Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh "Đâu Điều"

16 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 13723)
Kinh "Đâu Điều"


PHẬT NÓI KINH “ ÐÂU ÐIỀU”


Đại Chánh Tân Tu, Bộ A Hàm, Kinh số 0078 - Nguyên tác Hán ngữ [1]

Hán dịch: Mất tên người dịch, nay phụ vào mục lục của Ðông -Tấn

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

---o0o--- 

 

Nghe như vầy:

Một thời Phật ở tại nước Xá vệ, trong nước này có một người Bà la môn tên là Ðâu Ðiều. Ông ta có một người con trai tên là Cốc. Ðâu Ðiều là người tệ ác, thường ưa mắng chửi, thân chết đầu thai thành chó, sanh trở lại nhà mình, tên của con chó là Loa. Con của ông ta là Cốc thương yêu con chó này, đeo vòng vàng cho nó. Giường của chó thường dùng tấm thảm nỉ mượt mà trải lên. Khi ăn thì ăn đồ ngon đựng trên mâm vàng. Cốc đi ra phố. đức Phật đi ngang qua cửa nhà của Cốc thì con chó sủa, đức Phật nói:

–Bình thường ngươi giơ tay, miệng quát tháo, nay trở lại làm thân chó sủa người mà không biết xấu hổ!

Con chó liền xấu hổ bỏ chạy, đầu mặt chui xuống giường tru khóc rơi lệ.

Ðức Phật sau khi đi rồi, con chó không còn nằm trên giường nữa. Nó ngủ dưới đất, chẳng ăn uống gì cả. Cốc từ ngoài chợ về thấy chó không ăn, bèn hỏi những người trong nhà rằng:

–Con chó tại sao như vậy?

Những người trong nhà đáp:

–Vừa rồi có một vị sa môn đi qua, không biết nói gì mà con chó chạy vào giường, nằm dưới đất, không ăn uống gì cả.

Cốc hỏi:

–Sa môn đi hướng nào?

Người trong nhà nói:

–Ði về hướng đông.

Cốc liền đuổi theo rất gấp để cho kịp.

Ðức Phật ở dưới gốc cây nói kinh cho các tỳ kheo nghe. đức Phật từ đằng xa trông thấy Cốc đến, đức Phật bảo các tỳ kheo:

–Cốc đi chưa đến đường, nếu chết liền đọa vào địa ngục.

Các tỳ kheo hỏi đức Phật:

–Tại sao Cốc đọa vào địa ngục.

Ðức Phật dạy:

–Người này đem ác ý đến, muốn hại người cho nên phải đọa vào địa ngục.

Cốc đến trước đức Phật bèn hỏi:

–Vừa rồi tại sao sa môn đi ngang qua cửa nhà tôi, mắng chửi con chó của tôi, khiến nó không ăn, không nằm ở chỗ của nó nữa?

Ðức Phật liền trả lời:

–Ta đi qua cửa nhà ngươi, con chó trắng sủa, ta liền nói với nó: “ Lúc bình thường ngươi huơ tay, gầm thét, nay lại làm thân chó sủa vang, không biết xấu hổ”. Con chó bèn hổ thẹn bỏ chạy, gục đầu mặt dưới giường, tru khóc rơi lệ.

Cốc hỏi đức Phật:

–Con chó này là gì đối với tôi?

Ðức Phật đáp:

–Không dám nói, vì nghe rồi ngươi sẽ không vui.

Cốc nói:

–Cứ nói, tôi xin nghe.

Ðức Phật nói:

–Nói ra ngươi sẽ giận dữ.

Cốc nói:

–Tôi không dám giận, chỉ muốn được nghe.

Ðức Phật nói:

–Con chó chính là Ðâu-Ðiều, cha của ngươi đó!

Cốc nói:

–Cha của tôi là Ðâu-Ðiều, khi còn sống thì hiểu kinh, hiểu đạo, quyết định không làm chó.

Ðức Phật nói:

–Cha ngươi tuy hiểu đạo, chỉ biết tự cống cao, ngạo mạn, cho nên làm con chó. Nếu ngươi muốn biết nó có phải là cha của ngươi không, vậy hãy trở về nhà nói với con chó rằng: “ Nếu ngươi quả thật là Ðâu -Ðiều, cha của ta, thì hãy ăn đồ ăn trong mâm như trước; nếu ngươi thật là cha ta thì hãy trở lại nằm chỗ nằm cũ; nếu ngươi thật là cha ta thì lúc trước có chôn giấu châu báu ở đâu hãy chỉ chỗ ấy cho ta ”.

Cốc liền về nhà bảo con chó rằng:

–Này Loa, nếu thật ngươi là Ðâu-Ðiều, cha của ta, thì ngươi hãy ăn đồ ăn này.

Con chó liền ăn đồ ăn đó. Cốc lại bảo:

–Này Loa, nếu thật ngươi là cha ta thì hãy lên nằm chỗ nằm cũ.

Con chó liền nằm chỗ nằm cũ. Cốc lại bảo:

–Này Loa, nếu ngươi thật là cha ta, lúc trước có chôn giấu châu báu ở đâu thì hãy chỉ chỗ ấy cho ta.

Con chó liền lấy miệng chỉ vào phía bên phải cái giường, hai chân trước bươi đất để chỉ.

Cốc liền đào chỗ đất chó bươi thì được rất nhiều châu báu, kỳ vật. Cốc rất vui sướng. Nhân đó Cốc liền trở lại chỗ đức Phật, đức Phật từ xa trông thấy, bảo các tỳ kheo rằng:

–Nay Cốc đi chưa đến đường, nếu chết thì liền sanh lên trời.

Các tỳ kheo hỏi đức Phật:

–Do nhân duyên gì mà được sanh lên trời?

Ðức Phật dạy:

–Người này đem ý lành đến đây cho nên được sanh lên trời.

Cốc đến trước đức Phật, cúi lạy và bạch rằng:

–Thật đúng như lời đức Phật nói.

Cốc lại hỏi đức Phật:

–Con người sống ở thế gian, tại sao có người sống lâu, có người chết yểu? Tại sao có người bị nhiều bệnh, có người bị ít bệnh? Tại sao có người đẹp, có người xấu? Tại sao có người tôn quý, có người thấp hèn? Tại sao có người có nhan sắc, có người không nhan sắc? Tại sao có người giàu, người nghèo? Tại sao có kẻ thông minh, kẻ ngu si?

Ðức Phật nói với Cốc:

–Con người ở thế gian thích sát sanh, không có lòng từ bi, chết đọa vào địa ngục; hết tội trong địa ngục lại sanh làm người, phải bị chết yểu. Còn người sống ở thế gian, không sát sanh, có lòng từ bi, chết được sanh lên trời, từ trời sanh xuống nhân gian liền được trường thọ. Có người ở thế gian thích đánh nhau, cầm dao gậy khủng bố người khác, khi chết đọa vào địa ngục, hết tội trong địa ngục liền sanh làm người bị nhiều bệnh tật. Còn người ở thế gian ưa sự hòa hợp, không cầm dao gậy khủng bố người khác, khi chết được sanh lên trời, từ trời lại sanh xuống nhân gian liền được ít bệnh. Có người sanh ở nhân gian ưa sân hận, nghe nói thiện cũng giận, nghe nói ác cũng giận, thấy người hiền cũng giận, thấy người ngu cũng giận, không phân biệt thiện ác, chỉ muốn sân hận, chết đọa vào địa ngục, hết tội trong địa ngục lại sanh làm người, sắc mặt vàng úa không đẹp. Còn người sanh ở nhân gian không sân không giận, thấy người hiền thì kính, thấy người ngu thì nhẫn, chết được sanh lên trời, từ trời lại sanh xuống nhân gian, sắc mặt thường đẹp, là người hiền thiện, tâm hòa thuận. Có người ở thế gian mà không có nhan sắc là vì thấy người già mà không đứng dậy, bất hiếu với cha mẹ, không có lòng kính yêu khi thấy cha mẹ. Có người hiếu thuận, kính yêu cha mẹ và các bậc trưởng lão, nhưng thường sân hận, chết đọa vào địa ngục, hết tội trong địa ngục lại được làm người nhưng không có nhan sắc, bị mọi người ganh ghét. Người ở thế gian hiếu thuận với cha mẹ, cung kính bật trưởng lão, nếu có người bất hiếu, bất kính đối với bậc trưởng lão liền đến để dạy, thích nói với người khác những lời thiện, khi chết được sanh lên trời, từ trời lại sanh xuống nhân gian, được mọi người kính yêu. Có người ở thế gian kiêu mạn, không cung kính những bậc tôn thượng, tự thân ưa cường bạo, khi chết vào địa ngục; hết tội trong địa ngục lại sanh làm người hạ tiện. Có người ở thế gian không có kiêu mạn, thường cung kính bậc tôn thượng, không dùng cường bạo đối với người, khi chết được sanh lên trời, từ trời sanh xuống nhân gian, do đó được tôn quý. Người ở thế gian xan tham, tuy giàu có mà không bố thí cho kẻ nghèo, không nhìn bà con dòng họ, không ưa bố thí, tham tiếc đồ ăn, không đem cho sa-môn, đạo nhân, lại tự mình không dám ăn cho no đủ, lúc chết đọa vào địa ngục; hết tội trong địa ngục lại làm người bần cùng đi ăn xin. Có người ở thế gian không có lòng xan tham, tuy nghèo khó nhưng thích bố thí cho sa-môn, đạo nhân, cho giúp kẻ bần cùng, ưa nhìn kẻ thân tộc, ăn uống tự mình thường được no đủ, khi chết sanh lên trời, từ trời lại sanh xuống nhân gian được giàu có, vui sướng, mọi người kính yêu. Người ở thế gian nghe bậc hiểu kinh cao viễn, hoặc là sa-môn hay đạo sĩ thì không thích đến hỏi con đường thoát khỏi thế gian, trong tâm ganh tị, tự cao, lúc chết đọa trong địa ngục, khi tội trong địa ngục hết lại sanh làm người ngu si, không có tri thức, không khác gì súc sanh. Người ở thế gian nghe có bậc hiểu kinh điển uyên thâm, hoặc Sa-môn, đạo sĩ, thích đến để hỏi sự việc ra khỏi thế gian, trong lòng không có ganh tị, tham ái và cao ngạo, lúc chết được sanh lên trời, từ trời lại sanh xuống nhân gian, làm người hiểu kinh hiểu đạo, được mọi người tôn trọng.

Ðức Phật dạy:

–Con người làm thiện thì được sanh lên trời, làm ác thì bị đọa xuống địa ngục. Con người cầu sống lâu thì được sống lâu, cầu chết yểu thì bị chết yểu, cầu bệnh thì có bệnh, cầu không bệnh thì được không bệnh, cầu sắc đẹp thì có sắc đẹp, cầu sắc xấu thì có sắc xấu, cầu tôn quý thì được tôn quý, cầu hạ tiện thì được hạ tiện, cầu nhan sắc yêu kiều thì được nhan sắc yêu kiều, cầu nhan sắc không yêu kiều thì có nhan sắc không yêu kiều, cầu giàu có thì giàu có, cầu bần khổ thì bần khổ, cầu trí thì được trí, cầu ngu thì bị ngu. Con người sống ở thế gian thí như trồng lúa thì được lúa, trồng lúa mạch thì được lúa mạch, trồng lúa đạo thì có lúa đạo, làm thiện thì được thiện, làm ác thì bị ác.

Cốc liền quỳ dài thưa rằng:

–Ban đầu khi thấy con chó bỏ ăn, con ôm lòng sân hận, ngu si. Nay nghe Phật dạy như người mù được thấy, người điếc được nghe, như người rớt xuống nước sâu mà được thoát, như kẻ cuồng si mà được lành, như người đi trong bóng tối mà thấy được mặt trời, mặt trăng. Con nguyện theo Phật cầu xin sám hối, mong được ân lớn và phụng hành 5 giới cấm, làm Ưu Bà Tắc.

Ðức Phật dạy:

–Ðời sau có người đọc tụng kinh này, hoặc lắng nghe âm thanh của kinh, trong lòng lông tóc dựng đứng, khóc lóc rơi lệ. Người như vậy đều sẽ làm đệ tử của đức Phật Di - Lặc, đều được thoát khổ.

 

PHẬT NÓI KINH “ ÐÂU ÐIỀU”

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13498)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15193)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16581)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13264)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12626)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13515)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13487)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12807)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12100)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12025)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12695)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11540)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11829)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11193)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13340)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13221)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11629)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12221)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12391)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12016)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12782)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12405)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12250)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12316)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12053)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11969)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11266)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11407)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12405)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12498)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12028)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12998)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12095)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12635)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13050)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13995)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12769)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14900)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11966)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12207)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12916)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12794)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14819)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12791)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15437)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12619)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13250)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14290)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15606)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13770)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13163)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13603)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12513)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12108)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12936)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13031)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13261)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21373)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143864)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 15699)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant