Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

03. Ân Đức Tăng

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 6953)
03. Ân Đức Tăng

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển II:
Quy Y Tam Bảo
(TISARANA)


CHƯƠNG III

ÂN ĐỨC TAM BẢO (RATANATTAYAGUNA)

 

ÂN ĐỨC TĂNG (SAṂGHĀGUNA)

Ân đức Tăng được đầy đủ trọn vẹn trong chư Thánh Tăng là những bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn. Ân đức Tăng vô cùng vi tế, sâu sắc, rộng lớn vô lượng vô biên mà chư Thánh Thanh Văn mới có đầy đủ trọn vẹn, còn chư phàm Tăng chỉ có được một phần nào, tùy theo khả năng của mỗi Ngài.

Trong kinh Dhajaggasutta, Đức Phật dạy niệm 9 Ân đức Tăng như sau:

“Suppaipanno Bhagavato sāvakasagho.

Ujuppaipanno Bhagavato sāvakasagho.

Ñāyappaipanno Bhagavato sāvakasagho.

Sāmīcippaipanno Bhagavato sāvakasagho.

Yadida cattāri purisayugāni aṭṭhapurisapuggalā esa Bhagavato sāvakasagho. Āhuneyyo, Pāhuneyyo, Dakkhieyyo, Añjalikaraīyo, Anuttara puññak-khetta lokassa”.

Ý NGHĨA 9 ÂN ĐỨC TĂNG

1) Suppaipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành nghiêm chỉnh đúng theo lời giáo huấn của Đức Phật.

2) Ujuppaipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành trung thực đúng theo pháp hành Trung Đạo, không quanh co lầm lạc.

3) Ñāyappaipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành theo pháp hành Bát Chánh Đạo chứng ngộ Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

4) Sāmīcippaipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành giới-định-tuệ đúng đắn xứng đáng để chúng sinh tôn kính lễ bái cúng dường.

Cattāri purisayugāni atthapurisapuggalā: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn có 4 đôi thành 8 bậc Thánh (tính theo tâm Siêu tam giới).

Chư Thánh Thanh Văn có 4 đôi:

Nhập Lưu Thánh Đạo --> Nhập Lưu Thánh Quả
Nhất Lai Thánh Đạo --> Nhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh Đạo --> Bất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Đạo --> Arahán Thánh Quả

Chư Thánh Thanh Văn có 8 bậc Thánh:

4 Thánh Đạo + 4 Thánh Quả

Nhập Lưu Thánh Đạo
Nhất Lai Thánh Đạo
Bất Lai Thánh Đạo
Arahán Thánh Đạo

Nhập Lưu Thánh Quả
Nhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Quả

5) Āhuneyyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụngthí chủ từ phương xa đem đến cúng dường quý Ngài, để mong được quả báu lớn.

6) Pāhuneyyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụngthí chủ dành cho những vị khách quý như quý Ngài.

7) Dakkhieyyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụngthí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, đem dâng cúng đến quý Ngài, để mong được quả báu tốt lành cho mình và những người thân quyến.

8) Añjalikaraīyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng cho chúng sinh chắp tay cung kính lễ bái cúng dường.

9) Anuttara puññakkhetta lokassa: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tônphước điền cao thượng của chúng sinh không đâu sánh được.

* 9 Ân đức Tăng này chia ra làm 2 phần:

- Ân đức Tăng thứ nhất Suppaipanno cho đến Ân đức Tăng thứSāmīcippaipanno gồm có 4 Ân đức Tăng này thuộc về Ân đức nhân đã hành đúng theo Thánh Đạo (ariyamagga) hợp đủ 8 chánh, trở thành bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn có 4 đôi thành 8 bậc thánh.

- Ân đức Tăng thứ năm Āhuneyyo cho đến Ân đức Tăng thứ chín Anuttara puññak-khetta lokassa gồm có 5 Ân đức Tăng này thuộc về Ân đức quả của 4 Ân đức nhân.

9 Ân đức Tăng này chỉ có chư Thánh Tăng mới có đầy đủ mà thôi, còn chư phàm Tăng là những bậc đang thực hành giới-định-tuệ, nên quý Ngài chưa có đủ 9 Ân đức này.


GIẢNG GIẢI VỀ 9 ÂN ĐỨC TĂNG

1- Ân đức Tăng thứ nhất: Suppaipanno

Suppaipanno Bhagavato sāvakasagho.

(Cách đọc: Xúp-pá-tí păn-nô phá-gá-vóa-tô xa-vóa-cá-xăng-khô)

Suppaipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành nghiêm chỉnh đúng theo lời giáo huấn của Đức Phật.

Chư Thánh Tăng là bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn đã thực hành nghiêm chỉnh, đúng đắn hoàn toàn theo lời giáo huấn của Đức Thế Tôn, thực hành không tự làm khổ mình, không làm khổ người, không tự làm khổ mình lẫn người; thực hành đúng theo pháp hành giới - định - tuệ.

Hành giới: Chư Thánh Thanh Vănđức tin hoàn toàn trong sạch nơi Tam Bảo, tôn trọng các điều giới, các pháp hành Tăng sự mà Đức Phật đã chế định ban hành, nên quý Ngài nghiêm chỉnh thực hành đúng đắn hoàn toàn theo lời giáo huấn của Đức Phật. Dù thấy lỗi rất nhỏ, quý Ngài cũng xem như lỗi rất lớn mà tránh xa, thà phải chịu hy sinh sinh mạng, chứ không để phạm giới.

Như tích chuyện một vị Tỳ-khưu trong bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), được tóm lược như sau:

Một bọn cướp gặp một vị Tỳ-khưu ở ven rừng, chúng nghĩ rằng đã gặp điều xui xẻo, nên bọn cướp bắt vị Tỳ-khưu ấy trói bằng một sợi dây rừng, rồi để nằm tại đó. Chẳng may, một đám lửa rừng cháy lan đến, nếu Ngài vùng dậy để tránh ngọn lửa, thì làm đứt sợi dây rừng còn tươi. Như vậy, Ngài sẽ bị phạm giới Pācittiya,Đức Phật đã chế định ban hành đến chư Tỳ-khưu.

Ngài nghĩ rằng: “Sự chết là điều chắc chắn, nếu ta thoát chết hôm nay, thì sau này cũng phải chết, nhưng giới không trong sạch. Chẳng thà ta chịu chết với giới trong sạch, chứ không để phạm giới”.

Do nhờ giới trong sạch, Ngài tiến hành thiền tuệ dẫn đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh QuảNiết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán. Khi ấy, ngọn lửa rừng lan đến thiêu cháy Ngài. Ngài tịch diệt Niết Bàn tại nơi ấy.

Nếu trường hợp vị Tỳ-khưu nào phạm giới nhẹ, thì nên tìm đến một vị Tỳ-khưu khác xin sám hối Āpatti. Đó là cách làm cho giới của mình trở lại trong sạch, để làm nền tảng tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ.

Hành định: Đó là tiến hành thiền định, chư Thanh Văn đã tiến hành thiền định để chứng đắc các bậc thiền hữu sắc, các bậc thiền vô sắc, để làm nền tảng cho pháp hành thiền tuệ, hoặc để nhập các bậc thiền hưởng sự an lạc.

Hành tuệ: Đó là tiến hành thiền tuệ, chư Thanh Văn đã tiến hành thiền tuệ dẫn đến chứng đắc Thánh Đạo - Thánh QuảNiết Bàn trở thành bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật, gọi là chư Thánh Tăng.

Nếu hàng Thanh Văn đang thực hành đúng theo lời giáo huấn của Đức Phật, mà chưa chứng đắc Thánh Đạo- Thánh QuảNiết Bàn, thì còn là hạng phàm Thanh Văn, gọi là chư phàm Tăng.

Do đó, Ân đức Tăng này gọi là Supaipanno Bhagavato sāvakasagho.

2- Ân đức Tăng thứ nhì: Ujuppaipanno

Ujuppaipanno Bhagavato sāvakasagho.

(Cách đọc: Ú-chúp pá-tí-păn-nô phá-gá-vóa-tô xa-vóa-cá-xăng-khô)

Ujuppaipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành trung thực đúng theo pháp hành Trung Đạo, không quanh co lầm lạc.

Chư Thánh Tăng là bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn, đã hành trung thực nghĩa là mình đã phạm lỗi, thì không dấu lỗi của mình; không hành lừa dối nghĩa là mình không có đức, không có tài, thì không làm ra vẻ như người có đức, có tài, v.v... mà hành theo pháp hành Trung Đạo nghĩa là không hành tham đắm trong ngũ trần, cũng không hành tự ép xác, hành khổ hạnh.

Pháp hành Trung Đạo đó là pháp hành Bát Chánh Đạo, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Nếu đã chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả rồi, thì trở thành bốn bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật, gọi là chư Thánh Tăng.

Nếu chưa chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả nào, thì vẫn còn là hàng phàm Thanh Văn, gọi là chư phàm Tăng.

Do đó, Ân đức Tăng này gọi là Ujuppaipanno Bhagavato sāvakasagho.

3- Ân đức Tăng thứ ba: Ñāyappaipanno

Ñāyappaipanno Bhagavato sāvakasagho.

(Cách đọc: Nha-giáp-pá-tí-păn-nô phá-gá-vóa-tô xa-vóa-cá-xăng-khô)

Ñāyappaipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành theo pháp hành Bát Chánh Đạo chứng ngộ Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Chư Thánh Tăng là bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn, đã nhận thức biết rõ rằng: Tam giớidục giới, sắc giớivô sắc giới” là ba hầm lửa ngùn ngụt cháy đỏ không ngừng thiêu đốt tất cả chúng sinh. Trong tam giới này không có một nơi nào thực sự được mát mẻ an lạc. Tất cả chúng sinh phải chịu cảnh nóng nảy do 11 thứ lửa: “Lửa tham dục, lửa sân hận, lửa si mê, lửa sinh, lửa già, lửa chết, lửa sầu não, lửa khóc than, lửa khổ thân, lửa khổ tâm, lửa thống khổ cùng cực”, cùng với 1.500 loại phiền não. Chỉ có Niết Bàn là pháp dập tắt được mọi thứ lửa, làm vắng lặng mọi phiền não, giải thoát mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Pháp hành dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn đó là pháp hành Bát Chánh Đạo. Hành giả tiến hành pháp hành Bát Chánh Đạo hợp đủ 8 chánh, đó là lúc chứng ngộ Niết Bàn, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não, đồng thời dập tắt mọi thứ lửa. Cho nên, chư Thánh Thanh Văn đã coi trọng phận sự chứng ngộ Niết Bàn lên ưu tiên hàng đầu. Dù lửa cháy trên đầu cũng xem thường, không quan tâm, vì họ nghĩ rằng: “Lửa cháy trên đầu chỉ thiêu đốt một kiếp hiện tại, còn các thứ lửa tham dục, lửa sân hận, lửa si mê,... không chỉ thiêu đốt, làm nóng nảy trong một kiếp hiện tại, mà còn thiêu đốt làm nóng nảy nhiều kiếp trong vị lai vô cùng, vô tận”. Cho nên, chư Thánh Tăng đã đặt ưu tiên hàng đầu tiến hành pháp hành Bát Chánh Đạo dẫn đến chứng ngộ Niết Bàn là trước hết.

Do đó, Ân đức Tăng này gọi là Ñāyappaipanno Bhagavato sāvakasagho.

4- Ân đức Tăng thứ tư: Sāmīcippaipanno

Sāmīcippaipanno Bhagavato sāvakasagho.

(Cách đọc: Xa-mi-chíp-pá-tí-păn-nô phá-gá-vóa-tô xa-vóa-cá-xăng-khô)

Sāmīcippaipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành giới-định-tuệ đúng đắn xứng đáng để chúng sinh tôn kính lễ bái cúng dường.

Cattāri purisayugāni atthapurisapuggalā: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn có 4 đôi thành 8 bậc Thánh (tính theo tâm Siêu tam giới).

Chư Thánh Thanh Văn có 4 đôi:

Nhập Lưu Thánh Đạo --> Nhập Lưu Thánh Quả
Nhất Lai Thánh Đạo --> Nhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh Đạo --> Bất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Đạo --> Arahán Thánh Quả

Chư Thánh Thanh Văn có 8 bậc Thánh:

4 Thánh Đạo + 4 Thánh Quả

Nhập Lưu Thánh Đạo
Nhất Lai Thánh Đạo
Bất Lai Thánh Đạo
Arahán Thánh Đạo
Nhập Lưu Thánh Quả
Nhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Quả

Chư Thánh Tăng là bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn, đã hành pháp hành Bát Chánh Đạo, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, tham ái, ác pháp, trở thành bậc Thánh Arahán, là bậc xứng đáng được chúng sinh lễ bái cúng dường.

Những thí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, cung kính lễ bái cúng dường bốn thứ vật dụng đến chư Thánh Tăng, để cầu mong được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài. Để đáp ứng lại lòng mong ước của thí chủ cho được thành tựu như ý. Chư Tăng phải là bậc Thánh Tănggiới đức hoàn toàn trong sạch, có định đức hoàn toàn, có tuệ đức hoàn toàn….

* Như tích Ngài Đại đức Ayyamitta hành đạo trong động Kassaka gần một xóm nhà. Hằng ngày, Ngài đi khất thực trong xóm nhà ấy, có một gia đình nghèo khổ, chỉ có hai mẹ conđức tin trong sạch. Hai mẹ con hằng ngày hộ độ để bát cúng dường đến Ngài và xem Ngài như là người thân trong gia đình.

Một hôm, người mẹ vào rừng, đi làm sớm, trước khi đi bà căn dặn con gái rằng:

- Này con gái yêu quý! Gạo ngon, sữa bò, bơ, đường thốt nốt,... mẹ để ở kia. Khi sư huynh con đến khất thực, con hãy lấy những thứ đó nấu để bát cho sư huynh, phần còn lại, con ăn nhé!

Người con gái hỏi:

- Thưa mẹ! Còn mẹ ăn gì?

Bà mẹ trả lời:

- Con à! Mẹ đã ăn cơm nguội ngày hôm qua còn lại với nước canh chua rồi.

Người con gái hỏi tiếp:

- Thưa mẹ! Còn buổi trưa mẹ ăn gì?

Bà mẹ bảo đứa con gái:

- Buổi trưa, con nấu cháo hạt tấm trộn với rau, để mẹ về ăn nghe!

Trong khi hai mẹ conthí chủ đang nói chuyện với nhau, khi ấy, Ngài Đại đức Ayyamitta đi khất thực đứng nghe được câu chuyện giữa hai mẹ con.

Ngài tự dạy mình rằng:

“Này Ayyamitta, hãy lắng nghe đây! Bà thí chủ ăn cơm nguội còn lại với nước canh chua; trưa nay, bà ăn cháo hạt tấm với rau; còn những thứ gạo ngon, sữa bò, đường thốt nốt,... bà lại để dành nấu để bát cúng dường cho ngươi. Làm như vậy, không phải bà mong được những thứ của cải gì nơi ngươi, mà thật ra, bà mong thành tựu được quả báu an lạc nơi cõi người, cõi trờiNiết Bàn. Những quả báu mà bà mong ước, ngươi có thể đáp ứng được hay không? Vậy, nếu ngươi chưa diệt đoạn tuyệt được phiền não trầm luân, thì người không xứng đáng thọ nhận vật thực của bà thí chủ ấy!”

Sau khi tự dạy mình xong, Ngài không đi khất thực, mà trở về động cất bát, ngồi phát nguyện rằng:

“Arahattam apāpuitvā na nikkhamissāmi”

Chưa chứng đắc đến Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh QuảNiết Bàn, ta sẽ không ra khỏi nơi này.”

Do nhờ giới đức trong sạch làm nền tảng, Ngài tiến hành thiền tuệ, một thời gian không lâu đã chứng đắc đến Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh QuảNiết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, mọi tham ái, mọi ác pháp trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng.

Sau khi chứng đắc xong, thời gian vẫn còn sớm, nên Ngài đi khất thực. Ngài mặc y, mang bát vào xóm khất thực, đứa em gái chờ để bát cúng dường đến Ngài, nhìn thấy gương mặt của Ngài trong sáng thật đáng tôn kính lễ bái cúng dường.

Khi mẹ cô gái vừa về đến nhà, cô gái liền chạy ra đón mẹ và khoe rằng:

- Thưa mẹ! Hôm nay sư huynh có gương mặt khác thường hơn mọi ngày, gương mặt thật trong sáng lạ thường, thật xứng đáng tôn kính lễ bái cúng dường. Mẹ à!

Nghe vậy, bà thí chủ cảm thấy vô cùng sung sướng, hoan hỷ bảo rằng:

- Hôm nay, vị Đại đức, con trai quý báu của ta chắc đã hoàn thành xong phận sự của Tỳ-khưu rồi thì phải!

Qua tích này, khiến phải suy tư rằng:

Thật ra, hàng phàm nhân không thể nào biết được tâm của bậc Thánh Nhân, song về thân của bậc Thánh Nhân được biểu hiện trên gương mặt trong sáng lạ thường, hành vi cử chỉ đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng,... trang nghiêm khác thường. Do đó, phàm nhântrí tuệ nhận thức tinh tế cũng có thể biết được đó là những bậc đáng được tôn kính.

Tương tự như trường hợp Ngài Đại đức Sāriputta. Khi còn là vị ĐạoUpatissa, đệ tử của vị ĐạoSañcaya. Nhìn thấy Ngài Đại đức Assaji đang đi vào kinh thành Rājagaha để khất thực, với dáng đi từng bước nghiêm trang, đôi mắt nhìn xuống, vị ĐạoUpatissa phát sinh đức tin trong sạch nơi Ngài Đại đức Assaji, bèn thầm nghĩ rằng: Vị Tỳ-khưu này chắc là bậc Thánh Arahán trong đời này. Ta nên gần gũi thân cận với Ngài, rồi thỉnh Ngài thuyết pháp tế độ ta.

Sau khi Ngài Đại đức Assaji độ vật thực xong, đạo sĩ Upatissa đến hầu đảnh lễ Ngài Đại đức, kính xin Ngài thuyết pháp. Ngài Đại đức Assaji thuyết một bài kệ gồm có 4 câu. Vị ĐạoUpatissa vừa mới nghe 2 câu đầu liền chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu.

Như vậy, chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn, là những bậc xứng đáng cho chúng sinh tôn kính lễ bái cúng dường.

Do đó, Ân đức Tăng này gọi là Sāmīcippaipanno Bhagavato sāvakasagho.

5- Ân đức Tăng thứ năm: Āhuneyyo

Āhuneyyo Bhagavato sāvakasagho

(Cách đọc: A-hú-nây-dô phá-gá-vóa-tô xa-vóa-cá-xăng-khô)

Āhuneyyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụngthí chủ từ phương xa đem đến cúng dường quý Ngài, để mong được quả báu lớn.

Chư Thánh Tăng là bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn, xứng đáng thọ nhận những vật dụngthí chủ từ phương xa đem đến cúng dường quý Ngài, để mong được những quả báu sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lớn lao và lâu dài.

* Như tích chuyện thiên nam trong cõi Tam Thập Tam Thiên:

Trong cõi người, những người Phật tử đã tạo mọi thiện pháp trong thời kỳ Phật giáo, sau khi mãn kiếp, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh lên các cõi trời dục giới. Những thiên nam, thiên nữ có nhiều oai lực hơn các chư thiên đã tạo thiện pháp ngoài Phật giáo.

Như vị thiên nam Indaka sinh trong cõi trời Tam Thập Tam Thiên. Tiền kiếp vị thiên nam Indaka này sinh trong cõi người, trong thời kỳ Phật giáo, đã từng tạo nhiều thiện pháp như giữ giới, bố thí cúng dường đến Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng Tam Bảo,... Sau khi mãn kiếp người, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh lên cõi trời Tam Thập Tam Thiên, có nhiều oai lực hơn chư thiên khác. Mỗi khi đến chầu Đức vua Sakka, vị thiên nam Indaka phát ra hào quang sáng chói, lấn áp bao trùm hào quang của các chư thiên khác, kể cả Đức vua trời Sakka. Cho nên, Đức vua cảm thấy tủi phận, vì mình là Đức vua mà hào quang lại thua kém chư thiên đã tạo phước thiện trong Phật giáo.

* Tích Đức vua trời Sakka

Một hôm, Đức vua trời Sakka dùng thiên nhãn thấy Ngài Đại đức Mahākassapa nhập diệt thọ tưởng suốt 7 ngày, đến ngày thứ 7 mới xả, Đức vua trời biết Ngài có tâm bi tế độ những người nghèo khổ nên chờ ngày Ngài xả diệt thọ tưởng; Đức vua trời Sakka truyền gọi bà Hoàng hậu Sujātā, cả hai cùng hiện xuống cõi người, hóa thành người già nghèo khổ, sống trong một cái chòi lá bên ven đường, đồ ăn đã sửa soạn sẵn. Đức vua trời hóa thành một cụ già đáng thương, đứng trông chờ Ngài Đại đức Mahākassapa đi khất thực tế độ chúng sinh nghèo khổ.

Vừa thấy Ngài Đại đức Mahākassapa từ xa đi đến, Đức vua trời bèn gọi Hoàng hậu Sujātā đã cải trang thành một bà già:

- Bà ơi! Ngài Đại đức đang đến trước cổng chòi mình, bà có gì đem ra để bát cúng dường đến Ngài không?

Bà Hoàng hậu bèn tâu lại với Đức vua rằng:

- Ông à! Ông kính thỉnh Ngài dừng lại để tế độ chúng ta.

Ngài đứng lại. Cả hai cung kính để bát cúng dường Ngài. Vật thực mà Ngài vừa thọ nhận phảng phất hương vị lạ thường. Ngài quán xét biết hai vợ chồng già này chính là Đức vua trời Sakka và Hoàng hậu Sujātā liền quở trách rằng:

- Lão Tăng tế độ người nghèo khổ, tại sao Đức vua và Hoàng hậu biến hóa làm người già giành của người nghèo như vậy?

Đức vua Sakka thưa rằng:

- Kính bạch Ngài Đại đức, kính xin Ngài có tâm bi tế độ chúng con. Tiền kiếp của chúng con làm mọi phước thiện, trong thời kỳ không có Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng xuất hiện trên thế gian. Chúng con cảm thấy tủi phận nghèo nàn, vì quả báu, oai lực không sánh được với chư thiên, mà tiền kiếp đã từng làm phước cúng dường đến Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng.

Đức vua Sakka vô cùng hoan hỷ tự thốt lên rằng:

“Aho! Dāna paramadāna Kassape suppatiṭṭhita

Ô! Được làm phước thiện bố thí đến Ngài Đại đức Mahākassapa, thật là phước thiện bố thí vô cùng cao thượng!”.

Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc có giới đức, có định đức, có tuệ đức, có giải thoát đức, có giải thoát tri kiến đức đầy đủ, xứng đáng thọ nhận những vật dụngthí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, từ phương xa đem đến làm phước thiện bố thí. Sự bố thí cúng dường đó, dù ít dù nhiều, song quả báu của phước thiện lớn lao vô lượng không sao kể xiết.

Do đó, Ân đức Tăng này gọi là Āhuneyyo Bhagavato sāvakasagho.

6- Ân đức Tăng thứ sáu: Pāhuneyyo

Pāhuneyyo Bhagavato sāvakasagho.

(Cách đọc: Pa-hú-nây-giô phá-gá-vóa-tô xa-vóa-cá-xăng-khô)

Pāhuneyyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụngthí chủ dành cho những vị khách quý như quý Ngài.

Chư Thánh Tăng là bậc Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn, xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụngthí chủ dành cho những vị khách quý.

Khách quý có hai hạng:

- Khách quý hạng thường đó là bà con thân quyến, bạn bè, những người ân nhân,... của mình trong mỗi kiếp.

- Khách quý hạng đặc biệt đó là chư Thánh Tăng, chư phàm Tăng thật hiếm có trong thế gian, bởi vì Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian là một điều khó được, khi nào có Đức Phật Chánh Đẳng Giác trên thế gian, thì khi ấy mới có chư Thánh Tăng, chư phàm Tăng. Thật vậy, có khi 1 a-tăng-kỳ kiếp trái đất trải qua 4 thời kỳ thành-trụ-hoại-không, mà không có một Đức Phật nào xuất hiện trên thế gian, thì cũng không có chư Thánh Tăng hay phàm Tăng.

Sự làm phước đến khách hạng thường sẽ được quả báu trong kiếp hiện tại và trong kiếp vị laigiới hạn.

Sự làm phước đến khách hạng đặc biệt như chư Thánh Tăng, chư phàm Tăng sẽ được quả báu lớn lao trong kiếp hiện tại và trong vô lượng kiếp vị lai, không có giới hạn, lại còn làm duyên lành cho sự giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới; bởi vì, chư Thánh Tăngphước điền cao thượng của chúng sinh. Vì vậy, chư Thánh Tăng là hạng khách quý nhất. Người thí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nên tôn kính đón rước, lễ bái cúng dường đến chư Thánh Tăng, chư phàm Tăng sẽ được nhiều quả báu quý giá, đáng hài lòng hoan hỷ.

* Trong bài kinh Kusalasutta Đức Phật dạy:

Chư Tỳ-khưu Tăng có giới đến gia đình, thì những người trong gia đình sẽ được 5 quả báu lớn lao như:

- Tỳ-khưu có giới đến gia đình, những người trong gia đình nhìn thấy và phát sinh thiện tâm trong sạch, những người trong gia đình ấy, hành thiện pháp để được tái sinh lên cõi trời dục giới.

- Khi đón tiếp cung kính lễ bái, thỉnh ngồi trên những chỗ cao quý; những người trong gia đình ấy hành thiện pháp, để tái sinh vào trong gia đình thuộc dòng dõi cao quý.

- Ngồi chỗ cao quý, tiếp đãi mọi thứ cần thiết như dâng cơm nước, thuốc trị bệnh,...với thiện tâm trong sạch, hoan hỷ, không có tâm keo kiệt bỏn xẻn,... những người trong gia đình ấy hành thiện pháp để có được quả báu quyền cao chức trọng.

- Khi làm phước bố thí tùy theo khả năng của mình, những người trong gia đình ấy hành thiện pháp, để có được nhiều của cải tài sản, giàu sang phú quý.

- Khi được lắng nghe chánh pháp, vấn đạo,... những người trong gia đình ấy hành thiện pháp, để được phát triển trí tuệ, thấy rõ, biết rõ thực tánh của các pháp...

Này chư Tỳ-khưu, khi Tỳ-khưu có giới đến gia đình, thì những người trong gia đình sẽ được phát triển và tăng trưởng 5 chi pháp hành thiện này.

Chư Thánh Tăng là chư khách quý đặc biệt nhất. Trong vòng tử sinh luân hồi, mỗi chúng sinh có cơ hội tốt được chiêm ngưỡng, gần gũi, thân cận với chư thánh tăng không phải là điều dễ dàng! Thật ra những người đã từng gieo nhiều phước thiện được tích lũy từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ; nay kiếp hiện tại này mới có được cơ hội tốt, có duyên lành gặp được chư thánh Tăng là chư khách quý đặc biệt cao thượng; những người ấy có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo đón tiếp, tôn kính, lễ bái cúng dường dù ít hay nhiều, chắc chắn sẽ có được quả báu lớn lao, đáng hài lòng cả trong kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai, và còn tạo được duyên lành để giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Do đó, Ân đức Tăng này gọi là Pāhuneyyo Bhagavato sāvakasagho.

7- Ân đức Tăng thứ bảy: Dakkhieyyo

Dakkhieyyo Bhagavato sāvakasagho.

(Cách đọc: Đắc-khí-nây-giô phá-gá-vóa-tô xa-vóa-cá-xăng-khô)

Dakkhieyyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụngthí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, đem dâng cúng đến quý Ngài, để mong được quả báu tốt lành cho mình và những người thân quyến.

Chư Thánh Tăng là bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn, xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụngthí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nơi thiện nghiệp và quả của thiện nghiệp, họ tin chắc rằng:

Khi làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tăng, họ sẽ được quả báu tốt lành, lớn lao đến cho mình trong kiếp hiện tạivô lượng kiếp vị lai; hơn nữa, họ còn có thể hồi hướng phần phước thiện ấy đến cho ông bà, cha mẹ, bà con quyến thuộc hay những ân nhân đã quá vãng của mình. Khi những chúng sinh ấy hay biết mà “sādhu” hoan hỷ phần phước thiện hồi hướng ấy. Nếu chúng sinh ấy đang ở trong cảnh khổ, thì chắc chắn được thoát khỏi cảnh khổ, liền tái sinh trong cõi thiện giới, cõi người hoặc cõi trời dục giới. Nếu chúng sinh đang ở trong cảnh an lạc, thì sự an lạc càng tăng trưởng gấp bội lần. Và họ còn có thể kính biếu phần phước thiện đó đến cho ông bà, cha mẹ, bà con thân quyến còn sống trên đời, những người ấy “sādhu” hoan hỷ phần phước thiện ấy cũng được phước hoan hỷ (pattānumodanā)quả báu của phước thiện hoan hỷ này cũng không kém phần quan trọng.

Muốn thành tựu được những quả báu như vậy, thì thí chủ làm phước thiện bố thí cúng dường hướng đến chư Thánh Tăng; bởi vì, chư Thánh TăngÂn đức Dakkhieyyo.

* Như tích Bố thí cơm cháy.

Trong bộ Vimānavatthu, tích Ācāmadāyikāvimāna được tóm lược như sau:

Một bà già nghèo khổ ăn mày, sống nhờ đằng sau hiên nhà người khác, người ta nhìn thấy bà đáng thương, nên thường cho cơm, cháo, miếng cơm cháy… để bà ăn sống qua ngày.

Một hôm, Ngài Đại đức Mahākassapa vừa xả diệt thọ tưởng, rồi quán xét nên đi khất thực để tế độ người nào. Bằng tuệ nhãn, Ngài nhìn thấy một bà già nghèo khổ, gần chết; nếu bà chết, thì có thể đọa địa ngục. Với tâm bi tế độtránh khỏi cõi địa ngục, do nhờ phước thiện bố thí miếng cơm cháy, bà sẽ tái sinh lên cõi trời Hóa Lạc Thiên.

Quán xét thấy như vậy, buổi sáng hôm ấy, Ngài mặc y mang bát đi đến chỗ ở của bà. Trong khi đó, Vua trời Sakka biến hóa thành người già đem vật thực đến để bát dâng cho Ngài, Ngài biết người già đó là vua trời Sakka, nên bảo rằng:

- Này Đức vua trời, ông không nên giành phước báu của người nghèo khổ.

Ngài không chịu mở nắp bát, vẫn đứng yên trước bà già nghèo khổ kia. Bà nghĩ rằng: “Ngài Đại đức là bậc có giới đức lớn, được phần đông tôn kính, phận ta nghèo khổ không có gì quý giá để làm phước thiện bố thí đến Ngài, ta chỉ có nước cơm và miếng cơm cháy không ngon lành gì cả. Vả lại, còn đựng trong một đồ dùng không sạch sẽ, ta nào dám làm phước bố thí để bát đến Ngài được” Nên bà bạch rằng:

- Kính thỉnh Ngài đi nơi khác, bạch Ngài.

Ngài vẫn đứng yên không đi nơi khác, những người khác đem vật thực đến để bát dâng cúng, Ngài vẫn không mở nắp bát để nhận. Bà già nghĩ rằng: “Chắc chắn Ngài Đại đức đứng đây để tế độ ta”. Bà phát sinh đức tin trong sạch muốn làm phước thiện bố thí. Bà đem miếng cơm cháy đến, Ngài liền mở nắp bát, bà để vào trong bát cúng dường Ngài một cách tôn kính.

Ngài Đại đức tỏ vẻ muốn thọ thực, để cho bà thấy, càng phát sinh đức tin trong sạch, hoan hỷ trong việc phước thiện bố thí của bà. Mọi người hiểu ý, trải chỗ ngồi, Ngài ngồi thọ thực miếng cơm cháy ấy. Uống nước xong, Ngài thuyết pháp, làm cho bà già hoan hỷ trong phước thiện bố thí của mình, và cho bà biết được rằng: Bà đã từng là thân mẫu của Ngài trong tiền kiếp. Bà càng có đức tin trong sạch nơi Ngài Đại đức, và vô cùng hoan hỷ phước thiện bố thí đã làm. Về sau, bà chết, do năng lực phước thiện bố thí cho quả, được tái sinh làm thiên nam cõi Hóa Lạc Thiên (cõi thứ 5 trong 6 cõi trời dục giới) có nhiều oai lực, hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời ấy.

* Tích Sāriputtattheramātupeta Ngạ quỷ thân mẫu của Ngài Đại đức Sāriputta được tóm lược như sau:

Nữ ngạ quỷ tiền kiếp đã từng là thân mẫu của Ngài Đại đức Sāriputta kiếp thứ 5 trong quá khứ, kể từ kiếp hiện tại.

Tiền kiếp của nữ ngạ quỷ là vợ của ông Bàlamôn giàu có nhiều của cải. Ông Bàlamôn có đức tin trong sạch, có tác ý thiện tâm, thường làm phước thiện bố thí cúng dường vật thực, đồ uống, y phục… đến Samôn, Bàlamôn; bố thí, phân phát đến những người nghèo khổ, người qua đường…

Một hôm, ông Bàlamôn có công việc phải đi nơi khác, ông dạy bảo vợ ở nhà thay ông gìn giữ phong tục tập quán, lo công việc làm phước thiện bố thí cúng dường đến Samôn, Bàlamôn, phân phát vật thực, đồ dùng đến những người nghèo khổ đói khát…. Người vợ ở nhà không làm theo sự dạy bảo của chồng. Hễ có ai đến nương nhờ, bà ta buông lời mắng nhiếc, ăn phẩn, uống nước tiểu, liếm máu mủ, nước miếng…

Sau khi bà ta chết, do ác nghiệp ấy cho quả tái sinh vào hàng ngạ quỷ đói khát, ăn uống đồ dơ bẩn, ăn phẩn, uống nước tiểu, mủ, nước miếng… chịu bao nỗi khổ cực đói khát, lạnh lẽo do quả của ác nghiệp của mình đã tạo. Nữ ngạ quỷ nhớ lại tiền kiếp đã từng là thân mẫu của Ngài Đại đức Sāriputta, muốn đến nương nhờ Ngài, chư thiên giữ cổng ngăn cản không cho nữ ngạ quỷ vào. Nữ ngạ quỷ thưa với vị chư thiên rằng:

- Thưa chư thiên, tiền kiếp tôi đã từng là thân mẫu của Ngài Đại đức Sāriputta, xin chư thiên cho tôi được vào thăm Ngài.

Nữ ngạ quỷ được vào đứng khép nép, Ngài Đại đức Sāriputta nhìn thấy nữ ngạ quỷ, với tâm bi mẫn bèn hỏi:

- Này ngạ quỷ! Thân trần truồng, hình dáng đáng thương hại, ốm yếu da bọc xương, thân mình run rẩy. Ngươi là ai, lão Tăng tế độ ngươi thế nào?

Nghe Ngài hỏi, nữ ngạ quỷ thưa rằng:

- Kính bạch Ngài Đại đức, tiền kiếp của con đã từng là thân mẫu của Ngài, do nghiệp ác cho quả tái sinh làm ngạ quỷ chịu cảnh đói khát, đành phải ăn uống những đồ dơ như nước miếng, nước mũi, đàm người ta nhổ bỏ, uống nước vàng chảy ra từ xác chết, ăn uống đồ dơ của đàn bà, uống máu mủ của đàn ông bị chặt tay chân, uống máu mủ các loài động vật, sống không có nơi nương tựa, trong các nghĩa địa, bãi tha ma.

Kính bạch Ngài, xin Ngài làm phước thiện bố thí, rồi hồi hướng phần phước thiện ấy đến cho con. Nhờ phước thiện ấy, may ra con mới thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỷ như thế này.

Ngài Đại đức Sāriputta lắng nghe lời nữ ngạ quỷ đã từng là thân mẫu trong tiền kiếp, phát sinh tâm bi mẫn, tìm cách cứu khổ nữ ngạ quỷ, Ngài bàn tính với Ngài Đại đức Mahāmoggallāna, Ngài Đại đức Anuruddha và Ngài Đại đức Mahākappina. Ngài Đại đức Mahāmoggallāna đi khất thực vào cung điện gặp Đức vua Bimbisāra. Đức vua thỉnh mời, yêu cầu Ngài cần những thứ vật dụng nào để Đức vua dâng cúng. Nhân dịp ấy, Ngài Đại đức Mahāmoggallāna thưa cho Đức vua biết chuyện nữ ngạ quỷ đã từng là thân mẫu của Ngài Đại đức Sāriputta, sống trong cảnh đói khổ không có nơi nương nhờ.

Nghe vậy, Đức vua truyền lệnh xây cất 4 cái cốc chỗ ở của chư Tỳ-khưu Tăng. Khi xây cất xong, Đức vua làm lễ dâng đặc biệt đến Ngài Đại đức Sāriputta 4 cái cốc ấy.

Một lần nữa, Ngài Đại đức Sāriputta làm lễ dâng những cốc này đến chư Tỳ khưu Tăng từ bốn phương, có Đức Phật chủ trì, xin hồi hướng phần phước thiện này đến cho nữ ngạ quỷ đã từng là thân mẫu trong tiền kiếp. Nữ ngạ quỷ hoan hỷ phần phước thiện bố thí mà Ngài Đại đức Sāriputta hồi hướng. Ngay sau khi hoan hỷ phần phước thiện bố thí ấy, liền thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, tái sinh lên làm thiên nữhào quang sáng ngời, có thân hình xinh đẹp, y phục lộng lẫy, có lâu đài nguy nga tráng lệ, có đầy đủ của cải của chư thiên, hưởng sự an lạc cao quý trong cõi trời.

Hôm sau, vị thiên nữ ấy hiện xuống đảnh lễ Ngài Đại đức Mahāmoggallāna, Ngài hỏi thiên nữ rằng:

- Này thiên nữ, ngươi có sắc đẹp tuyệt trần, có hào quang sáng chói khắp mọi nơi, như vầng trăng sáng. Do phước thiện gì mà ngươi được sanh trong lâu đài nguy nga tráng lệ, có đầy đủ mọi thứ trong cõi trời, đáng hài lòng như vậy?

Này thiên nữ, ngươi có nhiều oai lực đặc biệt, ngươi tạo phước thiện gì, mà nay có được những quả báu đáng hài lòng như vậy?

Vị thiên nữ bạch với Ngài Đại đức Mahāmoggallāna rằng:

- Kính bạch Ngài Đại đức Mahāmoggallāna, trong tiền kiếp con từng là thân mẫu của Ngài Đại đức Sāriputta, do ác nghiệp cho quả tái sinh làm nữ ngạ quỷ chịu cảnh khổ đói khát đành phải ăn uống đồ dơ như máu, mủ…. Vừa qua, con đã đến hầu Ngài Đại đức Sāriputta, cầu xin Ngài có lòng bi mẫn cứu khổ con, Ngài đã làm phước thiện bố thí, xong hồi hướng đến cho con; con đã hoan hỷ phần phước thiện ấy, nên con thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, được tái sinh làm thiên nữ có được tất cả như Ngài đã thấy.

Kính bạch Ngài Đại đức, con hiện xuống đây để đảnh lễ dưới chân Ngài và Ngài Đại đức Sāriputta là bậc Thánh thiện trí, có tâm bi mẫn cứu khổ chúng sinh trong đời.

Những tích như trên có rất nhiều trong Kinh Tạng và trong bộ Peṭavatthu, bộ Vimānavatthu.

Như vậy, chính mình không có cơ hội làm phước thiện, nhưng tâm hoan hỷ với phần phước của người khác, thì cũng được quả báu không kém, như tích Vihāravimāna được tóm lược như sau:

* Tích Vihāravimāna:

Ngài Đại đức Anuruddha ngự lên cung trời Tam Thập Tam Thiên nhìn thấy một thiên nữ xinh đẹphào quang sáng ngời chiếu tỏa khắp mọi hướng, có một lâu đài nguy nga tráng lệ... Ngài muốn biết do thiện nghiệp nào mà vị thiên nữ này có được quả báu đáng hài lòng như vậy.

Vị thiên nữ bạch cho Ngài biết, tiền kiếp của cô là người bạn thân của bà đại thí chủ Visākhā trong kinh thành Sāvatthi. Bà Visākhā cho người xây cất một ngôi chùa Pubbārama, sau đó, làm lễ kính dâng ngôi chùa ấy đến chư Tỳ-khưu tăng có Đức Phật chủ trì. Cô đã tham dự buổi lễ đó, và rất hoan hỷ phước thiện đó của bạn mình, do tâm hoan hỷ phần phước thiện bố thí cúng dường ấy, mà sau khi cô chết, do phước thiện hoan hỷ ấy cho quả tái sinh lên cõi trời Tam Thập Tam Thiên, trở thành một thiên nữ có những quả báu như vậy.

Chư Thánh Tăngphước điền cao thượng của chúng sinh. Quý Ngài xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng của thí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nơi thiện nghiệp và quả của thiện nghiệp, mong được quả báu tốt lành đến cho mình và những người thân quyến của mình.

Do đó, Ân đức Tăng này được gọi là Dakkhieyyo Bhagavato sāvakasagho.

8- Ân đức Tăng thứ tám: Añjalikaraīyo

Añjalikaraīyo Bhagavato sāvakasagho.

(Cách đọc: Ánh-chá-lí-cá-rá-ni-giô phá-gá-vóa-tô xa-vóa-cá-xăng-khô)

Añjalikaraiyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng cho chúng sinh chắp tay cung kính lễ bái cúng dường.

Chư Thánh Tăng là bậc Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn, xứng đáng cho chúng sinh chắp tay lễ bái cúng dường, để cầu mong được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài trong kiếp hiện tạivô lượng kiếp vị lai.

Chư Thánh Tăng là những bậc có giới đức hoàn toàn trong sạch, có định đức, tuệ đức, giải thoát đức, giải thoát tri kiến đức đầy đủ hoàn toàn, đã diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não; nên thân, khẩu, ý của quý Ngài hoàn toàn trong sạch, không còn bị ô nhiễm bởi phiền não. Cho nên, chư Thánh Tăng xứng đáng cho tất cả chúng sinh: nhân loại, chư thiên, phạm thiên tôn kính, chắp tay lễ bái cúng dường.

* Tích Vua trời Sakka (Đế Thích) đảnh lễ chư Tăng trong kinh Saghavandanāsutta , được tóm lược như sau:

- Này chư Tỳ-khưu, khi Đức vua trời Sakka cõi Tam Thập Tam Thiên ngự xuống từ lâu đài Vejayanta, đảnh lễ chư Tỳ-khưu Tăng.

Này chư Tỳ-khưu, khi ấy Thiên tử Mātali, người đánh xe của Đức vua Sakka tâu rằng:

- Muôn tâu Đức Thiên Vương, loài người sinh từ nơi ô trược, có sắc thân ô trược, thường đói khát nghèo hèn, đáng lẽ nên cung kính Đức Thiên Vương. Vậy, vì sao Ngài lại đảnh lễ chư Tỳ-khưu ấy. Xin Ngài giảng giải cho hạ thần hiểu rõ phạm hạnh của chư Tỳ-khưu Tăng ấy như thế nào?

Đức vua trời Sakka giảng giải cho Mātali hiểu rõ rằng:

- Này Mātali, Trẫm thành kính đảnh lễ chư Tỳ-khưu Tăng ấy, bởi vì, quý Ngài sống trong rừng, không có nhà, không cất giữ lúa gạo trong kho. Quý Ngài sống bằng hạnh đi khất thực, thọ dụng những vật thực đã chín và độ trước giờ ngọ, quý Ngài là bậc thiện trí, thuyết pháp chân thật đem lại sự lợi ích cho chúng sinh, quý Ngài sống nơi thanh tịnh với đời sống phạm hạnh cao thượng.

Này Mātali, nhóm chư thiên có oan trái với nhóm thiên Asura, và ngược lại nhóm thiên Asura cũng có oan trái với nhóm chư thiên, nhân loại có oan trái lẫn nhau; còn chư Tỳ-khưu Tăng sống không oan trái, không thù hận. Chư thiên, nhân loại còn chấp thủ, riêng chư Thánh Tăng không còn chấp thủ.

Này Mātali, vì vậy, Trẫm cung kính đảnh lễ chư Tỳ-khưu Tăng ấy.

Khi Mātali nghe xong lời giảng giải của Đức vua Sakka bèn tâu rằng:

- Muôn tâu Đức Thiên Vương, Ngài cung kính lễ bái đến chư Tỳ-khưu Tăng nào, thì kẻ hạ thần cũng cung kính lễ bái đến chư Tỳ-khưu Tăng ấy.

Đức vua trời Sakka cao cả nhất trong cõi Tam Thập Tam Thiên giảng dạy xong, cung kính đảnh lễ chư Tỳ-khưu Tăng rồi lên xe ngự đi.

Chư Thánh Tăng là những bậc xứng đáng cho chư thiên, phạm thiên, nhân loại cung kính lễ bái cúng dường, và chư phàm Tăng là những bậc đang thực hành giới-định-tuệ, duy trì chánh pháp của Đức Thế Tôn cũng xứng đáng được cung kính lễ bái cúng dường.

Những chúng sinhđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, thường lễ bái cúng dường đến bậc có giới đức thanh tịnh sẽ được 4 pháp lành: sống lâu, sắc đẹp, an lạc, khỏe mạnh.

Như Đức Phật dạy:

“Abhivādānasīlissa,
Nicca
vuḍḍhāpacāyino.
Cattāro dhammā va
ḍḍhanti,
Āyu va
ṇṇo sukha bala

Đối với người thường lễ bái cúng dường,
Tỏ lòng tôn kính đến bậc Trưởng Lão,
Người ấy thường tăng trưởng bốn pháp lành,
Sống lâu, sắc đẹp, an lạc, khỏe mạnh.

Hoặc chúng sinhđức tin nơi Tam Bảo, hết lòng thành kính lễ bái cúng dường đến Tam Bảo: Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo, thì sẽ được 5 quả báu tốt lành là:

Āyu: Sống lâu trường thọ.
Va
ṇṇa: Có sắc đẹp khả ái.
Sukha
: Thân tâm thường được an lạc.
Bala
: Thân tâm thường khỏe mạnh.
Pa
ibhāa: trí tuệ sắc bén, nhanh trí.

Do đó, Ân đức Tăng này gọi là Añjalikaraīyo Bhagavato sāvakasagho.

9- Ân đức Tăng thứ chín: Anuttara puññakkhetta

Anuttara puññakkhetta lokassa Bhagavato sāvakasagho.

(Cách đọc: Á-nút-tá-răng pun-nhắc-khết-tăng lô-cắt-xá phá-gá-vóa-tô xa-vóa-cá-xăng-khô)

Anuttara puññakkhetta: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tônphước điền cao thượng của chúng sinh không đâu sánh được.

Chư Thánh Tăng là bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn, có giới đức (sila), định đức (samādhi), tuệ đức (paññā), giải thoát đức (vimutti), giải thoát tri kiến đức (vimuttiñāadassana) đầy đủ… là phước điền cao thượng của chúng sinh không nơi nào sánh được. Thật vậy, khi gieo giống phước thiện dù ít dù nhiều, cũng sẽ được quả báu vô lượng trong kiếp hiện tại và cả nhiều kiếp vị lai.

Một ví dụ để so sánh:

Chư Thánh Tăng ví như thửa ruộng màu mỡ.
Thí chủtrí tuệ ví như người nông dân tài giỏi.
Tác ý thiện tâm bố thí ví như hạt giống tốt.

Người nông dân tài giỏi biết rõ thời vụ mùa màng, gieo hạt giống tốt trên thửa ruộng màu mỡ, chắc chắn khi thu hoạch sẽ được nhiều gấp bội. Cũng như vậy, thí chủtrí tuệ, biết gieo giống phước thiện dù ít dù nhiều nơi chư Thánh Tăng, hoặc chư phàm Tăng phước điền cao thượng của chúng sinh, không nơi nào sánh được, họ chắc chắn sẽ được quả báu vô lượng ngay cả trong kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai. Hơn thế nữa, gieo duyên lành sẽ hưởng được Thánh Đạo - Thánh QuảNiết Bàn Siêu tam giới.

* Tích thiên nữ Lajādevadhitā

Tích thiên nữ Lajādevadhitā được tóm lược như sau:

Trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế, một cô bé nghèo được thuê giữ ruộng, cô mang theo một gói bắp rang để ăn trong ngày. Sáng hôm ấy, Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa xả diệt thọ tưởng (nirodhasamāpatti) xong, quán xét thấy nên tế độ cô bé nghèo, Ngài đã mặc y mang bát đi thẳng đến chỗ cô bé để khất thực. Nhìn thấy Ngài từ xa đến, cô bé vô cùng hoan hỷ liền ra đón và đảnh lễ Ngài xong, cô đem phần bắp rang để ăn trong ngày, xin làm phước bố thí để bát cúng dường Ngài. Trong khi đang hoan hỷ với phước thiện bố thí cúng dường đến Ngài Đại Trưởng Lão, lúc quay lại chỗ ở, cô bị một con rắn độc cắn chết. Do nhờ phước thiện cúng dường ấy cho quả tái sinh, làm thiên nữ có tên là Lajādevadhitā trong cõi trời Tam Thập Tam Thiên.

Sau đó, khi nhớ lại tiền kiếp của mình, thiên nữ Lajādevadhitā vô cùng biết ơn Ngài Đại Trưỡng Lão, cô hiện xuống chỗ ở của Ngài quét dọn, đem nước dùng..., cho Ngài, Ngài Đại Trưởng Lão không cho phép cô làm những công việc ấy, cô buồn tủi khóc. Đức Thế Tôn thấy vậy, liền hiện đến thuyết pháp tế độ thiên nữ. Sau khi nghe pháp, thiên nữ Lajādevadhitā chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu. Cô vô cùng hoan hỷ đảnh lễ Đức Thế Tôn và xin phép trở về cõi trời.

Ngay cả Đức vua Sakka cùng Hoàng hậu Sujātācõi trời Tam Thập Tam Thiên hiện xuống làm phước bố thí cúng dường các vật thực đến Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa để được phước thiện đặc biệt.

* Tích ông Puṇṇa

Tích ông Puṇṇa, người làm thuê của ông phú hộ Sumana được tóm lược như sau:

Trong thời kỳ Đức Phật Gotama còn tại thế, có gia đình ông Puṇṇa nghèo khó, làm ruộng thuê của ông phú hộ Sumana, mọi người trong gia đình đều có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo.

Một buổi sáng ông đi cày ruộng, cũng vào buổi sáng hôm ấy, Ngài Đại đức Sāriputta xả diệt thọ tưởng (sau 7 ngày đêm), đi khất thực để tế độ gia đình ông Puṇṇa, nên Ngài đi thẳng về hướng ông Puṇṇa đang cày ruộng. Nhìn thấy Ngài Đại đức Sāriputta từ xa đến, ông Puṇṇa liền bỏ cày, đến hầu đảnh lễ Ngài, dâng cúng cây tăm xỉa răng và nước dùng, nước uống. Ngài Đại đức Sāriputta thọ nhận xong, đi theo đường hướng về nhà ông Puṇṇa, gặp vợ ông Puṇṇa đang đem cơm cho chồng. Bà đảnh lễ Ngài Đại đức Sāriputta xong, bạch rằng:

- Kính bạch Ngài Đại đức, kính xin Ngài từ bi thọ nhận phần vật thực phận nghèo khó của gia đình chúng con.

Ngài Đại đức Sāriputta từ bi tế độ thọ nhận tất cả phần vật thực, bà vô cùng hoan hỷ phát nguyện:

- Do nhờ phước thiện bố thí này của chúng con, cầu mong cho gia đình chúng con được một phần pháp mà Ngài đã chứng đắc.

Ngài Đại đức Sāriputta chúc phúc rằng:

- Mong cho gia đình các con được toại nguyện.

vô cùng hoan hỷ đi trở về nhà, nấu lại phần cơm khác đem cho chồng, vội vàng mang cơm ra đồng ruộng, với tâm hoan hỷ phước thiện bố thí đến Ngài Đại đức Sāriputta, làm cho thân tâm của bà nhẹ nhàng, nhu nhuyến không sao giấu được.

Còn phần ông Puṇṇa, trễ giờ đói bụng, thả bò đi ăn cỏ, ông lên bờ ngồi dưới bóng mát cây, chờ đợi vợ, dầu đói bụng, nhưng tâm vẫn hoan hỷ, niệm tưởng lại việc làm phước thiện bố thí tăm xỉa răng và nước đến Ngài Đại đức Sāriputta. Nhìn từ xa, ông thấy vợ mình đang đi đến trễ hơn mọi ngày, nhưng bà có vẻ khác thường, chắc chắn bà đang hoan hỷ một điều gì đó. Bà vừa đến nơi liền thưa với chồng rằng:

- Hôm nay, xin anh hoan hỷ thật nhiều! Sáng nay, em đem cơm cho anh, giữa đường gặp Ngài Đại đức Sāriputta đang đi khất thực, em phát sinh đức tin trong sạch, đem phần cơm của anh để bát cúng dường đến Ngài Đại đức Sāriputta, Ngài không chê vật thực nghèo khó của chúng ta. Ngài Đại đứctâm từ bi tế độ thọ nhận tất cả vật thực phần của anh, xin anh nên hoan hỷ phần phước thiện bố thí này!

Ông Puṇṇa vừa lắng nghe từng tiếng, từng câu làm cho ông phát sinh tâm thiện hỷ lạc đến cực độ, nên không thể theo dõi liên tục trọn vẹn lời nói của vợ ông. Sực tỉnh lại, ông muốn biết chắc chắn chính mình nghe đúng sự thật là như vậy không, nên ông bảo với vợ rằng:

- Này em, em hãy nói lại cho anh nghe một lần nữa!

Bà vợ thưa lại rõ ràng một lần nữa, lần này ông nghe rõ biết chắc chắn đúng sự thật như vậy rồi, ông vô cùng hoan hỷ phước thiện bố thí của vợ, đã đem phần cơm của mình cúng dường đến Ngài Đại đức Sāriputta; tiếp theo ông nói cho vợ biết ông cũng vừa làm phước thiện bố thí cúng dường cây tăm xỉa răng và nước đến Ngài Đại đức Sāriputta. Nghe xong, bà cũng vô cùng hoan hỷ việc phước thiện bố thí của chồng.

Hai vợ chồng cùng nhau hoan hỷ việc phước thí cúng dường đến Ngài Đại đức Sāriputta. Dùng cơm xong, ông nằm niệm tưởng đến việc phước thiện bố thí vừa mới làm, mới thiu thiu giấc ngủ, ông bừng tỉnh lại, ngồi nhìn thấy phần đất ruộng vừa cày buổi sáng, đã hóa thành những thỏi vàng y (vàng ròng) làm cho ông hoa cả mắt; và vợ của ông cũng cảm thấy như ông vậy. Ông lấy lại bình tĩnh đi xuống ruộng, lấy lên một thỏi, đúng thật là thỏi vàng ròng; ông đem đến khoe và nói với vợ rằng:

- Này em, vợ chồng chúng ta đã làm phước thiện bố thí cúng dường đến Ngài Đại đức Sāriputta, do phước thiện bố thí ấy, liền cho quả báu đến vợ chồng chúng ta ngày hôm nay, chúng ta không thể nào giấu một số vàng lớn như thế này được!

Ông Puṇṇa lấy một số thỏi vàng bỏ vào khay, đem trình lên Đức vua và tâu rằng:

- Tâu Đức vua, sáng nay tiện dân đi cày ruộng, tất cả đất cày đều hóa thành những thỏi vàng ròng. Kính xin Đức vua truyền lệnh cho binh lính đem xe đến chở số vàng ấy về cất trong kho báu của Đức vua.

- Nhà người là ai? Đức vua hỏi.

Ông Puṇṇa tâu: - Tâu Đức vua, tiện dân là Puṇṇa, một nông dân nghèo khó làm thuê.

- Sáng nay, nhà ngươi đã làm được việc gì đặc biệt?

- Tâu Đức vua, tiện dân làm phước cúng dường cây tăm xỉa răng và nước dùng, nước uống đến Ngài Đại đức Sāriputta; còn phần vợ tiện dân làm phước cúng dường phần cơm của tiện dân đến Ngài Đại đức.

Đức vua truyền rằng:

- Này Puṇṇa, vợ chồng ngươi đã làm phước thiện bố thí cúng dường đến Ngài Đại đức Sāriputta, cho nên, quả báu phát sinh ngay trong ngày hôm nay. Vậy, ngươi muốn Trẫm làm gì?

Ông Puṇṇa tâu: - Tâu Đức vua, tiện dân xin Đức vua truyền lệnh đem ngàn chiếc xe đến thửa ruộng kia, để khuân tất cả số vàng ấy về cung điện.

Đức vua truyền lệnh đem hàng ngàn chiếc xe đến chở vàng ròng, quân lính trong triều nghĩ và nói rằng: “Vàng của Đức vua”, tức thì những thỏi vàng trở lại thành đất như cũ. Quân lính trong triều trở về tâu lên Đức vua sự việc xảy ra như vậy. Đức vua sáng suốt bèn truyền rằng:

- Các ngươi nghĩ như thế nào, khi nhặt lấy những thỏi vàng ấy?

- Tâu Bệ hạ, chúng hạ thần nghĩ và nói rằng: “Vàng của Đức vua”.

- Số vàng ròng kia không phải của Trẫm. Các người nên trở lại nghĩ và nói rằng: “Vàng của ông bà Puṇṇa rồi khuân số vàng ấy về đây. – Đức vua phán.

Họ vâng lệnh Đức vua trở lại nơi ấy.

Thật đúng vậy, lần này họ khuân toàn bộ số vàng ấy đem về, chất giữa sân rồng thành một đống vàng cao 80 hắc tay.

Ông Puṇṇa trở thành đại phú hộ

Đức vua cho truyền dân chúng trong thành hội họp tại sân rồng, bèn hỏi rằng:

- Trong kinh thành này, có người nào khác có số vàng lớn như thế này không?

Toàn thể dân chúng trong thành tâu:

- Tâu bệ hạ, không có người nào khác cả.

- Trẫm nên tấn phong ông Puṇṇa như thế nào mới xứng đáng? – Đức vua hỏi tiếp.

- Xin Hoàng Thượng tấn phong ông Puṇṇa địa vị đại phú hộ.

Đức vua phán rằng:

- Này Puṇṇa, từ nay ngươi là đại phú hộ, có tên Bahudhanaseṭṭhi: Phú hộ nhiều của cải.

Sau khi trở thành đại phú hộ Puṇṇa, gia đình ông càng có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng có Đức Phật chủ trì suốt 7 ngày. Đến ngày thứ 7 Đức Phật thuyết pháp tế độ gia đình ông Puṇṇa, toàn gia đình ông đại phú hộ Puṇṇa, hai vợ chồng và đứa con gái tên Uttarā đều chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu.

Vợ chồng ông Puṇṇa làm phước thiện bố thí cúng dường đến Ngài Đại đức Sāriputta, sau khi xả diệt thọ tưởng, do năng lực phước thiện bố thí trong sạch và hội đủ nhân duyên ấy, liền cho quả báu trong ngày hôm ấy, trở thành đại phú hộ nhiều của cải thế gianđặc biệt hơn nữa, toàn gia đình chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu, thuộc pháp Siêu tam giới.

Những trường hợp trên, có không ít trong Phật giáo.

Chư Thánh Tăngphước điền cao thượng của tất cả chúng sinh: Nhân loại, chư thiên, phạm thiên,... làm phước thiện cúng dường đến chư Thánh Tăng với thiện tâm trong sạch, sẽ được thành tựu quả báu trong cõi người (manussasampatti), thành tựu quả báu cõi trời (devasampatti)đặc biệt thành tựu quả báu chứng ngộ Niết Bàn (Nibbānasampatti).

Thí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, dù làm phước bố thí cúng dường đến chư phàm Tăng vẫn được thành tựu quả báu không kém. Thật vậy, Đức Phật dạy Ngài Đại đức Ānanda rằng:

- Này, Ānanda, trong thời vị lai sẽ có hạng người mang tên “Bhikkhu: Tỳ-khưu”, chỉ còn mảnh y quấn cổ (hoặc cột ở cổ tay), là người phạm giới, hành ác pháp. Song những thí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có tác ý thiện tâm làm phước thiện bố thí hướng đến cúng dường chư Tỳ-khưu Tăng, dầu trong số Tỳ-khưu phạm giới ấy.

Này Ānanda làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ-khưu Tăng trong thời vị lai ấy, Như Lai dạy rằng: Thí chủ vẫn có phước thiện vô lượngquả báu vô lượng không sao kể xiết được. Như lai không hề dạy trực tiếp hoặc gián tiếp rằng: Thí chủ làm phước thiện bố thí cúng dường đến cá nhân thọ thí, sẽ có phước thiện nhiều hơn và có quả báu nhiều hơn làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ-khưu Tăng thọ thí.

Do đó, Ân đức Tăng này được gọi là Anuttara puññakkhetta lokassa Bhagavato sāvakasagho.

ĐỀ MỤC NIỆM ÂN ĐỨC TĂNG (SAṂGHĀNUSSATI)

Ân đức Tăng là đối tượng của đề mục niệm Ân đức Tăng. Đề mục niệm Ân đức Tăng là 1 trong 10 đề mục niệm (ānussati) cũng là 1 trong 40 đề mục thiền định.

Muốn tiến hành đề mục niệm Ân đức Tăng, trước tiên hành giả cần phải học hỏi, nghiên cứu cho hiểu rõ ý nghĩa 9 Ân đức Tăng kỹ càng, từng các chi pháp cho thật rành rẽ phần pháp học.

Về phần pháp hành, trước khi tiến hành đề mục niệm Ân đức Tăng, hành giảđức tin nơi Tam Bảo:

Nếu là người cận sự nam, cận sự nữ, thì nên xin thọ phép quy y Tam Bảongũ giới hoặc bát giới, cửu giới...

Nếu là Sadi, thì nên xin thọ phép quy y Tam Bảo và Sadi thập giới với vị Thầy tế độ hoặc với một vị Đại đức.

Nếu là vị Tỳ-khưu, thì nên xin sám hối āpatti với một vị Tỳ-khưu khác.

Như vậy, là thuộc về phần pháp hành giới.

Khi hành giả đã có giới trong sạch trọn vẹn, sẽ làm nền tảng cho pháp hành thiền định đề mục niệm Ân đức Tăng.

Phương pháp niệm Ân đức Tăng

9 Ân đức Tăng này chỉ có hiện hữu đầy đủ trong chư Thánh Tăng mà thôi; chư Thánh Tăng là những bậc Thánh Thanh văn đệ tử của Đức Thế Tôn, có 4 đôi thành 8 bậc Thánh tính theo tâm Siêu tam giới. Nếu kể Thánh Nhân, thì có 4 bậc Thánh.

Bậc Thánh Nhập Lưu.
Bậc Thánh Nhất Lai.
Bậc Thánh Bất Lai.
Bậc Thánh Arahán
.

Muốn tiến hành đề mục niệm Ân đức Tăng, hành giả cần phải học hỏi hiểu rõ rành rẽ 9 Ân đức Tăng. Sau khi hiểu rõ 9 Ân đức Tăng xong rồi, hành giả nên tìm một nơi thanh vắng để thuận lợi tiến hành đề mục niệm Ân đức Tăng này.

Niệm Ân đức Tăng có nhiều cách.

Cách thứ nhất (phổ thông): Niệm 9 Ân đức Tăng.

Hành giả tiến hành niệm 9 Ân đức Tăng như sau:

“Suppaipanno Bhagavato sāvakasagho.

Ujuppaipanno Bhagavato sāvakasagho.

Ñāyappaipanno Bhagavato sāvakasagho.

Sāmīcippaipanno Bhagavato sāvakasagho.

Yadida cattāri purisayugāni aṭṭhapurisapuggalā, esa Bhagavato sāvaka-sagho Āhuneyyo, Pāhuneyyo, Dakkhieyyo, Añjalikaraīyo, Anuttara puññakkhetta lokassa...” làm đối tượng thiền định.

Hành giả tâm niệm đến Ân đức Tăng nào, nên hiểu rõ ý nghĩa và chi pháp của Ân đức Tăng ấy, định tâm theo dõi mỗi Ân đức Tăng như vậy, hằng trăm lần, hằng ngàn lần... trong suốt thời gian tiến hành niệm 9 Ân đức Tăng, để làm tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Đức Tăng Bảo.

Cách thứ nhì (đặc biệt): Niệm một Ân đức Tăng.

Hành giả có thể chọn một Ân đức Tăng trong 9 Ân đức Tăng làm đối tượng, để tiến hành niệm Ân đức Tăng, nên hiểu rõ ý nghĩa và chi pháp của Ân đức Tăng ấy, luôn luôn định tâm nơi Ân đức Tăng ấy.

Ví dụ: Niệm Ân đức Tăng thứ nhất: Suppaipanno Bhagavato sāvakasagho..., Suppaipanno Bhaga- vato sāvakasagho... làm đối tượng thiền định.

Hoặc: Niệm Ân đức Tăng thứ chín: Anuttara puññakkhetta lokassa..., Anuttara puññakkhetta lokassa... làm đối tượng thiền định.

Hành giả tâm niệm câu Ân đức Tăng ấy, đồng thời hiểu rõ ý nghĩa và chi pháp của Ân đức Tăng ấy, định tâm theo dõi Ân đức Tăng ấy hằng trăm lần, hằng ngàn lần… trong suốt thời gian tiến hành niệm Ân đức Tăng, để làm tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Đức Tăng Bảo.

Đề mục niệm Ân đức Tăng là một đề mục dễ làm cho phát sinh đức tin nơi Tam Bảo, mà đức tin là nền tảng mọi thiện pháp từ dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp cho đến Siêu tam giới thiện pháp.

Như vậy, đề mục niệm Ân đức Tăng không chỉ là đề mục thiền định, có khả năng dẫn đến chứng đạt cận định, mà còn là đối tượng làm nền tảng để tiến hành thiền tuệ, dẫn đến sự nhàm chán trong ngũ uẩn, diệt tận tham ái, phiền não, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh QuảNiết Bàn được. Như Đức Phật dạy:

– Này chư Tỳ-khưu, có một pháp hànhhành giả đã tiến hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sinh sự nhàm chán trong ngũ uẩn, danh pháp - sắc pháp, để diệt tận tham ái, sân hận, si mê, để làm vắng lặng mọi phiền não, để phát sinh trí tuệ thiền tuệ, thấy rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn.

Pháp hành ấy là gì?

Pháp hành ấy chính là Saṃghānussati: pháp hành niệm Ân đức Tăng.

Này chư Tỳ-khưu, pháp hành niệm Ân đức Tăng, mà hành giả đã tiến hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sinh sự nhàm chán trong ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp, để diệt tận tham ái, sân hận, si mê, để làm vắng lặng mọi phiền não, để phát sinh trí tuệ thiền tuệ, thấy rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn.

Qua lời giáo huấn của Đức Phật trên, thì đề mục niệm Ân đức Tăng không chỉ là đề mục thiền định, mà còn làm nền tảng để tiến hành thiền tuệ nữa.

Đề mục niệm Ân đức Tăng có hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Đề mục niệm Ân đức Tăng thuộc thiền định, hành giả tiến hành niệm Ân đức Tăng có khả năng dẫn đến sự chứng đạt cận định. (phương pháp đã trình bày ở phần trước).

Giai đoạn sau: Sau khi tiến hành đề mục niệm Ân đức Tăng chứng đạt đến cận định, hành giả cần phải thoát ra khỏi đề mục niệm Ân đức Tăng, dùng tâm cận định của đề mục niệm Ân đức Tăng làm nền tảng để tiến hành thiền tuệ.

Pháp hành thiền tuệ

Hành giả tiến hành thiền tuệ cần phảidanh pháp, sắc pháp hoặc thân, thọ, tâm, pháp thuộc Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma) làm đối tượng thiền tuệ.

* Đề mục niệm Ân đức Tăng làm nền tảng, làm đối tượng để tiến hành thiền tuệ như thế nào?

Đúng theo thực tánh của các pháp, thì không có người niệm Ân đức Tăng, mà chỉ có tâm đại thiện hợp với trí tuệ làm phận sự niệm Ân đức Tăng mà thôi.

Hành giả tiến hành thiền định với đề mục niệm Ân đức Tăng đạt đến cận định được phân tích theo danh pháp sắc pháp như sau:

- Tâm cận định này là tâm đại thiện hợp với trí tuệ thuộc về danh pháp (thuộc về phần niệm tâm trong Tứ Niệm Xứ).

- Tâm cận định này nương nhờ nơi sắc ý căn (hadayavatthu) thuộc về sắc pháp.

Như vậy, danh pháp liên quan với sắc pháp này làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

Hay một cách khác:

- Tâm cận định này là tâm đại thiện hợp với trí tuệ, thuộc về thức uẩn.

- Thọ tâm sở đồng sinh với tâm đại thiện ấy, thuộc về thọ uẩn.

- Tưởng tâm sở đồng sinh với tâm đại thiện ấy, thuộc về tưởng uẩn.

- Các tâm sở còn lại đồng sinh với tâm đại thiện ấy, thuộc về hành uẩn.

- Sắc ý căn (hadayavatthu) là nơi nương nhờ để phát sinh tâm cận định (tâm đại thiện ấy), thuộc sắc uẩn.

(Ngũ uẩn này, thuộc về phần niệm pháp trong Tứ Niệm Xứ)

Như vậy, ngũ uẩn này là đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

Hành giả tiến hành thiền tuệ, có chánh niệm, có trí tuệ thiền tuệ, thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp hoặc ngũ uẩn có sự sinh, sự diệt; trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp hoặc của ngũ uẩn dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp, trở thành bậc Thánh Arahán.

Như vậy, gọi là đề mục niệm Ân đức Tăng làm nền tảng để tiến hành thiền tuệ.

Như Đức Phật dạy:

“Này chư Tỳ-khưu, pháp hành niệm Ân đức Tăng mà hành giả đã tiến hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sinh sự nhàm chán trong ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp này, để diệt tận tham ái, sân hận, si mê, để làm vắng lặng mọi phiền não, để phát sinh trí tuệ thiền tuệ, thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn”.

Quả báu đặc biệt niệm Ân đức Tăng

Hành giả tiến hành niệm Ân đức Tăng, trong kiếp hiện tại chưa chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, hành giả sẽ được hưởng những quả báu đặc biệt ngay trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai như sau:

- Được phần đông chúng sinh kính trọng.

- Thiện tâm trong sạch thanh tịnh.

- Khi sắp chết, tâm bình tĩnh sáng suốt, không mê muội.

- Sau khi chết, do thiện nghiệp này cho quả tái sinh làm người cao quý hoặc chư thiên cao quý.

- Tái sinh kiếp nào cũng thuộc hàng chúng sinh cao quý.

- Có sắc thân xinh đẹp đáng ngưỡng mộ.

- Các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng quý.

- Thân có mùi thơm tỏa ra.

- Miệng có mùi thơm tỏa ra.

- Có trí tuệ nhiều.

- Có trí tuệ sâu sắc.

- Có trí tuệ sắc bén.

- Có trí tuệ nhanh nhẹn.

- Có trí tuệ phong phú.

- Trí tuệ phi thường.

- Nói lời hay có lợi ích…

- Kiếp vị lai có duyên lành gặp Đức Phật, lắng nghe chánh pháp dễ dàng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh ĐạoThánh QuảNiết Bàn...

Đó là những quả báu phát sinh từ niệm Ân đức Tăng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2008)
Vũ trụ này thực sự là gì? Tại sao có những thế giới nhiễm ô của chúng sanh? Làm gì để “chuyển biến” thế giới nhiễm ô thành thế giới thanh tịnh?
(Xem: 3003)
Tôi không cần giải thích tại sao bạn cần phải thực hành Pháp; tôi nghĩ bạn hiểu điều đó.
(Xem: 2621)
Thế giới chúng ta đang sinh sống ắt phải nằm trong “Hoa tạng thế giới”, tức là thế giới Hoa Nghiêm
(Xem: 3525)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề...
(Xem: 3345)
Chúng ta thấy một sự vật bằng cách thấy màu sắc của nó và nhờ màu sắc ấy mà phân biệt với những sự vật có màu sắc khác
(Xem: 4190)
Tiếng Sankrit là Drama (tiếng Tạng là: cho) nghĩa là giữ lấy hoặc nâng đỡ. Vậy Pháp nâng đỡ hoặc duy trì cái gì?
(Xem: 3700)
Trong những nhà phiên dịch kinh điểnthời kỳ đầu của Phật giáo Trung Quốc, ngài Đàm-vô-sấm (曇無讖) hiện ra như một nhà phiên kinh trác việt[1].
(Xem: 4259)
Khi chúng ta mới học lần đầu rằng cứu cánh của sự tu tập đạo Phật có tên gọi là Nibbana (Nirvana, Niết-bàn),
(Xem: 2344)
“Đức Phật nói: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Tu Bồ Đề! Nhất thiết chủng trí, chẳng phải là pháp tạo tác, chúng sanh cũng chẳng phải là pháp tạo tác.
(Xem: 3491)
Đức Phật cho rằng, bạn phải quan sát hơi thở như nó đang là-yathabhuta. Nếu hơi thở dài, bạn biết nó dài, nếu hơi thở ngắn, bạn biết nó ngắn.
(Xem: 4181)
Tâm là kinh nghiệm cá nhân, chủ quan về “điều gì” luôn luôn thay đổi, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác.
(Xem: 3960)
“Cánh cửa bất tử đã mở ra cho tất cả những ai muốn nghe”, đây là câu nói của Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ.
(Xem: 2893)
Trong các kinh thường ví chân tâm là viên ngọc, như viên ngọc như ý, viên ngọc ma ni, lưới Trời Đế Thích…Bài kệ này chỉ thẳng Viên Ngọc Tâm
(Xem: 3362)
Trong Nguồn thiền, Tổ Khuê Phong Tông Mật nói: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiện bày chân lý mà tu là thiền Đại thừa”.
(Xem: 3506)
Trong Kinh Văn Thù quyển hạ có chép: Ngài Văn Thù thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn thì đệ tử của Ngài phân hóa bộ phái như thế nào?
(Xem: 4561)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 3894)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”
(Xem: 4783)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 4054)
Mất 11 năm khổ công tầm đạo, Đức Phật Thích Ca đã đạt đại giác ngộ sau 49 ngày quyết tâm thiền định dưới cội cây bồ đề.
(Xem: 3042)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”...
(Xem: 3793)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao?
(Xem: 3936)
Chí đạo vốn ở tâm mình. Tâm pháp vốn ở vô trụ. Tâm thể vô trụ, tánh tướng tịch nhiên, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt.
(Xem: 3105)
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phậtdi giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.”
(Xem: 3626)
Phật giáo là một tổ chức cộng đồng (Samasambhaga) ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại (-5 CN).
(Xem: 4462)
Đức Phật, một nhân vật lịch sử 3000 năm về trước, ra đời tại Bắc Ấn, là bậc giác ngộ toàn triệt, là bậc đạo sư với nghi biểu đặc biệt xuất hiện ở đời.
(Xem: 3737)
Con người sanh ra để hưởng thụ qua lục dục như tài, sắc, danh, thực, thùy (Ngủ nghỉ), .v.v. Con người trải qua một chu kỳ già, bệnh và cuối cùng là chết.
(Xem: 2271)
Nguyên bản: Teachings On The Eight Verses On Training The Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Anh dịch: Thupten Jinpa. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 2631)
Phật tánh với thành Phật là hai vấn đề khác nhau, không thể đồng nhất được.
(Xem: 3033)
Kinh Tiểu Duyên (Aggaññasutta) trong tiếng Pali có nghĩa là kinh nói về nguyên nhân hay bài giảng về khởi nguyên các pháp.....
(Xem: 2733)
Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất.
(Xem: 4600)
“Thiên đường có lối sao chẳng đi Địa ngục không cửa dấn thân vào”
(Xem: 4934)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 2839)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê,
(Xem: 5292)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 2862)
Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn, nói về sự nhập Niết bàn của Đức Phật.
(Xem: 3303)
Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư danh tiếng, lỗi lạc bậc nhất.
(Xem: 4387)
Nguyên tử giải phóng trở thành nguyên tử năng là đánh dấu thời đại đại phát minh của nhân loại. Là họa hay là phước tạm thời không bàn luận đến.
(Xem: 4955)
Luân hồinhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi.
(Xem: 4718)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 3257)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa...
(Xem: 4564)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 4292)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 6156)
Mùa xuân là dịp để trở về, dừng bước chân hoằng hóa để quán chiếu mọi nhân duyên giữa đời.
(Xem: 3514)
Bản Pháp văn mà tôi giới thiệu ở đây, không phải là toàn văn được in trên giấy, mà chỉ là một phần gọn nhẹ và cô đọng, cắt bớt những giới luật khá khắt khe khó tiếp cận với người Tây phương, nên giản dị và dễ đi vào lòng người.
(Xem: 4035)
Trước đây rất lâu từ những năm 1930, người ta đã chất vấn, phê phán rằng những người theo Phật giáo không biết làm giàu.
(Xem: 6024)
Trong không gian mênh mông của vườn kinh điển Đại Thừa, Diệu Pháp Liên Hoa là đoá hoa vi diệu nhất mà chính Đức Thế Tôn đã ca ngợi
(Xem: 5425)
Trong cuộc sống, nếu một người mất đi niềm tin sẽ trở nên vị kỷ, bất cần và gặt hái khổ đau, dễ dàng bị tác động vào những...
(Xem: 4068)
Đức Phật đã dạy: "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh." Tất cả mọi loài, ai cũng có cái tánh làm Phật. Mình hiểu lời Phật dạy một cách nôn na như vậy.
(Xem: 33133)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 3183)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâmtranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết.
(Xem: 4160)
Phật tánhthực tại tối hậu của chúng sanh và các bậc giác ngộ. Kinh Đại Bát Niết Bàn đã dùng nhiều từ để chỉ Phật tánh này
(Xem: 4741)
Kinh Biệt Giải Thoát Giới - tên gọi khác của Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta) - là bài kinh thứ mười lăm trong Majjhima Nikāya
(Xem: 3098)
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật luôn luôn có mặt trong lòng dân tộc Việt Nam khắp nẻo đường đất nước và gắn bó với dân tộc Việt Nam trong mọi thăng trầm vinh nhục.
(Xem: 3818)
Có nhiều bài kệ rất hay khi xướng lên hay khi tán tụng; hoặc giả khi mạn đàm Phật Pháp; nhưng cũng có lắm bài kệ...
(Xem: 3558)
Từ nhỏ, lúc mới vào chùa khi 15 tuổi của năm 1964 và năm nay 2020 cũng đã trên 70 tuổi đời và hơn 55 năm sống trong Thiền Môn
(Xem: 6561)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 2776)
Vấn đề thế giới địa ngụcvấn đề rất nhiều nghi vấn, những người theo đạo Phật thì tin có thế giới địa ngục, những người không theo đạo Phật thì không tin có thế giới địa ngục và có một hạng người thì nửa tin nửa ngờ.
(Xem: 3234)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm, không chú trọng cho việc làm này...
(Xem: 4593)
Phật tại thế thời ngã trầm luân, Kim đắc nhân thân Phật diệt độ, Áo não tự thân đa nghiệp chướng, Bất kiến Như Lai kim sắc thân.
(Xem: 3462)
Có những bài tán nghe qua là hiểu liền nội dung; nhưng cũng có những bài tán rất khó hiểu, không biết lý do vì sao? Trong đó có bài tán “Chiên Đàn” là một.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant