Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm thứ hai: Đức Diệu Giác Như Lai đưa Chư Bồ Tát vào Trung Ấm Giáo Hóa

29 Tháng Tư 201100:00(Xem: 8558)
Phẩm thứ hai: Đức Diệu Giác Như Lai đưa Chư Bồ Tát vào Trung Ấm Giáo Hóa

KINH TRUNG ẤM
Hán dịch: Sa môn Trúc Phật Niệm 
Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang

KINH TRUNG ẤM: QUYỂN THƯỢNG

PHẨM THỨ HAI
ĐỨC DIỆU GIÁC NHƯ LAI ĐƯA CHƯ BỒ TÁT VÀO TRUNG ẤM GIÁO HÓA

Bấy giờ Đức Diệu Giác Như Lai chí Chơn Đẳng Chánh Giác rõ thấu chúng sanh hoàn toàn không còn một tạp niệm, nên vào Trung Ấm thọ pháp cấm giới, được nhiều lợi ích và đã độ thì vô lượng. Ngài biến lập thệ lớn để thi hành phật sự. Lúc này Đức Diệu Giác Như Lai nhập vô Kiến Đỉnh Tam Muội khiến các đại chúng Chư Bồ Tát vô số nghìn ức không ngằn mê đều giống như sắc thể của Đức Diệu Giác Như Lai không sai khác. Ngay lúc này Ngài Đại Ca Diếp chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà TắcƯu Bà Di ở cõi Diêm Phù Đề, và Trời, Rồng, Quỷ Thần, Ca Lưu La, Chân Đà La, Ma Đầu La, Càn Thát Bà, Cưu Bàn Trà, Phú Đan Na, Nhơn và Phi Nhơn, tám ức một trăm nghìn chúng sanh của Bát Quốc Vương dùng thần túc lực cùng vào Trung Ấm.

Bấy giờ Đức Thế Tôn ở giữa các chúng mà nói kệ rằng: 

Mê lầm của Trung Ấm 
Mù tối chẳng Tam Tôn 
Chuyển thân theo năm đường 
Tùy chỗ làm dẫn đến 
Hoặc sa hai nẻo thiên 
Hoặc vào chốn ba đường 
Ô thay thật xót thương 
Nay Như Lai đã đến 
Trung Ấm được độ rồi 
Nguyện ta cũng hoàn thành 
Vô hình thọ hình giáo 
Đoạn tưởng đoạn sạch gốc 
Ba đời các Chư Phật 
Đều thực hiện pháp nầy 
Sắc pháp tự lẫy lừng 
Diệt dùng Định Ý đạo 
Như Lai - tướng chân thật 
Không sinh không khởi diệt 
Quán thân nội ngoại không 
Biết rõ pháp chẳng thường 
Đi từ gốc si ái 
Như tro phủ trên than 
Kẻ ngu bảo lửa mất 
Thực ra lửa mãi còn 
Tâm là cội nhân độc 
Thiện ác theo tâm đó 
Hành thiện thì đến thiện 
Hành ác thì đến ác 
Như người làm việc ác 
Cho rằng không quả báo 
Khi nghiệp báo đến rồi 
Nào ai thay thế được 
Phạm giới không hành pháp 
Tự xưng không ai bằng 
Lõa hình ăn trái cây 
Cúng thờ thần Nhật Nguyệt 
Ba ác đạo tự rơi 
Biết kiếp nào ra khỏi 
Những ai phi Phật tử 
Dẫu gần vẫn xa Ta

Lúc này, Đức Diệu Giác Như Lai nói xong kệ nầy, liền dùng thần lực vào trong Trung Ấm hóa làm tòa Cao thất bảogiảng đường thất bảo. Nơi đây lụa-phan giăng phủ, thềm thang làm bằng vàng bạclưu ly là đất. Sau vườn có ao tắm kết bằng thất bảo, chim nhạn, chim uyên … các loài chim quí cùng cất tiếng hót. Thế rồi Đức Thế Tôn lại dùng thần lực khiến cho chúng sanh đó sống với sinh mạng trong bảy ngày, với sinh mạng sáu ngày, năm ngày, bốn ngày, ba ngày, hai ngày và một ngày rồi kết thúc.

Lúc này Đức Thế Tôn quán nơi tâm hướng vọng của chúng sanh này, muốn phân biệtphương diện của từng trụ vị, như từng phương diện của tứ hướng tứ đắc, Cửu trụ của sơ phát tâm có các lãnh vực riêng. Lãnh vực trụ vị của nhân quả Bích Chi Phật.

Bấy giờ Đức Thế Tôn hóa ra bảy trăm ức na do tha Cao tòa bằng bảy báu, cứ mỗi Cao tòa có Hóa Phật, mỗi một Hóa Phật đều nói bốn bài kệ phi thường

Tất cả hành vô thường 
Thức là pháp ngoại trần 
Có khởi thì có diệt 
Diệt kia chính là lạc 
Không sanh, già, bệnh, chết 
Cũng không có ba hữu 
Vào hẳn hư không giới 
Là nhà của Chư Phật 
Chẳng sợ, chẳng vết nhơ 
Chẳng bị dục nhiễm ái 
Trang sức và năm dục 
Hết hẳn không còn chi 
Nếu dứt trăm tám ái 
Tập pháp cũng trừ luôn 
Trước diệt sau không sinh 
Ba mươi bảy đạo phẩm 
Không-vô tướng-vô nguyện 
Lộ trình Phật đi qua 
Những chúng sanh lợi căn 
Vừa nghe không ngần ngại 
Dùng gươm tuệ đoạn trừ 
Như lửa đốt núi đồng 
Chúng hữu tình khó ngộ 
Chư Phật trước ban rằng 
Tội căn sâu kiên cố 
Dù thương đâu cứu được 
Trung Ấm thọ các thân 
Chỉ bày theo ngôn giáo 
Dù trước chẳng phát tâm 
Nghe pháp thì được độ

Đương khi Đức Phật nói kệ tụng này, có bảy mươi tám ức một trăm nghìn na do tha chúng sanh Trung Ấm khởi vô thượng chánh chơn đạo ý, phát tâm bồ đề.

Bấy giờ Đức Diệu Giác Như Lai, đột nhiên đang ở giữa hội chúng bay lên tòa Cao Úy. Mười phương Chư Thần Thông Bồ Tát ngồi ở bên trái. Ngài Ma Ha Ca Diếpbốn chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà TắcƯu Bà Di ở cõi Diêm Phù Đề ngồi ở bên phải. Các Trời, Rồng, Quỷ Thần và Đại Quốc Vương ngồi ở sau Đức Phật.

Từ cõi Tứ Thiên Vương, Sơ Đao Lợi Thiên Vương, Diệm Thiên, Đâu Thuật Thiên, Ái Thiên, Ba Lợi Đà Thiên; Ái Ba Ma Na Thiên, A Hội Đậu Tu Thiên, Thủ Ha Thiên, Ba Lợi Đà Thủ Ha Thiên, Tu Trệ Thiên, Tu Trệ Kỳ Nậu Thiên và A Ca Nị Sất Thiên ở giữa hư không rải hoa cúng dường và trổi các thứ thiên nhạc.

Chúng sanh Trung Ấmtrước mặt Như Lai lãnh hội giáo pháp. Lúc đó Thế Tôn dùng oai thần của Phật, khiến cho các chúng sanh trong lòng nghĩ rằng: Đức Phật chỉ vì Ta mà nói pháp ngoài ra không vì ai khác. Lúc này Đức Thế Tôn mới nói kệ rằng: 

Như Lai vô lượng giác 
Thần thông không thể lường 
Vào ra vách núi đá 
Như chim lượn hư không 
Ta vốn từ nhiều kiếp 
Vun trồng nhiều công đức 
Độ sanh không ngừng nghỉ 
Khiến phát bồ đề tâm 
Niết bàn nào lai khứ 
Cũng chẳng thấy độ ai 
Ta ở nơi Song Thọ 
Chuyển thân đến chốn này 
Xưa ta phát đạo tâm 
Với chúng sanh Thệ độ 
Một người chưa độ xong 
Ta không bao giờ bỏ 
Xét người Trung Ấm đây 
Đều có thượng-trung-hạ 
Chỉ dùng ba cú nghĩa 
Tứ đế pháp chơn như 
Dâm-nộ-si mới giảm 
Phải thiền định để trừ 
Tám trăm bệnh ngặt nghèo 
Tám vạn bốn nghìn cấu 
Bố thí trì giới nhẫn 
Tinh tấn, thiền, trí tuệ 
Cần phương tiện khéo léo 
Chặt phứt ba độc căn 
Sắc vốn chẳng của Ta 
Chủ gốc sắc ái là? 
Rõ thấu sắc vô hình 
Đáng gọi hành phạm chí 
Xưa Ta chưa thành Phật 
Bị sắc làm mê hoặc 
Đọa bốn pháp điên cuồng 
Trầm mình biển tử sanh 
Nay mới hiểu gốc sắc
Thấy sắc đây chân thật 
Thọ tưởng hành thức pháp 
Bẩn dơ không chân đạo 
Âm nhập mười tám giới 
Hai mươi hai căn pháp 
Mỗi mỗi thảy tận tường 
Lặng yên không đắm trước 
Cõi Dục Trung Ấm Nhơn 
Trần cấu đều vi tế 
Cũng như áo mới may 
Bụi đất làm dơ dáy 
Người có mắt trí tuệ 
Rũ áo bụi liền bay 
Hàng chúng sanh Trung Ấm 
Có khác gì đó đâu 
Dâm-nộ-si vi tế 
Nghe pháp liền ngộ thôi 
Chỉ hướng tâm đừng đổi 
Tức đắc Tu Đà Hoàn 
Tam chuyển thập nhị hành 
Đắc Tu Đà Hàm tiếp 
Các phần tư hoại hết 
Thì được quả Bầt Hoàn 
Khổ bặt, si ái trừ 
Đắc thành A La Hán 
Xưa có tám muôn ức 
Bậc đắc hai quả đầu 
Tám vạn bốn nghìn ức 
Bậc đạo nhơn Bất Hoàn 
Trăm vạn hai nghìn ức 
Hằng hà sa La Hán 
Lục thông thân trong suốt 
Hướng đến các Phật thừa 
Tám vạn bốn nghìn ức 
Hướng về tâm Bồ Tát 
Số đông như bụi trần 
Ta ở Diêm Phù Đề 
Khổ hạnh nào tính được 
Thí quốc tài vợ con 
Đầu, mắt, xương, máu, tủy 
Tâm vững tợ Kim Cang 
Chẳng bị ma khuấy động 
Mừng thay đại phúc lành 
Nguyện nào không thành tựu

Bấy giờ chúng sanh ngồi ở trên mới khởi niệm rằng: Đức Phật chỉ vì ta mà nói pháp chứ không vì ai khác. Người hướng đến Thanh Văn thì đắc quả Thanh Văn. Người hướng đến Bích Chi Phật thì đắc quả Bích Chi Phật. Người hướng đến đạo Bồ Đề thì đắc quả Bồ Đề.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22908)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 11683)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 19190)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 24009)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 13277)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 13013)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12907)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 13037)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 14361)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105832)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14629)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19818)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38456)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 14055)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12857)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13736)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12535)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19409)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 27059)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13510)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21640)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 18006)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 14240)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16097)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 15078)
Đại Chánh Tân Tu - Kinh số 685; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Hạnh Cơ
(Xem: 14194)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0232 - Hán dịch: Mạn Ðà La Tiên; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 13169)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0226 - Hán dịch: Đàm Ma Ty, Trúc Phật Niệm; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14422)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0592 - Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 19723)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0590; Hán dịch: Trí NghiêmBảo Vân ; Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 16735)
Trong Tam tạng Kinh điển tất cả giáo PhápTiểu Thừa hay Đại Thừa, dù tại gia hay xuất gia, Giới Luật luôn là phần trọng yếu nhất... Ngài Hoằng Tán lược sớ - Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải) dịch
(Xem: 21146)
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Lạt Mật Đế; Việt dịch và chú thích: Hạnh Cơ
(Xem: 14780)
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Dịch giả: TT Thích Viên Giác; Xuất bản năm 1963
(Xem: 39151)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 19347)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0579; Hán dịch: Thất Dịch; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Châu
(Xem: 14695)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0549; Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Thiện
(Xem: 16136)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0475 - Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 14687)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0502 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15224)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0508 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14890)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0466; Hán dịch: Tỳ Ni Đa Lưu Chi; Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Thành
(Xem: 15543)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0464; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 39096)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0456; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 14102)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0455; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 24495)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0454; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 14365)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0453; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 19429)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 17990)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 21439)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 19680)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích Nguyên Chơn
(Xem: 17493)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0450; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14811)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0449; Hán dịch: Ðạt Ma Cấp Ða; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 13876)
Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128, thuộc bộ Trung A Hàm, tạng Đại Chánh - Hán dịch: Cù Đàm Tăng Già Đề Bà; Việt dịch: cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 13748)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0516; Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14111)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762 - Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 21890)
KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)... Như Lai Phật Tổ lúc này, Tại vườn Cô Độc rừng cây Kỳ Đà; Cách thành Xá Vệ không xa, Là nơi Phật ở nói ra kinh này... HT Thích Khánh Anh
(Xem: 16733)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0680; Hán dịch: Pháp sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 15231)
Kinh Tám Đề Tài Giác Ngộ Của Các Bậc Đại Nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác) - Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 14522)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0506, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14034)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0777, Hán dịch: Bạch Pháp Tổ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14337)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0367, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Quảng Minh
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant