KINH
TỲ-KHEO NA-TIÊN
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải; Nguyễn Minh Hiển hiệu đính
Na-tiên đáp: “Người làm điều thiện nhỏ có thể được phước lớn. Người làm điều ác lớn có thể chỉ chịu họa nhỏ. Đó là khi người làm điều ác ngày đêm hối lỗi, thì điều ác ấy cũng ngày đêm vơi bớt mà nhỏ đi. Người làm điều thiện ngày đêm nghĩ đến đều thấy hoan hỷ vui mừng, nên được phước rất lớn.
“Như lúc Phật còn tại thế, có người bị cụt tay chân, thành tâm dâng cúng cho Phật chỉ một cành hoa sen. Khi ấy Phật dạy chư tỳ-kheo rằng: ‘Người cụt tay chân này, từ nay về sau trải qua chín mươi mốt kiếp không bị đọa vào các đường dữ là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, được sanh lên cõi trời. Sau khi mãn phước ở cõi trời rồi, được sanh trở lại làm người.’
“Do chuyện ấy, bần tăng biết là người làm điều thiện nhỏ có thể được phước lớn.”
Vua tán thán: “Hay thay!”
° ° °
Vua lại hỏi: “Bạch đại đức, như người trí làm ác và người ngu làm ác, người nào chịu họa lớn hơn?”
Na-tiên đáp: “Người ngu chịu họa lớn, người trí chịu họa nhỏ.”
Vua nói: “Không thể như lời đại đức nói được. Như theo phép trị nước của trẫm thì quan lớn có lỗi xem là tội nặng, người dân không biết mắc lỗi thì xem là tội nhẹ. Cứ như lý ấy mà xét, thì người trí làm ác phải chịu họa lớn, kẻ ngu làm ác phải chịu họa nhỏ vậy.”
Na-tiên hỏi: “Ví như có hòn sắt đốt nóng bỏ xuống đất. Có hai người, một người biết đó là hòn sắt nóng, một người không biết. Hai người đều buộc phải nắm lấy hòn sắt ấy, vậy người nào bị bỏng nặng hơn?”
Vua nói: “Người không biết phải bị bỏng nặng hơn.”
Na-tiên nói: “Cũng như vậy đó. Người ngu làm việc ác không biết để hối lỗi, nên thế nào cũng sẽ mắc họa lớn. Người trí như có lỡ làm việc ác, liền biết đó là việc không nên làm, ngày ngày thường hối lỗi, vì vậy mà sẽ mắc họa nhỏ thôi.”
Vua tán thán: “Hay thay!”
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải; Nguyễn Minh Hiển hiệu đính
QUYỂN HẠ
III. TU TẬP VÀ GIẢI THOÁT
10. THIỆN ÁC VÀ TỘI PHƯỚC
Vua lại hỏi: “Bạch đại đức, như người làm điều thiện nhỏ có thể được phước lớn chăng? Làm điều ác lớn có phải bao giờ cũng chịu họa lớn chăng?”Na-tiên đáp: “Người làm điều thiện nhỏ có thể được phước lớn. Người làm điều ác lớn có thể chỉ chịu họa nhỏ. Đó là khi người làm điều ác ngày đêm hối lỗi, thì điều ác ấy cũng ngày đêm vơi bớt mà nhỏ đi. Người làm điều thiện ngày đêm nghĩ đến đều thấy hoan hỷ vui mừng, nên được phước rất lớn.
“Như lúc Phật còn tại thế, có người bị cụt tay chân, thành tâm dâng cúng cho Phật chỉ một cành hoa sen. Khi ấy Phật dạy chư tỳ-kheo rằng: ‘Người cụt tay chân này, từ nay về sau trải qua chín mươi mốt kiếp không bị đọa vào các đường dữ là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, được sanh lên cõi trời. Sau khi mãn phước ở cõi trời rồi, được sanh trở lại làm người.’
“Do chuyện ấy, bần tăng biết là người làm điều thiện nhỏ có thể được phước lớn.”
Vua tán thán: “Hay thay!”
° ° °
Vua lại hỏi: “Bạch đại đức, như người trí làm ác và người ngu làm ác, người nào chịu họa lớn hơn?”
Na-tiên đáp: “Người ngu chịu họa lớn, người trí chịu họa nhỏ.”
Vua nói: “Không thể như lời đại đức nói được. Như theo phép trị nước của trẫm thì quan lớn có lỗi xem là tội nặng, người dân không biết mắc lỗi thì xem là tội nhẹ. Cứ như lý ấy mà xét, thì người trí làm ác phải chịu họa lớn, kẻ ngu làm ác phải chịu họa nhỏ vậy.”
Na-tiên hỏi: “Ví như có hòn sắt đốt nóng bỏ xuống đất. Có hai người, một người biết đó là hòn sắt nóng, một người không biết. Hai người đều buộc phải nắm lấy hòn sắt ấy, vậy người nào bị bỏng nặng hơn?”
Vua nói: “Người không biết phải bị bỏng nặng hơn.”
Na-tiên nói: “Cũng như vậy đó. Người ngu làm việc ác không biết để hối lỗi, nên thế nào cũng sẽ mắc họa lớn. Người trí như có lỡ làm việc ác, liền biết đó là việc không nên làm, ngày ngày thường hối lỗi, vì vậy mà sẽ mắc họa nhỏ thôi.”
Vua tán thán: “Hay thay!”
Gửi ý kiến của bạn