Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

16. Câu Chuyện Ðạo Lý

21 Tháng Hai 201100:00(Xem: 8380)
16. Câu Chuyện Ðạo Lý

PHÁP NGỮ LỤC
Thích Đức Niệm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991

16. CÂU CHUYỆN ĐẠO LÝ

Thưa quý vị!

Nhà Phật mỗi câu chuyện đạo đều có bao hàm cái đạo lý dạy đời, cái triết lý để cho người nương theo đó mà được đời sống thánh thiện hóa thân tâm.

Vài năm gần đây, sống trên đất khách quê người, sau những ngày làm việc mệt mỏi, quý bà con thường tìm về Phật Học Viện Quốc Tế để nghe thuyết pháp, được hướng dẫn niệm Phật, tọa thiền. Lúc đó tinh thần ai nấy đều cảm thấy an vui thanh thản vô hạn. Trong những bài thuyết pháp, trong những lúc dạy niệm Phật, tọa thiền, tôi thường có dẫn chứng những mẫu chuyện đạo ngắn. Qua những mẫu chuyện đạo đó, đã giúp cho bà con dễ thâu nhận hiểu được ý nghĩa của lẽ sống. Một trong những câu chuyện đạo bà con còn ghi nhớ đậm nét trong trí óc, và chính câu chuyện này đã làm cho nhiều bà con Phật tử suy ngẫm về thật tướng giá trị của vợ chồng, tình đời, tình thân bằng quyến thuộc, những thứ này đều là cội nguồn xa gần của sanh tử luân hồi. Nay tôi xin lược kể dưới đây để hầu chuyện cùng qúy vị:

Đức Phật Thích Ca có một người đệ tử tên là A Nan. A Nan vốn là em chú bác của Phật. A Nan còn có tên là Khánh Hỷ. Sở dĩ có tên này là vì khi ông ra đời đúng vào ngày Thái tử Tất Đạt Đa chứng thành đạo qủa Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Nhơn đó mà A Nan còn có tên là Khánh Hỷ.

Sau khi Phật độ A Nan cho xuất gia, con người của A Nan bản chất vốn thông minh, tánh tình thuần hậu, nên được chọn làm thị giả hầu cạnh Phật. Khi thuyết pháp, lúc tọa thiền, mỗi mỗi sinh hoạt cử động của Phật, A Nan đều luôn luôn bên cạnh. Kinh điển còn ghi rành rành, sức thông minhtrí nhớ của Đức Phật, cũng giống như nước từ bình này rót sang bình khác, không rơi rớt một giọt nào. Những kinh điển nay còn lưu truyền, hầu hết đều do A Nan thuật lại trong thời kiết tập đầu tiên.

A Nan vốn thông minh đẹp trai lại thích học rộng hiểu nhiều, nhưng yếu về đường tinh chuyên tu tập, nên đạo lực công đức có phần kém, do đó mà nghiệp duyên không thể cùng lúc đọan trừ sạch.

Một hôm Đức Phật đang ở tinh xá Kỳ Hoàn, trong thành Thất La Phiệt, nhân ngày kỷ niệm húy nhật của tiên vương vua Ba Tư Nặc, Đức Phật nhận lời thỉnh cầu của nhà vua. Phật cùng đại chúng vào hoàng cung vua để thọ trai, cầu nguyện siêu độ. Riêng A Nan vì đã riêng thọ nhận lời mời trước của tín chủ ở xa, nên chưa về kịp để cùng dự vào đoàn tăng chúng đi thọ trai với Phật. Nên khi A Nan trở về tinh xá, thì Phật và tăng chúng đã vào thành nội vua Ba Tư Nặc rồi. Giờ Ngọ đã đến, A Nan một mình, đem tâm bình đẳng, bưng bát đi khất thực từng nhà, với một lòng vị tha, thầm nguyện: "Tam Bảo là ruộng phước điền cho tất cả chúng sanh". Trong tướng mạo uy nghi với chiếc thân mặc y vàng giải thoát, A Nan vô tâm lần lượt bước đến trước cửa từng nhà để khất thực, thọ nhận thức ăn của người hảo tâm cúng dường.

Cách đó không xa, một thiếu nữ trẻ đẹp, trang sức yêu kiều diễm lệ, từ nãy giờ đã bưng cơm và thức ăn đứng chờ sẵn trước nhà lặng lẽ đợi A Nan. Như bao nhà khác, A Nan khoan thai nhẹ bước đến đứng trước cửa đưa bình bát, đôi mắt nhìn xuống đất, thầm chú nguyện cho thí chủ được nhiều phước đức lợi lạc. Thiếu nữ trẻ đẹp Ma Đăng lòng trần xúc động mỉm cười nhìn thẳng vào A Nan, nàng cố lấy sức trầm tĩnh, thi hành cử chỉ như sự huấn luyện chỉ dẫn kỹ lưỡng của các thầy ngoại đạo chú thuật. Tay cô chầm chậm để cơm vào bình bát. Miệng cô thầm đọc chú Ca Tỳ Ta La Phạm Thiên để mê hoặc A Nan.

Cơm và thức ăn vừa đầy bình bát, A Nan cũng bắt đầu mê man bất tĩnh như kẻ dại khờ mất trí. Thiếu nữ Ma Đăng quay lưng chậm rãi bước vào nhà. Bị mê hoặc, A Nan bấy giờ cũng bước theo sau thiếu nữ. Thiếu nữ Ma Đăng đắc ý đi thẳng vào phòng, thầm nghĩ rằng, A Nan bây giờ đã nằm trong vòng tay mình, phen này quyết không để mất cơ hội ái ân!

Lúc bấy giờ Đức Phậtđại chúng đang thọ trai ở trong hoàng cung vua Ba Tư Nặc. Thường thì mỗi khi thọ trai xong, Phật thuyết pháp cho thí chủ nghe, để người thí chủ tinh tấn phát tâm Bồ đề kiên cố, được nhiều lợi lạc. Nhưng lần này, khác hẳn mọi lần, Ngài thọ trai xong, cáo từ nhà vua, liền cùng đại chúng trở về tinh xá, lên pháp tòa phóng ra muôn nghìn đạo hào quang. Trong mỗi đạo hào quang lại có muôn ngàn Đức Phật ngồi trên hoa sen ngàn cánh. Trong mỗi Đức Phật lại phóng ra muôn ngàn đạo hào quang đủ muôn màu sắc. Trước những hiện tượng kỳ diệu lạ lùng xưa nay chưa từng thấy, đã gây xúc động kinh ngạc sâu xa trong lòng đại chúng.

Đức Phật cùng với muôn ngàn đức hóa Phật ẩn ẩn hiện hiện trong muôn ngàn đạo hào quang cùng nói thần chú Thủ Lăng Nghiêm, đồng thời bảo ngài Văn Thù Bồ Tát cấp tốc đem thần chú này đến nhà cô Ma Đăng để giải thoát cứu A Nan đang mắc nạn

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi vâng lời Phật, liền vận dụng thần thông bay đến nhà cô Ma Đăng định thần lực đọc chú Thủ Lăng Nghiêm. Ngay khi đó chú Ca Tỳ Ta La Phạm Thiên của ngoại đạo mê hoặc A Nan liền bị tiêu tan. A Nan tỉnh lại thấy mình đang ngồi trong phòng với một thiếu nữ, cảm như sét đánh vào đầu, nhìn Văn Thù Bồ Tát mà lòng A Nan cả thẹn. Văn Thù Bồ Tát khuyên nhủ an ủi rồi dắt A Nan về gặp Phật.

Khi Văn Thù Bồ Tát dắt A Nan đi, thì cô Ma Đăng tự thấy cơ mưu đã đổ vỡ, mất người yêu quý nhất trên đời, mà bao tháng ngày cô đã toan tính chờ đợi dịp tốt như hôm nay, bỗng nhiên như cơn gió trốc mạnh cào hốt đi hết. Bao tháng ngày xây mộng đẹp, chỉ trong khoảnh khắc tan tành! Cô la khóc, mắng nhiếc, đòi Văn Thù Bồ Tát trả A Nan lại cho cô. Văn Thù Bồ Tát khuyên cô nên theo A Nan về tinh xá gặp Phật, thì cô sẽ thỏa mãn ước mong.

Vừa thấy Phật, A Nan hối hận quỳ khóc nức nở, than bạch với Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn, từ lâu con lầm tưởng học rộng, nghe nhiều có thể liễu đạo chứng quả. Con cũng nghĩ rằng, con là em của Phật, hằng ngày hầu cạnh Phật, chắc thế nào rồi Phật cũng thương tình ban cho con một qủa vị nho nhỏ. Nào ngờ hôm nay con bị mắc nạn. Con mới hiểu rằng, học mà không tu như đãy chứa sách, khó có thể liễu đạo. Ai tu nấy chứng, chứ không thể tu dùm, không thể nhờ cậy, cũng không ai có thể cho ai quả vị tu chứng được". Nói xong A Nan sụp lạy, hối hận khóc lóc thảm thiết

Đức Phật từ bi khuyên nhủ A Nan. Bấy giờ nàng Ma Đăng càng lúc càng tỏ ra ăn năn tha thiết với đạo, nàng lo ngại sợ mất A Nan. Lòng xốn xang không yên, không còn cầm lòng trầm tĩnh được nữa, nàng liền bước đến trước Phật quỳ bạch rằng: "Bạch Đức Thế Tôn, Ngài là bậc đại từ đại bi đại hỷ đại xả. Ngài hãy cứu giúp muôn loài. Ngài chưa bao giờ làm cho bất cứ ai đau khổ. Thế mà hôm nay, Ngài lại nỡ lòng nào làm cho con quá đau khổ, thất vọng như thế này. Bạch Ngài, Ngài có biết không? A Nan là người yêu quý nhất của đời con. Suốt bao tháng ngày con chờ dịp tốt để được thân gần A Nan. Ngày hôm nay sắp được gần, thì Ngài và đệ tử Ngài đã cướp mất người yêu nhất đời con. Ân ái chưa thực hiện, thì đệ tử Ngài đã đến phá vỡ cơ hội ngàn vàng của con, dẫn A Nan về đây. Giờ này, con cúi mong Ngài thương xót cho con được sống gần A Nan trọn đời, để thỏa lòng thương nhớ. Như thế Ngài mới thật là đại từ bi đại hỷ xả".

- Đức Phật từ hòa hỏi Ma Đăng: Con hãy thành thật cho ta biết. Con thương A Nan là bởi vì đâu? Những cái gì làm cho con thương nhớ sâu xa nhất?

- Ma Đăng khóc lóc thưa: Bạch Ngài, con thương A Nan là thương đôi mắt trong xanh, cái mũi dọc dừa, cái miệng có duyên, gương mặt trắng trẻo anh tuấn, dáng người cao ráo trượng phu.

- Đức Phật lại hỏi: Khi con mắt của A Nan chảy ghèn vàng; lỗ tai chảy mủ nhờn; cái mũi chảy nước tanh hôi; cái miệng ngủ dậy không xúc, chảy nước dãi, nước miếng, khạc đờm; cái mặt mọc mụt lở v.v... Rồi một ngày kia A Nan sẽ như thế đó, có đẹp nữa không?

- Ma Đăng nhăn mặt nhíu mày, thưa: Khi đã như thế rồi, bạch Đức Thế Tôn, ghê tởm lắm, có còn gì đẹp nữa đâu!

- Đức Phật giảng dạy, thân này là do tinh cha huyết mẹ hợp lại mà thành. Vốn là tanh hôi bất tịnh. Thân này là giả tạm mộng huyễn, đau bệnh, già chết vô thường. Thân này là đãy da thúi, bọc lấy đồ bất tịnh, nên ngày ngày chảy ra đồ bất tịnh. Thân này có khác gì cầu tiêu lưu động đâu!?

Sau khi nghe Phật giảng dạy xong, nàng Ma Đăng nhận chân được lẽ vô thường, bất tịnh, ô uế của thân người, nên đã xin Phật xuất gia tu học. Đức Phật hoan hỷ nhận lời. Rồi Ngài xoay lại hỏi A Nan:

- A Nan, ông vì sao xuất gia với ta?

- Bạch Đức Thế Tôn! Vì con thấy tướng mạo của Thế tôn trang nghiêm, lại nghe Thế Tôn thuyết pháp âm điệu rất là vi diệu, nghĩa lý rất là sâu xa, nên con thích xuất gia để gần Phật.

- Phật lại hỏi: Ông lấy cái gì để thấy, dùng cái gì để nghe và cái gì để thích?

- Bạch Đức Thế Tôn, con dùng mắt để thấy, tai để để nghe và lấy tâm phân biệt để thích.

- Phật tiếp tục gạn hỏi A Nan tâm ở chỗ nào? Trải qua bảy lần Phật gạn hỏi, và A Nan bảy lần đáp về tâm.

Mỗi lần hỏi như vậy là mỗi lần Đức Phật đưa A Nan trở về cội nguồn tâm linh, phá trừ từng lớp vô minh nghiệp chướng. Cuối cùng A Nan đã nhận chân được tâm mình, đã thành bậc thánh thiện giác ngộ.

A Nan đã khóc lóc buồn than với Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Tu mà thiếu bậc minh sư hướng đạo, thiếu bạn tri thức đồng tu, chẳng khác nào con cua không càng không chân; con cọp đui, con rùa mù ở biển khơi; như chiếc thuyền không địa bàn, không tay lái, mãi muôn vạn kiếp sóng dập gió dồi, nổi trôi trên biển khổ luân hồi sanh tử lụy kiếp.

Câu chuyện A Nan mắc nạn Ma Đăng được Phật cứu thoát, sau nhờ Phật khai đạo, A Nan mới thật sự thể nhập vào biển chánh pháp thanh lương, mới thật sự nếm hương vị giải thoát. Câu chuyện này được gói trọn trong bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm. Người học Phật mà không tìm đọc nghiền ngẫm bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm là một điều thiếu sót lớn lao trên bước đường học đạo tìm về bản thể chân tâm. Không đọc bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm thì khó mà phân định thế nào là chân tâm, thế nào là vọng tâm, tâm ở đâu, tâm là cái gì, và các vị A La Hán Bồ Tát tu thế nào để chứng quả. Nếu không đọc được bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm thì ít nhất cũng nên đọc quyển Triết Lý Thủ Lăng Nghiêm. Không thọ trì kinh này thì khó có thể nhập vào Phật tánh của mình, và cũng không cảm thấy cái thâm diệu của Phật lý, cũng như không biết được cái thú vị của người nhai mía, hay ăn mật ong chính tự tay mình bẻ bắt từ cành cây. Người tu Phật không đọc kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng như người đến thành phố mà không có bản đồ, người thủy thủ không có hải bàn.

Có những người tin Phật mà không muốn học hiểu lời dạy của Phật. Hạng người này chẳng khác nào tín đồ của các thần giáo, tin một cách mù quáng, mê tín. Phật đã từng dạy: "Kẻ tin ta mà không hiểu ta, trước sau gì cũng sẽ hủy báng ta:. Lại có hạng người học hiểu đôi chút giáo lý Phật, rồi nói bô bô ồn ào, phê bình người này, chỉ trích người nọ, vấn nạn người kia. Hạng người này chẳng khác dây đờn reo lên muôn điệu, kẻ khác thưởng thức âm điệu của đờn, nhưng chính dây đờn mòn đứt mà không tự biết thưởng thức được gì. kẻ đó có khác nào con vẹt biết nói tiếng người. Lại còn có kẻ chỉ biết ngồi nhà tụng kinh Đại thừa, ăn chay, tự mò đọc, biết lếu láo vài ba câu kinh kệ, rồi tỏ vẻ bệ vệ tự mãn, tự đắc, tưởng mình thông hiểu kinh điển, nghe ngóng lời đồn chẳng biết thực hư, liền bạo miệng hủy báng khinh chê người này kẻ khác. Thậm chí còn khuyên người khác hủy báng Tăng Bảo, bỏ chùa này theo chùa nọ. Đây là hạng người mà Đức Phật gọi là "Sư tử trùng, thực sư tử nhục". Nghĩa là con vi trùng núp trong lông con sư tử, hút máu sư tử. Theo lời huyền ký của Đức Phật trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, khi tôn giả A Nan hỏi Phật "đời sau nên đem phương pháp nào dạy người tu hành", và trong kinh Đại Tập, thì hạng người trên đây là hiện thân của yêu ma ác quỷ mang lớp người, ngụy làm đệ tử Phật. 

Trên đường hoằng pháp, phát triển đạo đức, xây dựng niềm tin thường gặp nhiều chưóng ngại, phần đông cũng do hạng người tâm địa yêu ma, mà giả trang ngụy tướng là đệ tử Phật, miệng đọc kinh Đại thừa, mà tâm phá hoại Tam Bảo. Miệng ăn chay, nhưng lòng dạ còn hơn rắn độc, thú dữ.

Lại có hạng người vào cửa Tam Bão mượn đạo tạo đời. Lấy đạo tạo uy tín cá nhân, để cho có tiếng tăm dễ hoạt đầu danh lợi. Họ ở nhà thì sợ vợ, sợ con, sợ chồng. Nhưng vào chùa thì muốn sai khiến các nhà tu hành. Hoặc giảcúng dường, giúp đỡ chút ít tiền của cho chùa cho thầy, rồi muốn các thầy phải nghe theo ý mình. Không nghe thì giận thì hờn, tìm cách hại thầy, chống phá chùa, bày đặt chuyện ác để khuyến dụ người bỏ chùa, hùa theo kẻ tà ma xưng phật xưng Thánh. Hạng người này gọi là ma đầu. Nghĩa là muốn hướng đạo người vào con đường mê tín yêu ma. Muốn tục hóa đạo, muốn tạo sóng gió cửa thiền.

Trước khi vào Niết Bàn, Đức Phật có lời dạy: "Trong thời kỳ chánh pháp, thời Đức Phật còn ở đời, chúng sanh phước huệ tu chứng kiên cố. Người ở thời chánh pháp này, nói ít làm nhiều, tín tâm sâu sắc, hễ tu thì phần nhiều được chứng, Trong thời thời kỳ tượng pháp, thời sau Đức Phật nhập Niết Bàn khoảng chừng ba trăm năm đến ngàn năm, chúng sanh trong thời này thiền định kiên cố. Người tu thích thiền định và vui sống trong thiền địnhchứng quả nhưng số lượng ít hơn thời Phật còn tại thế. Trong thời mạt pháp, thời tiếp sau Phật nhập Niết Bàn ngàn năm về sau, chúng sanh trí thức kiên cố, nhiều nghi hoặc, nhiều cố chấp, ít tu hành thích lý luận kém chứng quả. Thời đại mạt pháp này là thời đại chấp tướng, tà tâm, chánh tà lẫn lộn, đem điều tà ngụy để mê hoặc người chánh tâm, đem việc đời làm hoen ố đạo. Thời mạt pháp thường có loài tinh ma hiện hình là để tử Phật, chúng ngụy xưng là Phật hiện, là Bồ Tát hóa thân, nói lời Phật để mê hoặc lòng người tin theo, với ý đồ làm ô uế Phật Pháp để cho Phật Pháp sớm hoại tiêu diệt. Người tà niệm tin theo họ cũng nhiều. Đồ đệ chúng cũng tự xưng chứng thánh. Chúng ma này cũng tạo thành thế lực. Thế nên người tu học Phật thời mạt pháp này phải hết sức sáng suốt, hết sức kiên nhẫn, mới mong khắc phục chướng ngại ngoại cảnhnội tâm. Phải cần nương nhờ tha lực của Phật".

Thưa quý vị, tôi đã trình bày những hiện tượng đã xảy ra và đang sẽ xảy ra trong câu chuyện đạo. Những mong sao quý vị về đây tu tập vào những cuối tuần, chắc đã hiểu được thế nào là người con Phật, đã tìm ra định hướng cho chính mình, là đệ tử Phật cần phải luôn luôn sống lại nội tâm, kiểm điểm hành vi tâm niệm hằng này, theo gót chân Phật; phải luôn luôn cảnh tỉnh mình và thức tỉnh bạn đạo, người có tâm học Phật trên đường giác ngộ; phải luôn luôn phát lời nguyền theo chân Phật, sớm tìm minh sư học đạo, sống đời sống từ bi hỷ xả, mang tâm nguyện vị tha, sống cho ý nghĩ đạo pháp cao siêu, cho từ bi vô lượng. Sống cho mình và người ngày một thêm rạng ngời tình thươngtuệ giác. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24031)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
(Xem: 21755)
Bắt đầu quan sát những hoạt động trong tâm ta - những ý nghĩ, cảm xúccảm giác. Chỉ quan sát những hoạt động tinh thần này mà không dính líu vào điều nào cả...
(Xem: 23330)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát vô cùng hoan hỷ về sự tu tậptâm thành của ta, Ngài tan thành một luồng ánh sáng trong suốt đi vào đỉnh đầu ta và an trú nơi tim ta.
(Xem: 27520)
Vi Diệu Pháp giúp chúng ta thấy rõ chơn tướng của các pháp và nhờ đó ta có thể dẹp đi những kiến thức sai lầm về con ngườithế gian.
(Xem: 26585)
Kinh Pháp Hoa tuyên thuyết hai thông điệp chính: (i) Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, và (ii) Chỉ có một con đường tu học duy nhấtPhật thừa. Tam thừa chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sanh buổi ban đầu.
(Xem: 29351)
Thắng Pháp Tập Yếu Luận - Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch và giải) Viện Đại Học Vạn Hạnh 1973
(Xem: 20216)
Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là dạy họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới là thiện tốt.
(Xem: 20945)
Kinh Pháp hoa là kinh nói về pháp chân thực, hiện thực, vi diệu, nguyên vẹn của chư Phật, ví như hoa sen, nên Ngài La thập dịch là Diệu pháp liên hoa kinh.
(Xem: 29863)
Chủ đích của Thập Nhị Môn Luận là lý giải nhằm làm sáng tỏ giáo nghĩa thâm sâu cùng cực của Đại thừa. Cốt lõi quan trọng của giáo nghĩa này chính là đạo lý tánh Không...
(Xem: 22160)
Kinh Ðịa Tạng được xem là một bộ "Hiếu Kinh" của Phật Giáo. Bồ Tát Ðịa Tạng là một vị Bồ Tát thực hành hiếu đạo, và là vị Bồ Tát hiếu thảo với cha mẹ nhất.
(Xem: 24421)
Giới là nghĩa uy nghi. Định là chẳng loạn động. Huệ là sự hiểu biết. Giải thoát là lìa khỏi các dây ràng buộc. Vô thượngvô lậu, dứt hết các phiền não.
(Xem: 29310)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 32185)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 21102)
Đạo là con đườngđạo Phậtcon đường đi đến giác ngộ. Có vô số cách đi trên con đường ấy – vô lượng pháp môn tu – tùy theo căn cơ, tính giác của từng cá thể...
(Xem: 21619)
Tập sách nhỏ này do các Thiền sinh tại Tu Viện Chơn Không ghi lại các buổi nói chuyện của Thầy Viện Chủ trong những buổi chiều tại Trai đường hoặc ở nhà khách.
(Xem: 28112)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 29229)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 20643)
Để có một đời sống hạnh phúc an lạc – những ngày hạnh phúc và những đêm an lạc – điều cực kỳ quan trọng là phối hợp sự thông tuệ của con người với những giá trị căn bản của nhân loại.
(Xem: 28321)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 23675)
Thiền Sư Phổ Chiếu thật đã ngộ Chơn Tâm thấy được bản tánh. Vì lòng từ bi vô lượng, Ngài chẳng tiếc những sợi lông mày, mở cửa phương tiện để dẫn dắt kẻ hậu lai.
(Xem: 33230)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31875)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 39665)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 19405)
Tâm bồ-đề cũng như hư-không. Tâm và hư-không, không có hai tướng. Đây nói, tâm và hư-không, là nói về trí chân-không bình-đẳng.
(Xem: 26432)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 24855)
"Không" nếu làm "không" được thì chẳng phải chơn không, "sắc" nếu làm "sắc" được thì chẳng phải chơn sắc; Chơn sắc vô tướng, chơn không vô danh...
(Xem: 21771)
Khi niệm Phật dụng công chặt chẽ kín đáo thì vọng tưởng thô cố nhiên phải lặng chìm, nhưng rất khó nhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế.
(Xem: 29165)
TRUNG LUẬN có năm trăm bài kệ, là tác phẩm của Long Thọ. Lấy chữ Trung mà nêu Danh, là để soi tỏ cái Thật, lấy chữ Luận mà gọi tên, là để suốt cùng ngôn ngữ.
(Xem: 22583)
Hệ thống Kalachakra hay “bánh xe thời gian” hay ‘thời luân’ của Mật Pháp Tương Tục Du Già Tối Thượng bổ sung thêm xa hơn những sự song hành nội tại và ngoại tại.
(Xem: 20486)
Một trong những phương pháp tu tập của bồ tát hay động cơ chính khiến bồ tát hành bồ tát hạnh (Boddhisattvā-cāryā) không mệt mỏituệ giác tánh không.
(Xem: 23560)
Các pháp vốn không có tự tánh (vô tự tánh) nên không có tướng Hữu, thế mà bảo rằng có sự việc như thế, vì vậy nên cái việc (cho rằng) có đó hoàn toàn không hợp lý.
(Xem: 21258)
Trung Quán Luận gồm 27 phẩm, mặc dù có quán có phá, kỳ thực quán cũng là phá. Bất cứ hữu vi pháp, vô vi pháp, tất cả đều phá.
(Xem: 35374)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 24575)
Chơn tâm, Phật tánh thì lúc nào cũng như như bình đẳng, không cột mà cũng không cởi, nhưng con ngườichấp trước mê lầm nên thấy có ràng buộc và cởi mở để được giải thoát.
(Xem: 31374)
Kinh Lăng Nghiêm có thể giáo hóa, khiến cho “tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí” nghĩa là tất cả loài hữu tình và vô tình đều có thể viên thành Phật đạo.
(Xem: 26254)
Đối với sáu căn thì căn tai là bậc nhất cho nên hành giả chỉ cần đi sâu vào một căn thì sáu căn liền thanh tịnh. Quán Thế Âm là dùng “Văn Tư Tu”, văn là nghe, tư là suy nghĩ...
(Xem: 31267)
Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Diệu Pháp Liên Hoabộ kinh được truyền bá rất sớm và rất rộng rãi, đã từng là bộ kinh cơ bản cho tông Thiên thai tại Trung Hoa và tông Nhật Liên tại Nhật Bản.
(Xem: 20307)
Ta nghe như vầy: một thuở nọ Đức Phật ở trong non Linh Thứu, ngồi trên đài thanh tịnh cùng các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Thiên Long bát bộ vây chung quanh nghe Phật thuyết pháp.
(Xem: 22995)
Joseph Goldstein dạy thiền Vipassana như là một phương pháp giúp ta nhìn thấy được chân tướng của sự vật, không bị thành kiến, óc phân biệt làm lu mờ.
(Xem: 30109)
Quyển “Kinh Bốn Mươi Hai Chương Giảng Giải” được hình thành qua hai năm ghi chép, phiên tả với lòng chân thành muốn phổ biến những lời Phật dạy.
(Xem: 21637)
Quyển sách này biên tập mười bài giảng về Kinh Bát Đại Nhân Giác của đại sư Tinh Vân, Tông chủ Phật Quang Sơn ở Đài Loan hiện nay, nên có tên: Mười Bài Giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác.
(Xem: 20310)
Trước tiên, quán thế gian vô thường, quốc độ mong manh, như các thứ bờ cao thành hồ, hang sâu hóa gò, quán như vậy, ắt nơi y báo không còn tham cầu.
(Xem: 20809)
Giáo lý kinh Duy Ma Cật khai thị cho con người về pháp môn giải thoát bất khả tư nghì. Đó là ai ai trong chúng ta nếu có khả năng đoạn trừ sạch vô minhphiền não thì sẽ thành Phật.
(Xem: 28834)
Kho tàng tam tạng giáo điển rộng rãi bao la, Kinh Tứ Thập Nhị Chương được coi là một quyển kinh toát yếu nghĩa lý căn bản cho những người xuất gia học Ðạo...
(Xem: 34777)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 22588)
Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ.
(Xem: 21408)
Khi nói kinh Viên Giác, Phật ở trong trạng thái bất nhị, hiển hiện lên các cõi Tịnh độ. Nếu chúng ta cũng trong trạng thái đó, thì vọng tưởng làm sao có chỗ nảy sinh?
(Xem: 19372)
Thế sựphù vân, nếu biết học theo đạo Phật, giữ lấy sự thanh bạch để rèn luyện tinh thần ngày càng tiến đến cõi lành, xa lìa cõi ác.
(Xem: 29554)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau và đồng hướng cảnh thanh tịnh an vui giải thoát.
(Xem: 35208)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 28857)
Đạo Phật là đạo của chân lý cần phải học nhiều, suy nghĩ kỹ, trước sau dùng ba môn học chính là giới, định, tuệ mà trừ diệt ba món độc trong tâm là tham, sân, si.
(Xem: 37944)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
(Xem: 21359)
Học thiền, chúng ta học Pháp Bảo Ðàn mà không học Tín Tâm Minh là không được. Tổ chỉ tóm gọn tinh yếu của thiền, bao nhiêu lời, bao nhiêu chữ đề là Tín Tâm Minh.
(Xem: 27057)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng.
(Xem: 27257)
Ðạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Ðạo Phật không phải là một "tôn giáo" theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý.
(Xem: 24100)
Tâm thanh tịnh tức thể nhập đạo. Muốn tâm được thanh tịnh chóng mau không gì bằng dùng nước giáo pháp của Phật gội rửa để cho cấu uế phiền não tiêu sạch.
(Xem: 20883)
Những giáo pháp được đức Đạo sư nói ra không ngòai mục đích ban vui cứu khổ đưa đến an vui Niết-bàn giải thóat, cho dù là thiên kinh vạn quyển được triển khai từ những lời dạy cơ bản của Ngài...
(Xem: 34349)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm (2500) trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt gần hai trăm năm mươi năm (250) thì trở thành tôn giáo mang tính thế giới...
(Xem: 22517)
Nói đến Phật giáo là nói đến Phật, Pháp, Tăng. Phật, Pháp, Tăng tổng hợp lại thành một Phật giáo hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu hiểu rõ Phật, Pháp, Tăng là hiểu rõ toàn bộ Phật giáo.
(Xem: 25162)
Quyển sách này là một luận thư có quyền uy tối cao đối với phật giáo Nam truyền. Nội dung của nó ví như một bộ bách khoa toàn thư, có thể so sánh ngang với bộ Ðại Tỳ Bà Sa Luận của Thượng Toạ Hữu bộ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant