Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết

09 Tháng Mười 201000:00(Xem: 29256)
Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết

VIMALAKĪRTINIRDEŚA-SŪTRA
Bản Hán ngữ: DUY-MA-CẬT-SỞ THUYẾT KINH
Của Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Tham chiếu: THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH
Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: TUỆ SỸ 
Nhà xuất bản Phương Đông 2008

blank

Duy-ma-cật sở thuyết kinh (zh. 維摩詰所說經, sa. vimalakīrtinirdeśa) là một tác phẩm quan trọng của Phật giáo Đại thừa, có ảnh hưởng rất lớn đến nền Phật giáo tại Trung Quốc, Việt NamNhật Bản. Kinh xuất hiện khoảng thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên, mang tên của Duy-ma-cật (sa. vimalakīrti), một cư sĩ giàu có, sống cuộc đời thế tục nhưng vẫn đi trên con đường Bồ Tát. Nhờ kinh này mà người ta có thể xem cư sĩ và tăng sĩ có một mục đích như nhau trên đường tiến đến giác ngộ.

Điều may mắn hiếm có là Phạn bản của kinh này - được cho là thất truyền từ bao nhiêu thế kỉ - đã được Giáo sư Takahashi Hisao (Cao Kiều Thượng Phu) phát hiện ngày 30 tháng 6 năm 1999, trong khi ông cùng nhóm nghiên cứu đang sưu tầm thư tịch trong thư viện của cung điện Potala, kinh đô Lhasa, Tây Tạng. Sau hơn bốn năm nghiên cứu và kí âm la-tinh, bản này được nhóm Nghiên cứu Văn học Phật giáo Sanskrit, Viện Đại học Taisho, Tokyo (大正大學總合佛教研究所—梵語佛典研究會) phát hành tháng 3 năm 2004. Chất lượng văn bản khá tốt mặc dù còn nhiều lỗi ghi chép, cần được chỉnh lại trước khi dịch. Tuy nhiên, việc cho ra một bản khảo cứu vẫn còn là một điều đáp ứng được, đòi hỏi một công trình nghiên cứu, đối chiếu phục hồi văn bản hẳn hoi.

Có ba bản chữ Hán còn được lưu lại trong Đại Chính Tân Tu Đại tạng kinh:

  1. Phật thuyết Duy-ma-cật kinh (zh. 佛說維摩詰經), Taishō No. 474, 2 quyển, Chi Khiêm (zh. 支謙) dịch đầu thế kỉ thứ 3 sau CN.
  2. Duy-ma-cật sở thuyết kinh (zh. 維摩詰所說經), Taishō No. 475, 3 quyển, Cưu-ma-la-thập (zh. 鳩摩羅什, sa. kumārajīva) dịch đầu thế kỉ thứ 5 sau CN.
  3. Thuyết Vô Cấu Xưng kinh (zh. 說無垢稱經), Taishō No. 476, 6 quyển, Huyền Trang (zh. 玄奘) dịch giữa thế kỉ thứ 7 sau CN.

Bản Tạng văn mang tựa ´phags pa dri ma med par grags pas bstan pa zhes bya ba theg pa chen po`i mdo. Chos nyid tshul khrims (sa. dharmatāśīla) dịch cuối thế kỷ 8. Bảng Tạng văn này được xem là giống bản gốc Phạn nhiều nhất. Bản gốc Phạn và bản dịch Tạng có 12 chương, trong khi ba bản Hán có 14 chương. Tên các chương của bản Phạn và Tạng gần như giống nhau hoàn toàn.

Ngoài các bản dịch Hán, Tạng nói trên còn nhiều bản dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đức quan trọng khác; được dịch từ các bản dịch Hán, Tạng nêu trên. Đáng kể nhất phải nói là bản dịch tiếng Pháp của Étienne Lamotte: L'Enseignement de Vimalakīrti (Vimalakīrtinirdeśa), Louvain, 1962.

Trong các bản dịch tiếng Việt thì bản của Thượng toạ Thích Tuệ Sỹ chỉnh hơn hết. Thượng toạ dịch từ bản Cưu-ma-la-thập, nhưng đối chiếu với hai bản Hán còn lại, thêm vào đó so với bản Phạn cũng như những bản chú giải căn bản của Khuy Cơ, Tăng Triệu, Cát Tạng, v.v...

Tư tưởng chủ đạo

Khung cảnh của kinh này thuật lại hoàn cảnh Duy-ma-cật đang lâm bệnh tại nhà. Bệnh của ông được hiểu như một sự khéo léo trong lúc áp dụng phương tiện (sa. upāyakauśalya) dạy người. Phật cử nhiều đại đệ tử đi đến nhà ông hỏi thăm nhưng tất cả đều khước từ. Cách hiểu sai lầm của họ về giáo lí đã được Duy-ma-cật chỉnh lại và vì thế họ hổ thẹn, không dám đại diện Phật đến hỏi thăm. Giáo lí của kinh này được trình bày rõ nhất trong chương thứ ba. Bài dạy cho Xá-lợi-phất ngay đầu chương đã đưa ngay lập trường của thiền Đại thừa, đặc biệt là Thiền như Thiền tông chủ trương. Trong kinh, Tôn giả Xá-lợi-phất thưa với Phật (III.3, Chân Nguyên dịch Phạn-Việt)...

Quan niệm trọng yếu của kinh này là tính không (sa. śūnyatā) của tất cả các pháp. Trong tính không này thì cả Hữu lẫn Vô đều được hợp nhất. Bất nhị (sa. advaya) là nền tảng của giáo lí trong kinh này thế nhưng, bất nhị rất khó diễn bày. Ba mươi hai vị Bồ Tát (chương 8) đều không trình bày nổi. Ngay cả Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī) - hiện thân của trí huệ siêu việt - cũng không giải thích nổi bởi vì ngôn ngữ không thể diễn bày Pháp môn bất nhị này. Chỉ có Duy-ma-cật giải bày bằng sự im lặng, một sự im lặng sấm sét (mặc như lôi 默如雷). Im lặng ở đây không phải là không hiểu, không diễn bày mà chính là ngôn ngữ tuyệt đỉnh, ngôn ngữ duy nhất có thể trình bày cái Bất khả tư nghị (sa. acintya).

Ngoài ra, kinh này còn minh họa rất sinh động cách sống của người Phật tử để nhắm đến giải thoát và cách áp dụng tri kiến về tính không trong cuộc sống hàng ngày, được Phật tử tại Đông Á, Đông Nam Á rất ưa chuộng và tụng đọc. Rất nhiều bài luận chú được viết và nổi tiếng nhất là: Chú Duy-ma (zh. 注維摩) của Tăng Triệu, 10 quyển; Duy-ma kinh huyền sớ (zh. 維摩經玄疏) của Trí Khải, 6 quyển; Duy-ma kinh nghĩa sớ zh. 維摩經義疏 của Cát Tạng. Tại Nhật, Thánh Đức Thái tử (zh. 聖德太子, 574-662) đã viết một bài luận quan trọng về kinh này dưới tên Duy-ma kinh nghĩa sớ (zh. 維摩經義疏). Ông dùng bản dịch của Cưu-ma-la-thập và có lẽ vì vậy, bản dịch này được sử dụng nhiều hơn hết tại Đông Á.

(Bách Khoa Toàn Thư http://vi.wikipedia.org/)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22937)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 11708)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 19224)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 24080)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 13301)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 13058)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12935)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 13062)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 14412)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105896)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14658)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19866)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38501)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 14099)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12887)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13775)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12582)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19462)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 27096)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13543)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21694)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 18037)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 14279)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16147)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 15104)
Đại Chánh Tân Tu - Kinh số 685; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Hạnh Cơ
(Xem: 14226)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0232 - Hán dịch: Mạn Ðà La Tiên; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 13222)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0226 - Hán dịch: Đàm Ma Ty, Trúc Phật Niệm; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14479)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0592 - Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 19789)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0590; Hán dịch: Trí NghiêmBảo Vân ; Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 16761)
Trong Tam tạng Kinh điển tất cả giáo PhápTiểu Thừa hay Đại Thừa, dù tại gia hay xuất gia, Giới Luật luôn là phần trọng yếu nhất... Ngài Hoằng Tán lược sớ - Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải) dịch
(Xem: 21190)
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Lạt Mật Đế; Việt dịch và chú thích: Hạnh Cơ
(Xem: 14813)
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Dịch giả: TT Thích Viên Giác; Xuất bản năm 1963
(Xem: 39202)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 19410)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0579; Hán dịch: Thất Dịch; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Châu
(Xem: 14732)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0549; Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Thiện
(Xem: 16167)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0475 - Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 14717)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0502 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15244)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0508 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14932)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0466; Hán dịch: Tỳ Ni Đa Lưu Chi; Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Thành
(Xem: 15584)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0464; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 39179)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0456; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 14146)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0455; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 24535)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0454; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 14401)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0453; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 19479)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 18036)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 21483)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 19713)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích Nguyên Chơn
(Xem: 17543)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0450; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14863)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0449; Hán dịch: Ðạt Ma Cấp Ða; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 13906)
Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128, thuộc bộ Trung A Hàm, tạng Đại Chánh - Hán dịch: Cù Đàm Tăng Già Đề Bà; Việt dịch: cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 13797)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0516; Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14127)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762 - Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 21935)
KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)... Như Lai Phật Tổ lúc này, Tại vườn Cô Độc rừng cây Kỳ Đà; Cách thành Xá Vệ không xa, Là nơi Phật ở nói ra kinh này... HT Thích Khánh Anh
(Xem: 16762)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0680; Hán dịch: Pháp sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 15242)
Kinh Tám Đề Tài Giác Ngộ Của Các Bậc Đại Nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác) - Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 14548)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0506, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14069)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0777, Hán dịch: Bạch Pháp Tổ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14381)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0367, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Quảng Minh
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant