Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Lịch sử phát triển của Phật giáo

18 Tháng Hai 201100:00(Xem: 12731)
2. Lịch sử phát triển của Phật giáo

PHẬT HỌC CĂN BẢN
Thích Giải Hiền

2. Lịch sử phát triển của Phật giáo

2.1 Phật giáo phát sinh từ Ấn Độ

Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ. Phật giáo Ấn Độ phát triển qua ba thời kỳ.

2.1.1 Thời Phật còn tại thế và sau khi diệt độ khoảng hai trăm (200) năm

Thời kỳ này gọi là thời kỳ nguyên thuỷ của Phật giáo, đây là thời kỳ thuần nhất của Phật giáo. Đức Phật phản đối việc cúng bái mê tín, phản đối việc sùng bái ngẫu tượng, Ngài không chủ trương việc thần thánh hoá cá nhân mà chỉ dạy mọi người thực hiện theo giáo pháp và tuân giữ giới luật. Ngài thường dạy các đệ tử, ta không phải là người lãnh đạo, ta chỉ là một thành viên trong tăng đoàn mà thôi. Đức Phật dùng những quan niệmphương pháp bình đẳng, thiết thực để giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi những khổ não của thân tâm. Đối tượng của kinh luật là con người, mục đích của kinh Phật là cứu độ con người.

2.1.2 Thời kỳ sau Phật diệt độ khoảng bốn trăm (400) năm 

Tư tưởng Phật giáo dần dần có sự biến đổi và mang tính khu vực. Ở Ấn Độ do khí hậu, ngôn ngữ và dân tộc khác nhau nên quá trình truyền bá của Phật giáo trên phương diện hình thái và tư tưởng cũng có nhiều thay đổi. Mỗi một vị thầy khi truyền bá ở mỗi khu vực khác nhau, vì để thích ứng với nhu cầu của đại chúng cùng xã hội đương thời nên sinh ra những khác biệt trên phương diện hình thức cùng tư tưởng nên thời kỳ này còn gọi là thời kỳ bộ phái Phật giáo. Thời kỳ bộ phái Phật giáo chú trọng nhiều đến việc chỉnh lý, lý luậnbiện minh của quan niệmxu hướng coi trọng việc giải thoát của cá nhân. Do vậy mà sau này xu hướng Đại thừa gọi bộ phái Phật giáo này là Tiểu thừa. Nhưng bộ phái Phật giáo có hai bộ phận lớn là:

Thượng toạ bộ nhiều tư tưởng bảo thủ
Đại chúng bộ nhiều tư tưởng cởi mở hơn

Theo quan điểm của Tiểu thừa là cổ xe nhỏ chú trọng nhiều đến tư tưởng tự độ hơn độ tha. Ngày nay không nên dùng danh từ này mà nên gọi là Nam truyền hay Nam Tông.

Đại thừa Phật giáo (theo cách gọi trước đây) hình thành sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn từ năm trăm (500) đến một ngàn (1000) năm. Đề xướng tinh thần Bồ-tát-đạo vì lợi ích của quảng đại chúng sinh, vì thành tựu Phật đạo phát Bồ-đề-tâm. Đại bồ đề tâmtâm nguyện “Nguyện độ chúng sinh đồng ly khổ nạn, không vì sự an lạc của tự thân” đó chính là tinh thần “vì mọi người”. Đại thừa Phật giáo (nay nên gọi là Bắc tông, hay Bắc truyền) ở Ấn Độ chia thành ba phái là:

Y cứ tư tưởng Bát Nhã gọi là Trung Quán học phái
Y cứ tư tưởng Duy thức gọi là Du Già học phái
Y cứ tư tưởng Duy tâm gọi là Như Lai Tạng học phái

Ba học phái này quy thành hai phái chính là:

Tư tưởng tính không gọi là phái Trung Quán
Tư tưởng hữu, có Duy thứcDuy tâm, Duy thứcDu Già phái, còn Duy tâmNhư Lai Tạng phái

2.2. Phật giáo từ Ấn Độ truyền lên phương bắc

Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang phương bắc chia làm hai hệ thống đó là: vùng văn hoá dân tộc Hán ở Trung Nguyên Trung Quốc và vùng văn hoá dân tộc Tây Tạng, Mông Cổ vùng biên cương Trung Quốc. Phật giáo truyền đến Trung Quốc vào khoảng năm sáu trăm mười bảy (617) tây lịch. Do hai vị Tăng Ấn Độ là Ca Diếp Ma Đà và Trúc Pháp Lan dùng ngựa trắng chở kinh đến Lạc Dương. Bộ kinh đầu tiên được dịch sang hán văn là bộ kinh “Tứ Thập Nhị Chương”. Kinh điển chữ hán trải qua quá trình phiên dịch trước tác hơn một ngàn năm đã hình thành nên Phật giáo của người Hán Trung Quốc. Rồi từ đó Phật giáo Trung Quốc truyền sang các nước lân cận, đầu tiên hết là Hàn Quốc, rồi từ Hàn Quốc truyền sang Nhật Bản, người Nhật sau khi được Phật giáo truyền từ Hàn Quốc sang đã phái nhiều Du học sinh sang Trung Quốc học đạo cầu pháp. Từ thời Tuỳ Đường cho đến Tống Minh. Nhật Bản là nơi duy nhất đã có đủ tất cả tông phái của Trung Quốc truyền sang. Trung Quốc trong thời kỳ pháp nạn, “Tam Vũ Nhất Tông” nhiều kinh điển sau đó đã không còn nhưng đã được Phật giáo Nhât Bản giữ gìn nguyên vẹn, đây là công đức không nhỏ. Ngoài Hàn Quốc, Nhật BảnPhật giáo Đại thừa Trung Quốc còn được truyền sang Việt Nam.

Phật giáo Trung Quốc có mười tông phái gồm cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Tiểu thừa có hai tông phái: Câu xáThành Thật tông. Sau này Câu xá tông xác nhập vào Duy thức tông. Thành Thật tông nhập vào Tam Luận tông, nên chỉ còn lại là tám tông phái Đại ThừaThiên Thai tông, Tam Luận tông, Hoa Nghiêm tông, Luật tông, Tịnh Độ tông, Mật tông, Thiền tôngPháp Tướng tông. Trong tám tông phái này cho đến nay chỉ có Thiền và Tịnh Độ tông là phát triển mạnh nhất. Trên thực tế đa phần các chùa ở Trung Quốc điều thuộc Thiền tông, nhưng chỉ tu Thiền thôi mà không niệm Phật thời rất ít. Do đó đã hình thành nên pháp môn Thiền Tịnh song tu.

Thiên Thai tông, Duy thức tông, Hoa Nghiêm tông chuyên về nghiên cứu học vấn chùa viện và đồ chúng rất ít. Tất cả những người xuất gia điều phải thọ giới, nhưng hiện nay không có quy định là chỉ có chùa thuộc Luật tông mới được phép truyền giới. Những vị xuất gia chỉ chuyên trì luậthọc luật còn rất ít. Trước năm 1949 ở Trung Quốc Đại Lục chùa thuộc Luật tông không còn nhiều chỉ có vài chùa mà thôi.

Mật tông truyền vào Trung Quốc vào đời nhà Đường, sau đó từ Trung Quốc truyền sang Nhật và từ đó về sau Mật tông không còn có ở Trung Quốc nữa. Người Trung Quốc vì sao không thích Mật tông? Có thể là do ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia cho những quan niệm chú lực, thần lực gia trì trong Mật tông là những hiện tượng dị thường nên trong khu vực văn hoá Hán ngữ Trung Quốc Mật tông không thể thịnh hành được.

Đến thế kỷ thứ 7 một đợt truyền bá nữa của Phật giáo Đạt thừa từ Ấn Độ truyền sang phương bắc, đầu tiên hết truyền đến Tây Tạng, sau đó truyền sang Mông Cổ. Đây là Phật giáo thuộc khu vực văn hoá Tạng Mông. Vào thời kỳ đó Mật tông đang rất thịnh hànhẤn Độ, sau khi truyền vào Tây Tạng từ từ đã phù hợp với nhu cầu của người dân Tây Tạng đồng thời kết hợp với Tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc vùng núi Tây Tạng hình thành nên Mật tông Tây Tạng ngày nay. Mật tông vốn là một nhánh của hệ thống Phật giáo Duy tâmẤn Độ.

2.3 Phật giáo từ Ấn Độ truyền xuống phương nam

Năm hai trăm bốn mươi (240) trước Tây lịch Phật giáo từ Ấn Độ truyền xuống phía nam như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, một số nước Đông Nam Á khác như Lào, Cam Pu Chia, Việt Nam. Phật giáo truyền xuống phương nam thuộc Thượng Toạ Bộ. Vì các nước này vốn không có Tôn giáo cao cấp khác, cũng không có tư tưởng văn hoá triết học lớn, nên khi Phật giáo truyền đến thời không có sự thay đổi lớn, nên mang đậm nét màu sắc Nguyên thuỷ của Phật giáo hơn.

2.4 Phật giáo truyền sang Âu Mỹ và khắp thế giới

Phật giáo đầu tiên được truyền sang Âu Mỹhệ thống Phật giáo Nam truyền do các giáo sĩhọc giả phương tây đã theo chân các thế lực chính trị đến các vùng đất thuộc địa ở Tây Nam Á và Đông Nam Á, họ tiếp xúc với Phật giáo ở các nơi đó và đem kinh điển Phật giáo dịch sang tiếng các nước Âu Mỹ như công trình phiên dịch “Thế giới Phật giáo Thánh Điển” dịch từ kinh điển tiếng Pali của Nam Truyền.

Thứ đến là Thiền của Phật Giáo Nhật Bản được truyền sang Âu Mỹ. Phật giáo của Nhật Bản cũng có nhiều tông phái, trong đó Tịnh Độ Chân tôngNhựt Liên Tông đã trở thành Tôn giáo riêng của Nhật Bản, duy chỉ có Thiền tông của Nhật Bản vẫn còn giữ được phong cách của Phật giáo truyền từ Trung Quốc sang. Do vậy người Âu Mỹ đã tiếp nhận Thiền của Nhật Bản. Người có công lao truyền bá Thiền của Phật giáo Nhật BảnThiền Sư Suyuki lúc đầu Thiền Sư Suyuki đã giảng về Thiền ở trường Đại học Co Lum Bia, sau đó tư tưởng Thiền của Ngài đã được truyền bá ở Mỹ và Âu Châu. Dần Dần đã có nhiều vị Thiền Sư Nhật Bản khác đến thành phố San-phan-xi-cô rồi đến miền Đông và hiện nay đã truyền đến miền Trung và Tây nước Mỹ cũng như một số nước ở Âu Châu.

Thứ ba là Phật giáo Mật tông Tây Tạng theo làn sóng di dân tị nạn của dân Tây Tạng sang Ấn Độ. Lúc đó Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa theo mấy chục nghìn vị Lạt Ma trẻ tuổi đã được giáo dụcđào tạo rất quy củ từ nội điển, pháp tu đến ngoại ngữ, sau đó các vị này đã cùng dân Tây Tạng đến khắp các nước trên thế giới. Những vị Lạt Ma này có năng lực thích ứng và khả năng truyền đạt rất lớn vì họ được đào tạo rất kỷ càng và có hệ thống từ thấp đến cao, cả nội điển, ngoại điển lẫn pháp tu. Rồi cùng với ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma họ đã xây dựng nên những Trung tâm Phật giáo Tây Tạng rất lớn trên khắp các nước Âu Mỹ và đem Phật giáo truyền bá mạnh mẽ khắp các nước Phương Tây.

Một hệ thống truyền bá Phật giáo ở Phương Tây nữa cũng phải đề cập đến là Phật giáo Việt Nam, sau năm 1975 cho đến nay cũng đã có mặt ở hầu khắp các nước Âu Mỹ nơi có cộng đồng người Việt Nam sinh sống.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15812)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 11120)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(Xem: 53745)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 13036)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(Xem: 16610)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15465)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 19221)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 20002)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 15606)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(Xem: 15395)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(Xem: 15198)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(Xem: 20432)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 24061)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 15547)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 13085)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(Xem: 20286)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 13331)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(Xem: 29054)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(Xem: 11759)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
(Xem: 18370)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 16699)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(Xem: 13283)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(Xem: 12859)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 13298)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 13054)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12928)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 13058)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 13606)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(Xem: 11775)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(Xem: 14303)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(Xem: 17807)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22678)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 13485)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14406)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105890)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14655)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19855)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38493)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 15581)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(Xem: 34766)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 16124)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(Xem: 11402)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 15729)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(Xem: 14087)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12880)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13768)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12573)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19448)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 27085)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13186)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(Xem: 13539)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21689)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 18032)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 21984)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(Xem: 14268)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16135)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 16200)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19171)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 24873)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant