Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương I: Cảnh Tỉnh Kẻ Tục Mê

24 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 10098)
Chương I: Cảnh Tỉnh Kẻ Tục Mê

VẠN PHÁP QUI TÂM LỤC
Thiền Sư Tổ Nguyên 
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Đắc Pháp

Chương I
CẢNH TỈNH KẺ TỤC MÊ

Người thế tục hỏi: Tôi muốn thường ăn chay, có công đức chăng?

Thiền sư đáp: Các loài có vẩy, có mai, có lông mao, lông vũ, thể chất nó tuy khác với người, nhưng sự hiểu biết và sự đau khổ đâu khác chi người. Bởi đời trước nghĩ sai, nên đời này hình hài có khác. Nếu như một lòng tín thành dứt ăn thịt, giữ giới sát, thật là bậc “Đại đức quân tử”. Có thể bảo là người nhân từ, người thiện. Nếu quả ông ăn chay, giữ giới suốt đời không sờn lòng, chẳng những thêm nhiều phúc và thọ mà còn gieo được chánh nhơn giác ngộ. Khá thương cho người đời không trí huệ, tham đắm vị ngon mặc tình đồn chứa, ra tay sát hạt, tạo tác muôn ngàn. Chỉ ngon qua ba tấc lưỡi, một ngày kia cải đầu đổi mặt, lần lượt nuốt ăn. Lúc ấy đau khổ hối hận không người giúp cho.

HỎI: Người đời đều cho heo, dê, gà, ngỗng, các loài có vẩy, có mai, có lông mao, lông vũ v.v. trời sanh ra các loài này để làm đồ ăn cho người. Nếu không giết để ăn, dùng chúng làm việc gì?

ĐÁP: Người đời ăn thịt đương nhiên, buông lung tâm ý mổ giết để thích khẩu, khoái bụng. Đâu chẳng biết, tất cả chúng sanh dưới nước, trong đất, trên không, trên bộ, chẳng quan là do nghiệp lực quả báo mà có thân xác khác nhau. Người đời tuy nhờ phước nhứt thời mà khinh thường sát hại quá nhiều rồi. Tha lực yếu kém làm sao chống chỏi nổi hận oán kia? Có ngày sẽ báo đền oan trái. Quả thật nếu heo, dê v.v. trời sanh ra làm đồ ăn cho người, còn ở thế gian những loài sài lang, hổ báo, muỗi mòng, chí rận v.v. vô hạn ác thú hung cầm đều hay ăn người, đâu không phải trời sanh? Giả sử người nam kể nữ đều làm đồ ăn cho loài vật có nên không? Người đời không rõ tạo nghiệp sẽ có thường mạng lẫn nhau. Không biết cớ sao lại cho việc sát sanh là việc đáng nên làm, thật quá ngu muội.

HỎI: Tôi thường nghe người đời có nói: “Người nhiều lòng tốt cũng như ăn chay rồi”. Lý này thế nào?

ĐÁP: Bậc nhân đức quân từ, người hiền có lòng nhơn từ, làm lợi ích cho người, cứu tế loài vật, nhóm công chứa đức, cho đến những chỗ động dụng hay chỗ làm việc, thấy sanh linh rơi vào chỗ chết, lúc ấy đâu không khởi lòng trắc ẩn cứu cho được sống, có lòng từ bi như thế mới bảo là người tốt. Vô cớ giết nó cho vào miệng ta, hoặc cầm dao bén mổ bụng, hoặc nắm dao nhỏ đâm vào tim, lóc da, đánh vẩy, cắt cổ, bổ vỏ hay vào lò nướng, trăm cách tạo tác làm cho ngon miệng, khoái bụng, lòng thương xót hoàn toàn không, như vậy lòng tốt ở chỗ nào? mà lại nói lời mê như thế? Tội lỗi kia làm sao có thể sám hối? Tôi nay nói rõ ông hãy lắng nghe: Quả như ông một đời giữ giới sát, ăn chay suốt đời chẳng chán, dù tâm ông chẳng tốt, phải đoạ vào tay người giết, hoặc trong vạc sôi lò lửa.

HỎI: Tôi tuy nghèo mà trong sạch, chẳng bao giờ trộm cắp. Vậy thế nào?

ĐÁP: Không riêng gì lấy tài vật mới gọi trộm cắp, mà tham ô kẻ lương thiện, dùng tà thuật lừa đảo, xúi người kiện tụng, rủ rê dụ dỗ người cờ bạc, hại người tù tội, làm cho người nghiêng ngửa, hại người nơi hiểm nguy, làm cho hao tài tốn của, tráo đổi vật tốt của người, thiếu nợ chẳng trả, xâm lấn người ngu, chiếm đoạt kẻ yếu. Tất cả việc bất lương đều là trộm cướp cả. Nếu là người có trí huệ, thấy người giàu sang nên khởi lòng kính mến, mà hận mình đời trước không tu phước, đời này nghèo khổ phải cam chịu. Lại phát khởi tín tâm, tu phước lành, chứa công đức, những việc ác chớ làm, nên làm các việc lành. Tự nhiên không có phụ người chứa nhóm công đức lành vậy.

HỎI: Giữ tài sản một cách công bằng, nhưng chẳng bỏ hẳn lòng tham tích chứa, tùy sức mình mà kinh doanh. Vậy như thế nào?

ĐÁP: Giữ tài sản một cách công bằng thì nên. Tuy nhiên vật báu trên đời chứa lâu thành họa. Nếu vật báu có đến chớ nên chứa, nếu chứa chớ chứa lâu. Còn như tham cầu không chán, nhận ngang không thẹn, tuy một lúc được giàu có, nhưng chẳng khỏi tối lo sáng tính.

Kinh Phật nói: “Tài sản hiện tại của người đời là của chung của năm nhà. Năm nhà là nhà vua quan, nhà nước lửa, nhà trộm cướp, nhà giặc giã, con cháu tiêu phá. Người đời dại dột, đắng cay suốt cả một đời, tạo cho nhiều tiền của, mong được vĩnh viễn giàu có. Đâu biết đấy là phần của năm nhà một ngày kia sẽ tan nát. Như vậy giữ của một cách công bằng mà còn chẳng lâu thay, huống là giựt ngang hay lừa đảo mà có thề thường còn ư?”

HỎI: Tôi thường ít ham muốn về sắc dục, chỉ có một vợ, việc tà dâm tôi đoạn hẳn chẳng phạm. Vậy thế nào?

ĐÁP: Hai chữ sắc dụccăn bản của việc sanh tử. Trong các điều ác việc tà dâm tư tình gian dối là bậc nhất. Từ xưa tới nay nó là việc mất đạo tan đức, lại chuốc họa vào thân, không thể kể cho hết. Ngay nơi việc thích rượu chè, ham tiền của còn có thể chế, chỉ có một cửa ải sắc dục còn khốc liệt hơn gấp bội. Bởi chúng sanh gốc từ dâm dục mà tánh niệm phải tiếp nối sanh tử. Tập quán từ trước quá thuần thục, nếu không dùng trí huệ quán chiếu thì dục nghiệp làm sao rõ? Kẻ tại gia khó đoạn hẳn sắc dục, nhưng cần yếu là phải giữ cho chơn chánh: chẳng phải vợ nhà nhất định không thể làm hạnh tà. Có một bọn tục tử thấy vợ con người, dáng dễ coi liền khởi tà tâm, rồi nghĩ mộ tham cầu. Như vậy thì lý trời đã mê, lòng người đã mất.

Kinh Phật nói: “Gian dâm vợ người bị quả báo tuyệt tự. Gian dâm con gái người bị quả báo con cháu dâm dật, phóng túng”. Ông có thể đại khái nhìn những nhà người hiểu dâm hạnh xấu, bởi tiếp nối dòng tệ hại nên lần lần tiếng nhơ lan đến mọi người. Cổ nhơn nói: “Ta chẳng dâm vợ người, người chẳng dâm vợ ta”. Lại có một hạng chúng sanh mang nghiệp si, thấy người đàn bà khác vốn không phải vợ mình, cho người ấy đẹp, rồi bày điều gian dâm lừa đảo, trở lại bỏ bê vợ nhà chẳng đoái hoài. Hoặc thích gần gũi bỡn cợt trẻ ngoan. Hoặc tư thông với vợ người làm công, và khiến kẻ dưới lừa đảo người trên…muôn ngàn dâm nghiệp kể ra không xiết.

Lại có kẻ đọc sách tài tử, cũng cho học là người thông minh. Sách ấy miêu tả chuyện tư tình của phụ nữ nơi khuê môn, biên vào ca dao, làm thành sách vở, làm mê hoặc người thật thà, dẫn học vào tà niệm. Tội ác của kẻ ấy thật như núi cao, không thế nào cầu đảo mà hết được. Nếu là người có trí huệ phải nên tự hổ thẹn và tự ăn năn, mà đoạn tuyệt ngay nết tà dâm, thì cõi người cõi trời đâu đó có phần. Kẻ ngu ngày đắng miệng mà khuyên các ông: “Chỉ nhơn nghiệp dâm mà tội ác tạo ra nhiều lắm!”

HỎI: Dâm dục tội ác như vậy, khẩu nghiệp như thế nào?

ĐÁP: Trong mười nghiệp ác, chỉ có miệng là đã chiếm hết bốn rồi. Nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói ác là giết người không máu. Kẻ ấy còn hơn người làm ác nhiều. Làm bại hoạt việc lành của người, nói chỗ yếu của người. Bàn biệc quấy của người, luận việc lỗi của người, lừa đảo tiền của của người, cho đến việc bại hoại đạo đức, chôn vùi người mà cũng chôn vùi mình, đều do không ngăn được cái bệnh lắm mồm của mình. Cho nên tự chuốc họa rất nhiều.

Kinh nói: “Phật bảo ngài A-nan rằng người đời tai họa từ nơi miệng mà lưu xuất phải nên giữ gìn cái miệng còn hơn giữ lửa. Lửa dữ thiêu đốt tài sảnthế gian, lửa ác khẩu thiêu đốt tài sản bảy báu của mình”. Tất cả chúng sanh tai họa từ nơi miệng mình mà ra, nó là chiếc búa chém mình, là cái họa tai tiêu diệt mình. Nay có người muốn nuôi dưỡng đức hạnh, phải ẩn ác dương thiện, phát ngôn nên nói lời chơn thật, đàm luận không nên nói bậy, có hỏi có đáp, lời nói giản dị, khí sắc ôn hòa, thì chư Phật chư thiên gia hộ và cũng được người thương yêukính trọng.

HỎI: Tánh tôi thích uống rượu, như vậy thế nào?

ĐÁP: Tâm tánh mê mờ, chí khí bị chôn vùi, nhà cửa tan nát, lại còn mất mạng, phần nhiều do uống rượu mà ra, và chuốc họa tai không ít. Người đời mê rượu không chán, cho đến hình hài bị hủy thương, điên đảo cả lễ pháp, nằm lăn nơi phố chợ, la ó om sòm, phạm lỗi người trên mất hết danh dự, loạn dâm mất đức, muôn ngàn việc lỗi lầm nghịch ngợm là do tham uống rượu.

Người xưa nói: “Ngăn ông chớ uống rượu, nó là thuốc làm điên loạn chớ chẳng phải vị ngon. Nó hay khiến người tánh tình thuần hậu thành kẻ hung dữ dối láo”. Trong luật tứ phần nói: “Uống rượu có ba mươi sáu lỗi. Chẳng những người đời uống rượu phạm lỗi, cho đến la hán tham uống rượu cũng mất hết thần thông”. Chúng sanh mê muội, kẻ phàm phu sơ học phải giữ gìnkiêng cữ uống rượu.

HỎI: Xin nói ba mươi sáu lỗi gồm những gì?

ĐÁP: Uống rượu có ba mươi sáu lỗi là: bất hiếu với cha mẹ, khinh mạn thầy dạy, chẳng kính trọng Tam bảo, bài báng hàng Sa-môn, bươi móc tội người, thường nói lời vọng, vu người làm ác, đem lời thâm thọc hai đầu, nói lời hung ác hại người, là gốc của bịnh hoạn, là rễ của đấu tranh, tiếng ác đồn khắp, người hiền đều chán, bài xích thánh hiền, khinh lờn trời đất, hư mất sự nghiệp, phá nát gia tài, thường không biết hổ thẹn, chẳng biết sỉ nhục, vô cớ đánh người ở, giết hại chúng sanh, gian dâm vợ người, trộm tài vật của người, lơ là với người hiền, gần gũi bạn ác, thường ôm lòng sân hận, ngày đêm lo rầu. Lấy đông đưa tây, giữ nam mắc bắc, nằm đường té rãnh, rơi xe té ngựa, gặp sông rơi xuống nước, cầm đèn bị cháy, tháng nắng nóng chết, ngày lạnh rét chết. Người uống rượu có những lỗi như vậy. Người quân tử nuôi đức, phải tự răn mình đừng uống rượu.

HỎI: Tôi có chỗ tốt là khi bị người ta điểm nhục mà không giận dữ, nếu có chút phiền, nhưng khi biết rồi cũng hết. Vậy thế nào?

ĐÁP: Giận dữ là gốc của muôn điều chướng ngại, nhẫn nhụcđứng đầu của trăm phước. Người đời nói nhẫn nhưng mà chữ nhẫn rất khó, không phải là người trí huệ quyết không thể nhẫn được. Trừ ngoài Phật Tổ được như như chẳng động. Kẻ hào kiệt, người sơ học phần nhiều do không nhẫn mà bị thất bại, và bị hãm vào chỗ bất như ý. Kinh Phật nói: “Nhẫn nhục là bậc nhất”. Tục ngữ có câu: “Ăn được ba đấu tương chua, giấm đặc mới làm được tể tướng”. Kẻ phàm phu ở đời còn như vậy, huống là người học đạo không rộng lòng nhẫn nhục ư?

HỎI: Người đời nhiều lòng tham, gom góp tài sản cho thật nhiều. Tự bảo là để lại cho con cháu sau này được giàu có, được hay chăng?

ĐÁP: Kẻ ngu sithế gian ý cậy quyền thế, mê tâm chôn đức, có trăm cách khéo léo để lấy, dù được giàu có bất ngờ, nhưng có bao giờ được lâu dài. Nếu là người trí huệ nên phải chứa công nuôi đức, tuỳ khả năng mình mà kinh doanh, theo đúng mệnh trời, tự nhiên chư thánh phò hộ, âm thầm tăng trưởng phước lộc. Người đời chỉ biết vì con cháu lo làm giàu, chớ chẳng biết vì con cháu làm lành tạo phúc. Thế nào gọi là phúc? Kính trọng Tam bảo, chứa nhóm âm đức, cẩn trọng qui tắc của gia đình, dạy người cố gắng làm việc và học hành, đấy là tạo phúc.

Thế nào là cầu làm giàu? Không thành tín mê mờ thiên lý, dùng tâm máy móc, gom góp tiền của không hợp lý, đấy là cầu giàu có. Kẻ cầu giàu chẳng thạnh người tạo phúc sẽ hiển vinh. Há chẳng thấy kẻ giàu to ở đời, con cháu hư hèn, cờ bạc phóng túng, một ngày kia sẽ phá cửa nhà, cho đến mất thân mạng. Chuyện này thường có xảy ra, sao không lấy đó làm gương? Tục ngữ nói: “Được của không chánh đáng, bỏ được là tốt”. Người trí xem biệc này chưa khỏi lạnh lòng!

HỎI: Như đã mở bày, muốn làm người tốt phải xem tất cả như không, và thường thường kiểm điểm, phải vậy chăng?

ĐÁP: Muốn làm người tốt phải tự soi xét: suốt một ngày từ sáng đến chiều phải soi tâm mình và tự xét lý kia. Khi khởi tâm động niệm có cùng tâm trời hợp không? Hành động hàng ngày có cùng với người hợp không? Hằng thường tỉnh táo, không rơi vào tư riêng lâu ngày tâm được chánh, nhơn dục tự nhiên hết.

Nếu là người buông lung tâm ý, chẳng sợ trời phạt, chẳng sợ báo ứng, phi lễ mà hành động, mà tạo tá, lâu ngày chầy tháng, tích chứa nghiệp ác quá nặng, một mai phúc hết, các nghiệp đến bên thân, hiện đời gặp tai họa, khi chết đoạ ba đường ác. Kinh Phật nói: “Nghiệp đã tạo, giả sử trải qua trăm ngàn kiếp cũng không mất, khi nhơn duyên hội ngộ, mình phải trở lại chịu quả báo”. Thế nên biết, nhơn quả chẳng sai, người đời sau hãy tin chắc thật.

HỎI: Việc nhơn quả có nhiều người không tin. Vậy thế nào?

ĐÁP: Việc nhơn quả báo ứng chẳng sai chẳng lầm, giống như bóng theo hình, một mảy may không lộn lạo. Các bậc tiên thánh đã nói việc này rất rành rõ. Người sau ngu mê chẳng tin, phải nên tế nhị mà xét: Người đời có kẻ giàu sang, người bần tiện, có kẻ chết yểu, người trường thọ, có kẻ được vinh dự sủng ái, có người gian nan nhục nhã, có người khổn khổ, kẻ an nhàn, có người trẻ mà được đăng khoa, có người suốt đời thi chẳng đậu, có người rất giàu có mà không con, kẻ nghèo xơ xác mà nhiều người kế hậu, có người ấu niên, trung niên, lão niên khổ vui chẳng đồng, có người nghèo hay giàu sang suốt một đời, còn muôn ngàn việc sai khác nhau chẳng nhất định, ấy tất cả đều do nghiệp cảm nên. Người xưa nói: “Mùa xuân gieo một hạt thóc, mùa thu được muôn vạn hạt. Người đời làm thịện ác quả báo cũng như vậy” (xuân chủng nhất lạp túc, thu thu vận khoả tử, nhơn sanh vi thiện ác, quả báo hoàn như thể). Thế nên biết, sự vui buồn trong ba cõi, sự thăng trầm trong sáu nẻo, đều do tự mình tạo và tự mình chịu lấy, không phải từ bên ngoài đem đến cho mình.

HỎI: Tôi thấy người trung chánh lương thiện lại nghèo không một gánh lúc. Lại có bọn điêu ngoa hung ác mà ruộng đất cò bay thẳng cánh. Như vậy nhơn qủa há chẳng lầm ư?

ĐÁP: Tạo thiện ác chẳng đồng nhau, nên quả báo cũng chẳng nhất định: Có lúc báo ngay nơi thân mình, có khi báo nơi thân con cháu, có khi báo đời này, có lúc báo đời sau. Như có người ăn cơm hẩm, kẻ ăn cao lương. Người mặc áo gấm, kẻ áo lông. Lại có kẻ lầu son gác tía, lên xe xuống ngựa. Tất cả đều do đời trước tự làm điều thiện hay điều ác, mà nay chịu quả báo khổ hay vui, một mảy may chẳng sai chạy. Chỉ thấy kẻ hung ác mà được giàu sang, đâu biết được người ấy đời trước đã tu phước? Hoặc thấy người rất từ thiệnnghèo khó lại mạng yểu, ấy là do đời quá khứ tạo nghiệp ác mà ra.

Trang Tử nói: “Tên đạo chích theo đoàn quân chín ngàn người, hoành hành thiên hạ, xâm bạo các nước chư hầu mà tên ấy vẫn trường thọ”. Trong Luận ngữ sớ nói: “Hạng Thác bảy mươi tuổi làm thầy Đức Khổng Tử mà chết yểu”. Cho nên có người trong sạch chân chánh mà thân bần cùng. Hoặc có người tham ô mà giàu có. Chớ chấp hiện đời này có sai khác mà bài báng nhơn đời trước thì sai lầm vậy.

HỎI: Sự báo ứng của thiện ác, lý kia không sai. Có một bọn ngu si chẳng tin nhân quả, trở lại nói: “Lương tâm chẳng thể làm ra gạo. Nếu lương tâm hay vào nồi thành cơm thì cũng có thể nên làm”.

ĐÁP: Khá tức cười, thật là quá ngu si điên đảo. Ông, nếu lương tâm từ sáng đến tới không dối, thì phù hợp với lòng trời, lúc ấy thần cũng vui vẻ, người cũng hân hoan. Niềm hòa khí được cảm triệu, thì tự nhiên tươi vui. Kinh thi nói: “Niềm vui chỉ đến với người quân tử, và phước lộc sẽ đến với họ”. Nếu do chôn vùi đức hạnh mà được tiền của, bỏ tấm lòng mà được giàu có, thì mới trở lại bài báng lương tâm vô dụng, không thể vào nồi thành cơm. Đâu biết hạng người này đã mê mồ lý trời, trong bóng tối thần giận qủi hờn, giảm phúc tổn thọ, nghèo thiếu nạn tai, cho đến con cháu hư hèn, việc lạ đâu chẳng có.

Sách Văn Xương nói: “Người tu thân sửa hạnh, trời nhất định giáng cho trăm điều lành. Trái lại kẻ phản đạo bại đức, thần cũng đoạt năm phước”(1). Thế nên, phước thiện hay hoạ tai, lý nó tất nhiên nhất định như vậy. Nếu chịu cải ác làm lành, chẳng khinh lờn, tự nhiên Phật trời ngầm phò hộ, phước thọ được tăng trưởng.

HỎI: Người có lỗi biết ăn năn có thể được chăng?

ĐÁP: Đã là người ai chẳng có lỗi lầm, biết lỗi lầmăn năn chừa cải, thì điều lành nào chẳng lớn? Sự lỗi lầm ác hại chẳng phải có một. Nên nơi thân miệng ý phải luôn tỉnh táo, nhất định giờ phút nào cũng phải soi xét xem hành động mình có thích đáng hay không. Nếu là thiện nên làm, còn ác thì mau cải đổi. Sự đổi ác theo thiện như con bệnh ra mồ hôi, tự nhiên sẽ được may mắn, vui vẻ, chư thánh sẽ phò hộ cho.

HỎI: Giả sử chiếu xét chẳng đến, một lúc sanh tâm động niệm, chưa biết phải háng phục tâm ấy như thế nào?

ĐÁP: Người xưa trị tâm rất khít khao, cho nên gặt hái được nhiều kết quả to lớn. Tất cả những tâm thiện ác của con người đều do NIỆM. Khi niệm dấy động nên mau mau tỉnh giác. Tỉnh giác nó liền thành không. Thu nhiếp như vậy lâu ngày chầy tháng tự nhiên tâm chánh. Kinh Thư nói: “Buông lung niệm là người điên, chế phục được niệm là bậc thánh”. Lời nói này rất chi lý và nên theo đó mà hành.

HỎI: Người tại gia năm dục (2) cột trói, không thể thoát liền được, chưa biết có phương tiện gì để tu lần hay không?

ĐÁP: Người tại gia tu hành việc ấy rất khó, phải dũng mãnh kiên chí và thường lâu mới được. Nên trong lúc động tịnh hàng ngày, trong lúc rảnh rang hay lúc bận rộn, chỉ riêng đề khởi một câu A Di Đà Phật, rồi hồi quang phản chiếu, chỉ giữ một niệm. Giả như có nhiều vòng lửa xoay trên đầu nhất định cũng không bỏ một niệm này, mặc tình cho tám gió (3) đến xung kích ta, chẳng cho mất một niệm này, lâu ngày chầy tháng một niệm được thuần chơn. Trở lại đem một niệm này phá nát ra, lúc ấy tự tánh Di Đà mới hiện. Giả sử hành như vậy, suốt một đời chẳng ngộ, khi báo tận mạng chung (chết), tự giữ một niệm, thẳng đến đường chánh. Trở lại làm người một nghe ngàn ngộ, thấy tánh thành Phật đã có phần. Đây là yếu chỉ của biệc trở về tâm (qui tâm). Trái lại chờ hướng bên ngoài mà dong ruổi tìm cầu. Tự mình phải lời nói và hành động không trái, thì mới gọi là chơn chánh thọ dụng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 29897)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya...
(Xem: 27180)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 21770)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22234)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23605)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20430)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 20056)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21949)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24757)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 18990)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 24767)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 30977)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 23992)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27765)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26517)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 21322)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23231)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 38138)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18804)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18439)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 19978)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 19050)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23173)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 23887)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22816)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 22917)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 29583)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20646)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 18711)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15848)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18864)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19685)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20159)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19957)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18127)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 22944)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 34169)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 16425)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16920)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 39257)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 26081)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 20099)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18859)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 24066)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 29148)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22904)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30967)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 21012)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26857)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20679)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26268)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23329)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19822)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 24685)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 30047)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20227)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20408)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15145)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 15840)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 23903)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant