Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 1. Bối Cảnh

06 Tháng Chín 201000:00(Xem: 6412)
Chương 1. Bối Cảnh

TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT
Thích Chơn Thiện
Nhà xuất bản Phương Đông

Chương một

Bối cảnh

Ấn Độ là một trong những vùng đất có nền văn minh cổ nhất của lịch sử loài người. Đấy là nền văn minhthượng lưu sông Indus (sông Ấn), trải xuống cả thượng lưu sông Gange (sông Hằng). Trong một thời gian dài, ít ra là từ năm 4000 đến năm 1000 trước Tây lịch, nơi đây đã là nơi tập trung của những sắc dân định cư như Mundian, Samerian...., và đông nhất, nổi bật nhất là dân Dravidian. Có thể nói trung tâmlinh hồn của nền văn minh tương đối thuần chất và cổ nhất Ấn Độ đã tập trung ở vùng Punjab (Ngũ Hà), thượng lưu sông Indus đã nói trên. Đây là một nền văn minh nông nghiệp, ở thời đại đồ đồng. Các khai quật khảo cổ học đã xác minh nơi đây có một thành phố lớn được xây dựng vào khoảng hai, ba nghìn năm trước Tây lịch.

Đến thế kỷ XIII trước Tây lịch, một nhữngánh dân Aryan từ vùng Caucasia, giữa Lý Hải và Hắc Hải (thuộc Aménia, Liên bang Xô viết (cũ) giáp giới châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, tràn xuống vượt qua rặng núi Hindu-Kush mà vào Tây Bắc Ấn Độ, xuống vùng Punjab. Nơi đây họ gặp sức kháng cự mãnh liệt và khá bền bỉ của dân Dravidian. Nhưng người Aryan vốn là dân du mục, rất thiện chiến, đã đánh thắng sắc dân bản địa. Người Dravidian một phần chuyển xuống phía Nam và Đông nam, hoặc giữ thuần chủng hoặc hợp chủng cùng một số sắc dân khác, lập thành các nước nhỏ; một phần khác ở lại vùng Punjab, chung sống và chịu sự thống trị của dân Aryan.

Có lẽ Punjab là mảnh đất thuận tiện, khí hậu không đến nỗi quá khắt khe; thung lũng rộng rãi đã được khai phá trồng trọt; thành phố to lớn, quy củ; mức sống điều hòa, gồm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp sơ khởi, biểu hiện một nền văn minh, văn hóa vững chãi. Do đó mà một bộ tộc du mục quen săn bắn, quen vó ngựa đường trường với gươm giáo, cung tên là những người Aryan, đã dừng chân lại nơi đây, áp đặt sự cai trị của họ vào dân bản xứ. Nhưng người bị trị lại là kẻ có nền văn minh cao hơn, nên người cai trị mặc dầu tự coi là có đẳng cấp cao, có quyền áp đặt, cai trị, tổ chức chính quyền... lại nhuốm tư tưởng của kẻ mình cai trị. Hai nền văn hóa đã dung hợp với nhau, quốc giatiến bộ, mở mang công, nông nghiệp, thương nghiệp và kỹ thuật phát triển. Văn minh chuyển sang thời đại đồ sắt. Tư tưởng, tôn giáo phong phú, đa dạng hơn.

Các bộ kinh Vedas (Phệ-đà) đặc biệt là bộ Rig-Veda (Câu-thi Vệ-đà) của người Aryan được hình thành khi chính quyền vùng Punjab đã hoàn toàn lọt vào tay người Aryan. Tư tưởng cốt lõi của bộ Kinh tất nhiên nhuốm màu sắc của dân Aryan, cơ hồ như từ thời xa xưa, ở vùng Caucasia hay ở đâu đó từ trước nữa, hay từ những trạm dừng chân, sau khi qua nhiều rừng núi, sa mạc hoang vu hay vùng thảo nguyên rộng lớn, dưới ánh mặt trời gay gắt, dưới mưa lũ, gió táp bão bùng, băng tuyết lạnh lẽo, hay bên ánh lửa bập bùng đêm thâu... một vũ trụ lồng lộng đầy quyền uy nhưng có liên hệ mật thiết với con người, một cái gì vĩ đại, rộng cao khó miêu tả, ca ngợi bao nhiêu cũng không đủ, đó là Brahman. Vũ trụ quan này lại trở nên gần gũi hơn, cụ thể hơn qua hình bóng của thần Đất, thần Cây, thần Bò của dân Dravidian, của văn minh nông nghiệp cổ đại.

Tư tưởng Brahman và có lẽ cả một số lớn lời thơ vốn có từ trước rất lâu, bấy giờ, khoảng 1200 năm đến 1000 năm trước Tây lịch đã được thể hiện, sắp xếp, sáng tạo thêm, thành những bài tán ca phong phú, đẹp đẽ. Trong khoảng hơn hai trăm năm, 1017 bài tán ca, sau bổ túc thêm 11 bài đã được sắp xếp hình thành; nói đúng hơn, một số đã hình thành từ trước đó rất lâu và một số đã được thêm thắt vào sau đó rất lâu. Các bộ Vedas khác như Samma-Vedas (Sa-ma Phệ-đà), Yajur-Vedas (Gia-du Phệ-đà) và Athar-Veda (A-thát Phệ-đà, sau này được kể là một Phệ-đà) đã được hình thành sau đó có thể cả hàng thế kỷ. Các bộ này thiên trọng quá nhiều về sự cầu đảo tế lễ.

Sau vài ba thế kỷ của chiến đấu, áp bức, đấu tranh, pha trộn, dung hóa...., vùng Punjab đã trở thành những quốc gia phồn vinh, có nền văn minh khá rực rỡ và người ta thường gọi là Trung Quốc hay Trung Ương (Medhyadesa). Các quốc gia ở đây thuộc hệ thống văn minh đô thị, càng lúc càng hưng thịnh. Kuruksetna (Câu-lư), Pancàla (Bá-ca-la), Matsya (Ma-dã), Yuracena (Tú-ma-sắc-na)... Đấy là vào thế kỷ thứ X, thứ IX trước Tây lịch. Văn minh Trung Ương bắt đầu tràn xuống phía Nam và Đông Nam, xuôi theo sông Gange (Hằng Hà), theo vết chân của những cuộc di dân, chủ yếu là của người Aryan; đôi khi có thể là bằng vó ngựa trường chinh, nhưng phần lớn là bằng sự thân hữu, bằng những trao đổi buôn bán, bằng sự truyền bá tôn giáo, tư tưởng, học thuật... Các quốc gia phía Nam và Đông Nam, ban đầu bị xem là những vùng bán khai hay man dã, đã tìm cách vươn lên khi chung sống với những người ở phương Bắc tràn xuống. Các quốc gia này cũng đã học hỏi Trung Ương qua những lần tham gia chiến tranh theo tính cách chư hầu được các quốc gia Trung Ương gọi đến nhờ giúp đỡ, hoặc tự tìm lên phía Bắc buôn bán, học tập... Với tinh thần tự cường, các quốc gia phía Nam và Đông Nam đã lớn mạnhững dần, và trong vài thế kỷ, đến thế kỷ thứ VII trước Tây lịch, đã trở nên phồn thịnh: Kosala (Câu-tát-la), Kasi (Ca-thi), Videba (Vi-đê-bà), Magadha (Ma-kiệt-đà) với những thành phố lớn gồm lâu đài, dinh thự, công viên, chợ búa... Sàvathi (Xá-vệ) của Kosala, Ràjagaha (Vương Xá) của Magadha, Kosambi (Kiều-thướng-di) của Vamsa (Vam-di), Vesali (Phệ-xá-ly) của Vajji (Bạt-kỳ)...

Văn minh văn hóa ở các quốc gia Trung Ương đã phát triển rực rỡ, kết quả của sự hòa hợp của hai nền văn minh Dravidian và Aryan qua tổ chức theo hệ thống tư tưởng Vedas, nhưng đến thế kỷ thứ VII, VI trước Tây lịch thì có vẻ như khựng lại. Bà-la-môn giáo lấy Vedas làm căn bản, đã thiết lập một trật tự chặt chẽ gồm bốn đẳng cấp: Bà-la-môn (Brahmana - lễ sư), Sát-đế-lợi (Shastriya - vương tộc, chiến sĩ), Tỳ-xá-da (Vaisya - thứ dân, nông công thương) và Thủ-đà-la (Sudra - nô lệ, lao động cấp thấp). Bốn đẳng cấp trên tuy nhằm phân chia chặt chẽ ở mặt thực hiện tôn giáo nhưng rõ ràngảnh hưởng đến mọi lãnh vực, bình diện: kinh tế, chính trị, xã hội... nhất là ở thời điểm mà ý thức tư tưởng, tôn giáo đang phát triển cao độ. Quyền lãnh đạo tinh thần, đặc biệt trong việc thực hành tôn giáo, tế lễ là đặc quyền của đẳng cấp Bà-la-môn; kế đến là sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quốc gia của đẳng cấp Sát-đế-lợi là động lực đẩy mạnh sự phát triển quốc gia lúc khởi đầu và huy động mọi hoạt động trong quá trình phát triển quốc gia. Sự phân chia đẳng cấp như thế, đương nhiên đã ngăn cản sức vươn lên của số đông lao động là hai đẳng cấp Tỳ-xá-đa và Thủ-đà-la vốn bị coi là thấp kém hơn,thậm chí đẳng cấp sau cùng là Thủ-đà-la hầu như bị tước hết mọi quyền lợi. Từ đó, dần dần hình thành tư tưởng đấu tranh bất bình và về lâu về dài, việc tổ chức lại xã hội đương nhiên phải được thực hiện.

Tổ chức xã hội theo hệ thống Bà-la-môn, do trí tuệ, do kỹ năng lãnh đạo, do quyền lực, đã ổn định đời sống, nâng cao sản xuất, tạo một bước tiến dài, một bước ngoặt mới trong lịch sử Ấn Độ. Nhưng khi quốc gia đã lớn mạnhững, cơ sở hạ tầng đã phát triển cao thì cái kiến trúc thượng tầng đã có dấu hiệu không kham nổi vai trò của mình, khởi đầu làm trở ngại việc phát triểu của quốc gia. Có thể nói, cái sinh khí của quốc gia bấy giờ hầu như đã suy giảm. Các tế lễ, nghi thức tôn giáo, và sự lệ thuộc về tinh thần và về sinh hoạt hằng ngày của người dân vào Bà-la-môn giáo quá nhiều. Tất cả thành ra gò bó, đơn điệu, buồn tẻ. Đã đến lúc các quốc gia muốn tiến hơn nữa, phải đón nhận một tư tưởng lãnh đạo khác, hoặc đã đến lúc Bà-la-môn giáo muốn tiếp tục đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, phải chuyển biến thành một hệ thống mới.

Các quốc gia phía Nam và Đông Nam đang phát triển, ý thức tự do đang nẩy nở, tinh thần thực dụng đã đậm đà theo với sự chuyển đổi sang văn minh đồ sắt song song với phát triển kỹ thuật, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Tất cả tạo nên một khí thế mới, thực tiễn mang tính chất nhân bản hơn.

Các kinh Vedas từ chỗ phản ảnhững bóng dáng của các bậc thấu thị (Rsi-Risi), ca ngợi đấng tối cao, ca ngợi một Đại ngã vũ trụ rộng lớn đầy quyền năng là Brahman, sau đó đã đưa Brahman gần gũi với con người hơn bằng các hình thức cầu đảo, tế lễ. Nhưng một khi văn minh đã cao, tư tưởng đã phát triển khai phóng thì các mẫu thức hình nhi thượng, dù đã được kéo thấp xuống trong nếp sinh hoạt qua giới cấm, nghi lễ.... vẫn là những gò bó, xa vời, trái với lòng yêu tự do, yêu thực tiễn lúc bấy giờ.

Chuyển biến đầu tiên của Bà-la-môn giáo là việc giải thích kinh Vedas theo nhiều cách khác nhau theo từng hệ phái Vedanga. Sau đó, nét đặc sắc nổi bật, đánh dấu một bước tiến, một nét mới thoát thai từ các Vedas là tư tưởng Upanisads (Áo nghĩa thư). Học thuyết được bao gồm trong 108 (?) bộ sách, đặc biệt là mười ba bộ thường được nhắc nhở: Isàvgàsya, Kena, Katha, Chàndoya, Brakadànanyaka, Kansìtaki, Maitràyaniya, Prasna, Mundaka, Tattrirìya, Màndakya, Aitareya và Svetàsvatara. Hơn phân nửa trong số mười ba bộ trên được hình thành trước thời Phật (từ năm 700 đến 550 trước Tây lịch). Học thuyết này nhằm giải thích, triển khai các kinh Vedas theo tinh thần mới, cụ thể, sâu sắc, chi li hơn. Cái Tiểu ngã (Atman) được khám phá, được đào sâu. Thần Brahman có đầy đủ trong thần Atman, cái Đại ngã bao gồm trong Tiểu ngã. Nguyên nghĩa của từ Upanisad là ngồi gần, ngồi nghe, ngồi dưới chân Thầy. Mối liên hệ của cá nhân, của cái Tôi với siêu nhiên trở nên thân mật hơn. Tiểu ngã (Atman) có nghĩa là thân thể, là hơi thở, là bản thể, là tự ngã, linh hồn. Học thuyết Upanisad nỗ lực cổ súy cái Ngãi, minh họa con đường để Tiểu ngã đồng nhất với Đại ngã, vũ trụ.

Từ đây, tư tưởng thoát ly cái khuôn mẫu cũ đã manh nha và lớn lên. Song song với bối cảnh kinh tế và xã hội, tư tưởng triết học không chịu hạn hẹp vào những chi phối của hệ thống Vedas, dù là Vedas đã chuyển màu sắc qua Upanisads. Các phái Lục sư xuất hiện và lôi kéo theo mỗi phái một số đông tín đồ, đệ tử, tạo nên một không khí triết học tưng bừng của một thời kỳ mới. Sáu phái này, có thể nói là các tư tưởng phản Vệ-đà. Đại khái, dựa vào kinh Sa-môn Quả trong Trường Bộ kinh (Dìgha Nikàya), ta có thể kể:

- Purana Kassàpa (Phú-lan-na Ca-diếp), theo chủ nghĩa Hòai nghi.

- Makkhali Gosala (Mạt-già-lê Câu-xá-la), theo chủ nghĩa Tất nhiên luận, tin tưởng vào sự giải thoát tất yếu, tối hậu của con người.

- Ajita Kesakambali (A-kỳ-đa Kê-sa-khâm-bà-la), theo chủ nghĩa Duy vật luận thuần túychủ nghĩa Khoái lạc cực đoan.

- Pukudha Kaccayana (Phù-đa-na Ca-chiên-diên), chủ trương Tâm thường hằng, bất diệt.

- Sanjaya Bellathiputta (Tân-nặc-da Tỳ-la-nê-tử), chủ trương theo Cảm hứng, trực giác tùy thời.

- Niganthà Nataputta (Ni-kiền-tử Nhã-đề-tử), tức Mahavira (Ma-ha-vi-đà), giáo chủ Kỳ-na giáo, chủ trương khổ hạnh, có luân hồi, nghiệp quả. Học thuyết rất có uy tín, có một số điểm tương đồng với Phật giáo.

Thực ra, trong khung cảnh ấy, còn rất nhiều học thuyết khác nữa. Ngũ phần luật có ghi bấy giờ vua Tân-tỳ-sa-la là Ca-lưu mở tiệc đãi đại diện các môn phái gồm chín mươi sáu vị. Các học pháitôn giáo mới như thế đã lan tràn khắp nơi và chi phối ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo.

Các quốc gia đang vươn lên ở phía Nam và Đông Nam Trung Ương tất nhiên vẫn đang chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo nhưng không quá nặng nề, vì ở xa Trung Ương, vì dân ở đây ít thuần chủng hơn và vì một số lý do khác đã nêu. Đây là những mảnh đất gieo trồng và phát triển của các học thuyết kể trên. Magadha là trung tâm hoạt động của Lục sư. Hai vị hiền triếtđức Phật đến hỏi đạo khi mới xuất gia là Alàra Kàlama (phái Samkhya - Số luận) và Uddaka Ràmaputta (phái Yoga - Du-già) là hai lãnh tụ hai Sa-môn đoàn nổi danh ở Magadha (Ma-kiệt-đà) và Vesali (Tỳ-xá-li). Ba anh em Trưởng lão Kassapa (Ca-diếp) thuộc đoàn Sa-môn Latilika, phái Nigradha (Phạm chí Ni-câu-lư) được ghi trong A-hàm, tu ở gần thành Ràjagaha (Vương Xá) thuộc Magadha (Ma-kiệt-đà)... Nhìn chung từ Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) đến Savatthi (Xá-vệ) sang Kasina (Câu-thi-na), Vesali (Phệ-xá-ly), Rajagaha, Baranàsi (Ba-la-nại) là những đô thị lớn, cho đến các vùng hẻo lánh đều có xuất hiện bóng dáng của các triết gia, đạo gia của đủ các môn phái.

Trong số các quốc gia mới vươn lên, Kosala (Câu-tát-la) và Magadha là hai quốc gia lớn mạnh nhất. Riêng nước Magadha đang có sức vươn nhanh, lãnh thổ ở sát ngay hạ lưu sông Gange (Hằng Hà), phía đông gần ra tới biển, phía Tây trải đến sông Sona (Thiệm-ba) và phía Nam giáp núi Pundra (Tân-đô-la). Magadha đang tranh chấp ảnh hưởng với Kasala trong thời Phật và đến khi Phật sắp nhập diệt thì đã thanh toán một số nước nhỏ và áp đảo được Kosala, mở đầu cuộc thống nhất Ấn Độ vào hai trăm năm sau.

Trong vòng năm trăm năm, kể từ thế kỷ thứ X trước Tây lịch trở về sau, tư tưởng xã hội Ấn Độ đã qua những va chạm đấu tranh, mâu thuẫn, tổng hợp, phân chia... qua những giai đoạn khi thì âm thầm, khi thì ồ ạt, khi thì trải ra bề rộng, vươn lên chiều cao, lắng xuống bề sâu..., tạo nên một bối cảnh đa dạng, phong phú với những vấn đề rối rắm, đa đoan. Đây là kết quả đương nhiên của một cơ thể sống, rất thực, rất biện chứngcon người, là những con người trong một xã hội, trong một cộng đồng những xã hội, là loài người. Những chuyển biến, thao thức, trăn trở của triết học, đạo học tiếp diễn không ngừng đã chứng tỏ cuộc sống tinh thần, và từ đó, cuộc sống vật chất, còn có trở ngại, còn chưa trọn vẹn, còn khổ đau. Chân lý vẫn lừng lững ra đấy, tròn đầy, phổ biến trong cái thực tại này đây; có điều, cái "đương sự" người không nắm bắt được trọn vẹn, có khi chỉ cảm nhận được trong phút chốc, hoặc lâu hơn, nhưng vẫn chưa đủ để gọi là thể nghiệm, thông hội, thể chứng. Lại nữa, phương pháp thể nghiệm chứng đạt chân lý, cách diễn tả bằng ngôn ngữ - dù qua giao tiếp hay suy tư - vẫn là vấn đề nan giải.

Hãy nói riêng Ấn Độ vào thời ấy, ngoài các vị thần đầy quyền năng được chấp nhận theo truyền thống tín ngưỡng, chưa có một con người thực sự, con người lịch sử, cao cả mà gần gũi với mọi người, con người giác ngộ chân lý có khả năng đặt lại vấn đề để giải quyết và từ đó giải quyết mọi rối rắm của tư tưởng bấy giờ. Vị ấy không phải là đấng sáng tạo, không độc quyền giữ chân lý, không mang lại cái gì mới lạ với thực tại, không đặt thêm tư tưởng, học thuyết. Vị ấy chỉ dung nạp, dung hóa, hòa hợp. Vị ấy bắt đầu bằng thực tại, thực hiệnthành tựu trong thực tại bằng một sự việc rất thực là cứu khổ, giải thoát cho con người .

Vị ấy là đức Phật.

Ngài là một thái tử, tên Siddhattha (Tất-đạt-đa), dòng họ Gotama (Cồ-đàm), Vương tộc Sakya (Thích-ca, thuộc đẳng cấp Shatiya (Sát-đế-lợi), con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hòang hậu Mayadevì (Ma-gia). Ngài sinh vào năm 544 trước Tây lịch, tại vườn Lumbini (Lâm-tỳ-ni), phía Đông thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), nước Kapilavatthu.

Tưởng cũng nên xác định sơ qua vị trí của một số đô thị, quốc gia, những nơi từng in dấu chân đức Phật và các Tỳ-kheo đệ tử của Ngài.

Kapilavatthu là một nước nhỏ, hiện nay là Tilaura Kot, thuộc Nepal, giáp giới với Ấn Độ. Chếch về Tây khoảng một trăm km là Sàvatthi (Xá-vệ) thuộc Kosala, nay là Sàhet Mahet ở hữu ngạn sông Rapti. Chếch xuống phía Đông Nam Kapilavatthu chừng hai trăm km là thành Kusinagara (Câu-thi-na) thuộc Kasia (Ca-thi), ở phía Utta Pradesh hiện nay, cách hai trăm km về Đông, hơi xuôi Nam là thành Vesali (Phệ-xá-ly) thuộc Vamsa (Vam-di), nay là Besàrh trên sông Gandaki. Vẫn xuôi về Đông và chếch xuống Nam, băng qua sông Gange, cách Vesali chừng hai trăm km là thành Ràjagaha (Vương Xá), kinh đô của Magadha (Ma-kiệt-đà), nay thuộc xứ Bihar. Phía Nam Ràjagaha vài chục cây số là Gaya, nay là Boddhigaya, nơi Phật thành đạo. Sát ngay đó, xuống phía Nam là vùng rừng núi, nơi đức Phật sáu năm tu khổ hạnh. Cách Gaya chừng ba trăm km về phía Tây, hơi chếch lên Bắc là Baranàsi (Ba-la-nại), thành phố nằm ngay trên bờ tả ngạn sông Gange. Ngược dòng sông Gange chừng ba trăm km, đi về Nam vài chục km là Kosambi (Kiều-thướng-di) thuộc Vamsa, nay là Kosam, ở phía tây Nam Allahàbàd.

Các khoảng cách nói trên là tính theo đường chim bay, chỉ là các con số tương đối; nếu kể theo đường bộ hiện nay, đặc biệt là vào thời ấy tất nhiên là phải khác hơn nhiều, con số thực có thể dài gấp đôi hay hơn nữa.

Theo Kinh Đại Bổn, Trường Bộ (và nhiều kinh khác của Nikàya), thái tử Siddhattha lúc mới sinh ra có ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, dấu hiệu của bậc cdg, hoặc vị Chuyển Luân vương trong tương lai. Bảy ngày sau khi Thái tử đản sinh, hoàng hậu Màyadevì từ trần. Thái tử lớn lên, được rèn tập thông suốt tất cả các học nghệ, cho đến khả năng suy luận, biện thuyết, suy tư, Ngài đều tỏ ra xuất chúng. Khi lớn lên, Ngài đã có tư tưởng muốn thoát ly, tầm đạo; vua cha biết được, dùng mọi xa hoa vật chất để mong buộc chân Ngài. Theo lệnh vua cha, Ngài cưới Yasodhàra (Da-du-đà-la), một công chúa tài sắc, đức hạnh của nước Kosala láng giềng. Năm hai mươi chín tuổi, Thái tử đã có một con trai là Rahula (La-hầu-la). Nhìn thấy những biểu tượng khổ đau (già, bệnh, chết) và cốt cách thanh thoát của một vị Sa-môn, sau bao nhiêu suy tư, băn khoăn, thao thức về khổ đau, về cứu khổ, giải thoát, Thái tử quyết định bí mật rời hoàng cung, từ bỏ tất cả những gì mà đời gọi là hạnh phúc trần gian, ra đi tìm đạo lớn. Trong đêm khuya, Ngài ra khỏi thành một mạch thẳng đến hết địa phận của nước Kapilavatthu. Nơi đây Ngài từ giã Chandaka (Xa-nặc), người hầu cận trung thành, và Kanthaka (Kiền-trắc), con tuấn mã của Ngài. Ngài đổi vương y, khoác áo tu sĩ, một thân một mình dong ruổi trên đường tầm đạo. Ngài xuôi về phía Đông Nam, vượt núi đồi, làng mạc đến Vesalì học hỏi đạo sĩ Alàra Kàlama (A-la-raa Già-đa-na), lãnh tụ phái Samkhya, và sau đó chứng đắc quả vị cao nhất mà vị này đã đạt được là nhập được Vô sở hữu xứ định. Chưa vừa ý với kết quả này, Thái tử xuôi về Đông, chếch xuống phía Nam, vượt qua sông Gange, đến Magadha, tiến về kinh đô Ràjagaha (Vương Xá), nơi tập trung văn hóa, tư tưởng, đạo học của những môn phái thời danh để học với đạo sĩ Uddaka Ràmaputta (Ưu-đà-già La-ma-tử), lãnh tụ phái Yoga (Du-già), và cũng không bao lâu Ngài chứng đắc quả vị cao nhất của vị này là nhập vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Đây là quả vị cao nhất mà người đương thời đạt được. Bằng trí tuệ cao vời, Thái tử, hay nói đúng hơn, Bồ-tát thấy rằng trong quả vị lớn lao này vẫn còn vướng mắc nghiệp quả, chân lý chưa được chứng nghiệm trọn vẹn. Ngài nhập định quán sát cùng khắp, nhận thấy không còn ai trên đời có thể dạy cho Ngài thêm được nữa, nên quyết định từ giã Uddaka Ràmaputta để tự mình tìm nơi tu tập, thực hiện giải thoát.

Cũng theo Ngài có năm đệ tử của Uddaka là Annà Kodannà (A-nhã Kiều-trần-như), Assaji (Át-bệ hay Mã Thắng hoặc Thuyết Thị), Dasabàla Kassapa (Thập Lực Ca-diếp) và Bhadaka (Bạt-đề), Bồ-tát cùng năm vị Sa-môn này xuôi về Nam, đến vùng Uruvelà (Ưu-lâu-tần-loa), gọi là Gaya, vượt thêm khoảng mười km đến một nơi rừng núi thâm sâu tịch mịch; sát đó, mé Tây là dòng Niranjara (Ni-liên-thuyền). Ngài và năm vị đồng hành chọn nơi đây để tu khổ hạnh.

Suốt sáu năm trời, Bồ-tát chịu đựng đói khát, lạnh lẽo..., thân thể gầy mòn chỉ còn da bọc xương. Ngài nỗ lực tu tập Thiền định, tìm cách điều ngự thâm tâm, quyết tâm hành xác, điều động hơi thở, thậm chí còn cố gắng ngưng thở để mong giải thoát tâm linh. Mệt mỏi, đau đớn, cảm giác bất an vẫn không ngừng hiển hiện. Ngài nhớ lại những kinh nghiệm trước kia, dù đang lúc trú sơ thiền, ngài đã rất thoải mái, thanh thản, nhẹ nhàng (cảm nhận lúc Ngài lên bảy, khi vua cha làm lễ hạ điền); thế mà nay thì trái ngược hẳn! Ngài nhận thấy mình đã đi không đúng đường, đã nghiêng hẳn về một cực đoan. Ngài quyết định ăn uống trở lại cho đầy đủ sức khỏe, bỏ hẳn việc tu hành xác. Năm vị Sa-môn đồng tu, nhóm Tôn giả Kodannà, cho rằng Ngài đã thối chí, rời Ngài mà đi sang phía Tây đến Baranàsi cách đó chừng ba trăm km, thuộc xứ Kàsi, bên bờ sông Gange để tiếp tục tu tập.

Bồ-tát bấy giờ chỉ còn một mình nơi rừng vắng, cô đơn nhưng thanh thản, quyết chắc mình sẽ thành đạo. Ngài xuống tắm ở sông Niranjaga rồi đi ngược lên phía Bắc để trở lại Gaya, Uruvelà nơi không xa đường cái, làng mạc, nhưng lại là một khu rừng xanh mát, yên tĩnh, Bồ-tát dùng cháo sữa của thôn nữ Sujàta (Tu-xà-đề) dâng cúng, nhận tám bó cỏ mịn của người cắt cỏ tên Svastika (Kiết Tường) để trải làm chỗ ngồi, trên một phiến đá phẳng, dưới một cội cây già (sau này được gọi là cây Bodhi - Bồ-đề). Ngài thề sẽ không rời khỏi nơi đây khi chưa thành đạo. Trừ những lúc xuất thiền tản bộ quanh quất nơi đây, trong suốt bảy tuần lễ Ngài nhập đại địnhcuối cùng chứng đắc đạo quả tối thượng.

Từ nay đức Thích-ca đã trở thành bậc Giác ngộ vĩ đại nhất, xứng đáng với mười danh hiệu : Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.

Đức Phật đã đạt chân lý tối thượng, đã trở thành chân lý. Chân lý vẫn thể hiện trong thực tại trần gian nhưng vì bị vô minh che lấp, con người không vào được chân lý, kiếp kiếp phải lang thang, quằn quại đau thương trong sinh tử luân hồi. Đức Phật đã từ bỏ tất cả để tìm chân lý, há không phải để phá trừ vô minh, vượt sinh tử, diệt khổ đau đang hiện diện trong cuộc đời? Bởi thế, sau bảy ngày ngồi tịnh lặng dưới cội Bồ-đề tận hưởng hạnh phúc an lạc của Đại giác, đức Phật đắn đo suy nghĩ về pháp vô thượng và cái giới hạn của trí tuệ con người, đã phân vân về việc đem Pháp để thuyết dạy người đời.

Bộ Đại Phẩm (Maha Vagga) có chép về suy nghĩ của đức Phật lúc bấy giờ:

"Tại sao ta lại đem rao giảng cho đời điều mà Ta đã đạt được bằng bao nhiêu là nỗ lực? Chân lý há có thể được bày tỏ đối với những kẻ đầy tham dục, sân si? Những kẻ thô lậu khó mà đạt được chân lý. Những kẻ có trí óc mê muội vì bị bao bọc bởi những ham muốn trần gian sẽ không thấy được chân lý".

Nhưng tác phẩm ấy còn chép tiếp:

"Như trong một ao sen, giữa những cọng sen xanh, sen trắng, sinh ra trong nước, vươn lên về phía ánh sáng mặt trời - lên ngang tới mặt nước. Sau cùng, những cọng sen khác, vượt cao hẳn lên, không bị nước làm ướt hoa. Cũng thế, khi bậc Giác Ngộ nhìn vào thế gian, Ngài thấy nhiều người có con mắt trí chỉ bị che mờ bởi một lớp bụi dày; Ngài trông thấy nhiều người có trí nhậm lẹ và nhiều người khác có trí nặng nề, nhiều người khó dạy, nhiều người dễ dạy; và biết bao nhiêu kẻ sống trong sợ hãi, nghĩ tới cái chết, tới những sai lầm của mình". Khi thấy như thế, đức Phật đã gạt bỏ những khó khăn để quyết định khai thị chântối thượng cho mọi người, và "cánh cửa vĩnh cửu mở rộng cho tất cả".

Thế là Phật trở về với trần gian, khai mở chân lý, dạy bảo cho con người thấy, thông hiểu về thể nhập (khai, thị, ngộ, nhập).

Quyết định này được thực hiện ngay tại nơi Ngài thành đạo. Hai thương gia cùng với đoàn xe chở hàng hóa đi về phía Bắc, ngang qua nơi ấy, thấy tướng mạo oai nghi đẹp đẽ, hiền hòa của đức Phật, đã phát hoan hỷ tâm, cúng dường, đảnh lễ Ngài. Được đức Phật giảng pháp, cả hai đều thành tâm xin quy y. Hai vị đó tên là Bhallika (Bạt-lê-ca) và Trapusha (Đế-lê-phú-bà), được xem là hai vị đệ tử tại gia đầu tiên của đức Phật vậy. Nội dung lời giảng của Đức Phật cho hai vị cư sĩ trên không được ghi chép lại, nhưng chắc chắn đây là những lời an ủi, những lời thiên trọng về luân lý, đạo đức, về việc xử thế thông thường, phù hợp với căn cơ của một người bình thường mà bất cứ vị hiền triết nào cũng có thể thuyết giảng được; điều gây tin tưởng cho hai vị ấy hẳn là do hình dung, tướng mạo của bậc Giác Ngộ. Do đó ta không xem đây là lần khai mở của một vận hội triết lý, tôn giáo cứu thế như sẽ xảy ra sau đó không lâu tại Baranàsi (Ba-la-nại), xứ Kasi.

Đức Phật là một con người đã sống, đã phản tỉnh, đã học hỏi, tu tậpchứng đắc Pháp. Ngài là kết quả của một tiến trình sống của một cơ thể hữu cơ, cơ thể hữu cơ ấy là cuộc đời, là con ngườitư tưởng, có vận hành trong một thời gian dài từ vô thỉ. Pháp tối thượng mà Ngài chứng đắc, như trên đã nói, chính là cái pháp thường hằng, rốt ráo, tuyệt đối, vẫn thể hiện trong mọi bình diện của cuộc sống. Có điều có những phản ảnh chân lýcon người không nắm được, hoặc chỉ nắm được những phần lẻ tẻ vụn vặt, hoặc suy diễn không đúng về nó. Ngài là vị Sa-môn cao thượng nhất, chứng quả cao thượng nhất và quyết định đem Pháp tối thượng để khai thị, cứu khổ cho chúng sanh. Phật, Pháp, Tăng, ngôi Tam Bảo, vốn đầy đủ ở Ngài, con người của Ngài là Tam Bảo.

Đức Phật vĩ đại ở chỗ không phải Ngài sáng tạo ra cái mới, mà ở chỗ Ngài biết dung hóa, hệ thống, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện tất cả những tư tưởng triết học đã có, hay nói đúng hơn, Ngài biết phương pháp, nội dung trình bày cái chân lý mà Ngài giác ngộ, phản ánh cái Pháp được Ngài thể nghiệm, chứng đắc, nương tựa, và chính Ngài là Pháp ấy. "Pháp này há không phải do ta chứng ngộ sao? Tại sao ta không tôn sùng và lấy nó làm nơi nương tựa?". (Tương Ưng, Tạp A-hàm, 44).

Kinh còn chép tiếp:

"Sau khi đức Phật thành đạotư duy về Pháp, Phạm Thiên xuất hiện và nói: "Chư Phật trong hiện tại, vị lai là những người diệt khổ cho chúng sinh. Chư vị ấy đều tôn trọng Pháp, vì đó là Pháp tính của chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vi lai. Vì thế, bậc Thánh giả muốn cầu tìm thực nghĩa thì phải y theo lời dạy của chư Phật, phải tôn trọng Pháp.

Chính Pháp là Phật, là đại diện cho Phật, hay ngược lại cũng thế, cho nên đức Phật dạy:

"Vì vậy, này A-nan, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy nương tựa nơi mình chứ đừng nương tựa vào một ai khác, hãy nương tựa vào Chánh pháp, đừng y chỉ vào nơi khác" (Dìghà Nikàya II; Trường A-hàm, Kinh Du Hành).

Chính vì thế mà sau khi Phật nhập diệt, người Bà-la-môn Maggallàna (Cù-nặc-kiền-liên) và ông quan Vassakàra (Do Thế) hỏi ai là người kế vị Phật thì Tôn giả Ananda đáp:

"Hiện nay không ai có thể là nơi nương tựa cho tất cả để kế vị Phật; chúng tôi là những người mất cha, chỉ biết nương tựa vào Pháp, nương tựa vào Tăng-già, thống nhất với Tăng-già" (Moggallàna 11, Kinh Mục-kiền-liên).

Vì Phật, Pháp, Tăng là một, cho nên dù vắng bóng Phật, người ta có thể nương tựa vào Phật pháp và vào Tăng-già. Vấn đề còn phải đặt ra là Tăng-già tức Giáo đoàn, Giáo hội Phật giáo phải làm sao để đảm nhận chức năng cao cả ấy.

Tăng-già, trên nguyên tắc là một cơ thể nhất thống, thể hiện đúng như Pháp, như Phật, là Pháp, là Phật. Đó là nội dung sẽ được khai triển tiếp theo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3358)
Cộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa.
(Xem: 2404)
Đến nay, vấn đề xác định kinh điển Phật thuyết hay phi Phật thuyết vẫn là nội dung được các học giả quan tâm nghiên cứu
(Xem: 3082)
Nhiều học giả phương Tây nhận định rằng khái niệm Niết bàn, tức nirvāṇa trong Sanskrit hay nibbāna trong Pali, có thể xem là ...
(Xem: 2757)
Hãy thử tưởng tượng một đoàn người đang ngồi trên một chiếc thuyền trôi giữa biển, trong đêm tối. Sự nhỏ nhoi của con thuyền...
(Xem: 2077)
Vũ trụ này thực sự là gì? Tại sao có những thế giới nhiễm ô của chúng sanh? Làm gì để “chuyển biến” thế giới nhiễm ô thành thế giới thanh tịnh?
(Xem: 3092)
Tôi không cần giải thích tại sao bạn cần phải thực hành Pháp; tôi nghĩ bạn hiểu điều đó.
(Xem: 2713)
Thế giới chúng ta đang sinh sống ắt phải nằm trong “Hoa tạng thế giới”, tức là thế giới Hoa Nghiêm
(Xem: 3616)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề...
(Xem: 3429)
Chúng ta thấy một sự vật bằng cách thấy màu sắc của nó và nhờ màu sắc ấy mà phân biệt với những sự vật có màu sắc khác
(Xem: 4265)
Tiếng Sankrit là Drama (tiếng Tạng là: cho) nghĩa là giữ lấy hoặc nâng đỡ. Vậy Pháp nâng đỡ hoặc duy trì cái gì?
(Xem: 3788)
Trong những nhà phiên dịch kinh điểnthời kỳ đầu của Phật giáo Trung Quốc, ngài Đàm-vô-sấm (曇無讖) hiện ra như một nhà phiên kinh trác việt[1].
(Xem: 4319)
Khi chúng ta mới học lần đầu rằng cứu cánh của sự tu tập đạo Phật có tên gọi là Nibbana (Nirvana, Niết-bàn),
(Xem: 2398)
“Đức Phật nói: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Tu Bồ Đề! Nhất thiết chủng trí, chẳng phải là pháp tạo tác, chúng sanh cũng chẳng phải là pháp tạo tác.
(Xem: 3561)
Đức Phật cho rằng, bạn phải quan sát hơi thở như nó đang là-yathabhuta. Nếu hơi thở dài, bạn biết nó dài, nếu hơi thở ngắn, bạn biết nó ngắn.
(Xem: 4264)
Tâm là kinh nghiệm cá nhân, chủ quan về “điều gì” luôn luôn thay đổi, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác.
(Xem: 4050)
“Cánh cửa bất tử đã mở ra cho tất cả những ai muốn nghe”, đây là câu nói của Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ.
(Xem: 2961)
Trong các kinh thường ví chân tâm là viên ngọc, như viên ngọc như ý, viên ngọc ma ni, lưới Trời Đế Thích…Bài kệ này chỉ thẳng Viên Ngọc Tâm
(Xem: 3451)
Trong Nguồn thiền, Tổ Khuê Phong Tông Mật nói: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiện bày chân lý mà tu là thiền Đại thừa”.
(Xem: 3576)
Trong Kinh Văn Thù quyển hạ có chép: Ngài Văn Thù thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn thì đệ tử của Ngài phân hóa bộ phái như thế nào?
(Xem: 4660)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 3978)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”
(Xem: 4852)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 4134)
Mất 11 năm khổ công tầm đạo, Đức Phật Thích Ca đã đạt đại giác ngộ sau 49 ngày quyết tâm thiền định dưới cội cây bồ đề.
(Xem: 3101)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”...
(Xem: 3853)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao?
(Xem: 4001)
Chí đạo vốn ở tâm mình. Tâm pháp vốn ở vô trụ. Tâm thể vô trụ, tánh tướng tịch nhiên, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt.
(Xem: 3207)
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phậtdi giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.”
(Xem: 3694)
Phật giáo là một tổ chức cộng đồng (Samasambhaga) ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại (-5 CN).
(Xem: 4537)
Đức Phật, một nhân vật lịch sử 3000 năm về trước, ra đời tại Bắc Ấn, là bậc giác ngộ toàn triệt, là bậc đạo sư với nghi biểu đặc biệt xuất hiện ở đời.
(Xem: 3807)
Con người sanh ra để hưởng thụ qua lục dục như tài, sắc, danh, thực, thùy (Ngủ nghỉ), .v.v. Con người trải qua một chu kỳ già, bệnh và cuối cùng là chết.
(Xem: 2361)
Nguyên bản: Teachings On The Eight Verses On Training The Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Anh dịch: Thupten Jinpa. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 2707)
Phật tánh với thành Phật là hai vấn đề khác nhau, không thể đồng nhất được.
(Xem: 3128)
Kinh Tiểu Duyên (Aggaññasutta) trong tiếng Pali có nghĩa là kinh nói về nguyên nhân hay bài giảng về khởi nguyên các pháp.....
(Xem: 2829)
Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất.
(Xem: 4698)
“Thiên đường có lối sao chẳng đi Địa ngục không cửa dấn thân vào”
(Xem: 5023)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 2941)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê,
(Xem: 5527)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 2941)
Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn, nói về sự nhập Niết bàn của Đức Phật.
(Xem: 3390)
Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư danh tiếng, lỗi lạc bậc nhất.
(Xem: 4478)
Nguyên tử giải phóng trở thành nguyên tử năng là đánh dấu thời đại đại phát minh của nhân loại. Là họa hay là phước tạm thời không bàn luận đến.
(Xem: 5057)
Luân hồinhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi.
(Xem: 4810)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 3354)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa...
(Xem: 4646)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 4365)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 6262)
Mùa xuân là dịp để trở về, dừng bước chân hoằng hóa để quán chiếu mọi nhân duyên giữa đời.
(Xem: 3586)
Bản Pháp văn mà tôi giới thiệu ở đây, không phải là toàn văn được in trên giấy, mà chỉ là một phần gọn nhẹ và cô đọng, cắt bớt những giới luật khá khắt khe khó tiếp cận với người Tây phương, nên giản dị và dễ đi vào lòng người.
(Xem: 4141)
Trước đây rất lâu từ những năm 1930, người ta đã chất vấn, phê phán rằng những người theo Phật giáo không biết làm giàu.
(Xem: 6115)
Trong không gian mênh mông của vườn kinh điển Đại Thừa, Diệu Pháp Liên Hoa là đoá hoa vi diệu nhất mà chính Đức Thế Tôn đã ca ngợi
(Xem: 5511)
Trong cuộc sống, nếu một người mất đi niềm tin sẽ trở nên vị kỷ, bất cần và gặt hái khổ đau, dễ dàng bị tác động vào những...
(Xem: 4180)
Đức Phật đã dạy: "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh." Tất cả mọi loài, ai cũng có cái tánh làm Phật. Mình hiểu lời Phật dạy một cách nôn na như vậy.
(Xem: 33725)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 3272)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâmtranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết.
(Xem: 4252)
Phật tánhthực tại tối hậu của chúng sanh và các bậc giác ngộ. Kinh Đại Bát Niết Bàn đã dùng nhiều từ để chỉ Phật tánh này
(Xem: 4808)
Kinh Biệt Giải Thoát Giới - tên gọi khác của Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta) - là bài kinh thứ mười lăm trong Majjhima Nikāya
(Xem: 3213)
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật luôn luôn có mặt trong lòng dân tộc Việt Nam khắp nẻo đường đất nước và gắn bó với dân tộc Việt Nam trong mọi thăng trầm vinh nhục.
(Xem: 3891)
Có nhiều bài kệ rất hay khi xướng lên hay khi tán tụng; hoặc giả khi mạn đàm Phật Pháp; nhưng cũng có lắm bài kệ...
(Xem: 3648)
Từ nhỏ, lúc mới vào chùa khi 15 tuổi của năm 1964 và năm nay 2020 cũng đã trên 70 tuổi đời và hơn 55 năm sống trong Thiền Môn
(Xem: 6704)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant