Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06. Chỉ Thẳng Tánh Thấy

22 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 11170)
06. Chỉ Thẳng Tánh Thấy

Tây Tạng Tự - Bình Dương

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG
Người dịch: Thubten Osall Lama - Nhẫn Tế Thiền Sư


PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÁNH TÔNG

CHƯƠNG I: CHỈ BÀY CHÂN TÂM

Mục 4: Phá Những Thuyết Nhân Duyên, Tự Nhiên


VI. CHỈ THẲNG TÁNH THẤY

Kinh: “Cho nên, Anan, bây giờ ông nên biết rằng: Khi thấy sáng, cái thấy chẳng phải là sáng. Khi thấy tối, cái thấy chẳng phải là tối. Khi thấy không, cái Thấy chẳng phải là không. Khi thấy ngăn bít, cái thấy chẳng phải là ngăn bít. Bốn nghĩa đó đã thành rồi, ông lại nên biết: khi Thấy mà có tướng Thấy, cái Thấy đó chẳng phải là Tánh Thấy. Cái Thấy mà do lìa tướng Thấy, đó là Tánh Thấy Siêu Việt (Kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến. Kiến do ly kiến, kiến bất năng cập).

“Vậy thì làm sao lại nói các tướng Nhân Duyên, Tự Nhiên hay Hòa Hợp?”

Thông rằng: Chỗ này Đức Thế Tôn hiển bày Đệ Nhất Nghĩa Đế, cái gọi là Con Đường Bồ Đề Nhiệm Mầu. Kiến và Kiến Duyên đủ năm thứ nghĩa: Sáng, Tối, Hư Không, Ngăn Bít là bốn thứ; Kiến Duyên và Kiến Tinh (cái Thấy) là một thứ Vọng Kiến. Thế Tôn ở chỗ này mà lựa ra cái Kiến Tinh chẳng phải là bốn thứ Sáng, Tối, Không, Bít. Lấy bốn nghĩa này suy ra để rõ được cái Thấy lìa duyên trần mà vẫn tự có. Ngay ở đây lại lựa ra cái Chơn Kiến (Tánh Thấy) soi rõ Kiến Tinh, là cái mà cái Thấy không thể bì kịp. Đây chính là mặt trăng thứ nhất, cho nên cái Thấy vẫn còn là vọng. A ha! Cái Chơn Kiến còn lìa cả mọi tướng thấy thì chỗ nào có hơi thở, bóng dáng gì để theo đó mà mô phỏng ra nó? Nói Nhân Duyên, nói Tự Nhiên, nói Hòa Hiệp, há chẳng là hư vọng ư?

Tổ Bá Trượng hỏi vị tăng: “Thấy không?”

Đáp: “Dạ, thấy”.

Tổ Trượng rằng: “Sau khi thấy thì như thế nào?”

Đáp: “Thấy chẳng có hai”.

Tổ Trượng nói: “Đã nói là thấy thì không hai, tức là không lấy cái Thấy mà thấy nơi Cái Vốn Thấy. Nếu Cái Vốn Thấy mà trở lại thấy, thì cái Thấy trước là đúng hay cái Thấy sau là đúng? Như nói, “Khi Thấy mà còn có tướng Thấy, đó chẳng phải là Chơn Kiến. Thấy mà do lìa tất cả tướng Thấy, cái Thấy ấy là Siêu Việt [Kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến. Kiến do ly kiến, kiến bất năng cập]”. Bởi thế, chẳng hành cái Pháp Thấy, chẳng hành cái Pháp Nghe, chẳng hành cái Pháp Giác Ngộ, thì Chư Phật liền thọ ký”.

Lại nữa, kinh Bảo Tích nói: “Pháp Thân chẳng có thể lấy Thấy, Nghe, Hay, Biết mà tìm cầu. Chẳng phải là chỗ thấy của con mắt thịt, vì là không có Sắc. Chẳng phải là chỗ thấy của Thiên Nhãn vì không Hư Vọng. Chẳng phải chỗ thấy của Huệ Nhãn, vì lìa hình tướng. Chẳng phải chỗ thấy của Pháp Nhãn, vì lìa các Hành. Chẳng phải là chỗ thấy của Phật Nhãn, vì lìa hết thảy Thức. Nếu chẳng tạo ra các thứ Thấy như vậy, thì gọi đó là cái Thấy của Phật”.

Xưa, thiền sư Thiệu Long ban đầu ra mắt Tổ Trường Lô, được chỗ đại lược. Nhân có người đưa đến bộ Ngữ Lục của Ngài Viên Ngộ, sư đọc mà than rằng: “Nghĩ đến chua thì chảy nước miếng. Tuy chưa rửa sạch gan ruột, đã khiến người được vui sướng. Chỉ hận là chưa được giáp mặt chuyện trò”.

Bèn từ giả Ngài Trường Lô mà qua chỗ Ngài Trạm Đường. Trước làm khách của Ngài Hoàng Long, hỏi Tổ Tử Tâm; kế đó tham yết Ngài Viên Ngộ.

Một hôm, đang nhập thất thì Ngài Viên Ngộ nói: “Khi thấy mà có tướng Thấy, cái Thấy ấy không phải là cái Thấy Chân Thật. Thấy do lìa tướng Thấy, cái Thấy ấy siêu việt”.

Rồi đưa tay lên mà nói: “Thấy không?”

Sư Long nói: “Thấy”.

Tổ Viên Ngộ nói: “Trên đầu để thêm cái đầu!”

Sư Long nghe thì tức thời khế ngộ.

Tổ Viên Ngộ quát nạt rằng: “Thấy cái gì?”

Thiệu Long đáp: “Tre dày chẳng ngại nước chảy qua”.

Tổ Viên Ngộ chấp nhận, khiến trông coi chỗ cất kinh.

Có người hỏi Ngài Viên Ngộ: “Thiệu Long yếu như thế, sao làm nổi?”

Ngài đáp: “Con cọp ngủ đó!”

Thiền sư Đức Sơn Quyên thượng đường dạy rằng: “Khi thấy mà có tướng Thấy, đó chẳng phải là Chơn Kiến. Thấy do lìa tướng Thấy, đó là cái Thấy siêu việt”.

Rồi hét lên rằng: “Cá kình uống hết biển, lộ ra nhánh san hô”.

Trong đại chúng bỗng có ông tăng bước ra, nói: “Trưởng Lão thôi đừng nói chiêm bao, mới hứa cho y đủ một con mắt lẻ”.

Người xưa ở nơi câu này (“Kiến kiến chi thời,...”) đều nhờ ngón tay mà thấy mặt trăng. Một hột thuốc Tiên biến đổi cốt phàm, quả chẳng dễ dàng!

Kinh: “Hàng Thanh Văn các ông hẹp hòi không biết, chẳng có thể thông đạt Thật Tướng thanh tịnh. Nay ta khuyên dạy ông hãy khéo tư duy, chớ nên trễ nải trên đường Bồ Đề Mầu Nhiệm”.

Thông rằng: Cái Thật Tướng thanh tịnh ai ai cũng sẵn đủ. Vậy tại sao hàng Thanh Văn chẳng có thể thông đạt? Bởi vì chấp trước vậy. Cái ý thức chấp trước, chốn chốn đều thọ duyên theo. Chỉ có cái là không thể duyên với Bát Nhã. Nên Đức Thế Tôn thương xót, khuyên hãy khéo tư duy. Phải ở nơi Thấy mà lìa thấy, chứng Diệu Bồ Đề. Đó tức là chỗ chẳng phải cái Thấy đến được vậy.

Tổ Giáp Sơn nói: “Trước mắt không có pháp. Trước mắt là ý, chẳng phải trước mắt là pháp. Đó chẳng phải là chỗ tai, mắt đến được. Diệu khế chỗ này”.

Tổ Thiên Đồng nêu ra rằng: “Cái lão Giáp Sơn mở banh cái bao bố, đem đồ châu báu thảy ra trước mặt các ông. Chính ngay khi đó thì làm sao đây? Trên đường chẳng lượm của rơi, người quân tử mới khen là tốt đẹp”.

Ngay cái thoại đầu tuyệt diệu thế này mà còn chẳng cho giữ lại trong ngực, Thật là đến chỗ của Kiến do lìa kiến vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15593)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15035)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14879)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13305)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14471)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20239)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18462)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30776)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12441)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15533)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13791)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13959)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13555)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14499)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13752)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16751)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15412)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31277)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18862)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15036)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14641)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14609)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13834)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19722)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14477)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14552)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14751)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14802)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17968)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13614)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13743)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14988)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14201)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16476)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15373)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13549)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13193)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13309)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13023)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14122)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14750)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14261)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14649)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13040)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13821)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13290)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13786)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14715)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14808)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13328)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13719)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13367)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13919)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13727)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12649)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14863)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12894)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12499)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant