Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

02. Tôn Giáo và dân tộc

15 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 12106)
02. Tôn Giáo và dân tộc

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG I
TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC

Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, xuyên suốt chiều dài lịch sử, văn hóa Việt Nam luôn có sự giao lưu với văn hóa của nhiều quốc gia khác.

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội văn hóa, nên nó cũng tuân theo qui luật vận hành của văn hóa nói chung. Có những tôn giáo ra đời và phát triển trong lòng dân tộc (nội sinh), có những tôn giáo từ các dân tộc khác du nhập vào (ngoại nhập). Đó là tình hình chung về tôn giáo ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi nước có một đặc thù riêng của mình. Quí độc giả hãy cùng tôi điểm qua về các tôn giáo trong nước.

Trong phạm vi bài này tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến “Văn hóa Phật Giáo và dân tộc”, để quí độc giả tìm hiểu khái quát về Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam từ bao giờ? nguồn gốc của đạo Phật ra sao? và đã Việt Nam hóa văn hóa Phật giáo như thế nào?. Phật Giáo đã gắn liền theo dòng lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt bằng các hình thức gì?

* PHẬT GIÁO:

Thủy tổ của Phật giáoThích-Ca Mâu-Ni (nguyên tên là Tất-đạt-đa, Sidharta), sinh vào khoảng thế kỷ thứ sáu trước công nguyênẤn Độ, (cùng thời với Khổng Tử). Ngài là con vua nước Gia-Tỳ-La (Kapila). Năm 19 tuổi ngài bất mãn với chế độ giai cấp chủng tính ở đương thời, và thấy đời người ta có những nỗi khổ vì sinh, lão, bệnh, tử, bèn từ cha mẹ, biệt vợ con, bỏ cái giàu sang ở chốn cung đình vào Tuyết Sơn đi tu, đến năm 35 tuổi thì ngài được chính giác, nghĩa là ngài được thành Phật ở gốc một cây bồ đề trên bờ sông Vi-liên-thiền. Đời sau gọi chỗ ấy là “Bồ-đề đạo tràng” (Bodhi-manda, hay là kim-cương tọa (Vadjrasana). Từ đó, ngài chu du khắp các nước ở lưu vực sông Hằng để truyền giáo thuyết pháp trong hơn 40 năm. Cuối cùng ngài đến một vườn cây ở gần thành Câu-thi-na-kiệt (Kusinagara) rồi chết. Sách Phật gọi là viên tịch hay nhập niết bàn.

Việt Nam nằm trên đường giao lưu Ấn Độ và Trung Hoa. Khi Phật giáo từ Ấn Độ truyền ra nước ngoài theo hai đường Nam, Bắc thì Việt Nam tiếp xúc được với cả hai con đường truyền bá đó. Sử sách ghi năm 159 là năm đầu tiên người nước Thiên Trúc (tức Ấn Độ cổ đại) đến miền Trung Việt Nam. Năm 161 họ lại đến, hiện còn các chứng tích về một nhà tu hành Ấn Độ tên gọi Khâu Đà La (Kaudra hay Ksudra) đến tu hành tại Dâu (tỉnh Bắc Ninh) lập nên Sơn Môn Dâu vào khoảng năm 187, đến năm 189. Như vậy, Phật giáo đã có thể du nhập trực tiếp từ Ấn Độ qua đường biển đến Việt Nam trong khoảng 159 đến năm 189 sau Công nguyên, chủ yếu là dòng Nam Tông,

Phật Giáo Bắc TôngTrung Quốc cũng đến Việt Nam và dưới ảnh hưởng này, tầng lớp Tăng lữ Việt cũng đã đóng góp vào kho tàng văn hóa Phật giáo, với những nhà sư nổi tiếng như Mâu Bác Khương, Tăng Hội... Đặc biệt một thời gian dài, dưới các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần... (thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 14). Phật giáo đã phát triển đến mức cực thịnh, trở thành quốc đạo, đóng góp rất lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhiều nhà sư đã trực tiếp tham gia công việc triều chính như các sư Khuông Việt đời Đinh và tiền Lê, Pháp Thuật đời tiền Lê, Vạn Hạnh đời Lý... Vua Lý Thái Tông cũng là một chú tiểu chùa Tiên Sơn. 

Lý Nhân Tông, Lý Thánh Tông, tuy không xuất gia nhưng tham gia hai phái Thiền Vô Ngôn ThôngThảo Đường. Đời nhà Trần Vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông đều là những nhà Phật Học lỗi lạc. Bản thân Vua Trần Nhân Tông, sau khi chiến thắng Nguyên Mông đã xuất gia sáng lập phái Thiền Trúc Lâm. Thời kỳ này, Chùa trở thành trung tâm văn hóa của làng xã, nhà sư là người hướng dẫn giáo dục về văn hóa, đạo đức, cho nhân dân.

Có thể nói rằng suốt đời Lý và hầu hết đời Trần, Phật giáo được coi là quốc giáo nên hoạt động rất sôi nổi khắp nơi. Làng nào cũng có chùa, có tháp, người ta học chữ, học kinh, hội hè, họp chợ. Hội chùa là một hoạt động văn hóa hơn là một hoạt động tôn giáo. Biết bao mối duyên lành được xe kết trong vườn chùa. Chùa làng quả đã từng một thời đóng vai trò trung tâm văn hóa tinh thần của cộng đồng làng xã, của cả nước.

Đến thế kỷ thứ 15, Nho giáo thay chân Phật giáo trong lãnh vực thượng tầng xã hội. Phật giáo từ giã cung đình nhưng vẫn vững vàng phát triển, tiến lên trong các tầng lớp nhân dân từ thành thị đến thôn quê. Đình trở thành trung tâm hành chánh của làng, nhưng chùa vẫn là niềm tinhy vọng của người dân.

Tiếp theo sau đó là các tôn giáo khác như Nho giáo, Lão giáo, Khổng giáo đã du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, nhưng Phật Giáo vẫn tiêu biểu cho nền văn hóa của dân tộc Việt Nam, người dân Việt Nam vẫn duy trì mọi sinh hoạt chùa chiền và tam tạng kinh điển của Phật giáo làm nền tảng giáo dục cho nhân dân.

* NHO GIÁO

Việt Nam trước đây có ba học thuyết tôn giáo: Nho, Phật, Đạo (Lão), thường gọi là Tam Giáo. Nho và Đạo ra đời ở Trung Quốc, từ đó trực tiếp truyền vào Việt Nam từ những ngày đầu Bắc thuộc. Nho giáo đã bắt đầu xuất hiện từ ngàn năm trước Công Nguyên nhưng chỉ đến khi có vai trò của Khổng Tử (551-478 tr, CN.) mới trở thành một hệ thống. Đó là một học thuyết đạo đức chính trị chủ trương con người sống có trách nhiệm, thương yêu con người, vì đời cứu đời, không lo nghĩ đến những chuyện không thiết thựckiếp sau, ở thế giới bên kia.

Mối quan tâm của họ là xã hội loạn ly do con ngườitham lam, chạy theo tham vọng nên sinh ra tranh dành, chiến tranh. Phương sách cứu đời của Nho giáoxây dựng một xã hội hòa mục, ổn định, giống như một gia đình êm ấm cha từ, con hiếu, anh em, vợ chồng thuận hòa, trên thương dưới và dưới nghe trên.

Trật tự trên dưới thuận hòa như vậy theo Nho giáo là biểu hiện của “Đạo” trong trời đất. Thiết lập một trật tự như vậy ở khắp nơi, trong gia đình, ngoài xã hội, giữa dân với nhà nước là phù hợp với “Đạo” đó. Trong phạm vi xã hội, trật tự trên dưới căn cứ vào họ hàng thân sơ, tuổi tác lớn nhỏ và tước vị cao thấp.

Đứng đầu mọi dẫy trật tựThiên tử, Thiên tử là con trời là chúa tể, là cha, là thầy của mọi người. Thiên tử hay Vua đối với dân cũng như cha đối với con, có trách nhiệm thương yêu, chăm lo, nuôi nấng dậy dỗ. Mà dân đối với vua cũng như con đối với cha, có trách nhiệm phục tùng biết ơn và lo báo đáp.

Làm cơ sở cho xã hội tốt đẹp là những gia đình êm ấm là làng nước có trật tự trên dưới phân minh, là quốc gia thống nhất và ngôi Vua chính thống. Vua sắp xếp cho mọi thần dân theo phân vị mà sống: Ăn mặc, nói năng, hành động, theo lễ qui định. Để đạt đến xã hội như vậy, mọi người từ Thiên tử cho đến dân thường đều phải lo tu dưỡng đạo đức. Nhà nước phải quan tâm đến việc giáo hóa cho mọi người sống theo đạo đức, nhân nghĩa, trung hiếu, lễ nhượng, yên phận, yên mệnh.

Trị nước là công việc của người làm vua, làm quan. Theo quan niệm của Nho giáo chính là công việc của người làm cha mẹ dân: Tu thân và nêu gương, yêu thương và chăm lo cho dân, giáo hóa cho dân, giữ cương thường, đạt lên hàng đầu việc dùng Đức, dùng lễ nhạc để giáo hóa chứ không phải dùng pháp luật, thưởng phạt để cưỡng chế.

Trình bày ở trên là những nội dung chủ yếu của Nho giáo, nhưng cũng chỉ là lý thuyếtlý tưởng. Trong thực tế, các nhà nước Phong kiến khi sử dụng Nho giáo để lái học thuyết này theo mục đích của mình. Nhiều Vua chúa tận dụng chiêu bài “Mệnh Trời” che đậy các tội ác đẫm máu, lợi dụng cương vị “Con trời” để chuyên chế tàn bạo, sử dụng thuyết “Yên phận, yên mệnh” để hăm người dân trong thân phận phục tùng.

Các triều đại phong kiến Việt Nam sau khi thu về trong tay cả lãnh thổ rộng lớn với nền độc lập vững vàng, đứng trước nhiệm vụ ổn định đất nước và sẵn sàng đối phó với nạn ngoại xâm (từ phương Bắc và cả phương Nam) đều có ý thức lựa chọn Nho giáo làm quốc giáo. Từ đời Lý đã lập Văn Miếu (1070) lập Quốc Tử Giám và tổ chức thi cử (1076), mở đầu cho việc trọng dụng Nho giáo, tổ chức học hành thi cử theo Nho học. Từ đó về sau, Nho học càng ngày càng phát đạt. Những người theo Nho học, đậu đạt trong các kỳ thi được giao cho nắm giữ hầu hết các chức vụ quan trọng trong chính quyền. Nhất là từ thế kỷ thứ 15, khi Nho giáo thành độc tôn, khoa thi mở đều đặn, người đi học ngày càng đông, từ kinh đô cho đến các làng, xã hẻo lánh. Nho giáo được lựa chọn vì nhu cầu của nhà nước Trung ương tập quyền và phát triển sâu rộng nhờ chế độ giáo dục và khoa cử.

Nho giáo chiếm lĩnh đời sống tinh thần. Tư tưởng Khổng, Mạnh qua kinh, truyện theo các chú giải của các nhà Nho đời Tống được sùng bái, coi là chuẩn mực của mọi tư duy, ngôn luậnhoạt động học thuật, nghệ thuật. Tuy nhiên có nhiều nhà Nho Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn, Võ Trường Toản... đã không câu nệ, giáo điều theo lý thuyết Nho giáo.

Thái độ ít câu nệ về tư tưởng tôn giáo cũng lại biểu hiện trong nhân dân nhưng theo một cách khác. Người Việt Nam thờ cúng gia tiên, ứng xử trong các quan hệ gia đình, họ hàng làng xóm, với Vua, quan trong những chuẩn mực lễ nghĩa Nho giáo. Nhưng họ cũng thờ Phật, thờ Thần, thờ cúngđạo quán. Nói chung họ sống theo quan niệm thương người, làm việc thiện, tôn trọng kỷ cương.

Ba học thuyết tôn giáo trên đều có ảnh hưởng ít nhiều, khác nhau theo từng vùng tới các tầng lớp xã hội. Song Nho giáo bám chắc vào cơ chế chính trị xã hội, vào chế độ giáo dục khoa cử, vào tầng lớp trí thức làm chủ học thuyết, văn hóa nên có ảnh hưởng sâu sắc nhất.

Do ảnh hưởng Nho giáo, một mặt nhà nước phong kiến Việt Nam quan tâm rất sớm và rất nhiều đến việc mở mang giáo dục, chú ý đào tạo nhân tài, sưu tầm và biên soạn sử sách. Mặt khác, nhân dân vì vậy cũng trở thành hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng văn hóa. Cả hai phía góp phần làm cho Việt Nam thành nước có văn hiến sớm hơn nhiều nước khác trong vùng.

Với nền kinh tế nông nghiệp và cuộc sống định cư thành làng, Nho giáo cũng góp phần củng cố trật tự xã hội, củng cố tình làng, nghĩa xóm và khi gặp nạn nước, nhiều người vì nghĩa khí mà chiến đấu hy sinh anh hùng. Tinh thần đạo đức nhân nghĩa, hòa với truyền thống yêu quê hương, đất nước, góp phần giáo dục làm cho con người bớt tàn bạo. Mặt khác, Nho giáo cũng dạy cho con người ta thờ cúng các vị thần chính trực, bảo quốc hộ dân mà chống thờ cúng nhảm nhí.
 
* KY TÔ GIÁO:

Riêng về Ky-Tô-Giáo và Tin Lành đều thờ chung một vị giáo chủ đó là Chúa Jesu nhưng môn phái Ky Tô Giáo là đạo Công giáo thuộc toà thánh La mã, Rôma. Còn đạo Tin Lành là Ky Tô Giáo cải cách (hay còn gọi là Cơ-Đốc giáo). Đạo Tin Lành có cùng một giáo lý với Ky Tô giáo, nhận chúa Jesu là chúa cứu thếthờ phượng Đức Chúa Trời. Đạo này chỉ thờ Chúa không công nhận Đức Mẹ còn đồng trinh như bên Ky Tô Giáo, họ lý luận rằng Đức Mẹ đã sinh ra Chúa Jesu thì làm gì còn đồng trinh. Các giáo sĩ Tin Lành được quyền có vợ con. Còn các hàng giáo phẩm bên Thiên Chúa không được quyền lập gia đình. Mọi nghi lễ lại phức tạp, rườm rà hơn bên Tin Lành

Đạo Ky-Tô-Giáo từ phương tây mới du nhập vào Việt Nam, từ thế kỷ thứ 15. Năm 1533 đến năm 1614, các giáo sĩ dòng Phranxicô thuộc Bồ Đào Nha và Daminh thuộc Tây Ban Nha đã đến Việt Nam, nhưng những giáo sĩ đó chưa biết tiếng và chưa quen thông thổ nên không đạt được kết quả. 

Từ năm 1615 đến năm 1624 các giáo sĩ dòng tên (Jésuites) Bồ Đào Nha vào Việt Nam. Những giáo sĩ này nhiều người thông thạo tiếng Việt lại hoạt động khôn khéo nên chỉ một thời gian không lâu sự truyền giáo đã đạt được kết quả, lôi kéo được khá nhiều tín đồ.

Nhưng đến năm 1664 Hội Thừa Sai truyền giáo Paris (MEF) ra đời và được Giáo hoàng giao cho độc quyền truyền đạoViệt Nam. Do đó, đã gây ra mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các giáo sĩ dòng tên Bồ Đào Nha với giáo sĩ Hội Thừa Sai truyền giáo Paris. Các giáo sĩ Bồ Đào Nha không thừa nhận quyền điều khiển của hai giám mục người Pháp là Pallu và Lambert de la Motte (đã được Giáo Hoàng phong chức Giám Mục từ năm 1685). Họ kiện lên Giáo Hoàng nhưng không được.

Đến năm 1862, Giáo Hoàng ra lệnh cho các giáo sĩ dòng Tên rút hết khỏi Việt Nam. Từ đây việc truyền giáoViệt Nam hoàn toàn thuộc quyền Hội thừa sai truyền giáo Pháp quốc. Các Giáo sĩ Hội thừa sai truyền giáo Pháp quốc song song với việc mở mang “Nước Chúa” đồng thời phục vụ cho sự xâm lược của thực dân Pháp đến chiếm Việt Nam, biến nước Việt Nam là một thuộc địa của Pháp hàng trăm năm.

Về văn hóa do Thiên Chúa giáo du nhập từ Tây phương vào Việt Nam, nó không phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân Á đông nói chung và Việt Nam nói riêng, thí dụ như dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu hạnh, thờ cha, cúng mẹ khi quá vãng, nhưng nếu ai đã theo đạo Thiên Chúa thì chỉ được thờ một hình của Chúa, không được thắp nhang, không được thờ cúng cha mẹ, mãi đến giữa thập niên 60, giáo hội La Mã mới cho cải cách (theo đề nghị của hàng giáo phẩm Việt Nam) bằng cách được phép thờ cúng cha mẹ với mục đích để phát triển tín đồ. Trên đây chỉ là một trong hàng trăm thí dụ khác nó trái ngược với văn hóa truyền thống dân gian Việt Nam.

* ĐẠO TIN LÀNH:

Đạo Tin Lành du nhập vào Việt Nam từ năm 1911, lúc đầu chỉ được truyền đạo từ các vùng nhượng địa của Pháp. Đến năm 1920, mới được tự do truyền giáo ở khắp các nơi trong nước. Số tín đồ của Đạo Tin Lành hiện nay có khoảng bốn trăm ngàn tín đồ. Đạo Tin Lành là Ky-Tô-Giáo cải lương (hay còn gọi là Cơ Đốc Giáo) Đạo Tin Lành có cùng một giáo lý với Ky-Tô-Giáo, nhận Chúa Jesu là Chúa cứu thế, và thờ phụng Đức Chúa Trời, Đạo này chỉ thờ Chúa không công nhận Đức Mẹ còn đồng trinh. Các Mục Sư truyền giáo được quyền lấy vợ, có gia đình.

Trong nước ta còn hai tôn giáo phát xuất từ lòng dân tộc mà ra đó là “Cao-Đài và Hòa Hảo” nhưng kinh sách cũng dựa trên căn bản giáo lý của Đức Phật để phát triển theo chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam.

* ĐẠO CAO ĐÀI

Người sáng lập ra đạo này là ông Phủ Ngô Văn Chiêu, công chức ở Phú Quốc. Đạo Cao Đài còn mệnh danh là “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Ra tuyên ngôn chính thức thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1926 ở miền Nam Việt Nam. Thống Đốc Nam Kỳ phê chuẩn cho phép thành lập Đạo. Lễ ra mắt của đạo đồng thời cũng là lễ phong các chức sắc trong đạo, được tổ chức long trọng ở chùa Từ Lâm gần Tây Ninh trong 3 ngày 18-19-20 tháng 10 năm 1926, tại lễ này có toàn quyền Đông Dương, Thống Đốc Nam Kỳ tới dự. Ông Lê Văn Trung được tôn là Đức Giáo Tông (Người điều khiển chung, đứng đầu cửu Trùng Đài) có nhiệm vụ thi hành phép tắc của đạo Đức Giáo Tông có ba hàng chức sắc thuộc ba ngành Khổng Giáo, (mặc áo đỏ). Phật Giáo (mặc áo vàng) và Lão Giáo (mặc áo lam) phụ tá. Ba mầu đó tượng trưng cho ba uy tín, đức hạnh và sự bao dung của đạo. Đức Giáo Tông có ba vị chưởng pháp thuộc ngành lão giáo mặc áo trắng. Các nữ chức sắc cũng mặc áo trắng, các chức sắc Khổng giáo, Lão giáo đều có phần trách nhiệm riêng của mình như công tác nhân sự, tổ chức, nội vụ, tài chánh...

Trong Thánh Thất, hình tượng “Con mắt” là hình thiêng của đạo Cao Đài vì mắt là cửa sổ tâm hồn “Nhã Thị Chủ Tâm”, cần phải thấy được bản lãnh thể chân tâm để bước vào thiện nghiệp. Khi hành lễ, bức mành được kéo lên để lộ ra “Con Mắt” tối cao, có thắp một ngọn nến năm nén hương và đốt trầm. Gần đây đạo “Cao Đài” chia ra làm nhiều môn phái. Tín đồ theo đạo “Cao Đài” lan rộng ra cả miền Trung, Tây Nguyên và miền Bắc.

* ĐẠO HÒA HẢO:

Đạo Hòa Hảo là một tôn giáo mới ở Việt Nam, có nguồn gốc từ Đạo Phật. Giáo chủ là Huỳnh Phú Sổ, quê ở làng Hòa Hảo, huyện Tân Châu, An Giang, sáng lập ra đạo này lúc 21 tuổi (1939). Tên của Đạo lấy tên quê của Giáo Chủ. Mặt khác tên của đạo cũng nói lên tôn chỉ, mục đích hướng đến sự hoà thuận. Tuy là một tôn giáo mới, nhưng đạo Hoà Hảo đã tập hợp được nhiều tín đồ ở miền Tây Nam bộ. Nền tảng của triết lý Phật Giáo Hòa Hảolý tưởng từ bi, bác ái, đại đồngluật nhân quả của nhà Phật. Phật Giáo Hòa Hảo bài trừ những điều mê tín, dị đoan. Không sử dụng thịt, cá cúng Phật và không dùng giấy tiền, vàng bạc, phướn xá, trai đàn. Đạo Hòa Hảo không dùng hình tượng, đề cao thuyết “Phật tức Tâm” nên phương thức hành đạo giản dị.

Đạo Hòa Hảo cúng Phật bằng nước lạnh, hương (nhang) Hoa, (nước lạnh tượng trưng cho sự trong sạch, hoa tượng trưng cho sự tinh khiết còn hương để thanh trừ mọi uế tạp). Tín đồ Hoà Hảo ăn chay bốn ngày trong tháng (theo âm lịch) 14-15, 29 và 30 (nếu tháng thiếu thì lấy ngày mồng một tháng sau thay cho ngày 30). Khi tế lễ, nếu có hương thì tốt, trường hợp không có hương thì nguyện cũng được, miễn là tâm thành. Hiện tại tín đồ Hòa Hảo có khoảng trên một triệu người, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Nói tóm lại Đạo Phật là “Đạo Giải Thoát” mọi khổ đau của con người, đưa con người đến “Đại Giác Ngộ” để khai mở trí tuệ và đem lòng từ bi thương chúng sinh, cứu giúp sự đau khổ của mọi người, mọi loài, mọi sinh vật trên thế gian. Dùng đủ mọi phương tiện, giáo lý, kinh điển giáo huấn cho con người tự giải thoát “Vô minh” hầu đi đến giác ngộ và đem tình thương để xoá bỏ hận thù.
 
* ĐẠO HỒI GIÁO:

Đạo Hồi du nhập vào Việt Nam khá sớm, tín đồ Hồi GiáoViệt Nam khoảng vài chục ngàn người. Hầu hết trong số họ là những người Chàm, dân tộc Khmer và một bộ phận nhỏ người gốc MaLaysia, Indonesia và Nam Ấn Độ. Phần lớn tín đồ Hồi giáo sống ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Mọi sinh hoạt của họ vẫn duy trì những nghi lễ Hồi Giáo chung như cầu kinh Koran, thờ linh vật, kiêng ăn thịt lợn (heo), trang phục khăn chít trên đầu...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8409)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
(Xem: 8231)
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ Sơ thiền rồi Nhị Thiền, Tam thiền lần lượt thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng...
(Xem: 8313)
Niết bàn thì ở khắp mọi nơi, ít nhất là đối với những người nói tiếng Anh. Từ ngữ nầy đã được dùng trong Anh Ngữ với ý nghĩa là "hạnh phúc" hoặc "bình yên".
(Xem: 9172)
Thần thông của Đức Phật là một trong những đề tài thu hút người viết và lôi cuốn người đọc. Từ trước đến nay, đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này.
(Xem: 8063)
Một số người tái-sinh lên làm người (sinh từ bào thai trong bụng mẹ), người độc-ác tái-sinh xuống địa ngục, người hiền-lành tái-sinh lên cõi trời, và người không-còn ô-nhiễm, sống hoàn-toàn an-lạc nơi cõi Niết Bàn.
(Xem: 16284)
Khoa học thần kinh ngày hôm nay đã chứng minh một cách khách quan và cụ thể rằng chánh niệm (samma-sati) là con đường trực tiếp nhất để gạt bỏ vọng tưởng về cái "ta"
(Xem: 15809)
Trong các ngành khoa học, rất có thể khoa học thần kinh (neurosciences) sẽ là ngành phát triển mạnh và gây nhiều ảnh hưởng nhất trong những thập niên tới.
(Xem: 8005)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(Xem: 8014)
Từ trước đến nay không có một tôn giáo, triết họctâm lý học nào phân tích tâm đầy đủ rõ ràng như Phật Giáo.
(Xem: 8736)
Mục đích của Đạo Phậtdiệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạchạnh phúc.
(Xem: 7908)
Kinh Hoa sen pháp diệu là dịch nghĩa từ tiếng Phạn Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, và được dịch ra tiếng Trung Hoa bởi nhiều dịch giả.
(Xem: 7502)
Chẳng đồng nhất, chẳng dị biệt, chẳng đoạn diệt, chẳng thường hằng: đây là các giáo pháp bất tử của chư Phật, chư thượng thủ của thế giới.
(Xem: 9318)
Theo Phật Giáo, tâm tư duy (Tâm phan, như vệ tinh quả đất, định tinh mặt trời, và vô lượng thiên hà) có thể sinh ra trong không gian thời gian...
(Xem: 8576)
Trong cuốn giáo thuyết về linh hồn của Phật Giáo, Soul theory of the Buddhist, Giáo Sư Stcherbatsky, ghi nhận rằng...
(Xem: 8637)
Bất kì một sự vật gì tùy thuộc vào một nguyên nhân thì duyên hội thành một hiệu quả.
(Xem: 11914)
Đức Phật đã giải thích nguồn gốc của thế giới, vũ trụ, vạn vật, là do nghiệp quả (cause & effect) hấp dẫn cùng với sức thu hút bởi 12 nhân duyên
(Xem: 7532)
Ngũ uẩn hay là Ngũ ấm chỉ là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm...
(Xem: 8315)
Tạng Quang Minhcon đường đi của ánh sáng, cùng với năng lượng (chân hỏa tam muội, energy) và sắc tướng (mass) là phương tiện thần thông để du hành trong vũ trụ.
(Xem: 11752)
Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi?
(Xem: 7412)
Phật Pháp được chia ra làm bốn thể loại là Giáo, Lý, Hành và Quả.
(Xem: 9015)
Tâm người bị ba thứ độc tố trói buộc, chính vì vậy chúng ta không sao vượt thoát được cảnh trầm luân khốn khổ. Chúng ta bị mắc kẹt trong phiền não của ba độc
(Xem: 8446)
Trong ý niệm này là sự bất biến thiên được hiểu như là một sự tướng trạng hoá của thật tướng của các sự vật.
(Xem: 10066)
Mọi tôn giáo đều tin rằng có sự sống sau khi chết, tức có kiếp sau của một ‘linh hồn’ thật sự. Học thuyết Phật giáo nên được phân biệt trong...
(Xem: 9707)
"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" là một câu kinh rất ngắn trong cả quyển kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật rất nổi tiếng được giới học Phật trích dẫn nhiều nhứt.
(Xem: 9634)
Mọi tồn tại đều vốn có Tự tính (như là bản chất) của nó. Vì rằng cái thành lập ra nó là Nhân tạo tác (Nhân) và Điều kiện tạo tác (Duyên) cũng tồn tại,
(Xem: 10590)
Giai đoạn đầu của Phật giáo Đại thừa được thể chứng qua sự hình thành và phát triển một văn hệ đồ sộ là Bát-nhã ba-la-mật-đa (prajñāpāramitā).
(Xem: 10174)
Căn bản trung quán luận tụng (Mūlamadhyamaka-kārikā) là một bộ luận chính trong ngôi nhà đồ sộ tráng lệ Trung Quán.
(Xem: 8262)
Cộng đồng nhân loại đã đến một điểm nghiêm trọng trong lịch sử của nó. Thế giới ngày nay khiến chúng ta phải chấp nhận nhân loại là một.
(Xem: 20344)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 8120)
Trong thế giới này cá nhân không hiện hữu, ngã cũng không hiện hữu, bởi vì chúng là các sự vật duyên khởi.
(Xem: 8603)
Đối tượng chấp thủ của tâm chấm dứt (tâm hành xứ diệt), Con đường ngôn ngữ không có lối vào (ngôn ngữ đạo đoạn).
(Xem: 9431)
Đấng Toàn Giác biết đã đến lúc sắp kết thúc kiếp sống này của Ngài. Nhưng trước khi nhập diệt, Đức Phật muốn
(Xem: 9349)
Ngã được nói đến, Để phân biệt với vô ngã. Chư Phật dạy thật tướng các pháp, Không có ngã, không có vô ngã.
(Xem: 7758)
Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáotriết học của ngài Long Thọ.
(Xem: 8388)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn?
(Xem: 8237)
Do vô minh che lấp, chúng sinh tạo ba hành, nên theo ba hành nghiệp (thân, ngữ, tâm) vào luân hồi sáu cõi.
(Xem: 9063)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”.
(Xem: 8796)
Chúng ta phải hỏi điểm xuất phát là gì, chủ đề là gì, và quan tâm tối hậu của bộ luận tuyệt vời này là gì.
(Xem: 8664)
Chúng ta đang tiến dần đến đỉnh cao vĩ đại của Giáo Pháp, và mặc dù có những nguy hiểm đáng sợ đang đe doạ thế giới chúng ta.
(Xem: 10219)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hoá dân gian như...
(Xem: 8170)
Năm giớimười điều thiện được xem là cơ sở thiết lập đạo đức Phật giáo thì giới thứ hai “Không trộm cắp” là nhằm đảm bảo tính công bình và hướng tâm con người đi đến sự vô tham, vô sân, vô si.
(Xem: 8866)
Một khi tâm giác ngộ đã phát sinh, hạt giống của giáo pháp sẽ tiếp tục lớn mạnh cho dù...
(Xem: 9041)
Năm pháp, cùng tự tính, Tám thức, hai vô ngã. Hết thảy nó đều thâu nhiếp Đại thừa.
(Xem: 8498)
Nếu chúng ta có một sự sân hận lớn dễ bùng nổ và chưa rèn luyện chính mình một cách thích đáng, thế nên khi chúng ta cố gắng để...
(Xem: 7619)
Nguyên lý ở đây, là nguyên lý vô ngã, của Pháp duyên khởi, nguyên lý này ở chỗ khác, Pháp Hoa còn gọi là “vốn thường hằng tịch diệt”:
(Xem: 7571)
Chư Phật thấy các hữu tìnhbản tính tự nhiênniết bàn / bản tính niết bàn (prakrtiparinirvana; natural nirvana), vượt ngoài sầu muộn...
(Xem: 9563)
Phật giáo không bao giờ có khái niệm cõi âm hay là âm phủ. Có thể đây là những từ ngữ của tín ngưỡng dân gian
(Xem: 9940)
Tự lựctha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Những khái niệm này bao trùm...
(Xem: 8598)
Ba truyền thống Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa và Tây Tạng đều cho rằng Phật tánh hay Như Lai tạng là lần thuyết pháp sau cùng và cũng là cực điểm của kinh điển.
(Xem: 12347)
Tại sao gọi Tánh không duyên khởi? Nhà Phật nói tất cả pháp Tánh không, do duyên hợp thành các pháp.
(Xem: 9660)
Trước khi trở lại Tâm Kinh, hãy thử tìm hiểu thuyết vô ngã qua kiến giải của nhiều bộ phái khác nhau trong Phật giáo để...
(Xem: 7605)
Giáo huấn được mở rộng vô hạn và được tuyên thuyết đến vô lượng chúng sanh khắp các loài đủ các tính khí.
(Xem: 8903)
Sự “chuyển phước” như chỉ là một phép ẩn dụ phần nào đẹp để chỉ những gì xảy ra đối với những ảnh hưởng của hành động có kết quả tốt (puṇya), điều được gọi là “thiện nghiệp”
(Xem: 16957)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(Xem: 9050)
Theo quan điểm của Phật Giáo thì mục đích của lễ bái là nhằm giúp chúng ta đến gần hơn với Đức Phật.
(Xem: 13270)
Phật giáophương cách dùng lòng Từ Bi để xóa đi, diệt đi lòng sân hận oán hờn, đó là phương thuốc diệt khổ cho vui,
(Xem: 19848)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 8694)
Dưới đây là một bài viết của học giả Phật giáo Philippe Cornu, và cũng là bài mở đầu trong tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste)...
(Xem: 9268)
Đối với Phật giáo, dana - việc bố thí - giữ một vai trò thật quan trọng, bởi vì nếu ngay từ lúc mới khởi sự tu tập mà không thực thi việc bố thí thì sẽ ...
(Xem: 8318)
“Tất cả ba cõi chỉ là Một Tâm”. Phẩm Dạ-ma cung kệ tán nói, “Như tâm, Phật cũng vậy. Như Phật, chúng sanh đồng. Tâm, Phật, và chúng sanh. Cả ba không sai khác”.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant