Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

07. Chỉ Tánh Thấy Không Sanh Diệt

22 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 10404)
07. Chỉ Tánh Thấy Không Sanh Diệt

Tây Tạng Tự - Bình Dương

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG
Người dịch: Thubten Osall Lama - Nhẫn Tế Thiền Sư


PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÁNH TÔNG

CHƯƠNG I: CHỈ BÀY CHÂN TÂM

Mục 2: Chỉ Rõ Tánh Thấy


VII. CHỈ TÁNH THẤY KHÔNG SANH DIỆT

Kinh : Lúc bấy giờ Ông Anan cùng cả đại chúng nghe lời Phật dạy, thân tâm thư thái, nghĩ mình từ vô thủy đến nay bỏ mất Bản Tâm, vọng nhận bóng dáng do phân biệt tiền trần. Ngày nay khai ngộ, như hài nhi mất sữa bỗng gặp mẹ hiền, chắp tay lễ Phật, mong được nghe Như Lai bày tỏ cái chân, vọng, cái hư thật ở nơi thân tâm, và ở ngay hiện tiền phát minh ra hai cái Sanh Diệt và Chẳng Có Sanh Diệt.

Thông rằng: Trước, nói rằng: “Cái Thấy không có chỗ động, cái Thấy không có mở ra cuốn vào để chỉ bày rõ ràng cái Tánh không có sanh ra, không có diệt mất. Nhưng cái Tánh Bất Sanh Bất Diệt này hiện tìm thấy ở trong cái Thân Sanh Diệt. Cái Chơn Phát Minh Tánh là cái căn bản không sanh không diệt. Còn cái Vọng Phát Minh Tánh là cái căn bản sanh diệt. Ở trong ấy, hư thật khó biện rõ, nên cầu mong Như Lai bày rõ cho.

Xưa, Ông Tiết Giản hỏi Đức Lục Tổ: “Chư vị thiền đức ở chốn kinh đô đều nói rằng “Muốn được hiểu đạo, phải ngồi thiền, tập định. Nếu không nhờ thiền địnhđược giải thoát là điều không hề có”. Chưa rõ chỗ dạy của Sư ra sao?”

Tổ đáp: “Đạo do tâm ngộ, đâu phải ở ngồi. Kinh nói: Nếu nói Như Lai có ngồi, có nằm, thì đó là hành tà đạo. Vì sao thế? Không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, không có sanh, không có diệt, là pháp thiền trong sạch của Như Lai. Chư pháp Không Tịch [Rỗng lặng] đó là sự ngồi trong sạch của Như Lai. Rốt ráo không chỗ chứng, huống là ngồi ư?”

Tiết Giản thưa: “Sáng ví dụ Trí Huệ, tối ví dụ phiền não. Nếu chẳng dùng Trí Huệ soi phá phiền não, nhờ đâu mà vượt khỏi sanh tử từ vô thủy?”

Tổ nói: “Phiền não tức Bồ Đề, không hai, không khác. Nếu dùng Trí Huệ soi phá phiền não, đó là kiến giải của Nhị Thừa, là căn cơ của xe dê, xe nai. Bậc Thượng Căn Đại Trí ắt chẳng như thế”.

Ông Tiết thưa: “Như thế nào là kiến giải Đại Thừa?”

Tổ nói rằng: “Cái Minh và cái Vô Minh, phàm phu thấy là hai. Với người Trí liễu đạt thì cái Tánh của chúng là không hai. Tánh Không Hai đó là Thật Tánh. Thật Tánh ấy, ở phàm ngu chẳng diệt, tại Hiền Thánh cũng chẳng tăng, trong phiền não cũng không loạn, nơi thiền định cũng không hề lặng dứt. Chẳng đoạn chẳng thường, chẳng đến chẳng đi. Chẳng ở giữa, chẳng trụ trong, ngoài. Không sanh không diệt, Tánh Tướng như như. Thường trụ chẳng dời, gọi ấy là đạo”.

Tiết Giản thưa: “Thầy nói không sanh không diệt, khác gì ngoại đạo đâu?”

Tổ nói rằng: “Chỗ ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt ấy, là lấy Diệt dứt Sanh, lấy Sanh tỏ bày Diệt. Thế là diệt mà xem như chẳng Diệt, sanh mà nói Chẳng Sanh. Ta nói chẳng sanh chẳng diệt ấy, là Vốn Tự Không Sanh, nay cũng chẳng diệt, nên chẳng đồng ngoại đạo. Nếu ông muốn biết cái tâm yếu, chỉ với tất cả thiện ác đều chẳng dính dấp tới thì tự nhiên thấu vào được cái Tâm Thể trong sạch, trong trẻo như nhiên, hằng hằng vắng lặng, diệu dụng không cùng”.

Ông Tiết Giản nhờ lời chỉ dạy, hoát nhiên khai ngộ.

Đây là chỗ hiện tiền thấy có Sanh Diệt, bày rõ cái Chân Tánh chẳng có Sanh Diệt. Nếu chẳng phải là bực Phật với nhau thì không thể hiển bày rõ ràng như vậy.

Kinh: Khi ấy, vua Ba Tư Nặc đứng dậy bạch Phật: “Trước tôi chưa được vâng nghe lời Phật dạy bảo, tôi thấy các Ông Ca Chiên Diên, Tỳ La Chi Tử đều nói “Thân này chết rồi thì mất hẳn gọi là Niết Bàn. Nay tuy được gặp Phật, nhưng tôi vẫn còn hồ nghi. Xin Phật chỉ rõ làm thế nào chứng biết chỗ chẳng Sanh Diệt của Tâm này. Hiện giờ các hàng Hữu Lậu trong đại chúng cũng đều trông mong được nghe điều ấy”.

Phật nói: “Đại Vương, thân ông hiện đây, nay ta hỏi ông: cái thân xác thịt của ông có giống được như kim cương, còn hoài chẳng hoại, hay lại biến đổi và tan rã?”

- Thế Tôn, cái thân hiện đây của tôi, rốt cuộc cũng thay đổi và tiêu diệt.

Phật bảo: “Đại Vương, ông chưa từng diệt, làm sao biết là phải bị diệt?”

Thông rằng : Đức Thế Tôn nhủ lời, bước bước đều quay về Chân. Như hỏi “Ông chưa từng diệt, làm sao biết diệt?” Nếu là bậc Thượng Căn Lợi Trí thì liền ngộ “Cái người biết sự diệt, vốn chưa từng sanh diệt”, liền chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn.

nhà sư hỏi Tổ Vân Cư: “Mới sanh ra vì sao chẳng biết có?”

Đáp : “Chẳng cùng sanh”.

Hỏi : “Khi chưa sanh thì như thế nào?”

Đáp : “Chưa từng diệt”.

Hỏi : “Khi chưa sanh thì ở đâu?”

Đáp : “Có chỗ chẳng thu nạp”.

Hỏi : “Vì sao người chẳng thọ diệt?”

Đáp : “Diệt ấy chẳng thể được”.

Xem chỗ đối đáp của Tổ Vân Cư như thế, há phải mơ hồ! Cần rõ chuyện bên đó mới có thể xem lời nói này!

Kinh: “Bạch Thế Tôn, cái thân vô thường biến hoại của tôi đây tuy chưa diệt, song hiện giờ, tôi xét nó niệm niệm dời đổi, mãi mãi chẳng ngừng, như lửa thành tro dần dần tiêu mất. Tiêu mất chẳng ngừng nên tôi biết chắc thân này rồi phải diệt mất”.

Phật dạy: “Đúng thế! Đại Vương, tuổi tác của ông nay đã già yếu, vậy mặt mày của ông so với lúc còn bé như thế nào?”

- Bạch Thế Tôn, hồi còn bé nhỏ, tôi da thịt mịn màng, đến lúc trưởng thành, khí huyết đầy đủ, nay thì tuổi già, ngày thêm suy lão, hình sắc gầy ốm, tinh thần mõi mệt, tóc bạc da nhăn, sống chẳng còn lâu, so sánh thế nào được với thời trẻ mạnh?”

Phật bảo: “Đại Vương, hình dung của ông đâu có hư hao ngay”.

Vua bạch: “Thưa Thế Tôn, sự biến hóa âm thầm dời đổi nên tôi chẳng hay biết. Mưa nắng đổi dời lần đến như vầy. Vì sao? Tôi khi năm hai mươi tuy gọi là trẻ nhưng mặt mày đã già hơn khi mười tuổi. Khi ba mươi, lại suy sút hơn hồi hai mươi và đến nay sáu mươi hai, trông lại lúc năm mươi thì khi ấy còn khoẻ hơn nhiều. Bạch Thế Tôn, tôi thấy sự âm thầm thay đổi như thế, thân này tuy nay đã suy yếu, nhưng trong sự thay đổi còn chia từng mười năm một. Nếu tôi suy xét chín chắn hơn nữa thì cái sự biến đổi ấy đâu phải từng mười năm mà thật là mỗi năm mỗi thay đổi. Lại đâu phải mỗi năm mỗi thay đổi mà là mỗi tháng mỗi thay đổi, không những mỗi tháng thay đổi mà là mỗi ngày thay đổi. Suy cùng xét kỹ, thì sát na sát na, khoảng giữa mỗi niệm, không thể đứng yên, vậy nên tôi biết thân này rốt cuộc phải biến đổi và tiêu diệt”.

Phật bảo: “Đại Vương, ông thấy biến hóa dời đổi không ngừng, rõ là phải diệt. Vậy ông niệm niệm tiêu diệt như thế, ông có biết trong thân có cái gì không diệt chăng?”

Thông rằng: Sắc Thân huyễn hóa rốt cuộc phải biến diệt. Cái Pháp Thân thanh tịnh vốn chẳng có sanh diệt. Chẳng phải ngoài cái sắc thân riêng có Pháp Thân. Pháp Thân như biển lớn, Sắc Thân như bọt nước. Bọt nước có sanh có diệt, nước biển nhất như. Bậc Đại Ngộ thì “Huyễn hóa, không thân tức Pháp Thân”. Vậy nên biết, trong thân có cái chẳng hề hoại diệt vậy.

Tổ Thạch Đầubài kệ rằng:

“Hỏi am này: hư, chẳng hư?

Hư, chẳng hư vẫn nguyên ông chủ

Chẳng ở Nam Bắc với Đông Tây

Nền tảng vững bền, quan trọng nhất”.

(Vấn thử am, hoại bất hoại

Hoại dữ bất hoại, chủ nguyên lai

Bất cư Nam Bắc dữ Đông Tây

Cơ chỉ kiên lao dĩ vi tối).

Lại tụng:

“Trụ am này, thôi kiến giải

Ai khoe bày chiếu, muốn người mua

Hồi quang phản chiếu bèn về vậy

Rỗng suốt Linh Căn, không sau trước”.

(Trụ thử am hưu tác giải

Thùy khoa phô tịch đồ nhơn mãi

Hồi quang phản chiếu tiện quy lai

Khuyếch đại Linh Căn phu hướng bối).

Than ôi! Người người sẵn đủ Tánh chẳng sanh diệt này, sao lại theo dòng đuổi bắt sóng để chẳng thể hồi quang phản chiếu!

Kinh: Vua Ba Tư Nặc chấp tay bạch Phật: “Tôi thật không biết”.

Phật dạy: “Nay Ta chỉ cho ông cái Tánh không sanh diệt. Đại Vương! Ông năm mấy tuổi thì thấy nước sông Hằng?”

Vua bạch: “Khi tôi lên ba, mẹ tôi dẫn đi làm lễ Thần Kỳ Bà Thiên [Thần Trường Thọ], có đi qua sông ấy. Lúc ấy, tôi liền biết đó là nước sông Hằng”.

Phật bảo: “Đại Vương, như lời ông nói “Lúc hai mươi tuổi thì suy hơn lúc mười tuổi”, cho đến nay đã sáu mươi, năm tháng ngày giờ niệm niệm đổi thay. Vậy, khi ông ba tuổi, thấy nước sông này, rồi đến khi mười ba tuổi thì nước ấy thế nào?”

Vua bạch: “Thưa, cũng như khi lên ba, in hệt như nhau không khác gì, và đến nay tuổi đã sáu mươi hai, cũng vẫn không khác”.

Phật bảo: “Nay ông tự buồn là mình tóc bạc, da nhăn. Mặt ông hẳn phải nhăn hơn hồi trẻ. Vậy cái Thấy sông Hằng hiện giờ của ông so với cái Thấy sông Hằng lúc nhỏ có già trẻ gì không?”

Vua bạch: “Thưa Thế Tôn, không”.

Phật bảo: “Này Đại Vương, mặt ông tuy nhăn, nhưng Tánh của cái Thấy (Kiến Tinh Tánh) ấy chưa hề bị nhăn. Cái nhăn thì thay đổi còn cái không bị nhăn thì chẳng thay đổi. Cái thay đổi thì phải diệt, còn cái không thay đổi kia thì vốn không sanh không diệt, làm sao trong ấy lại có sanh tử cho ông thọ nhận mà ông lại còn dẫn lời của nhóm Mạt Già Lê kia, nói rằng “Thân này chết rồi thì diệt hẳn!”

Vua nghe xong lời dạy này, tin biết rằng thân này về sau, bỏ đời này qua đời khác, cùng với đại chúng nhảy nhót vui mừng, được sự chưa từng có.

Thông rằng: Ngoại đạo có sáu ông thầy:

Một là, Phú Lan Na Ca Diếp: cho rằng các pháp đều chẳng sanh, chẳng diệt.

Hai là, Mạt Già Lê Câu Xa Lê Tử: cho rằng chúng sanh tuy có khổ vui, nhưng không có nhân duyên, tự nhiên mà vậy thôi.

Ba là, Sán Đà Xa Tỳ La Chi Tử: cho rằng chúng sanh theo vận, thời gian chín muồi thì đắc đạo, đầy đủ tám vạn kiếp thì tự nhiên đắc đạo.

Bốn là, A Kỳ Da Sí Xá Khâm Ba La: cho rằng chúng sanh hiện chịu khổ báo, sau thì hưởng thọ vui sướng của Niết Bàn.

Năm là, Ca Lâu Cưu Đà Ca Chiên Diên: cho rằng các pháp cũng có, cũng không.

Sáu là, Tỳ Kiện Đà Nhã Đề Tử: cho rằng tất cả đều do Nghiệp định, không thể trốn lánh.

Tất cả đều là Đoạn Kiến vậy [Nhị kiến có hai thứ: Đoạn KiếnThường Kiến.- Đoạn Kiến: cái thấy sai lầm (vọng kiến), chấp chặt thân tâm con người dứt diệt (chết) Rồi chẳng còn nối sanh nữa, tức Vô Kiến]. Tuy cũng nói là chẳng sanh chẳng diệt, nhưng đó là đối với sanh diệt mà nói. Nhơn bởi sừng trâu Có (Hữu), mà nói sừng thỏ Không có (Vô). Đã có đối đãi, rốt cuộc thuộc về sanh diệt.

Nếu cái thấy sông y nhiên không khác thì có thể trộm thấy cái Chân Tánh bất biến. Ngay trong chỗ thấy trước mắtsanh diệthiển bày cái Tánh chẳng sanh diệt, thế mới biết trong thân có cái chẳng có Diệt đang hiện hữu. Tuy nói bỏ đời sống này qua đời sống khác, kỳ thực là diệt mà chẳng diệt. Há cái Đoạn Kiến của ngoại đạo có thể có nói được sao?

Có vị tăng hỏi Tổ Triệu Châu: “Thầy của con có nói “Khi thế giới hoại, Tánh này chẳng hoại”. Thế nào là cái Tánh này?”

Tổ Châu nói: “Tứ Đại, Ngũ Ấm”.

Vị tăng hỏi: “Cái ấy còn là hư hoại, thế nào là cái Tánh này?”

Tổ Châu nói: “Tứ Đại, Ngũ Ấm”.

Ngài Pháp Nhãn nói: “Ấy là một cái? Ấy là hai cái? Ấy là hoại? Ấy là chẳng hoại? Hãy hiểu làm sao? Thử quyết đoán xem!”

Có vị tăng hỏi Tổ Đại Tùy: “Kiếp Hỏa thiêu hết, Đại Thiên đều hoại. Chưa rõ cái Ấy hoại hay chẳng hoại?”

Tổ Tùy đáp: “Hoại”.

Vị tăng rằng: “Như thế thì theo nó đi ư?”

Tổ Tùy rằng: “Theo nó đi”.

Lại có vị tăng hỏi Tổ Long Tế: “Kiếp Hỏa thiêu hết, Đại Thiên đều hoại. Chưa rõ cái Ấy hoại hay chẳng hoại?”

Tổ Tế đáp: “Chẳng hoại”.

Vị tăng rằng: “Vì sao chẳng hoại?”

Tổ Tế đáp: “Vì đồng Đại Thiên”.

Ngài Thiên Đồng tụng rằng:

“Hoại, chẳng hoại, theo nó mà đi

Cảnh giới Đại Thiên, ở trong câu rõ

Không ai khóa buộc, đầu chân lại bị dây leo quấn

Hiểu, chẳng hiểu?

Chuyện thật rõ ràng, căn dặn kỹ

Biết Tâm, đem ra đừng thương lượng

Đưa ta phải đi cùng mua bán”.

Đại Tùy nói hoại, Long Tế nói chẳng hoại. Ấy là một? Ấy là hai? Tổ Tế bảo “Vì đồng Đại Thiên”. Tổ Tùy bảo “Theo nó đi!” Y nhiên là cái tông chỉ “Tứ Đại, Ngũ Ấm” của Ngài Triệu Châu. Khi thế giới hoại, Tánh này chẳng hoại. Chính phải ở trong Tứ Đại, Ngũ Ấm mà tìm cái chốn an ổn mới được!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15567)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15003)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14847)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13264)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14447)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20219)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18423)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30756)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12422)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15521)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13757)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13929)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13531)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14453)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13724)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16731)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15386)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31232)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18822)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14997)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14592)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14579)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13789)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19697)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14438)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14521)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14716)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14768)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17914)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13567)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13696)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14949)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14157)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16426)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15331)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13486)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13156)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14085)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14724)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14224)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14619)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13004)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13811)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13262)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13745)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14689)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14758)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13275)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12835)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13737)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13674)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13327)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13888)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13695)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12594)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14820)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12880)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12447)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant