Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Thọ Tuế

14 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 12770)
Kinh Thọ Tuế


PHẬT NÓI KINH THỌ TUẾ


Đại Chánh Tân Tu, Bộ A Hàm, Kinh số 0050 - Nguyên tác Hán ngữ [1]

Hán dịch: Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ.

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

--- o0o ---

 

Nghe như vầy: “Một thời Bà Già Bà ở tại vườn trúc Ca Lan Ðà, nước La Duyệt Kỳ, cùng đông đủ chúng đại Tỳ kheo để thọ tuế”.

Bấy giờ tôn giả Ðại Mục Kiền Liên bảo các Tỳ kheo: “Này chư hiền! Vị Tỳ kheo Thọ Tuế thỉnh nguyện: “Xin các tôn giả nói với tôi, dạy dỗ tôi, giáo giới tôi, thương tưởng tôi”. Ðó là lý do thứ nhất. Vì sao vậy ? Này chư hiền! Hoặc có người ương ngạnh, khó dạy bảo, cùng câu hội với pháp ác, thì vị phạm hạnh không thể nói, cũng không giáo thọ, cũng không giáo giới, cũng không thương tưởng kẻ ấy. Ðó là loại người thứ nhất.

Này chư hiền, thế nào là kẻ ương ngạnh, khó dạy bảo, dù cùng câu hội với vị phạm hạnh, nhưng vẫn không được vị phạm hạnh nói chuyện, vẫn không dạy bảo, cũng không giáo giới, cũng không thương tưởng kẻ ấy. Ðó là loại người thứ nhất. Này chư hiền, hoặc có một người tìm cầu cái ác cùng câu hội với ác. Này chư hiền, ta bảo kẻ ấy cùng câu hội với ác, đó là pháp ương ngạnh, khó dạy bảo. Cũng như thế, bị nhiễm dục, sân hận, xan tham, tật đố, không xả, dối láo, dua nịnh, huyền ảo, không hổ, không thẹn, ôm hận, nói lời uất hận, mắng lại Tỳ kheo khiển trách mình, nói cho mọi người biết vị Tỳ kheo đã chỉ trích mình, chê bai lời nói của Tỳ kheo chỉ trích mình. Tất cả lời lẽ đều nói lãng ngoài đề để tránh né, ôm ấp lòng phẫn nộ mà rộng câu hội với ác tri thức, ác bằng hữu, không biết ơn, không báo ơn, đền ơn. Này chư hiền, những người không biết ơn, không báo đền, đó là những kẻ ngang ngược, khó dạy. Do đó, này chư hiền, người có tánh ngang ngược, khó dạy thì dù câu hội với các vị Phạm hạnh, thì các vị ấy cũng không nói chuyện, không dạy dỗ, không khiển trách, không thương nhớ. Ðó là hạng người thứ nhất.

Này chư hiền, Tỳ kheo nên tự suy nghĩ. Này chư hiền, nếu ai có tìm cầu cái ác (dục) cùng câu hội với ác (dục) thì ta không thương người đó. Nếu ta có ác dục, cùng câu hội với ác dục thì người ấy cũng không thương ta. Tỳ kheo hãy quán sát như vậy, đừng có ác dục, nên học như vậy. Cũng như thế, ai bị nhiễm dục, sân hận, xan tham, tật đố, không xả bỏ, dối láo, dua nịnh, hư huyễn, không hổ, không thẹn, ôm lòng sân hận, miệng nói lời sân kết, mắng lại Tỳ kheo khiển trách mình, chê bai lời nói của Tỳ kheo khiển trách mình. Tất cả lời nói đều ngoài đề để tránh né, ôm lòng sân hận, rộng câu hội với ác tri thức và ác bằng hữu, không biết ơn, không báo đền. Này chư hiền, nếu ai vong ơn, không báo ơn, thì ta không thương người ấy, và nếu ta vong ân, không báo ân thì người ấy cũng không thương ta. Tỳ kheo hãy quán sát như vậy. Ðừng là kẻ không báo ơn, nên học như vậy.

Này chư hiền, nếu Tỳ kheo không thỉnh cầu các Tỳ kheo rằng: “Xin các vị nói với tôi, dạy dỗ tôi, khiển trách tôi, thương tưởng tôi”. Ðó là một hạng người. Vì sao ? Này chư hiền, hoặc có một người dễ bảo, cùng câu hội với giáo pháp nên các vị đồng phạm hạnh nói chuyện, dạy dỗ, khiển trách và thương nhớ người ấy. Người ấy là số một vậy. Vì sao ? Này chư hiền, người dễ dạy bảo, cùng câu hội với giáo pháp, mà được các vị đồng phạm hạnh nói chuyện, dạy dỗ, khiển trách, thương yêu. Người đó là số một. Này chư hiền, hoặc có một người không có tìm cầu cái ác (dục), không câu hội cùng ác. Này chư hiền, kẻ ấy vì không có ác dục, không câu hội với ác dục, thì đó là pháp dễ dạy bảo. Cũng như thế, không bị nhiễm dục, không sân hận, không xan tham, tật đố, không dối láo, dua nịnh, hư huyễn, biết hỗ, biết thẹn, không ôm lòng giận, miệng không nói lời hận kết, không mắng lại Tỳ kheo khiển trách mình, không nói với mọi người về Tỳ kheo khiển trách mình, không phỉ báng lời nói của Tỳ kheo chỉ trích mình, không nói ngoài lề để tránh né, không san hận mà lại rộn rãi, không ở chung với ác tri thức cùng ác bạn hữu, không vô ơn mà nhớ ơn. Này chư hiền, vì người ấy cùng tương ưng với giáo pháp. Ðó là này chư hiền, kẻ dễ dạy bảo cùng tương ưng với giáo pháp. Cho nên được các vị đồng phạm hạnh nói chuyện, dạy dỗ, khiển trách và thương nhớ. Kẻ ấy là người số một.

Này chư hiền, Tỳ kheo nên tự suy xét. Này chư hiền, nếu ai không có ác dục, không câu hội với ác dục thì ta thương người đó, và nếu ta không có ác dục, không câu hội với ác dục, thì người đó cũng thương ta. Tỳ kheo nên quán như vậy, không nên ác dục, nên học như vậy. Không nên ác dục, nên học như vậy. Cũng như thế, không bị nhiễm dục, không sân hận, không xan tham, tật đố, không xả bỏ, không dối láo, dua nịnh, biết hỗ, biết thẹn, không sân kết, miệng không nói lời sân kết, không mắng lại Tỳ kheo khiển trách mình, không nói với mọi người vị Tỳ kheo khiển trách mình, không phỉ báng lời nói vị Tỳ kheo khiển trách mình. Tất cả lời nói đều không nói ngoài lề để tránh né, không sân hậnrộng rãi, không câu hội với ác tri thức và ác bạn hữu, không quên ơn mà nhớ báo đền. Này chư hiền, nếu người nào không quên ơn, nhớ báo đền thì ta thương yêu người đó. Nếu ta không quên ơn, nhớ báo đền thì người đó cũng thương yêu ta. Tỳ kheo nên quán sát như vậy. Hãy không quên ơn, nhớ báo đền, nên học như vậy.

Này chư hiền, nếu Tỳ kheo quán sát như vậy: “Ta đang có các dục, cùng tương ưng với ác dục, hay không có ác dục, không tương ưng với ác dục thì chắc chắn có nhiều lợi ích”. Này chư hiền, nếu Tỳ kheo quán sát mà biết được ta đang có ác dục, cùng tương ưng với ác dục thì kẻ ấy sẽ không hoan hỷ. Do đó kẻ ấy mong cầu đoạn trừ dục. Này chư hiền, nếu Tỳ kheo lúc quán sát mà biết ta hiện không có ác dục, không tương ưng với ác dục thì kẻ ấy liền vui mừng thấy mình được thanh tịnh, trong sạch đang hành động trong cảnh giới của đức Phật . Thấy vậy rồi vui mừngtu hành.

Này chư hiền, thí như người có mắt cầm cái gương sáng tự soi mặt mình. Này chư hiền, người có mắt ấy sẽ tự thấy mặt mình dơ dáy nên trong lòng không vui, kẻ ấy muốn rửa sạch chất dơ. Này chư hiền, nếu người có mắt ấy không thấy mặt mình có vết dơ, kẻ ấy liền vui mừng thấy mình được thanh tịnh. Kẻ ấy tự thấy như vậy rồi vui mừngthực hành. Này chư hiền, cũng như vậy Tỳ kheo quán sátbiết mìnhác dục, cùng câu hội với ác dục, kẻ ấy mong cầu đoạn trừ dục. Này chư hiền, Tỳ kheo quán sátbiết mình không có ác dục, không câu hội với ác dục, kẻ ấy liền vui mừng thấy mình được trong sạch, thanh tịnh, đang ở trong cảnh giới của đức Phật. Thấy vậy rồi vui mừngthực hành.

Cũng như vậy bị nhiễm dục hay không nhiễm dục; cũng vậy có sân hận hay không có sân hận; cũng vậy có xan tham tật đố không xả, hay không có xan tham tật đố, không xả; cũng vậy có dua nịnh dối trá hay không có dua nịnh dối trá; cũng như vậy có sự không hỗ, không thẹn hay biết hỗ biết thẹn; cũng vậy có hận kết, để miệng nói lời hận kết hay không có hận kết để miệng nói lời hận kết. Mắng lại Tỳ kheo khiển trách mình hay không mắng lại Tỳ kheo khiển trách mình ? Nói với mọi người về Tỳ kheo khiển trách mình hay không đem nói cho mọi người Tỳ kheo khiển trách mình ? Phỉ báng lời nói vị Tỳ kheo khiển trách mình hay không phỉ báng Tỳ kheo chỉ trích ? Tất cả lời lẽ đều nói ngoài lề để tránh né hay không dùng những lời lẽ nói ngoài lề để tránh né ? Có sân hận hay không sân hận ? Giao kết với ác tri thức cùng ác bạn hữu hay không giao kết với ác tri thức cùng các bạn hữu ? Không biết ơn, không báo ơn hay biết ơn, báo ơn ? Này chư hiền, Tỳ kheo quán sát biết rằng: “Ta là kẻ không biết ơn, không biết báo ơn”. Kẻ ấy trong lòng không vui, liền mong muốn đoạn trừ.

Này chư hiền, nếu Tỳ kheo quán sát biết rằng: “Ta là kẻ không vong ơn biết báo ơn”. Kẻ ấy liền vui mừng thấy mình trong sạch thanh tịnh, đang đi trong cảng giới của Phật Thế tôn, thấy như vậy rồi liền vui thích thực hành.

Này chư hiền, như người có mắt tự thấy mặt mình có bụi dơ, kẻ ấy liền không vui và mong muốn rửa sạch. Này chư hiền, nếu người ấy không thấy mặt mình có bụi dơ liền vui mừng là mình được thanh tịnh. Tự thấy như vậy thì vui thíchtu hành. Cũng vậy, này chư hiền, Tỳ kheo quán sát và biết được mình là kẻ vong ân, không báo ân, kẻ ấy liền không hoan hỷ, liền có ý muốn trừ bỏ. Này chư hiền, nếu Tỳ kheo quán biết là ta không phải là kẻ vong ân, không báo ân, kẻ ấy liền vui mừng cho rằng mình trong sạch thanh tịnh đang đi trong cảnh giới của Phật Thế tôn. Do tự thấy như vậy rồi vui thích tu hành, do vui thích tu hành nên được hoan hỷ, do hoan hỷ nên thân tín hành, do thân tín hành nên biết an lạc, do an lạc nên định ý, do định ý nên biết như chơn, thấy như chơn; do thấy biết như chơn cho nên được nhàm chán xa lìa (?), nhờ nhàm chán xa lìa nên được vô nhiễm, do vô nhiễm nên được giải thoát, do giải thoát nên giải thoát tri kiến, biết như thật rằng: “Sanh đã hết, phạm hạnh đã thành, việc đáng làm đã làm xong, không còn tái sanh”.

Tôn giả Ðại Mục Kiền Liên nói như vậy, các Tỳ kheo nghe tôn giả Ðại Mục Kiền Liên nói xong, hoan hỷ vui mừng


PHẬT NÓI KINH THỌ TUẾ

 --- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15701)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14354)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0436; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 15061)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0435; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 18614)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0427; Hán dịch: Chi Khiên; Việt dịch: Huyền Thanh
(Xem: 24717)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0447a, Dịch từ Phạn ra Hán: Đời nhà Lương khuyết danh, Dịch từ Hán ra Việt: HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 15090)
Kinh Di Giáo - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 14150)
Kinh Tám Điều Giác Ngộ - Dịch thơ HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 14694)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0413; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Bất Không; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 18360)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0409; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Thích Vạn Thiện
(Xem: 26567)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0407; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 15241)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0405; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Phật Ðà Gia Xá; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 14888)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0402; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ba La Pha Mật Ða La; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 15206)
Tiêu thích Kim cương kinh khoa nghi (銷釋金剛經科儀) , còn gọi là Kim cương khoa nghi (金剛科儀) hay Kim cương bảo sám (金剛寶懺), nằm trong Tạng ngoại Phật giáo văn hiến (藏外佛教文獻), quyển 6, kinh số 53... Quảng Minh dịch
(Xem: 15593)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15033)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14870)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13294)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14466)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20232)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18451)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30773)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12437)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15529)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13958)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13554)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14494)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 16745)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15409)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31272)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18853)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15028)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14631)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14604)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13821)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19717)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14474)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14549)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14749)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14799)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17966)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13608)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13738)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14987)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14196)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16475)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15372)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13544)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13191)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13301)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13020)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14119)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14742)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14256)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14646)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13035)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13821)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13282)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13774)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14711)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant