Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Đứa con lười biếng

03 Tháng Ba 201100:00(Xem: 10173)
3. Đứa con lười biếng

MỘT TRĂM BÀI KINH PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải

PHẨM THỨ NHẤT: BỒ-TÁT ĐƯỢC THỌ KÝ

ĐỨA CON LƯỜI BIẾNG

Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành có một người trưởng giả rất giàu có, duy chỉ có một đứa con trai đặt tên là Nan-đà, cực kỳ lười nhác. Cậu chỉ thích nằm dài ra ngủ, chẳng muốn đi đứng hay ngồi dậy khỏi giường. Tuy vậy, cậu thông minh, sáng trí lắm, chỉ nằm đó mà nghe đọc các thứ kinh sách là có thể hiểu thấu nghĩa lý, không có điều chi không biết.

Người cha thấy cậu bé thông minh, luận giải kinh luận đều thông thạo, liền tự nghĩ rằng: “Thằng bé này thông minh xuất chúng, ta nên đón thầy ngoại đạo Phú-lan-na, và các thầy ngoại đạo khác đến dạy dỗ cho nó.”

Nghĩ như vậy rồi, liền bày biện các món ngon vật lạ cúng dường trọng thể, mời thỉnh các thầy ngoại đạo đến. Khi các thầy ăn uống đã xong, ông mới thưa rằng: “Tôi chỉ có một đứa con trai duy nhất, tánh tình lười nhác hết mức, chỉ muốn nằm ngủ hoài, chẳng muốn ngồi dậy. Nay nhờ các thầy dạy dỗ cho, giúp nó được thông thạo kinh luận, thay đổi tính nết mà nối được nghiệp nhà.”

Bấy giờ sáu thầy ngoại đạo cùng nhau đến chỗ cậu bé. Cậu biết các thầy đến nhưng cứ nằm lỳ chẳng chịu dậy, huống gì nói đến chuyện mời các thầy ngồi. Ông trưởng giả thấy như vậy thì trong lòng buồn khổ, âu sầu vô hạn.

Khi ấy, đức Thế Tôn dùng tâm đại bi thương xótquán sát hết thảy chúng sanh, thường đến những nơi khổ nãothuyết pháp độ sinh. Phật thấy ông trưởng giả vì thương con mà âu sầu, khổ não, liền cùng với chư tỳ-kheo đi đến nhà ấy.

Khi Phật vừa bước vào nhà thì cậu bé lười nhác bỗng nhiên vùng dậy, lấy ghế mời Phật ngồi. Cậu đối trước Phật lễ bái rồi đứng hầu sang một bên.

Phật liền vì cậu bé mà thuyết pháp cho nghe, lại quở trách sự lười nhác của cậu. Cậu bé nghe rồi tự biết hối cải, sanh lòng tin sâu, kính ngưỡng Phật.

Bấy giờ, Phật trao cho cậu bé một cây gậy quý bằng gỗ chiên-đàn, nói rằng: “Nếu ngươi chịu phát khởi lòng tinh tấn chuyên cần, dùng gậy này mà gõ xuống, sẽ phát ra âm thanh hay lạ. Người nghe được âm thanh ấy, có thể nhìn thấy trân bảo, châu báu ẩn chứa trong lòng đất.”

Cậu bé nghe lời Phật dạy thì liền làm theo. Cậu lấy gậy mà gõ xuống đất, nghe được những âm thanh hay lạ, nghe rồi liền nhìn thấy được những trân bảo, châu báu nằm sâu trong lòng đất. Cậu thấy được như vậy rồi thì hết sức vui mừng, liền tự nghĩ rằng: “Ta nghe lời dạy của đức Thế Tôn, chỉ mới siêng năng dụng công đôi chút mà đã được sự lợi ích chưa từng có, huống hồ hết lòng siêng năng, chuyên cần mà làm việc.”

Nghĩ như vậy rồi, ít lâu sau cậu liền quyết định sẽ khởi sự lên đường ra biển mà tìm trân bảo, châu báu. Vị thiếu niên ấy truyền rao khắp thành Xá-vệ tuyển mộ người theo mình cùng đi ra biển tìm trân bảo. Chàng tìm được rất nhiều châu báu, lại đưa tất cả mọi người an toàn trở về nhà.

Khi ấy, chàng liền bày biện đủ các thứ trân bảo quý giá cùng nhiều món ăn ngon lạ, tinh khiết, thỉnh Phậtchư tăng đến để cúng dường.

Bấy giờ Phật cùng chư tỳ-kheo liền đến thọ nhận lễ cúng dường của cậu bé lười nhác ngày trước. Thọ cúng dường xong, lại vì chàng mà thuyết pháp cho nghe. Nghe pháp rồi dứt sạch lòng tham lam, sân hận, liền mang nhiều trân bảo quý giá tung lên hư khôngcúng dường Phật. Những trân bảo quý giá ấy liền tụ lại trên không thành một cái tán lớn mà bay theo che bên trên Phật.

Chàng thiếu niên nhìn thấy sự biến hóa nhiệm mầu ấy lại càng tin sâu Tam bảo, chí thành lễ Phật mà phát lời nguyện lớn rằng: “Nhờ công đức cúng dường hôm nay, trong đời vị lai tôi nguyện sẽ có thể vì những chúng sanh mù lòa mà cứu giúp cho được sáng mắt, vì những chúng sanh chẳng quy y Phật mà độ cho quy y, những chúng sanh không người cứu hộ sẽ được cứu hộ, những chúng sanh không được an ổn sẽ được an ổn, những chúng sanh chưa nhập Niết-bàn sẽ được nhập Niết-bàn.”

Chàng phát nguyện rồi, đức Phật liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.

Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng: “Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho được biết.”

Phật bảo A-nan: “Ngươi có nhìn thấy cậu bé lười nhác ngày trước giờ đây phát tâm cúng dường ta chăng?” A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, con đã thấy.”

Phật nói: “Cậu bé này trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp nữa sẽ thành Phật hiệu là Tinh Tấn Lực, hóa độ chúng sanh nhiều vô số. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15005)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13445)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15128)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16495)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12584)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13461)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13411)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12759)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12075)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11974)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12647)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11474)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11782)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11150)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13279)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13163)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11588)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12168)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12357)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11951)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12747)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12367)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12192)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12261)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12010)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11954)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11222)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11370)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12375)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12468)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11994)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12960)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12042)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12601)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13944)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12736)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14868)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11925)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12186)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12883)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12772)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14766)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12747)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15391)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12577)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14239)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15547)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13137)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13568)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12483)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12087)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12896)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12981)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13208)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21334)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143646)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant