Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

27. Phật Giáo Suy Đồi

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 7701)
27. Phật Giáo Suy Đồi

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển I:
Tam Bảo

CHƯƠNG I: BA NGÔI CAO CẢ (TIYAGGA)


PHẬT GIÁO SUY ĐỒI (SÀSANA ANTARADHÀNA)

Phật giáo đó là lời giáo huấn của Đức Phật vô cùng cao siêu, vô cùng vi tế. Cho nên, các hàng Phật tử là bậc xuất gia cũng như hàng tại gia cư sĩ giữ gìn, duy trì cho được trọn vẹn không phải là điều dễ dàng. Bởi vì, Phật giáo được giữ gìn duy trì bằng trí tuệ ba-la-mật, không phải bằng cách nào khác; mà trí tuệ ba-la-mật càng ngày càng bị giảm dần, giảm dần theo thời gian. Do đó, Phật giáo cũng bị mai một, bị giảm dần, giảm dần theo thời gian theo tuổi thọ 5.000 năm của Phật giáo.

Phật giáo phát triển theo thời gian, rồi lại bị mai một cũng theo thời gian; bởi vì, các hàng Phật tử không đủ khả năng trí tuệ ba-la-mật, để giữ gìn duy trì Phật giáo vô cùng cao siêu, vô cùng vi tế. Đó là nguyên nhân chính làm cho Phật giáo bị mai một dần theo thời gian.

Trong Chú giải Chi Bộ Kinh phần ekakanipāta, giải thích về Phật giáo suy đồi như sau:

- Pháp thành Phật giáo suy đồi (Adhigama antaradhāna).
- Pháp hành Phật giáo suy đồi
(Paṭipatti antaradhāna).
- Pháp học Phật giáo suy đồi
(Pariyatti antaradhāna).

Pháp thành Phật giáo, pháp hành Phật giáo, pháp học Phật giáo cả 3 loại Phật giáo này thuộc về danh pháp, không phải sắc pháp; nên Phật giáo suy đồi không phải do lửa thiêu hủy, cũng không phải nước lũ cuốn trôi, cũng không phải do bão tàn phá, mà Phật giáo suy đồi do bởi các hàng Phật tử là các bậc xuất gia, các hàng tại gia càng ngày càng kém pháp hạnh ba-la-mật, nhất là trí tuệ ba-la-mật, nên ngày càng kém đức tin, kém trí nhớ, kém trí tuệ. Đó là nguyên nhân làm cho pháp thành Phật giáo ngày càng suy đồi, pháp hành Phật giáo ngày càng suy đồi, pháp học Phật giáo ngày càng suy đồi. Cả ba loại Phật giáo này có sự liên quan trực tiếp định luật nhân-quả với nhau.

Sở dĩ pháp thành Phật giáo càng ngày càng suy đồi, là do pháp hành Phật giáo càng ngày càng suy đồi. Pháp hành Phật giáo càng ngày càng suy đồi, là do pháp học Phật giáo càng ngày càng suy đồi.

Phật giáo dần dần bị suy đồi theo thời gian tuổi thọ 5.000 năm của Phật giáo.

Pháp thành Phật giáo suy đồi như thế nào?

Theo Chú giải Chi Bộ Kinh phần ekakanipāta trình bày Pháp thành Phật giáo bị suy đồi tuần tự theo thời gian 5.000 năm như sau:

- Một ngàn năm thứ nhất: Hành giả tiến hành thiền tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Arahán cùng với Tứ Tuệ Phân Tích (Catupaṭisambhidā).

- Một ngàn năm thứ nhì: Hành giả tiến hành thiền tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Arahán cùng với Lục thông (Chaḷābhiññā).

- Một ngàn năm thứ ba: Hành giả tiến hành thiền tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Arahán cùng với Tam Minh (Tevijja).

- Một ngàn năm thứ tư: Hành giả tiến hành thiền tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Arahán chỉ diệt đoạn tuyệt mọi phiền não (sukkhavipassaka) mà thôi.

- Một ngàn năm thứ năm: Hành giả tiến hành thiền tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Nhập Lưucuối cùng không còn ai có khả năng chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu trên cõi người này nữa. Tuy vậy, những bậc Thánh Nhân còn có sinh mạng trong cõi người này, thì pháp thành Phật giáo vẫn chưa hoàn toàn bị tiêu hoại. Cho đến khi nào những bậc Thánh Nhân mãn kiếp, hết tuổi thọ, do thiện nghiệp cho quả tái sinh làm chư thiên trong cõi trời. Khi ấy, trong cõi người hoàn toàn không còn bậc Thánh Nhân nào.

Đó là lúc pháp thành Phật giáo suy đồi hoàn toàn không còn trong cõi người này nữa.

Trong Chú giải bài kinh Gotamīsuttavaṇṇanācó đoạn giải thích pháp thành Phật giáo suy đồi tuần tự theo thời gian 5.000 năm như sau:

- Một ngàn năm thứ nhất: Hành giả tiến hành thiền tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Arahán cùng với Tứ Tuệ Phân Tích, Lục thông, Tam Minh.

- Một ngàn năm thứ nhì: Hành giả tiến hành thiền tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Arahán chỉ diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não mà thôi.

- Một ngàn năm thứ ba: Hành giả tiến hành thiền tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Bất Lai.

- Một ngàn năm thứ tư: Hành giả tiến hành thiền tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Nhất Lai.

- Một ngàn năm thứ năm: Hành giả tiến hành thiền tuệ có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Nhập Lưu, và cuối cùng không còn bậc Thánh Nhân nào trong cõi người này nữa.

Đó là lúc pháp thành Phật giáo bị suy đồi hoàn toàn.

Pháp hành Phật giáo suy đồi như thế nào?

* Pháp hành thiền tuệ suy đồi: Thời gian đầu Phật giáo, hành giả tiến hành thiền tuệ có khả năng chứng đắc các bậc Thánh, càng ngày càng tăng trưởng. Sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, hành giả tiến hành thiền tuệ còn có khả năng chứng đắc đến bậc Thánh Arahán. Về sau trải qua thời gian theo tuần tự, hành giả tiến hành thiền tuệ có khả năng chứng đắc các bậc Thánh bậc thấp dần, theo tuần tự thời gian từ bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Nhập Lưu; đến thời kỳ gần mãn tuổi thọ của Phật giáo, hành giả tiến hành thiền tuệ không đúng theo pháp hành Trung Đạocuối cùng không còn hành giả tiến hành thiền tuệ nữa.

Đó là thời kỳ pháp hành thiền tuệ bị suy đồi trong cõi người.

* Pháp hành thiền định suy đồi: Cũng như pháp hành thiền tuệ, thời kỳ đầu Phật giáo, hành giả tiến hành thiền định có khả năng chứng đắc các bậc thiền hữu sắc, bậc thiền vô sắc, ngày càng tăng trưởng. Sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, hành giả tiến hành thiền định có khả năng chứng đắc giảm dần từ các bậc thiền vô sắc đến các bậc thiền hữu sắc. Về sau, trải qua thời gian theo tuần tự, hành giả tiến hành thiền định có khả năng chứng đắc các bậc thiền bị giảm xuống theo tuần tự từ bậc thiền cao xuống dần bậc thiền thấp, cho đến thời kỳ hành giả tiến hành thiền định không đúng theo phương phápcuối cùng không còn hành giả tiến hành thiền định nữa.

Đó là thời kỳ pháp hành thiền định bị suy đồi trong cõi người.

* Pháp hành giới suy đồi: Cũng như pháp hành thiền tuệpháp hành thiền định, thời kỳ đầu Phật giáo, hành giả giữ gìn giới trong sạchtrọn vẹn hoàn toàn. Sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, chư Tỳ-khưu có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nên hết lòng tôn kính tất cả mọi điều giới mà Đức Phật đã chế định, ban hành cho Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni. Chư Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni nghiêm chỉnh giữ gìn mọi điều giới của mình được trong sạch trọn vẹn, để làm nền tảng cho pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ. Về sau, trải qua thời gian theo tuần tự, chư Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni càng ngày càng giảm dần đức tin, xem thường những điều giới nhẹ, nên phạm giới dubbhāsita āpati (ác khẩu), phạm giới dukkaṭa āpati (tác ác), và dần dần tiếp theo phạm giới pācittiya āpati (ưng đối trị), phạm giới thullaccaya āpati (giới trọng) các loại giới này còn thuộc về loại giới nhẹ. Từ đó về sau, thời gian theo tuần tự Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni phạm giới nặng, như phạm giới Saṃghādisesa āpati (Tăng tàn) song vẫn còn giữ phạm hạnh Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni; cho đến khi Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni nào phạm giới pārājika āpati (bất cộng trụ). Khi ấy, Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni ấy không còn phạm hạnh Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni nữa.

Thời gian khoảng 500 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, Tỳ-khưu ni không còn nữa, chỉ còn có Tỳ-khưu, theo tuần tự thời gian đến khi gần mãn tuổi thọ Phật giáo 5.000 năm; Tỳ-khưu càng ngày càng kém đức tin, nên giữ gìn giới hạnh của mình không còn trong sạch, cho đến khi không còn hành giới nữa.

Đó là thời kỳ pháp hành giới bị suy đồi và cũng là thời kỳ pháp hành Phật giáo bị suy đồi trong cõi người.

Pháp học Phật giáo suy đồi như thế nào?

Pháp học Phật giáo đó là học thuộc lòng Tam TạngChú giải Pāḷi, lời giáo huấn của Đức Phật.

Pháp học Phật giáo là nhân, pháp hành Phật giáo là quả, nhân và quả đi đôi với nhau. Sở dĩ, pháp hành Phật giáo bị suy đồi tuần tự theo thời gian 5.000 năm tuổi thọ của Phật giáo, là vì pháp học Phật giáo bị mai một, bị suy đồi theo thời gian ấy.

Ban đầu, chư Đại Trưởng Lão giữ gìn duy trì Tam TạngChú giải Pāḷi, pháp học Phật giáo đầy đủ y theo bổn chánh qua các kỳ kết tập Tam TạngChú giải Pāḷi. Về sau, tuần tự theo thời gian chư Đại đức càng ngày càng kém đức tin, kém pháp hạnh ba-la-mật, kém trí nhớ, trí tuệ, nên không đủ khả năng thông thuộc Tam TạngChú giải Pāḷi. Đó là nguyên nhân làm cho pháp học Phật giáo bị mai một, bị suy đồi tuần tự theo thời gian như sau:

Trước tiên, Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhammapiṭakapāḷi) bị mai một, bị suy đồi.

Tạng Vi Diệu Pháp gồm có 7 bộ lớn:

- Dhammasaṅganīpāḷi (bộ Pháp Tụ Hội)
- Vibhaṅgapāḷi
(bộ Pháp Phân Tích)
- Dhātukathāpāḷi
(bộ Pháp Phân Loại)
- Puggalapaññattipāḷi
(bộ Nhân Chế Định)
- Kathāvatthupāḷi
(bộ Pháp Luận Đề)
- Yamakapāḷi
(bộ Pháp Song Đối)
- Paṭṭhānapāḷi
(bộ Pháp Duyên Hệ)

Trong 7 bộ này, đầu tiên bộ Paṭṭhānapāḷi (bộ Pháp Duyên Hệ), là bộ lớn nhất, vi tế sâu sắc nhất bị mai một trước, tiếp theo bộ Yamakapāḷi (bộ Pháp Song Đối), tuần tự bộ Kathāvatthupāḷi (bộ Pháp Luận Đề), bộ Puggalapaññattipāḷi (bộ Nhân Chế Định), bộ Dhātukathāpāḷi (bộ Pháp Phân Loại), bộ Vibhaṅgapāḷi (bộ Pháp Phân Tích), cuối cùng bộ Dhammasaṅganīpāḷi (bộ Pháp Tụ Hội).

Tạng Vi Diệu Pháp bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn còn Tạng Kinh và Tạng Luật là pháp học Phật giáo vẫn còn tồn tại.

Tiếp theo Tạng Kinh (Suttantapiṭakapāḷi) bị mai một, bị suy đồi.

Tạng Kinh có 5 bộ lớn:

- Dīghanikāyapāḷi (Trường Bộ Kinh)
- Majjhimanikāyapāḷi
(Trung Bộ Kinh)
- Samyuttanikāyapāḷi
(Đồng Loại Bộ Kinh)
- Aṅguttaranikāyapāḷi
(Chi Bộ Kinh)
- Khuddakanikāyapāḷi
(Tiểu Bộ Kinh)

Trong 5 bộ này, đầu tiên Aṅguttaranikāyapāḷi (Chi Bộ Kinh) bị mai một trước. Chi Bộ Kinh gồm có 11 phần, gồm những bài kinh (bài pháp) 1 chi, 2 chi v.v... cho đến những bài kinh có 11 chi. Đầu tiên, những bài kinh có 11 chi bị mai một trước, tiếp theo những bài kinh có 10 chi và tuần tự những bài kinh có 9 chi, có 8 chi, có 7 chi, có 6 chi, có 5 chi, có 4 chi, có 3 chi, có 2 chi, cuối cùng những bài pháp 1 chi bị mai một hoàn toàn.

Chi Bộ Kinh bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn.

Tiếp theo Saṃyuttanikāyapāḷi (Đồng Loại Bộ Kinh) bị mai một, bị suy đồi.

Đồng loại Bộ Kinh có 5 phần:

- Sagāthavaggasamyuttapāḷi
- Nidānavaggasamyuttapāḷi
- Khaṇdhavaggasamyuttapāḷi
- Sāḷāyatanasamyuttapāḷi
- Mahāvaggasamyuttapāḷi

Trong 5 phần này, đầu tiên phần Mahāvaggasamyuttapāḷi bị mai một trước, tiếp theo phần Sāḷāyatanasamyuttapāḷi, tuần tự phần Khaṇdhavaggasamyuttapāḷi, phần Nidānavaggasamyuttapāḷi, và cuối cùng phần Sagāthavaggasamyuttapāḷi, bị mai một hoàn toàn.

Đồng Loại Bộ Kinh bị suy đồi, bị mai một hoàn toàn.

Tiếp theo Majjhimanikāyapāḷi (Trung Bộ Kinh) bị mai một, bị suy đồi.

Trung Bộ Kinh có 3 phần:

- Mūlapaṇṇāsapāḷi
- Majjhimapaṇṇāsapāḷi
- Uparipaṇṇāsapāḷi

Trong 3 phần này, đầu tiên phần Uparipaṇṇāsapāḷi bị mai một trước, tiếp theo phần Majjhimapaṇṇāsapāḷicuối cùng phần Mūlapaṇṇāsapāḷi bị mai một hoàn toàn.

Trung Bộ Kinh bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn.

Tiếp theo Dīghanikāyapāḷi (Trường Bộ Kinh) bị mai một, bị suy đồi.

Trường Bộ Kinh có 3 phần:

- Sīlakkhandhavaggapāḷi
- Mahāvaggapāḷi
- Pāthikavaggapāḷi

Trong 3 phần này, đầu tiên phần Pāthikavaggapāḷi. bị mai một, bị suy đồi, tiếp đến phần Mahāvaggapāḷicuối cùng phần Sīlakkhandhavaggapāḷi bị mai một hoàn toàn.

Trường Bộ Kinh bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn.

Tiếp theo Khuddakanikāyapāḷi (Tiểu Bộ Kinh) bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn.

Cuối cùng Tạng Kinh bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn, còn Tạng Luật là pháp học Phật giáo vẫn tồn tại.

Tạng Luật (Vinayapitākapāḷi) bị mai một, bị suy đồi.

Tạng Luật có 5 bộ:

- Bộ Pārājikapāḷi
- Bộ Pācittiyapāḷi
- Bộ Mahāvaggapāḷi
- Bộ Cūḷavaggapāḷi

- Bộ Parivārapāḷi

Trong Tạng Luật có 5 bộ, đầu tiên bộ Parivārapāḷi bị mai một trước, tiếp theo bộ Cūḷavaggapāḷi tuần tự đến bộ Mahāvaggapāḷi, bộ Pācittiyapāḷicuối cùng bộ Pārājikapāḷi bị mai một, song chỉ còn Uposathakkhan-dhaka là pháp học Phật giáo vẫn chưa bị mai một. Về sau, Uposathakkhandhaka bị mai một, cuối cùng không còn một ai thuộc lòng được bài kệ gồm có 4 câu. Khi ấy, pháp học Phật giáo bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn.

Tóm lại, pháp học Phật giáo, pháp hành Phật giáo, pháp thành Phật giáo trong 3 loại Phật giáo này, pháp học Phật giáo là nguồn gốc, là nền tảng căn bản của pháp hànhpháp thành Phật giáo.

Thật vậy, nếu học pháp học hiểu biết đúng đắn, kỹ càng, thì khi hành pháp hành mới đúng đắn được; nếu hành pháp hành đúng, thì pháp thành mới phát sinh, dẫn đến sự giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Ngược lại, nếu học pháp học mà hiểu sai, thì khi hành pháp hành sai, nếu hành pháp hành sai, thì pháp thành không phát sinh, không thể giải thoát khổ sinh, mà vẫn tiếp tục chịu khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Pháp học Phật giáo gồm có Tam TạngChú giải Pāḷi lời giáo huấn của Đức Phật. Tam Tạng: Tạng Luật, Tạng Kinh, Tạng Vi Diệu Pháp; trong 3 tạng ấy Tạng Luật là nền tảng căn bản của Phật giáo, cũng là tuổi thọ của Phật giáo.

Thật vậy, dù Tạng Vi Diệu PhápTạng Kinh bị mai một hoàn toàn, chỉ còn có Tạng Luật, Phật giáo vẫn còn tồn tại. Trong Tạng Luật phần Uposathakkhandhaka liên quan đến hành Tăng sự, Uposatha tụng đọc, Bhikkhupāṭīmokkha tụng điều giới của Tỳ-khưu... là quan trọng. Chư Tỳ-khưu còn hành tăng sự, còn tụng đọc Bhikkhupāṭimokkhisīla hằng tháng vào ngày rằm và ngày cuối tháng, là Phật giáo vẫn còn tồn tại trên cõi người này.

Trong kỳ kết tập Tam TạngChú giải Pāḷi lần thứ nhất, phần đầu Nidāna dạy rằng:

Vinayo nāma Buddhasāsanassa āyu
Vinaye ṭhite, sāsanaṃ ṭhitaṃ hotu
.

Tạng Luật là tuổi thọ Phật giáo
Khi Tạng Luật còn được trường tồn
Thì Phật giáo còn được trường tồn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 32191)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30395)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30662)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21016)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20199)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19434)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24389)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30657)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15685)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27787)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19766)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15577)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23252)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23566)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17530)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15693)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21876)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 37995)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22170)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23251)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21350)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28419)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32546)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25178)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34683)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 22943)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27715)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31304)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13599)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25180)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27830)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22090)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20733)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22213)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27134)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24146)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21897)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14713)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23154)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24027)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21105)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14200)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19939)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22505)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14073)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28040)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22819)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28204)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 10986)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28509)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31569)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26173)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 14956)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28046)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7443)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25353)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20700)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21128)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12236)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
(Xem: 11911)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant