Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Thị Hiện Thuyết Pháp Trong Kinh Nikàya

08 Tháng Mười Một 202206:18(Xem: 1518)
Phật Thị Hiện Thuyết Pháp Trong Kinh Nikàya
Phật Thị Hiện Thuyết Pháp Trong Kinh Nikàya

Tâm Tịnh 

Phật Thị Hiện Thuyết Pháp


Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộcphổ biến đối với quý Phật tử Đại ThừaThuật ngữ này không thấy xuất hiện trong Tam Tạng Kinh Điển Thượng Tọa Bộ, hay Phật Giáo Nam Truyền. Tuy nhiên, trong các kinh bổn sinh, thuộc Tiểu Bộ Kinh Nikàya, quý bạn đọc có thể nhận biết ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ thông qua những sắc tướng bàng sinh như con nai thuyết pháp, con chó thuyết pháp, con gà thuyết pháp, con quạ, con két vv thuyết pháp bằng giọng người, và giáo pháp của ‘quý bàng sinh’ này tồn tại ở đời 10 ngàn năm, 40 ngàn năm có khi lên đến 60 ngàn năm, khiến vô lượng hữu tình bỏ tà theo chánh, bỏ trượng, bỏ kiếm, đoạn ác tu thiện, sống an vui và sau khi xả bỏ thân mạng, được sinh về thiên giới hay cõi đời này, hưởng sự vui ‘thù thắng’ do thiện nghiệp tích tập trong đờiĐặc biệt, có những chân ngôn chẳng hạn từ con chim công (Tiền thân 491) khiến người nghe hốt nhiên đại ngộ, thấu hiểu đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của tất cả pháp, thâm nhập tri kiến Bích Chi Phậtgiải thoát sinh tử. Trong bài luận này ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau: 1) Làm sao nhận biết Phật thị hiện thuyết pháp? 2) Phật thị hiện thuyết pháp bằng cách nào? 3) Tại sao Phật thị hiện thuyết pháp?

1.  Làm sao nhận biết Phật thị hiện?

Trong Tiểu Bộ Kinh Nikàya có nhiều tích truyện bổn sinh kể về các loài bàng sinh thuyết pháp. Trong bài luận này, để trả lời ‘thích đáng’ ba vấn đề nêu trên, bút giả xin trích dẫn câu chuyện tiền thân số 388 Con Heo Mõm Dài (Tiền Thân Tundila) và những vần kệ tương ưngphù hợp với ý nghĩa và mục đích của bài viết này.   

Nội dung chính của câu chuyện 388 xin được tóm tắt như sau:

Một cụ bà nuôi hai con heo rừng, được cụ mang về từ khi còn rất nhỏ do heo mẹ bỏ rơi trong rừng. Bà rất thương hai chú heo như con mình nên cho chúng ăn ngon và chăm lo chúng chu đáo, theo thời gian hai chú heo lớn và béo tròn. Có nhiều người đề nghị bà cụ bán chúng nhưng bà kiên quyết nói ‘không’ vì thương chúng như con. Một hôm có 30 người uống rượu năn nỉ bà bán, nhưng vẫn không thể làm bà lung lay. Cuối cùng bọn họ phục bà cụ uống rượu say và bà đồng ý bán một con. Bà nói chỉ bán con heo em và không bán con heo anh (Bồ Tát là con heo anh, tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Con heo em biết mình sắp bị làm thịt nên sợ chết, khóc lóc. Nhân đây, Bồ Tát (con heo anh) liền thuyết pháp với dáng an tịnh của một vị Phật:

Người không sinh mạng là vui

Người còn sinh mạng bời bời lo toan

Con người phải chết chớ buồn

Phải vui như hội trăng tròn quanh năm.

Trong khi ngài xem xét Thập hạnh viên mãn (Ba-la-mật), ngài đặt Từ hạnh viên mãn ra trước mặt làm kim chỉ nam và ngâm hai vần kệ đầu, giọng ngài lan xa tận Ba-la-nại khắp cả mười hai dặm. Ngay lúc nghe giọng ấy, toàn dân Ba-la-nại từ quốc vương, phó quốc vương trở xuống đều đi đến đây, cùng những ai không đến đều đứng nghe trong nhà họ.

Quân sĩ nhà vua chặt hết bụi cây, san bằng mặt đất và rải cát lên. Đám người thô tục đã tỉnh cơn say rượu, liền quăng bỏ thòng lọng và đứng nghe Phápbà già nọ cũng tỉnh rượu luôn. Bồ-tát bắt đầu thuyết Pháp cho Heo bé giữa đám quần chúng.

Như vậy bậc Đại Sĩ thuyết Pháp bằng giọng ngọt ngào với vẻ kỳ diệu của một vị Phật. Đám đông hàng ngàn người búng ngón tay, vẫy khăn tung hô và bầu không khí vang dậy tiếng reo:

Tốt lành thay, tốt lành thay!

Vua Ba-la-nại tôn kính mời Bồ-tát lên vương tọa, và làm cho bà già vinh hiển bằng cách truyền tắm hai chú Heo với nước tẩm hương, mặc lễ phục, trang điểm vàng ngọc trên cổ và ban cho địa vị các vương tử trong kinh thành. Vì thế vua bảo vệ hai chú Heo với một đoàn quân hộ tống đông đảo.

Bồ-tát dạy Ngũ giới cho vua và tất cả dân chúng ở Ba-la-nại cùng Kàsi đều giữ Ngũ giới. Bồ-tát thuyết Pháp cho dân chúng vào các ngày trai giới (mồng tám và rằm) và ngồi xử án. Trong thời gian còn tại thế, không có người nào chịu bản án bất công cả. Sau đó vua băng hà, Bồ-tát cử hành tang lễ của vua, rồi ngài truyền viết một sách ghi đủ các phán quyết và bảo:

- Các vị phải theo sách này để xử án.

Sau khi thuyết Pháp cho quần chúng với nhiệt tâm, Ngài cùng chú Heo bé đi vào rừng trong lúc quần chúng than khóc kêu gào. Lời thuyết giảng của Bồ-tát lưu truyền suốt sáu mươi ngàn năm sau.

(Tiểu Bộ Kinh Nikàya. Tiền thân số 388. Con Heo Mõm Dài).

Như vậy, có bốn căn cứ trong đoạn trích tóm lược trên chỉ dấu cho thấy Phật hay Bồ Tát Pháp Thân Đại Sỹ thị hiện thuyết pháp.

1.1 Vần kệ cho thấy ‘ta (con heo) từ ‘chỗ’ vô sanh mà sanh

Người không sinh mạng là vui (con heo anh từ chỗ vô sanh mà sanh nên an vui, không sợ hãi)

Người còn sinh mạng bời bời lo toan (con heo em chấp vào sắc tướng giả tạm này của mình nên lo toan u sầu than khóc vì sợ mất mạng ‘huyễn hoặc’ này.)

Vần kệ đầu tiên cho thấy con heo từ chỗ vô sanh mà sanh, tức là từ Pháp thân (Phật hay Bồ Tát Pháp Thân Đại Sỹ, từ Bát Địa - Thập Địathanh tịnhthường trụbất biến, không sanh, không diệt, không nghiệp, không báo mà sanh, vì thường tịch lặng nên được an vui (chơn lạc). Câu kệ này còn có nghĩa là ‘Sắc’ (con heo) tức là ‘Không’ (từ nơi chơn nhưkhông tánh mà sanh). Chỗ này tương đương với hai câu kệ sau đây trong Kinh Hoa Nghiêm:

Thân Phật vốn vô sanh
Mà thị hiện xuất sanh.

 (Phẩm Như Lai Hiện Tướng thứ 2).

Như vậy, vần kệ trên chỉ dấu cho thấy con heo anh vốn vô sanh (Pháp thân Phật) mà thị hiện xuất sanh để thuyết pháp.

1.2  Thập hạnh viên mãn ba-la-mậtTrong khi ngài (con heo anh) xem xét Thập hạnh viên mãn (Ba-la-mật), ngài đặt Từ hạnh viên mãn ra trước mặt làm kim chỉ nam

Trong Chánh Giác Tông hay Phật Sử (Tiểu Bộ Kinh Nikàya, Pali tạng), Bồ Tát tu tập viên mãn thập ba-la-mật là Bồ tát sắp thành Phật, tương đương với Bồ Tát Pháp Thân Đại sỹ Thập Địa như Bồ Tát Di LặcBồ Tát Văn Thù Sư LợiBồ Tát Quán Thế ÂmBồ Tát Phổ Hiền vv. Bồ Tát ở địa này, thân tự tại tùy duyên ứng hiện hóa độ chúng sanh trong các cõi nước khắp mười phương. Như vậy, con heo là chỗ thị hiện của Bồ tát Pháp Thân Đại sỹ Thập Địa, hay Pháp thân Phật.

Mười phương vi trần cõi

Lưới sáng trùm khắp nơi

Quang minh đều có Phật

Khắp hóa độ quần sanh.

(Phẩm Như Lai hiện tướng, thứ 2)

1.3 Thuyết pháp với dáng an tịnh của một vị Phật

Chư Hiền Thánh Tăng kết tập kinh điển đồng tâm nhất trí trong việc dùng ngôn từ như bậc Đại sĩ, vị Phật dành cho con heo anh trong khi thuyết pháp “Bậc Đại Sĩ thuyết Pháp bằng giọng ngọt ngào với vẻ kỳ diệu của một vị Phật.”, hàm ý Phật thị hiện qua sắc tướng con heo để thuyết pháp cho đại chúng xứ Ba-la-nại và xứ Kasi.

1.4 Pháp âm vô ngại

Không những bậc Đại Sĩ thuyết pháp cho con heo em mà cho cả những người xung quanh, và hơn thế nữa giọng ngài lan xa tận Ba-la-nại khắp cả mười hai dặm. Ngay lúc nghe giọng ấy, toàn dân Ba-la-nại từ quốc vương, phó quốc vương trở xuống đều đi đến chỗ con heo đang thuyết pháp, cùng những ai không đến đều đứng nghe trong nhà họ.

Lời thuyết pháp của ngài vô chướng ngại vì Thanh Không (không thêm, không bớt, không sanh, không diệt, không nghiệp, không báo, không trước, không sau, chẳng động, chẳng khởi, vv). Pháp âm đồng một âm thanh, chẳng phải âm thanh của loài heo mà nghe như tiếng loài heo, chẳng phải âm thanh của loài người, nghe như âm thanh (giọng) người. Tùy theo nghiệp báo sai biệt nên nghe khác nhau. Vì Thanh Không, nên không có chướng ngại về mặt không gian và thời gian, tức là sự sự vô ngại. Cho nên chân ngôn không những con heo em được nghe hiểu, những người tại chỗ được tín thọ, mà còn vượt qua không gian 12 dặm đến cung vua Ba-la-nại khiến vua quan và thần dân tìm đến chỗ con heo để nghe thuyết pháp, và ngay cả những người ở tại nhà của mình cũng nghe được pháp âm của ngài, một bậc Đại Sỹ, một vị Phật qua sắc tướng con heo anh.

Thế Tôn hay diễn một âm thanh
Hữu tình mỗi mỗi tùy loài giải.

(Phẩm 4. Nhân Địa Pháp TạngPhật Thuyết Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh. Hán Văn: Cư Sỹ Hạ Liên Cơ kết tập. Việt Văn: Tâm Tịnh.)

2.  Phật thị hiện bằng cách nào?

2.1 Từ Tánh Không (hay Pháp thânPhật tánh) mà đến

Đồng tử Thiện Tài thưa: Đại Thánh từ xứ nào đến?

Bồ tát Di Lặc nói: Chư Bồ tát không đến không đi, như vậy mà đếnKhông đi không trụ (dừng ở), như vậy mà đến. Không xứ sở, không bám chấp, không sanh, không trụ, không dời, không động, không khởi, không luyến, không bám, không nghiệp, không báo, không khởi, không diệt, không đoạn, không thường, như vậy mà đến.

(Hoa Nghiêm Kinh. Phẩm Nhập Pháp Giới, thứ 39)

Đoạn kinh văn trên cho thấy chư Đại Bồ Tát Pháp Thân Đại Sỹ như Bồ Tát Di Lặc, hay chư Phật từ nơi Tánh KhôngPhật tánh hay Pháp thânQuang minh thanh tịnh mà đến, mà thị hiện, mà hóa hiện.

Quang Minh hóa hiện thành đài tòa

Quang minh thanh tịnh đấng biến tri

Trong vật trang nghiêm đều hiện bóng.

(Hoa Nghiêm Kinh. Phẩm Hoa Tạng thế giới, thứ 5)

Vần kệ thứ nhất, “Người không sinh mạng là vui”, có nghĩa là: con heo anh từ nơi vô sanh mà sanh, tức là Tánh KhôngPháp Thân thanh tịnh mà thị hiện thân heo như huyễn (hiện bóng) để thuyết pháp.

2.2 Như Đại Nguyện ‘thuở xưa” mà đến

Bồ Tát Di Lặc dạy: Này, Thiện nam tử (Thiện Tài Đồng Tử), Bồ Tát từ nơi đại nguyện mà đến, vì nguyện lực thuở xưa gia trì (Nhập Pháp Giới, thứ 39).

Như vậy, Chư Phật, chư đại Bồ Tát nhờ nguyện lực thuở xưa mà thị hiện.

3.  Tại sao Phật thị hiện?

Vì muốn điều phục và cứu hộ chúng sanh, chư Phật, Bồ Tát từ nơi đại từ đại bi mà đến, mà thị hiện

Này thiện nam tử! Bồ tát từ nơi đại bi mà đến, vì muốn điều phục các chúng sanhTừ nơi đại từ mà đến vì muốn cứu hộ các chúng sanh (Nhập Pháp Giới, thứ 39).

Trong tích truyện 388 này có đoạn, “Trong khi ngài (con heo anh) xem xét Thập hạnh viên mãn (Ba-la-mật), ngài đặt Từ hạnh viên mãn ra trước mặt làm kim chỉ nam”, chỉ dấu cho thấy  bậc Đại sỹ vì lòng đại từđại bi mà đến, mà thị hiện thành con heo thuyết pháp cứu mạng con heo bé, thuyết pháp ngũ giớibát quan trai giớithập vương pháp (Bố thínhân từđức hạnh, công bình, thân ái, nhu mì, ôn hòanhẫn nhụcĂn năn, bi mẫn) cho vua quan, thần dân của vương quốc Ba-la-nại và cả xứ Kasi để họ bỏ tà theo chánh, bỏ trượng, bỏ kiếm (đoạn tận sát sanh), đoạn ác tu thiện, khiến cho nhà nhà lạc an, đất nước thái bình, mưa thuận gió hòa, mọi hữu tình đều được sống an yên, hạnh phúcGiáo pháp của Ngài tồn tại ở đời sáu mươi ngàn năm, mang lại lợi lạc lâu dài cho mọi người và mọi loài.

Để ý kỹ có thể nhận thấy rằng câu kệ đầu, Người không sinh mạng là vui, là chân pháp bất tử, dường như là một sự tuyên bố rằng: Ta (con heo) từ ‘nơi’ vô sanh mà sanh, hơn nữa để trấn an con heo em không chấp vào sắc thân như huyễn. Trong khi đó, những lời pháp của Ngài cho đại chúng chỉ chú trọng vào ngũ giớibát quan trai giới và thập vương pháp, mà không thuyết pháp ‘bất tử’, với mục đích để mọi người đoạn ác tu thiện, để có cuộc sống hiền thiện, an lạc trong đời sống hiện thời, và đời sau được tái sinh về thiện thú.

Trong khi đó, chuyện Đại Khổng Tước số 491, Ngài là con chim công thuyết pháp cho người thợ săn, và sau khi nghe thời thuyết pháp ngắn gọn, người thợ săn thấu hiểu tường tận pháp chân đế và trở thành một Bích Chi Phật như đoạn trích sau đây:

Trong lúc người thợ săn nghe bài thuyết Pháp của ngài, ngay tại chỗ người ấy đang đứng, người ấy hiểu lập tức mọi yếu tố cấu tạo nên các vật hữu hình (tứ đại), thấu suốt cả ba đặc tính căn bản của chúng (đó là: vô thường, khổ, vô ngã) và thâm nhập tri kiến của một Độc Giác phật.

 (Tiểu Bộ Kinh Nikàya. Tiền Thân số 491. Chuyện Đại Khổng Tước (Tiền thân Mahà-Mora).

4.  Kết luận

Như vậy, từ lòng đại từ đại bi và từ đại nguyện ‘năm xưa’ vì muốn điều phục và cứu độ chúng sanh mà quý ngài xuất hiện. Tích chuyện 388 này được xem như là một sự thị hiện của Bồ Tát Pháp Thân Đại sỹ Thập Địa (đã thành tựu viên mãn thập Ba-la-mật), hoặc Pháp Thân Phật qua sắc tướng con heo thuyết pháp, mang lại an vui, hạnh phúc cho loài người và muôn loài chúng sanh trong một thời gian lâu dài (60 ngàn năm). Ngoài ra, còn nhiều tích truyện tiền thân khác thuộc Tiểu Bộ Kinh Nikàya cho thấy Phật hay Bồ Tát thị hiện để ban vui, cứu khổ hữu tình chúng sanh, chẳng hạn chuyện tiền thân số 22 Con Chó Rừng Hiền Trí, không những cứu đàn chó rừng thoát cảnh diệt vong, mà còn thuyết pháp cho vua, cận thần, binh sĩ và thần dân để toàn vương quốc sống hiền từ và an lạcĐặc biệt, chuyện tiền thân số 23 và 24 cho thấy Phật hay Bồ tát thị hiện con Ngựa thuần chủng, hy sinh cả tính mạng của mình để cứu tám quốc gia khỏi cảnh chiến tranh tương tàn, và trước khi xả thân mạng ‘ngựa’ huyễn hoặc vì bị thương nặng, Ngài (con ngữa Sindl thuần chủng) thuyết pháp cho tám vị vua, và từ đó nhân dân tám quốc gia sống an hòa, thái bình, như được đúc kết bằng những vần kệ cảm tác sau:

Vương Mã Sindh Trí Dũng

Tiền Thân có kể chuyện rằng

Ba La Nại Quốc phú cường dân đông

Nhưng rồi Trú Xứ bị vây

Bởi vua bảy nước tiến quân chiếm thành

Vua kia phái một kỵ thần

Xông vào trận tuyến cùng Ngựa Sin-dh

Vương Ngựa thuần chủng giống rồng

Phi nhanh nướt đại xé tan quân thù

Bắt ngay năm vị vua đầu

Đến vua thứ sáu bị gươm đâm người

Máu ra đau đớn khôn cùng

Ngựa không chịu nghỉ dưỡng thương đầu hàng

Khuyên người Kỵ sĩ bó băng

Lao ngay vào chốn ba quân không người

Bắt ngay hoàng đế cuối cùng

Mang về ra mắt Vua thành Bratta

Lại khuyên Vua thả cừu quân

Sống nhu hòa thuận an yên nhân quần

Khuyến Vua thưởng phạt công minh

Theo thập vương pháp toàn dân chan hòa

Ngay khi vừa dứt Lời Vàng

Sin-dh nhắm mắt ra đi an lành!

(Tiểu Bộ Kinh Nikàya. Tiền thân số 23. Chuyện con ngựa thuần chủng (Tiền thân Bhojanìya)

Cứu giúp bằng đạo lý là công hạnh của các vị Bồ Tát hoặc những hành giả Đại Thừa phát Vô Thượng Tâm, tu Bồ Tát Đạo, được ghi lại trong nhiều Kinh Đại Thừa Phật Giáocụ thể như sau:

Thường làm theo tâm từ

Từ bỏ tưởng giận hại

Đại bi thương chúng sanh

Quặn lòng rơi nước mắt

Tu làm thân đại hỷ

với mình cũng đắc pháp

Cứu giúp bằng đạo lý

Ấy là Bồ Tát Hạnh.

(Kinh Hiền Ngu. Phẩm I. Phạm Thiên Thỉnh Pháp. Hòa Thượng Thích Trung Quán dịch từ Hán Văn)

Tâm Tịnh cẩn bút                              

Nguyện đem công đức này
Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh Tây Phương Tịnh Độ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2025)
Vũ trụ này thực sự là gì? Tại sao có những thế giới nhiễm ô của chúng sanh? Làm gì để “chuyển biến” thế giới nhiễm ô thành thế giới thanh tịnh?
(Xem: 3032)
Tôi không cần giải thích tại sao bạn cần phải thực hành Pháp; tôi nghĩ bạn hiểu điều đó.
(Xem: 2646)
Thế giới chúng ta đang sinh sống ắt phải nằm trong “Hoa tạng thế giới”, tức là thế giới Hoa Nghiêm
(Xem: 3552)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề...
(Xem: 3378)
Chúng ta thấy một sự vật bằng cách thấy màu sắc của nó và nhờ màu sắc ấy mà phân biệt với những sự vật có màu sắc khác
(Xem: 4219)
Tiếng Sankrit là Drama (tiếng Tạng là: cho) nghĩa là giữ lấy hoặc nâng đỡ. Vậy Pháp nâng đỡ hoặc duy trì cái gì?
(Xem: 3734)
Trong những nhà phiên dịch kinh điểnthời kỳ đầu của Phật giáo Trung Quốc, ngài Đàm-vô-sấm (曇無讖) hiện ra như một nhà phiên kinh trác việt[1].
(Xem: 4276)
Khi chúng ta mới học lần đầu rằng cứu cánh của sự tu tập đạo Phật có tên gọi là Nibbana (Nirvana, Niết-bàn),
(Xem: 2358)
“Đức Phật nói: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Tu Bồ Đề! Nhất thiết chủng trí, chẳng phải là pháp tạo tác, chúng sanh cũng chẳng phải là pháp tạo tác.
(Xem: 3527)
Đức Phật cho rằng, bạn phải quan sát hơi thở như nó đang là-yathabhuta. Nếu hơi thở dài, bạn biết nó dài, nếu hơi thở ngắn, bạn biết nó ngắn.
(Xem: 4211)
Tâm là kinh nghiệm cá nhân, chủ quan về “điều gì” luôn luôn thay đổi, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác.
(Xem: 3993)
“Cánh cửa bất tử đã mở ra cho tất cả những ai muốn nghe”, đây là câu nói của Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ.
(Xem: 2920)
Trong các kinh thường ví chân tâm là viên ngọc, như viên ngọc như ý, viên ngọc ma ni, lưới Trời Đế Thích…Bài kệ này chỉ thẳng Viên Ngọc Tâm
(Xem: 3407)
Trong Nguồn thiền, Tổ Khuê Phong Tông Mật nói: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiện bày chân lý mà tu là thiền Đại thừa”.
(Xem: 3525)
Trong Kinh Văn Thù quyển hạ có chép: Ngài Văn Thù thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn thì đệ tử của Ngài phân hóa bộ phái như thế nào?
(Xem: 4589)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 3924)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”
(Xem: 4814)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 4083)
Mất 11 năm khổ công tầm đạo, Đức Phật Thích Ca đã đạt đại giác ngộ sau 49 ngày quyết tâm thiền định dưới cội cây bồ đề.
(Xem: 3063)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”...
(Xem: 3803)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao?
(Xem: 3952)
Chí đạo vốn ở tâm mình. Tâm pháp vốn ở vô trụ. Tâm thể vô trụ, tánh tướng tịch nhiên, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt.
(Xem: 3123)
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phậtdi giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.”
(Xem: 3646)
Phật giáo là một tổ chức cộng đồng (Samasambhaga) ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại (-5 CN).
(Xem: 4496)
Đức Phật, một nhân vật lịch sử 3000 năm về trước, ra đời tại Bắc Ấn, là bậc giác ngộ toàn triệt, là bậc đạo sư với nghi biểu đặc biệt xuất hiện ở đời.
(Xem: 3763)
Con người sanh ra để hưởng thụ qua lục dục như tài, sắc, danh, thực, thùy (Ngủ nghỉ), .v.v. Con người trải qua một chu kỳ già, bệnh và cuối cùng là chết.
(Xem: 2304)
Nguyên bản: Teachings On The Eight Verses On Training The Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Anh dịch: Thupten Jinpa. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 2667)
Phật tánh với thành Phật là hai vấn đề khác nhau, không thể đồng nhất được.
(Xem: 3071)
Kinh Tiểu Duyên (Aggaññasutta) trong tiếng Pali có nghĩa là kinh nói về nguyên nhân hay bài giảng về khởi nguyên các pháp.....
(Xem: 2761)
Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất.
(Xem: 4634)
“Thiên đường có lối sao chẳng đi Địa ngục không cửa dấn thân vào”
(Xem: 4976)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 2870)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê,
(Xem: 5377)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 2894)
Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn, nói về sự nhập Niết bàn của Đức Phật.
(Xem: 3333)
Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư danh tiếng, lỗi lạc bậc nhất.
(Xem: 4420)
Nguyên tử giải phóng trở thành nguyên tử năng là đánh dấu thời đại đại phát minh của nhân loại. Là họa hay là phước tạm thời không bàn luận đến.
(Xem: 4980)
Luân hồinhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi.
(Xem: 4745)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 3286)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa...
(Xem: 4594)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 4315)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 6181)
Mùa xuân là dịp để trở về, dừng bước chân hoằng hóa để quán chiếu mọi nhân duyên giữa đời.
(Xem: 3541)
Bản Pháp văn mà tôi giới thiệu ở đây, không phải là toàn văn được in trên giấy, mà chỉ là một phần gọn nhẹ và cô đọng, cắt bớt những giới luật khá khắt khe khó tiếp cận với người Tây phương, nên giản dị và dễ đi vào lòng người.
(Xem: 4076)
Trước đây rất lâu từ những năm 1930, người ta đã chất vấn, phê phán rằng những người theo Phật giáo không biết làm giàu.
(Xem: 6057)
Trong không gian mênh mông của vườn kinh điển Đại Thừa, Diệu Pháp Liên Hoa là đoá hoa vi diệu nhất mà chính Đức Thế Tôn đã ca ngợi
(Xem: 5454)
Trong cuộc sống, nếu một người mất đi niềm tin sẽ trở nên vị kỷ, bất cần và gặt hái khổ đau, dễ dàng bị tác động vào những...
(Xem: 4105)
Đức Phật đã dạy: "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh." Tất cả mọi loài, ai cũng có cái tánh làm Phật. Mình hiểu lời Phật dạy một cách nôn na như vậy.
(Xem: 33330)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 3212)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâmtranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết.
(Xem: 4200)
Phật tánhthực tại tối hậu của chúng sanh và các bậc giác ngộ. Kinh Đại Bát Niết Bàn đã dùng nhiều từ để chỉ Phật tánh này
(Xem: 4767)
Kinh Biệt Giải Thoát Giới - tên gọi khác của Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta) - là bài kinh thứ mười lăm trong Majjhima Nikāya
(Xem: 3133)
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật luôn luôn có mặt trong lòng dân tộc Việt Nam khắp nẻo đường đất nước và gắn bó với dân tộc Việt Nam trong mọi thăng trầm vinh nhục.
(Xem: 3852)
Có nhiều bài kệ rất hay khi xướng lên hay khi tán tụng; hoặc giả khi mạn đàm Phật Pháp; nhưng cũng có lắm bài kệ...
(Xem: 3589)
Từ nhỏ, lúc mới vào chùa khi 15 tuổi của năm 1964 và năm nay 2020 cũng đã trên 70 tuổi đời và hơn 55 năm sống trong Thiền Môn
(Xem: 6606)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 2816)
Vấn đề thế giới địa ngụcvấn đề rất nhiều nghi vấn, những người theo đạo Phật thì tin có thế giới địa ngục, những người không theo đạo Phật thì không tin có thế giới địa ngục và có một hạng người thì nửa tin nửa ngờ.
(Xem: 3270)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm, không chú trọng cho việc làm này...
(Xem: 4631)
Phật tại thế thời ngã trầm luân, Kim đắc nhân thân Phật diệt độ, Áo não tự thân đa nghiệp chướng, Bất kiến Như Lai kim sắc thân.
(Xem: 3497)
Có những bài tán nghe qua là hiểu liền nội dung; nhưng cũng có những bài tán rất khó hiểu, không biết lý do vì sao? Trong đó có bài tán “Chiên Đàn” là một.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant