Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phụ Lục

22 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 11775)
Phụ Lục

Tây Tạng Tự - Bình Dương

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG
Người dịch: Thubten Osall Lama - Nhẫn Tế Thiền Sư


PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÁNH TÔNG

CHƯƠNG II: NƯƠNG CHỖ NGỘ MÀ TU

PHỤ LỤC

Kinh Lăng Nghiêm nói rằng “Từ Văn, Tư, Tu vào Tam Ma Địa. Ban đầu ở trong cái Nghe, vào dòng mất Sở. Chỗ vào đã lặng, hai tướng động tĩnh rõ ràng chẳng sanh. Như thế tăng dần, cái Nghe và chỗ Nghe hết, cũng không trụ vào cái hết Nghe này, thì cái Giác và chỗ Giác đều không. Cái không Giác cùng tột tròn vẹn, thì năng không và sở không đều diệt. Sanh diệt đã diệt, Tịch Diệt hiện tiền”.

Đây là cửa vào Đạo của Bồ Tát Quán Thế Âm, lý rất tinh thâm, ngôn ngữ luận bàn chẳng tới nổi.

Tôi tình cờ cùng pháp sư Càn đàm luận, thấy có ý vị, nhân thuật ra đây.

Chỗ nói rằng “Từ Văn, Tư, Tu mà vào Tam Ma Địa” là nói từ việc “Xoay lại cái Nghe” mà xuy xét (Tư); từ xoay lại cái Nghe mà Tu. Tức từ xoay lại cái Nghe mà thể nhập, cho đến địa Chánh Định chẳng sanh chẳng diệt. Tam Ma Địa này vốn không động lay, lặng trong thường tịch. Chỉ vì cảm theo thanh trần, nên cái căn nghe dính che tánh trong lặng mà khởi ra, cho đến nghe tiếng rồi đuổi theo tiếng, trôi lăn mà quên trở lại, cách lìa hẳn với Tam Ma Địa rồi vậy.

Như chỉ từ Văn, Tư, Tu mà vào, thì tánh Nghe tức là Lý, Tư là Trí, Tu là Hạnh. Ba đức Lý, Trí, Hạnh viên dung, cùng đến một lúc. Cho nên, hễ xoay lại cái Nghe thì Tư (suy xét) đã ở trong ấy rồi; hễ xoay lại cái Nghe thì Tu đã ở trong ấy rồi. Cái Thánh Huệ Tư, Tu từ chỗ xoay lại cái Nghe mà sanh, bước bước về Chân, địa địa tăng tiến, như văn đoạn sau nói rõ, đó là thứ tự vào Tam Ma Địa.

Ban đầu, ở trong cái Nghe, ngược dòng mà xuôi vào: chẳng vào thanh trần mà vào dòng Thánh, tức cùng Tự Tánh nương nhau, ngoài mất đi cái Sở.

Phàm cảm nhận thanh trần hẳn phải có cái Sở, nay tuy mất cái Sở, còn chưa vắng lặng được. Đang khi tiếng động, thì thấy có tướng động mà muốn cho mất đi. Đang khi tiếng im lặng thì thấy có tướng tĩnh mà muốn theo trụ vào. Hai tướng động tĩnh rõ ràng nên chưa có thể vắng lặng. Tuy từ chỗ mất đi cái Sở mà nhập vào cho đến chỗ tịch nhiên, mà cái động tự nó động, ta chẳng biết cái động ấy, thì tướng động nào có tự sanh? Cái tĩnh ấy là tự tĩnh, ta chẳng biết cái tĩnh, thì tướng tĩnh nào tự có sanh? Mất cái sở đến cùng cực, thì không chỉ tướng động bất khả đắc, mà tướng tịnh cũng bất khả đắc vậy.

Hai tướng động tĩnh đó là chỗ duyên ra của cái căn Nghe, nên là cái cảnh Sở Văn. Hai tướng chẳng sanh, rõ ràng sáng tỏ, đó cũng là cái căn Năng Văn. Mất cái Sở Văn thì dễ, mà mất cái Năng Văn thì khó. Như thế tăng dần, đi tới chẳng ngừng, đã mất cái Sở, lại mất cái Năng, thì cả Sở Văn và Năng Văn đều hết sạch. Sở Văn (Chỗ Nghe) là thanh trần. Từ chỗ mất cái Sở lần lần cho đến khi Sở Văn hết, rốt không có gì để nghe nữa, ắt thanh trần tiêu mất vậy. Năng Văn là cái căn Nghe. Từ vào dòng lần lần cho đến chỗ Năng Văn hết, rốt không còn cái Nghe ắt căn Nghe tiêu mất. Căn, Trần đều mất, quay về chỗ dứt tận. Có tướng hết để được, tức là chấp không. Nếu trụ nơi không, thì tuy được Sở Giác không mà chưa được Năng Giác không vậy. Nay ngoài hết sạch các Trần, trong hết sạch căn Nghe, như vậy chỗ hết nghe cũng không trụ bám, thì không chỉ Sở Giác không mà Năng Giác cũng không.

Sở Giác không, là nhân vô ngã. Năng Giác không, là pháp vô ngã. Chứng Nhân Vô Ngã dễ, chứng Pháp Vô Ngã khó. Phải lấy cái Chân Không Đại Thừa mà không thì Năng Giác mới không. Có cái không để không cái Giác, thì cái không chưa được toàn vẹn. Có cái Giác để giác cái không thì cái Giác chưa được viên dung. Độc chỉ lấy cái Không mà không cái Giác, cùng quên đi cái Không, lấy cái Giác mà giác cái Không, cùng quên đi cái Giác mới có thể gọi là Viên Dung vậy.

Nhưng như vậy còn chưa cùng cực. Cùng cực thì Không tức là Giác, cầu tướng Không chẳng thể có. Giác tức là Không, cầu tướng Giác chẳng thể có. Đó là Giác mà không có giác, Không mà không có không, nên mới là toàn vẹn rốt ráo. Độc chỉ Giác cùng cực tròn đầy, nên không có tướng giác để đắc, thì cái Sở Không diệt. Độc chỉ Không cùng cực, tròn đầy, nên không có tướng không để đắc, thì cái Năng Không cũng diệt. Sở Không diệt, đó là pháp không. Năng Không diệt, đó là không không. Năng Không, Sở Không đều chẳng sanh, mới gọi là “Sanh diệt đã diệt” vậy.

Còn tiếng thì có tiếng sanh, tiếng diệt. Còn cái Nghe thì có cái Nghe sanh, cái Nghe diệt. Còn cái Giác thì có cái Giác sanh, cái Giác diệt. Còn cái Không, thì có cái Không sanh, cái Không diệt. Đều là chưa lìa sanh diệt. Nay nhân không, pháp không, mà lại không không, phàm các thứ thuộc về sanh diệt đều đã diệt hết. Đó là chẳng sanh, chẳng diệt, một tánh Chân Như hiện bày trước mắt. Ôi, một tánh Chân Như sở dĩ chẳng hiện tiền, đều là do các pháp sanh diệt che khuất. Nay một mảy tơ sạch ráo, Chân Thể lộ bày, vốn tự tịch nhiên, vốn không có diệt, chẳng phải diệt dứt rồi sau mới diệt, nên gọi là Tịch Diệt.

Cái tánh tịch diệt này tùy chỗ hiển bày, chẳng cầu lìa tiếng mà tiếng tăm tự tịch diệt, chẳng cầu lìa nghe mà cái Nghe tự tịch diệt, chẳng cầu lìa giác mà giác tự tịch diệt, chẳng cầu lìa Không mà Không tự tịch diệt. Tịch diệt hiện tiền, chỗ nào chẳng Không ư?

Tam Ma Địa này, tức Đại Định Thủ Lăng Nghiêm, nên pháp môn Phản Văn, Xoay Lại Cái Nghe, là cương lĩnh bộ kinh này.

Đã được Tịch Diệt hiện tiền, phát khởi từ bi diệu dụng, thì há có pháp nào khác để độ người ư? Đời có người chưa được nhân không thì nói nhân không để độ. Đời có người chưa được pháp không thì nói pháp không để độ. Đời có người chưa được không không thì nói không không để độ. Cần yếu là về chỗ Tịch Diệt Hiện Tiền mà thôi vậy.

Đây là Nhất Tâm của Phật Phật, chẳng phải riêng gì Đức Quán Âm!

Chứng Đạo Ca của Ngài Vĩnh Gia nói:

“Tâm là căn, pháp là trần

Cả hai như dấu vết trên gương

Vết nhơ hết sạch, quang bày hiện

Tâm pháp đều vong, Tánh tức Chân”.

Đại ý là vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15594)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15037)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14880)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13308)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14476)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20244)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18464)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30783)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12444)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15534)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13793)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13966)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13557)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14501)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13755)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16752)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15416)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31282)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18863)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15042)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14646)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14614)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13836)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19731)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14480)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14554)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14754)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14803)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17970)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13619)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14989)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14201)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16478)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15378)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13550)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13198)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13313)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13024)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14131)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14754)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14276)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14650)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13044)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13823)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13290)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13788)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14718)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14816)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13333)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13720)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13370)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13921)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13727)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12652)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14865)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12898)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12502)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant