Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

75. Vũ nữ xin xuất gia

03 Tháng Ba 201100:00(Xem: 10265)
75. Vũ nữ xin xuất gia

MỘT TRĂM BÀI KINH PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải

PHẨM THỨ TÁM: CÁC VỊ TỲ-KHEO NI

VŨ NỮ XIN XUẤT GIA

Lúc ấy, Phật ở gần thành Vương-xá, trong tinh xá Trúc Lâm. Bấy giờ, các vị trưởng giả trong thành tụ tập nhau lại tổ chức một lễ hội vui chơi rất linh đình, có ca múa vũ nhạc giúp vui nhộn nhịp lắm.

Có hai vợ chồng kia vốn là vũ sư từ phương nam đến, cũng dự hội vui này, mang theo một cô con gái tên là Thanh Liên Hoa, dáng vẻ xinh đẹp uyển chuyển, nhan sắc hơn người, lại thêm thông minh trí tuệ, ứng đối khéo léo.

Thanh Liên Hoa ấy chẳng những giỏi nghề ca múa không thôi, cô còn nhiều tài nghệ khéo léo khác, lại thông bác hết thảy các kinh luận của các luận sư đương thời. Vì vậy, lòng cô cao ngạo lắm. Cô cho rằng thế gian này không có ai tài hoa, khéo léo và xinh đẹp như cô.

Sau khi trình bày những vũ điệu rất khéo léo, tài tình, làm lôi cuốn hết thảy những người đến xem hội, cô Thanh Liên Hoa mới lên tiếng hỏi một cách ngạo mạn rằng: “Xin hỏi quý vị, ở thành Vương-xá này có ai có thể xem là tài hoa như tôi đây chăng? Có ai có thể khéo biện giải kinh luận hơn tôi chăng?”

Trong số người xem hội, có người nói rằng: “Có đức Phật Thế Tôntinh xá Trúc Lâm có thể giảng giải những chỗ nghi cho cô. Cô nên đến đó.”

Vũ nữ nghe vậy rồi, liền cùng với nhiều người nữa đi đến chỗ Phật. Lòng đầy cao ngạo, cô đến tinh xá rồi, từ bên ngoài vừa ca múa ưỡn ẹo mà đi vào chỗ Phật, không có chút tôn kính nào.

Đức Thế Tôn thấy biết thấu trong tâm cô, liền dùng thần lực khiến thân hình cô chỉ trong phút chốc đã giống như cụ bà trăm tuổi: da nhăn, tóc bạc, răng rụng, má hóp, run rẩy lom khom mà đi.

Cô vũ nữ tự thấy thân hình thay đổi dị thường như vậy, liền tự hiểu ngay là do thần lực của Phật hóa hiện. Biết vậy rồi, cô đối trước Phật sinh lòng hổ thẹn vô cùng, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Nay con đến trước đức Thế Tôn mà tâm sinh kiêu mạn, buông lung phóng túng thật chẳng phải đạo. Xin đức Thế Tôn từ bi tha thứ.”

Phật biết trong tâm cô đã được điều phục, liền dùng thần thông khiến cho cô trở lại nguyên hình như trước.

Khi ấy, đại chúng tỳ-kheo nhìn thấy vũ nữ ấy chỉ trong thoáng chốc mà thoạt trẻ, thoạt già, hình dung chẳng có gì là cố định, liền ngộ sâu vào lý vô thường, thảy đều sinh tâm nhàm chán cuộc sinh tử, tâm ý khai mở, có người đắc quả Tu-đà-hoàn, có người đắc quả Tư-đà-hàm, có người đắc quả A-na-hàm, có người đắc quả A-La-hán, lại có nhiều người phát tâm cầu quả Phật Bích-chi, cũng có người phát tâm cầu quả vô thượng Bồ-đề.

Bấy giờ cô vũ nữ sinh lòng tín kính, lạy Phật xin xuất gia nhập đạo. Phật nói: “Lành thay đó, tỳ-kheo ni!” Tức thì, tóc trên đầu tự nhiên rụng sạch, áo cà-sa hiện ra nơi thân, thành một vị tỳ-kheo ni oai nghi đầy đủ. Chuyên cần tu tập, chẳng bao lâu đắc quả A-La-hán, đủ Ba trí sáng, Sáu phép thần thông, Tám môn giải thoát, khắp cõi trời người ai gặp cũng đều kính trọng, ngưỡng mộ.

Chư tỳ-kheo thấy việc như vậy liền thưa hỏi rằng: “Bạch Thế Tôn! Nhờ đâu Phật có thể hóa độ cho một kẻ phóng túng kiêu căng như thế, chỉ trong chốc lát đã thành tâm quy phục, lại xuất gia chứng đắc đạo quả?”

Phật bảo chư tỳ-kheo rằng: “Chẳng phải đến ngày nay ta mới ra tay cứu độ cho cô ấy. Trong quá khứ ta cũng đã có lần cứu độ cô ấy rồi.”

Chư tỳ-kheo thưa thỉnh, xin được nghe nhân duyên thời quá khứ. Phật bảo chư tỳ-kheo: “Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói. Về thuở quá khứ cách đây đã vô số kiếp, vua xứ Ba-la-nại có vị thái tử tên là Tôn-đà-lỵ, bỏ ngôi báu mà vào chốn rừng núi tu tập, chứng đắc được năm phép thần thông.

“Khi ấy có cô gái khẩn-na-la muốn làm cho người động tâm, liền hiện hình đến trước mặt, đủ vẻ xinh đẹp, thanh lịch, chẳng khác gì chư thiên trên cõi trời. Cô gái ấy biểu diễn đủ các điệu ca múa hay khéo để mong làm xiêu lòng thái tử.

Vị thái tử ấy tâm đạo kiên cố, chẳng hề lay chuyển, liền lên tiếng nói với cô gái khẩn-na-la ấy rằng: “Tất cả các pháp hữu vi đều không thường tồn, có sinh có diệt. Ta nay nhìn vào thân thể người, đã thấy trước sự già nua, xấu xí rồi sẽ đến, chẳng còn gìn giữ được bao lâu nữa. Tại sao nay ngươi còn buông thả phóng túng, chẳng lo tu tập, lại còn muốn làm cho ta phải động tâm mà thối chí hay sao?”

Cô gái khẩn-na-la ấy nghe thái tử nói rồi, liền tự thấy hổ thẹn, quỳ lạy cầu xin sám hối tội lỗi. Sám hối rồi, hướng đến thái tửphát nguyện rằng: ‘Ngày sau nếu ngài vượt thoát được biển khổ sinh tử, tôi nguyện được ở nơi chỗ ngài để tu tập chứng đạo.’

Phật lại nói rằng: “Này chư tỳ-kheo! Vị thái tử tu đắc ngũ thông, nay chính là ta đây. Cô gái khẩn-na-la thuở ấy, nay là vũ nữ Thanh Liên Hoa, vừa mới xuất gia nhập đạo, chứng đắc đạo quả đó.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15052)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13498)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15197)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16587)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12627)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13515)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13489)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12808)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12105)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12026)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12699)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11548)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11832)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11203)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13340)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13222)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11632)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12225)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12395)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12020)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12786)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12405)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12251)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12318)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12053)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11973)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11266)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11407)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12407)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12498)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12030)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12998)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12097)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12642)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13051)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13998)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12770)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14902)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11968)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12207)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12917)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12795)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14823)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12797)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15438)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12622)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13252)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14293)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15607)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13771)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13167)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13604)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12514)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12110)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12937)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13031)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13263)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21375)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143898)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant