cóc nên ẩn lánh giỏi. Được cái Khí ấy còn có thể thông giỏi như thế huống là cái khí tinh hoa của trời đất? Gọi là Thông Hành Tiên.

Bảy là, kiên trì Chú Thuật, ngưng Thần chẳng loạn, Chú ấy hẳn linh hiển, cũng có thể bay cao. Tây Vực [Ấn Độ] hay truyền Chú này, ở trong giếng trì tụng ba năm thì tự có thể bay ra khỏi. Về nơi tự nhiên không thể nghĩ bàn, nên gọi là Đạo Hành.

Tám là, bền gắng chuyên niệm, âm thầm chầu về Thượng Đế, hoặc để tâm tưởng vào đỉnh môn, buộc tâm nơi rún, chỉ mà hay chiếu, chỉ dùng cái tâm soi chiếu mà chứng quả nên gọi là Chiếu Hành Tiên.

Chín là, phối hiệp Khảm Ly (Thủy Hỏa), Âm Dương giao cấu, trong ấy có Tinh mà chẳng phải là phàm Tinh. Kia cho rằng thu thái khí Âm để trợ cho Dương, mà tự mất của báu nhà mình là sai lầm. Ở đây cảm ứng một cách tự nhiên, trong khoảng khảy móng tay liền có thể sanh ra thuốc để thành Đan, ấy là khó gặp mà dễ thành vậy, nên gọi là Tinh Hành Tiên.

Mười là, tồn giữ cái Tưởng về thế gian thì đều thành ra biến hóa, chỉ chuyên tịch lặng chẳng biến đổi, bèn là một vị thanh tịnh, tâm tĩnh thân khô, hành vi dứt tuyệt thế gian, hơi tương tự như Duyên Giác, Nhị thừa nên nói là Tĩnh Giác. Tây Vực phần nhiều tu tập theo lối này, sanh lên cõi trời Phi Phi Tưởng.

Tóm cả lại, đều chẳng ngộ Chánh Giác, đều quy về Vọng Tưởng mà thôi.

Lữ Nham, tự là Động Tân, người Kinh Xuyên, sống vào cuối nhà Đường, ba lần đi thi không đỗ, ngẫu nhiênTrường An gặp Chung Ly Quyền trong quán rượu, được trao cho thuật trường sanh, thường dạo chơi chùa Quy Tông ở Lư Sơn, viết lên vách lầu chuông rằng:

“Một ngày thanh nhàn tự tại thân

Lục Thần hòa hiệp, ấy bình an

Đan điền có báu, thôi tìm Đạo

Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền”.

Sau đó không lâu, dạo qua núi Hoàng Long thấy khí màu tía tỏa thành lọng, nghi có dị nhân, bèn vào ra mắt, gặp lúc Tổ Hoàng Long cho đánh trống lên tòa thuyết pháp.

Tổ Long thấy, biết là Lữ Động Tân, bèn lớn tiếng rằng: “Cạnh pháp tòakẻ trộm pháp”.

Lữ nghiêm nghị bước ra, hỏi rằng: “Trong một hột dẻ chứa thế giới, nồi thịt nửa thăng nấu núi sông”. Hãy nói ý này như thế nào?”

Tổ chỉ ra rằng: “Ấy là quỷ giữ thây ma”.

Ông Lữ nói: “Nào ngại, trong túi có thuốc trường sanh bất tử!”

Tổ Long nói: “Dầu trải tám vạn kiếp, rốt cuộc cũng lạc không vong”.

Ông Lữ coi thường, phóng gươm vào hông, mà kiếm không đụng được, bèn làm lễ xin chỉ dạy.

Tổ Long hỏi vặn: “Nồi thịt nửa thăng nấu núi sông, thì chẳng hỏi, như sao là Trong một hạt dẻ chứa thế giới?”

Ông Lữ ngay lời nói liền khế hợp, làm bài kệ:

“Vất quách túi bầu, đập đàn cầm

Như nay hết khoái Hống Trung Kim [Hống trung Kim: theo Tiên Gia, tu luyện để thu lấy tinh hoa trong thủy ngân]

Từ lần gặp được Hoàng Long đó

Mới rõ trước giờ lạc dụng tâm!”.

Tổ dặn dò gắng giữ gìn nghiêm mật.

Sau, ông ra mắt thiền sư Trí Độ Giác ở Đàm Châu, có nói rằng: “Tôi ngao du Sâm Huyện ở Thiền Châu, hướng Đông xuống đến sông Tương, nay gặp Tổ Giác, thấy Ngài thiền học tinh minh, nguồn tánh thuần khiết, xếp gối tĩnh tọa, thu quang nội chiếu, ngoài một cái áo thô không còn áo nào khác, ngoài một bình bát không còn thức gì khác, đến bờ bên kia sanh tử, đập nát võ phiền não.

“Nay đây y [Aùo] Phật lặng bặt, hề, không truyền. Thiền lý diệu huyền, hề, đâu tuyệt. Giữ gìn hưng vượng, ở thầy tôi chăng?”

Bèn làm một bài ký rằng:

“Người đạt, đổi tâm mới cứu đời

Thánh hiền truyền pháp chẳng rời Chân

Thỉnh thầy khai nói Tây lai ý

Đến nay thất tổ vẫn không người”.

Như Ông Lữ đã nhờ Tổ Hoàng Long chỉ bày, bèn y Chánh Giác tu Tam Ma Địa, không đến nổi làm vị khách của mười hai loại Tiên vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15517)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14965)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14799)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13245)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14411)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20167)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18397)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30719)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12391)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15503)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13732)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13912)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13510)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14420)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13690)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16700)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15352)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31187)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18767)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14961)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14553)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14556)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13759)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19673)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14417)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14497)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14694)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14725)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17883)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13518)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13658)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14915)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14130)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16391)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15292)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13460)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13119)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13252)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12971)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14059)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14691)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14190)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14586)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12979)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13785)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13236)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13720)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14655)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14726)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13247)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12803)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13718)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13662)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13295)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13856)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13667)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12557)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14793)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12848)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12413)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant