Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

01. Các Phép Tu Hành Sau Khi Đốn Ngộ, Phát Bồ Đề Tâm

22 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 10898)
01. Các Phép Tu Hành Sau Khi Đốn Ngộ, Phát Bồ Đề Tâm

Tây Tạng Tự - Bình Dương

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG
Người dịch: Thubten Osall Lama - Nhẫn Tế Thiền Sư


PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÁNH TÔNG

CHƯƠNG I: CHỈ BÀY CHÂN TÂM

Mục 9: Chỉ Nghĩa Quyết Định


I. CÁC PHÉP TU HÀNH SAU KHI ĐỐN NGỘ, PHÁT BỒ ĐỀ TÂM

Kinh: Ông Anan và cả đại chúng nghe lời Phật dạy, nghi lầm tiêu tan, ngộ được Thật Tướng, thân ý nhẹ nhàng an ổn, được cái chưa từng có. Rồi lại rơi nước mắt, đảnh lễ chân Phật, quỳ thẳng, chấp taybạch Phật rằng: “Đấng Vô Thượng Đại Bi, Thanh Tịnh Bảo Vương, khéo mở tâm chúng tôi, dùng đủ thứ nhân duyên như thế, phương tiện dìu dắt những kẻ chìm đắm trong tối tăm ra khỏi bể khổ.

“Bạch Thế Tôn, nay tôi được vâng nghe Pháp Âm như vậy, biết Như Lai Tạng, Diệu Giác Minh Tâm cùng khắp mười phương thế giới, trùm chứa các cõi nước của Như Lai trong mười phương, các cõi Phật Diệu Giác Vương trong sạch, quý báu trang nghiêm. Như Lai lại trách tôi đa văn mà không có công dụng, không kịp thời tu tập. Nay tôi giống như người long đong phiêu bạt, bỗng nhiên gặp vị Thiên Vương cho cái nhà tốt; mặc dầu được cái nhà lớn, nhưng cần yếu phải do cửa mà vào. Xin nguyện Như Lai, không bỏ lòng đại bi, chỉ bày cho chúng tôi, những kẻ mờ tối trong hội này, rời bỏ Tiểu Thừa, đều được con đường Phát Tâm căn bản đến Vô Dư Niết Bàn của Như Lai, khiến cho hàng Hữu Học biết theo đâu nhiếp phục các sự bám níu (phan duyên) lâu đời, được Tổng Trì Đà La Ni, nhập Phật Tri Kiến”.

Ông Anan nói lời ấy rồi, năm vóc mọp sát đất, trong hội một lòng mong đợi ý chỉ từ bi của Phật.

Thông rằng: Từ lúc bắt đầu, phân lựa Chân Vọng để phát minh Tánh Giác, cho đến chỗ nói lên cái Tánh Chân Thắng Nghĩa trong thắng nghĩa, để thông suốt các nghi ngờ, vướng mắc khiến cho tin hiểu Chân Tánh là Tâm Nhân Địa. Cái Tâm Nhân Địa đã chân thật, mới có thể viên thành quả địa tu chứng. Thế nên, đoạn trước là phần Kiến Đạo. Từ đây về sau, riêng nói phần Tu Đạo.

Ông Anan đã được Pháp Thân, nhưng vẫn còn Vô Minh vi tế. Nay đã trừ các điều mê lầm, ngộ Thật Tướng, nhưng lại có lời than là không kịp thời tu tập. Rốt cuộc là vẫn còn là ở ngoài cửa. Tuy biết có cái nhà đẹp đẽ của Thiên Vương nhưng chưa thể vào. Sở dĩ không được cái cửa để vào, thứ nhất là, do còn ưa mến Tiểu Thừa, chẳng rõ con đường Phát Tâm căn bản; thứ hai là, do sự bám níu, đó chính là cái khổ mà không thể nhập Tri Kiến Phật. Tuy là do thói quen đa văn khiến như thế, nhưng cũng là vì hàng Hữu Học trong hội mà hỏi.

Tổ Mục Châu nói với đại chúng rằng: “Tất cả các ông có được chỗ đầu mối để vào chưa? Nếu chưa được cái chỗ đầu mối để vào, thì cần phải tìm cho ra chỗ đầu mối để vào, để sau này khỏi cô phụ lão tăng”.

Thiền sư Nghiêu Phong Xiêm thượng đường dạy: “Đông qua Thu lại, cửa lâu đài mở hoác. Nếu vào được, chớ có chần chờ. Các Thượng Tọa! Hướng vào trong ấy bước vào được chưa? Như bước vào được thì đúng như cổ nhân nói “Nơi đây là Di Lặc. Cửa nào chẳng Thiện Tài”. Nếu bước vào chưa được, ấy là các Thượng Tọa tự mình chạy điên. Chớ có đau đáu đứng hoài như vậy! Trân trọng!”

vị quan hỏi Tổ Mục Châu: “Ba cửa đều mở, theo cửa nào nhập?”

Tổ châu gọi lớn: “Thượng Thơ!”

Quan ứng tiếng: “Dạ!”

Tổ Châu nói: “Theo cửa Tín mà vào”.

Vị quan lại thấy bức họa trên vách, hỏi rằng: “Hai vị tôn giả đối mặt nhau bàn luận chuyện gì?”

Tổ Châu đánh cây lộ trụ, nói: “Trong Ba Thân, Thân nào chẳng nói pháp!”

Ngài Mục Châu môn phong cao ngất, đến chỗ này đều bày trọn hết rõ ràng, như tin đến nơi, bèn chẳng trải qua thứ bực.

Kinh: Khi ấy, Đức Thế Tôn thương xót các hàng Thanh Văn, Duyên Giác trong hội chưa được tự tại nơi Tâm Bồ Đề, cùng những chúng sanh về sau phát Bồ Đề Tâm trong thời mạt pháp, khi Phật diệt độ rồi, khai thị cho con đường tu hành nhiệm mầu Vô Thượng Thừa, mà tuyên giảng cho Anan và các đại chúng rằng : “Các ông quyết định phát Tâm Bồ Đề, đối với Pháp Tam Ma Đề nhiệm mầu của Như Lai chẳng sanh lòng mệt mỏi, thì trước hết nên rõ hai nghĩa quyết định của Sơ Tâm Giác Ngộ”.

Thông rằng: Chỗ Ông Anan hỏi, có hai nghĩa: Một là, con đường căn bản phát tâm để đến Vô Dư Niết Bàn của Như Lai. Hai là, nhiếp phục tâm bám níu, nhập Phật Tri Kiến. Bởi thế, Đức Thế Tôn nói lên hai nghĩa quyết định.

Muốn biết con đường Phát Tâm căn bản, phải chọn lựa gốc rễ Sanh Tử, để được cái Tánh Không Sanh Diệt, lấy đó làm cái Tâm Nhân Địa, rồi mới viên thành Diệu Đức Niết Bàn chẳng sanh chẳng diệt. Đây là nghĩa thứ nhất của Sơ Tâm.

Muốn nhiếp phục Tâm Phan Duyên bám níu, phải xét rõ gốc rễ phiền não, biết sáu Căn làm môi giới cho giặc, tự làm tự chịu. Chỉ cần chọn lựa một Căn viên thông, một cửa mà thâm nhập, thì sáu Căn hay biết kia, đồng thời trong sạch, đây là nghĩa thứ hai của Sơ Tâm.

Muốn đắc Vô Sanh, phải diệt sạch phiền não. Hết sạch phiền não, thì chứng Vô Sanh. Hai cái này chưa từng rời nhau được. Ở đây nói Diệu Tam Ma Đề, lại nói Diệu Tu Hành Lộ, là luôn luôn tỉnh thức nơi một chữ Diệu, cần yếu tương ưng với Diệu Minh, Minh Diệu, mà chẳng chấp lấy tướng để cầu Bồ Đề vậy.

Các hàng Thanh Văn, Duyên Giác chưa khỏi được sự chấp nắm lấy tướng, nên ở trong Bồ Đề chưa được tự tại. Duy chỉ ngộ một cái Diệu này, chẳng mượn khó nhọc, cần cù tu chứng, mới gọi là Vô Thượng Thừa vậy.

Sơ Tổ Đạt Ma đến Kim Lăng, Lương Võ Đế hỏi: “Trẫm lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng nhiều không kể xiết, vậy công đức thế nào?”

Tổ đáp : “Đều không có công đức”.

Vua hỏi : “Vì sao không?”

Tổ nói : “Đó chỉ là quả nhỏ của trời, người, là cái nhân hữu lậu, như bóng theo hình, tuy là có mà không thật”.

Vua hỏi : “Thế nào là công đức chân thật?”

Tổ nói : “Trí trong sạch, tròn đầy, mầu nhiệm, thể tự không tịch, công đức như thế không thể lấy thế gian cầu được”.

Vua lại hỏi : “Như thế nào là Thánh Đế Đệ Nhất Nghĩa”.

Tổ nói : “Rỗng rang như nhiên, tuyệt không có Thánh”.

Vua nói : “Vậy trước mặt trẫm đây là ai?”

Tổ nói : “Không phân biệt”.

Vua không lãnh hội được. Tổ biết căn cơ chẳng khế hợp, bèn ẩn qua Giang Bắc.

Ngài Tuyết Đậu tụng rằng:

“Thánh Đế rỗng nhiên,

Có đâu nói trúng!

Đối Trẫm là ai?

Lại nói : Không biết [Biết : phân biệt]

Bởi thế lặng lẽ qua sông

Há đâu khỏi sanh gai góc?

Cả nước đuổi theo, không trở lại

Nghìn thuở, muôn xưa, chẳng nhớ nhau

Hết nhớ nhau!

Gió mát khắp cùng, đâu chỗ tột?

Ngài nhìn qua trái, qua phải rồi nói: “Trong ấy lại có Tổ Sư chăng?”

Tự nói : “Có, thì kêu lại đây rửa chân cho lão tăng!”

Ngài Thiên Đồng tụng rằng:

“Rỗng nhiên không Thánh

Căn cơ xa tít

Đắc, chẳng trúng nhằm mũi mà quơ búa

Thất, chẳng quày đầu mà rớt vào ống bễ lò

Lặng lẽ ngồi yên tại Thiếu Lâm

Nín thinh toàn nêu lên chánh lệnh

Thu trong, trăng chuyển, sương vần

Ban đêm sao Bắc Đẩu soi cán

Y bát truyền con cháu không ngừng

Từ đó trời người thành thuốc, bệnh”.

Nếu luận về con đường Vô Thượng Thừa tu hành mầu nhiệm, thì Thánh Đế Đệ Nhất Nghĩa còn chẳng chịu cho, huống là rơi vào nghĩa thứ hai, thứ ba!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15564)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14998)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14845)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13262)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14446)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20207)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18423)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30754)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12420)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15521)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13755)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13928)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13531)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14452)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13723)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16729)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15385)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31230)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18822)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14995)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14592)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14578)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13787)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19695)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14436)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14519)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14716)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14764)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17913)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13565)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13696)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14948)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14155)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16424)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15331)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13486)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13147)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14084)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14724)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14221)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14616)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13001)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13810)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13262)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13745)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14688)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14757)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13275)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12834)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13737)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13672)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13326)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13886)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13694)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12592)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14818)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12878)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12446)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant