Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

01. Hỏi Về Sự Sanh KhởiNhân Quả Của Lục Đạo

22 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 11197)
01. Hỏi Về Sự Sanh Khởi Và Nhân Quả Của Lục Đạo

Tây Tạng Tự - Bình Dương

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG
Người dịch: Thubten Osall Lama - Nhẫn Tế Thiền Sư


PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÁNH TÔNG

CHƯƠNG V: PHÂN BIỆT CÁC NGHIỆP QUẢ TẠO THÀNH TAM GIỚI. CHỈ RÕ CÁC CẢNH GIỚI TU CHỨNG VÀ CÁC CHƯỚNG NGẠI


I. HỎI VỀ SỰ SANH KHỞINHÂN QUẢ CỦA LỤC ĐẠO

Kinh: Phật nói lời ấy xong, liền khi đó, Ông Anan và cả đại chúng nhờ được Như Lai khai thị ý nghĩa mật ấn Bát Đát Ra, lại nghe được những tên gọi Liễu Nghĩa của kinh này, đốn ngộ được diệu lý tăng thượng để tu, tiến vào các Thánh Vị trong Thiền Na. Tâm tư rỗng lặng, đoạn trừ sáu phẩm phiền não vi tế tư-hoặc về tam giới.

Ông liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, chắp tay cung kính, bạch Phật rằng: “Đại oai đức Thế Tôn, Từ Âm không che ngại, khéo khai ngộ những lỗi lầm sâu kín nhỏ nhiệm của chúng sanh, khiến chúng tôi ngày nay thân tâm khoan khoái rỗng nhiên, được lợi ích lớn.

“Thưa Thế Tôn, cái Chân Tâm diệu minh trong sạch nhiệm mầu này bổn lai toàn khắp viên mãn, như thế cho đến đất đai, cỏ cây, các loài máy động vốn nguyên là Chân Như, đó là Chân Thể thành Phật của Như Lai. Nếu Phật Thể vốn chân thật như thế thì cớ sao lại có các nẻo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, tu la, người, Trời. Bạch Thế Tôn, những nẻo ấy là bổn lai tự có hay do tập khí hư vọng của chúng sanh khởi ra?

“Bạch Thế Tôn, như Tỳ Kheo Ni Bảo Liên Hương giữ Bồ Tát Giới, lén làm việc dâm dục, rồi nói càn rằng hành dâm chẳng phải sát sanh, chẳng phải trộm cắp, không có nghiệp báo! Phát lời ấy rồi, trước hết nơi nữ căn sanh ra ngọn lửa hừng lớn, sau nơi mỗi mỗi đốt xương lửa cháy phừng phừng, đọa địa ngục Vô Gián.

“Như Đại Vương Lưu LyTỳ Kheo Thiện Tinh: Lưu Ly vì giết hai họ hàng Cù Đàm; Thiện Tinh vì thuyết bậy rằng tất cả pháp đều rỗng không mà thân đang sống đọa vào địa ngục A Tỳ.

“Các địa ngục này là có chỗ nhất định, hay là tự nhiên mà khi mỗi người kia phát nghiệp thì mỗi mỗi riêng chịu?

“Xin Phật rủ lòng Đại Từ, khai thị cho kẻ non dại mê muội, khiến cho tất cả các chúng sanh trì giới nghe nghĩa quyết định, hoan hỉ đội đầu, cẩn thận giữ gìn không phạm”.

Thông rằng: Ông Anan nghe Phật bảo rằng “Mật ấn liễu nghĩa chỉ là một con đường hướng thượng rõ ràng, hẳn không có sự Tu vậy”. Nhưng vô minh bao kiếp bời bời há có thể trừ hết ngay sao? Do đó, nơi Diệu Lý tăng thượng tu lên các Thánh Vị được cái cửa ngộ vào thì tuần tự mở tỏ thân tâm, tâm tư rỗng lặng, đã được đoạn trừ sáu phẩm phiền não nhỏ nhiệm của Tư Hoặc thuộc về tam giới.

Tam Giới [Ba cõi] phân ra chín Địa, mỗi Địa có chín Phẩm. Đoạn trừ chín Phẩm của Dục Giới: Trừ sáu Phẩm đầu chứng quả Thứ Nhì, trừ ba Phẩm sau chứng quả Thứ Ba, A Na Hàm. Đoạn trừ hết mười tám Phẩm của hai giới SắcVô Sắc, chứng bậc Vô Học A La Hán.

Đoạn trừ sáu phẩm phiền não vi tế này là chỉ Thân Kiến, Biên KiếnTà Kiến đoạn trừ ở địa vị Sơ Quả. Kiến Thủ, Giới Thủ và Tham đoạn trừ ở địa vị Nhị Quả. Còn lại Sân, Mạn và Si đến địa vị Thứ Ba mới đoạn trừ. Ông Anan mới chứng Nhị Quả nên chỉ đoạn trừ được sáu Phẩm.

Chẳng đoạn Vô Minh thì chẳng chứng Vô Sanh. Tuy chứng Vô Sanhphiền não vô minh vi tế chưa hết thì chưa đắc Chân Ngộ vậy. Nên ông xin Phật nói rõ sâu xa về bảy nẻo luân hồi để mở chỗ nghi lầm, khiến cho người trì giới cẩn thận giữ gìn không phạm.

Chỗ nghi của Ngài Anan tuy tương tự với cái nghi “Bổn nhiên thanh tịnh sao bỗng sanh núi sông đại địa” ở trước. Nhưng ba thứ tương tục là do vọng kiến mà sanh ra, lại nữa, mười hai loại sanh đều là do điên đảo. Ông Anan há chẳng lãnh hội sao mà lại có nghi vấn này? Đó chính là vì sợ có người diệu ngộ trở lại chấp cái Chân Tâm trong sạch nhiệm mầu này xưa nay toàn khắp viên mãn, bèn nhận là đại địa, cỏ cây vốn một Chân Như, Chân Thể thành Phật, sao còn có các thứ địa ngục v.v... Đây là chấp cái Diệu Viênbác bỏ các nẻo, chỉ riêng rõ ràng việc hướng thượng mà chẳng đoạn dứt phiền não thì thường thường có cái bệnh này.

Nếu quả không có các nẻo địa ngục v.v... thì Tỳ Kheo Thiện TinhTỳ Kheo Ni Bửu Liên Hương đúng ra không có báo ứng rõ ràng. Nay cảm ứng rõ ràng, chẳng sai chạy thì các nẻo địa ngục phải là có. Há chẳng do tu tập lầm loạn mà đưa đến ư? Chỉ do nơi tu tập lầm loạn, nên không được chấp chặt nhất định là có, cũng không được chấp chặt nhất định là không. Tu tập chẳng lầm thì có cũng thành không. Tu tập đã lầm thì không cũng thành có. Chỗ này hoàn toàn do ở sự tu tập vậy. Trì Giới Luật, đoạn phiền não há có thể chẳng chăm chỉ cẩn thận ư?

Khi Tổ Bách Trượng thượng đường thì thường có một ông già nghe pháp rồi theo đại chúng đi ra.

Một hôm ông chẳng về, Tổ hỏi: “Đứng đó là ai?”

Ông già nói: “Vào thời Phật Ca Diếp tôi đã từng ở núi này. Có người học Đạo hỏi rằng: “Người tu hành còn rơi vào (lạc) nhân quả không?” Tôi đáp: “Chẳng rơi vào nhân quả”, bị đọa vào thân chồn năm trăm kiếp. Nay xin Hòa Thượng thay thế cho một chuyển ngữ””.

Tổ Bá Trượng nói: “Chẳng mê mờ nhân quả”.

Ông già nghe xong đại ngộ, cáo biệt rằng: “Tôi đã khỏi thân chồn rồi, ở phía sau núi, xin theo nghi thức tăng qua đời mà thiêu cho”.

Tổ khiến Ông Duy Na [Quản chúng] đánh bản, báo với đại chúng sau khi thọ trai thì mời hết, đi đưa vị tăng qua đời. Đại chúng không hiểu gì.

Tổ dẫn đại chúng đến cái hang ở sau núi, lấy trượng khều ra một xác chồn, rồi theo nghi thức hỏa táng.

Đến buổi tham học chiều, Tổ đang nêu lại câu chuyện thì Ngài Hoàng Bá bèn hỏi: “Người xưa đáp sai một chuyển ngữ mà đọa vào thân chồn hoang. Còn ngày nay chuyển chuyển đều chẳng lầm thì thế nào?”

Tổ nói: “Đến gần đây ta nói cho nghe!”

Hoàng Bá đến gần, đánh Tổ một cái.

Tổ vỗ tay cười rằng: “Sắp nói Hồ râu đỏ, lại có đỏ râu Hồ!”

Ngài Thiên Đồng tụng rằng:

“Một thước nước,

Một trượng sóng!

Năm trăm kiếp trước chẳng hề gì

Chẳng “lạc”, chẳng “mờ” thương lượng đi

Y xưa, rớt vào bộng cát đằng

Ha ha ha, hiểu vậy chăng?

Nếu mà ông liên miên lỗi lạc

Nào ngại ta ha hả cười hoài

Thần ca Thánh múa thành ra khúc

Khoảng ấy vỗ tay hát lý la”.

Viên thiền sư ở trong hội của Tổ Nam Công nghe hai nhà sư nhắc lại câu chuyện trên. Một vị nói “Chỉ như “Chẳng mờ nhân quả” thì cũng chưa thoát được thân cáo chồn!”

Vị kia lên tiếng: “Vậy thì “Chẳng sa nhân quả” thì cũng có bao giờ đọa vào thân cáo chồn ư?”

Ngài Viên hoảng hồn, kinh dị với các lời trên, vội lên Tổ Hoàng Bá, khi qua cái khe đầu am Tích Thúy, bỗng nhiên đại ngộ. Gặp Tổ Nam Công, kể bày câu chuyện chưa xong mà nước mắt ướt má.

Tổ Nam Công bảo Ngài lại chỗ nằm của ông thị giả mà ngủ.

Bỗng Ngài ngồi dậy đọc bài kệ:

“Chẳng “lạc”, chẳng “mờ”

Tăng tục vốn không kiêng cữ

Trượng phu khí phách như Vương

Nào chịu túi, chăn che đậy

Một cành liễu táo mặc tung hoành

Chồn cáo nhảy vào đàn sư tử”.

Tổ Nam Công cười lớn.

Vậy thì một cái anh chồn cáo này, trước kia sao là có, về sau sao là không? Các nhà ở nơi cái nhân duyên này, che đậy biết bao kẻ, mở thoát biết bao người. Thế mới biết chỗ đáng quý là Chân Ngộ vậy. Nếu chấp Diệu Viên mà bác bỏ các nẻo nghiệp thì quả là kiến giải của loài tinh chồn cáo vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15604)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15042)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14883)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13314)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14489)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20255)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18478)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30787)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12460)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15547)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13798)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13970)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13561)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14509)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13771)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16759)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15428)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31290)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18872)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15050)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14654)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14617)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13840)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19741)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14487)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14558)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14758)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14812)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17982)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13625)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13751)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14997)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14205)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16485)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15384)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13558)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13200)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13318)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13031)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14134)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14758)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14287)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14656)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13054)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13825)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13295)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13798)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14726)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14828)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13350)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12881)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13784)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13726)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13378)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13926)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13731)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12660)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14877)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12904)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12509)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant