Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm Thứ Sáu: Sằn Đề Ba La Mật

30 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 13040)
Phẩm Thứ Sáu: Sằn Đề Ba La Mật


PHÁT BỒ ĐỀ TÂM KINH LUẬN
Bồ Tát Thế Thân tạo
Tam Tạng Pháp Sư Cưu La Ma Thập dịch Hán
Tỳ Kheo Thích Nhất Chân dịch Việt

PHẨM THỨ SÁU
SẰN ĐỀ BA LA MẬT

 Bồ Tát tu hành nhẫn nhục như thế nào? Nhẫn nhục nếu là vì để tự lợi, lợi tha, cả hai cùng lợi, nhẫn nhục như thế thì sẽ có thể trang nghiêm được đạo Bồ Đề.

Bồ Tát vì muốn điều phục chúng sinh khiến họ lìa xa khổ não nên mới tu nhẫn nhục. Tu nhẫn nhục là tâm thường khiêm hạ đối với tất cả chúng sinh. Cương cường, kiêu mạn, xả hết không hành. Thấy kẻ thô ác thì khởi tâm thương tưởng. Lời lẽ thường mềm mại, khuyến hoá (chúng sinh) tu thiện. Có thể phân biệt nói rõ về sự sai khác giữa quả báo của hoà nhẫn và sân hận. Như thế gọi là sơ tâm nhẫn nhục của Bồ Tát.

Do tu nhẫn nhục nên lìa xa các ác pháp, thân tâm được an lạc, như thế gọi là tự lợi. Dẫn dắt giáo hoá chúng sinh đều khiến cho họ được hoà thuận, như thế gọi là lợi tha. Đem đại nhẫn vô thượng do chính mình tu ra giáo hoá các chúng sinh khiến họ có được lợi ích giống như chính mình, như thế gọi là cùng lợi. Nhân tu nhẫn nhụcđạt được đoan chính, được người tôn trọng, cho đến được các tướng đẹp thượng diệu của Phật, như thế gọi là trang nghiêm đạo Bồ Đề.

Nhẫn nhục có ba, chính là thân, khẩu, ý. Thế nào là thân nhẫn ? nếu người khác phát ác xâm phạm đánh đập mình đến mức gây thương hại, trọn đều có thể nhẫn chịu. Thế nào là khẩu nhẫn? Nếu gặp ai mắng chửi mình, im lặng chịu không mắng trả lại. Nếu gặp kẻ đến trách mắng một cách phi lý thì phải nhỏ nhẹ chiều theo. Nếu có kẻ nào lại còn vu cáo ngang ngạnh phỉ báng, thời đều phải nhẫn thọ, như thế gọi là khẩu nhẫn. Thế nào là ý nhẫn ? Gặp kẻ tức giận mình, tâm không mang hận, nếu có ai đụng chạm làm phiền, tâm mình không loạn. Nếu có ai chỉ trích, tâm cũng không oán, như thế gọi là ý nhẫn.

Những kẻ ra tay đánh (người) trong thế gian này có hai loại, một là (đúng) thật, hai là ngang (tàng). Nếu (mình) có tội lỗi, và nếu người ta hiềm nghi, (rồi) bị người ấy đánh, thì tự mình phải nhẫn chịu như uống cam lồ. Đối với người ấy phải sinh lòng cung kính, tại sao như thế? Bởi (người ấy) khéo có thể răn dạy điều phục được ta, khiến ta lìa xa được các tội lỗi. Nếu (kẻ nào) ngang ngạnh còn thêm ác tâm gây đả thương ta, thời phải tự tư duy: “Ta nay không có tội, như thế phải là túc nghiệp quá khứ đưa lại”. Như thế cũng nên phải nhẫn. Lại phải suy nghĩ : “Bốn đại giả hợp, năm chúng duyên hội, ai là người bị đánh đây?”. Lại quán người trước mặt (đang đánh mình) như si như cuồng, ta nên thương họ. Tại sao lại không nhẫn?

Lại mắng chửi cũng có hai loại: một là (đúng) thật, hai là hư (dối). Nếu lời (mắng) nói đúng thật thì ta phải sinh hổ thẹn. Nếu lời (mắng) nói hư dối thì đâu can dự gì đến chuyện của ta, nó y như âm vang hay như gió thoảng qua không tổn hại gì đến ta hết, cho nên nên nhẫn.

Lại kẻ sân cũng thế. Họ đến sân hận với ta, ta phải nhẫn chịu. Nếu ta sân (lại) với họ, thì đời vị lai sẽ đọa ác đạo chịu khổ não hơn. Do nhân duyên này, thân ta nếu bị chém cắt đứt lìa cũng không được nổi sân, mà cần phải quán sâu về nhân duyên nghiệp quá khứ, và hãy tu từ bi thương tưởng tất cả (chúng sinh). Cái khổ nhỏ như thế mà còn không thể nhẫn được, thì ta sẽ không thể tự điều phục được tâm, rồi làm sao lại có thể điều phục được chúng sinh, khiến họ giải thoát được tất cả các ác pháp, thành quả vô thượng?

Nếu người có trí thích tu nhẫn nhục, người này thường có được diện mạo đoan chính, có nhiều tài bảo, ai thấy cũng hoan hỉ, ngưỡng kính, phục tùng. Lại phải quán sát: Nếu có người nào thân hình tàn tật, nhan sắc xấu xa, các căn không đủ, thiếu thốn tài vật, phải biết đó đều là do nhân duyên sân mà nên. Do nhân duyên ấy, người trí phải nên tu sâu nhẫn nhục.

Có mười nhân duyên làm phát sinh nhẫn:

  1. một là không quán tướng ngã và ngã sở,
  2. hai là không nhớ đến (niệm) dòng tộc,
  3. ba là phá trừ kiêu mạn,
  4. bốn là ác đến không báo trả,
  5. năm là quán tưởng vô thường,
  6. sáu là tu từ bi,
  7. bảy là tâm không phóng dật,
  8. tám là xả bỏ các việc đói khát, khổ sướng v.v…
  9. chín là đoạn trừ sân hận,

10. mười là tu tập trí huệ.

Nếu ai thành được mười sự thể ấy, phải biết người ấy có thể tu nhẫn nhục được. Bồ Tát Ma Ha Tát khi tu thanh tịnh tất cánh nhẫn, nếu nhập vào KHÔNG, vô tướng, vô nguyện, vô tát, sẽ không hoà hợp cùng với kiến, giác, nguyện, tác (cũng) không cậy bám vào, vô KHÔNG tướng, vô nguyện, vô tác. Các kiến, giác, nguyện, tác này đều là KHÔNG. Nhẫn KHÔNG như thế là không có hai tướng, được gọi là thanh tịnh tất cánh nhẫn vậy. Nếu nhập vào tận kết, hoặc nhập tịch diệt, không hoà hợp với kết và sinh tử, cũng không cậy vào tận kết và tịch diệt. Các kết và sinh tử đều là KHÔNG. Nhẫn như thế là không có hai tướng, được gọi là thanh tịnh tất cánh nhẫn vậy. Nếu tính không tự sinh, không do tha sinh, không phải hoà hợp sinh, cũng không có xuất (hiện ra), không thể phá hoại. Cái không thể hoại thời không thể tận. Nhẫn như thế là không có hai tướng, thời gọi là thanh tịnh tất cánh nhẫn vậy. Không có tác (hay) phi tác, không có gì để cậy bám, không phân biệt, không trang nghiêm, không tu trị, không phát triển. Rốt cuộc không tạo sinh. nhẫn như thế là vô sinh nhẫn. Bồ Tát tu hành nhẫn này như thế, sẽ được thọ ký (về) nhẫn. Bồ Tát Ma Ha Tát tu hành nhẫn nhục tính, tướng đều KHÔNG, bởi không có chúng sinh vậy. Như thế sẽ đầy đủ hết Sằn Đề Ba La Mật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15052)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13498)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15197)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16587)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12627)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13515)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13488)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12808)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12105)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12026)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12699)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11548)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11831)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11200)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13340)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13222)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11629)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12224)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12395)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12020)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12786)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12405)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12251)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12318)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12053)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11971)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11266)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11407)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12407)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12498)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12030)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12998)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12096)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12641)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13050)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13998)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12770)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14902)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11968)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12207)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12917)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12795)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14822)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12797)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15438)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12622)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13252)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14293)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15607)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13771)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13166)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13604)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12514)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12110)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12937)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13031)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13263)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21375)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143895)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant