Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật GiáoCon Đường Phát Triển Nội Tâm

02 Tháng Mười 201410:02(Xem: 8693)
Phật Giáo và Con Đường Phát Triển Nội Tâm


PHẬT GIÁOCON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NỘI TÂM

Philippe Cornu - Hoang Phong dịch

 

 con-duong-phat-trien-noi-tamPhilippe Cornu là một học giả uyên bác, thông thạo tiếng Tây Tạng, tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Hán… Ông viết bảo, dịch thuật rất nhiều kinh sách, và thường được mời thuyết giảng về Phật giáo trên đài truyền hình Pháp. Không những là một nhà nghiên cứu  nổi tiếng về Phật giáo, ông còn là một Phật tử trung kiên, đã quy y hơn ba mươi năm nay và hiện là Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu. Đây là bài viết của ông đăng trong một số ngoại lệ của tạp chí Le Point, số 6 (tháng Giêng và tháng Hai, 2006), với chuyên đề Ấn giáo, Phật giáoLão giáo.

Cách nay không lâu, quả thật không ai có thể ngờ được là một tôn giáo mang nguồn gốc Đông phương lại có thể bành trướng ở Tây phương, vốn là một mảnh đất vẫn thường tự cho là có sứ mạng quảng bá nền văn hóa về tín ngưỡng và khoa học của mình trên toàn thế giới – nhưng không phải là nơi sẵn sàng tiếp nhận một con đường tu tập tâm linh có nguồn gốc xa xôi. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta cũng cần nên nhấn mạnh một điều là đối với người phương Tây: Lúc đầu, vào thế kỷ XIX, tư tưởng Phật giáo chỉ là những quan niệm hấp dẫn trên phương diện sách vở và trí thức. Ngày nay thì điều đó đã được thay thế bởi một niềm say mê thật sự về những lời giáo huấn của Đức Phậtlòng tin tưởng thiết tha rằng chính Phật giáo sẽ đem đến một cái gì đó cho cái thế giới mất định hướng này, một thế giới đã biến con người thành một thứ hàng hóa, nhắm vào kỹ thuật toàn năng, xóa bỏ mọi nền văn hóa địa phương để đồng hóa hoàn toàn, một thế giới đã đánh mất hết những định hướng về đạo đức và bán rẻ cả tương lai!

 

Một thông điệp toàn cầu và vị tha

Tuy nhiên, câu hỏi đầu tiên được đặt ra là sự thất vọng của thế giới Tây phương có phải là động lực chính, đủ để giải thích hiện tượng thâm nhập của Phật giáo hay chăng? Thiện cảm, tính tò mò và kể cả lòng nhiệt tâm do con đường tâm linh Phật giáo mang đến có phải là những yếu tố đủ sức để bảo đảm cho Phật giáo được thiết lập bền vữnglâu dài trên miền đất mới hay không? Phật giáođủ sức đáp ứng những mong đợi của chúng ta không? Nói một cách ngắn gọn là “Có phải Phật giáo đã được tạo ra cho người Tây phương hay chăng?”. Đây quả là một câu hỏi thật vụng về, và có thể mang đến nhiều sự hiểu lầm.

Chúng ta cần nhớ lại rằng từ nguyên thủy thì giáo pháp của Đức Phật đã khởi đầu bằng những kinh nghiệm sống của chính Ngài. Đấng Giác ngộ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, Ngài thuyết giảng một giáo lý về sự giải thoát trong các vùng miền Bắc và miền Trung Ấn Độ và từ đó Phật giáo đã nảy nở và hình thành trong lòng của nền văn hóa tín ngưỡng Ấn Độ. Tuy được thừa hưởng nền văn hóa sẵn có ấy, nhưng không phải vì thế mà Phật giáo đã không chứng minh được những tư tưởng lớn lao và độc đáo, với những lời giảng huấn vượt hẳn ra ngoài bối cảnh của Bà-la-môn.

Không như Thiên Chúa giáo đã được dưa vào Do Thái giáo, giáo lý của Đức Phật mang hẳn đặc tính phổ quát và toàn cầu, tạo ra một con đường tâm linh đủ sức vượt ra khỏi mọi biên giới văn hóaxã hội. Căn cứ vào sự thực về khổ đau trong chính sự hiện hữu vướng mắc của chúng ta, giáo pháp (Dharma) đã đưa ra những phương thức tu tập phối hợp từ việc giữ giới, cho đến các phương pháp thiền định và cách quán thấy hiện thực, với mục đích giúp ta đối đầu với khổ đau. Là một phương pháp giải thoát cá nhân, lồng trong một mối quan tâm thực sự về lòng vị tha, Phật giáo không thờ một vị trời tối cao nào và từ nguyên thủy đã chủ trương một giáo lý “ngược chiều” với những truyền thống trên đất Ấn. Nếu như những lời giảng huấn của giáo lý ấy đã từng làm bối rối các nhà tư tưởng Ấn Độ thời bấy giờ, thì ngày hôm nay cũng đang làm cho những người Tây phương phải lao đao suy nghĩ.

 

Duy nhất nhưng đa dạng

Sau khi bị phân tách thành nhiều học phái khác nhau xuyên qua các cách diễn đạt giáo lý, Phật giáo Ấn Độ đã phát triển thành nhiều truyền thống và sau đó bành trướng ra cả bên ngoài lãnh thổ: Một trong những truyền thống bảo thủ nhất là Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), hiện nay rất thịnh hành trong vùng Đông Nam Á. Truyền thống canh tân gọi là “ Đại thừa” (Mahayana) hình thành vào thế kỷ thứ I sau Tây lịch, lan truyền nhanh chóng sang Trung Quốc theo con đường tơ lụa, trước khi đến Việt Nam, Triều Tiên  và sau cùng là Nhật Bản (thế kỷ thứ VI). Sau đó, nền Đại thừa trên đây đã phối hợp thêm với thừa Tan-tra (Tantra) còn gọi là Kim Cương thừa (Vajrayana), để lan sang các nước Đông Dương, Indonesia, và Tây Tạng vào thế kỷ thứ VIII. Vì lý do đó Phật giáo trở nên hết sức đa dạng khi di chuyển từ lãnh thổ Ấn sang các nền văn hóa nước khác. Sự hội nhập của Phật giáo đôi khi cũng đòi hỏi khá nhiều thời gian, chẳng hạn như tại Trung Quốc, Phật giáo phải mất đến năm thế kỷ thích ứng để trở thành “Phật giáo Trung Hoa”. Tuy nhiên một điều mà mọi người đều công nhận là trên khắp mọi miền lãnh thổ, Phật giáo đã tự biến đổi để thích nghi với các nền văn hóa khác nhau, nhưng đồng thời vẫn bảo tồn được tính cách đặc thù và tinh túy căn bản của Phật giáo trong buổi ban đầu.

Người ta không thể bảo rằng có nhiều thứ Phật giáo khác nhau, mà tất cả đều công nhận là chỉ có một nền Phật giáo duy nhất nhưng đa dạng. Theo ý tôi, đó là bằng chứng không những cho thấy khả năng thích ứng của Phật giáo mà còn biểu dương cả sự vững chắcđặc tính đồng nhất của giáo lý nhà Phật. Không bị gò bó trong một giáo điều, cũng không hề bị phân hóa trong suốt chuỗi dài lịch sử và trong những cuộc viễn du khắp châu Á, Phật giáo chỉ trở nên đa dạng dựa vào những biến đổi trong cách diễn đạt về một chủ đề chính yếu chung: Đó là sự giải thoát khỏi khổ đau bằng cách đạt được sự giác ngộ tâm linh. Vì lý do đó, không thể nói rằng Phật giáo chỉ được “tạo” riêng cho người Tây phương ngày nay, mà cũng chẳng phải là đã được “tạo”riêng cho các nền văn hóa Á châu như trước đây. Phật giáo đã vượt lên trên tất cả mọi hành vi văn hóa,và xem đấy chỉ là những cạm bẫy dễ gây ra hiểu lầm. Khác hẳn với các tôn giáo hữu thần, Phật giáo không hề tìm cách chi phối đời sống xã hội của chúng ta, mà chỉ cố ý trình bày cho thấy những sơ hở và khiếm khuyết trong cuộc sống này. Ngành tâm lý Phật giáo không nhắm vào việc tìm kiếm sự an lạc cấp thời và tạm bợ cho mỗi cá nhân con người, mà đã trỏ thẳng ngón tay để chỉ vào sự khổ đau nội tại nơi bất cứ một sự hiện hữu nào đang thèm khát một sự an vui riêng rẻ cho cái ngã của mình.

Chúng ta có thể hiểu như sau: Phật giáo không tự giới hạn trong phương cách tìm kiếm an lạc, cũng không phải là một phương thuốc ngoài da để xoa dịu những vết đau phát sinh trong cuộc sống thường nhật. Phật giáo cũng không hề đề nghị tạo dựng “một thời đại mới” mang tính cách dung hòa, hứa hẹn mọi sự sẽ tốt đẹp mà không cần phải thay đổi các thói quen sẵn có của chúng ta. Phương pháp thiền định của Phật giáo cũng không phải là một kỹ thuật để đi tìm sự thư giãn, và cũng không phải là một viên thuốc an thần giúp vượt qua những thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Trái lại Phật giáo khuyên ta phải tự tìm hiểu từ nơi sâu kín nhất trong ta, xem những động cơ nào đã thúc đẩy hành vi của ta để tự hỏi là có nên thả lỏng những tham vọng cấp thời để cho chúng hoành hành và khống chế ta, hay là nên tìm kiếm một sự an bình thật sự cho tâm thức. Sự an bình đó chỉ có thể đạt được bằng sự quán thấy trong sángtuyệt vời về chính con người của ta và bằngcách nhìn thẳng vào sự hiện hữu với tấm lòng mở rộng không vướng mắc của ta?

Rơi vào cạm bẫy của cái “có” thì ta sẽ không bao giờ “ sống” thực, mà chỉ tự giam mình trong ngục tù tâm thần tạo dựng bởi thế giới vật chất của những hàng hóa tiêu dùng. Con đường tu tập sẽ giúp ta tự rút ra khỏi cảnh ngục tù, không phải là cách giúp ta cải thiện những tiện nghi trong ngục tù đó! Vì thế, Phật giáo không phải là một thứ quần áo may sẵn, chẳng hạn như các câu “hãy giữ bình tỉnh theo kiểu Zen” mà người ta thường thấy trên các tờ quảng cáo. Những sản phẩm phụ thuộc ấy, chẳng những không làm nhẹ bớt sự bất an từ bản chất của nó, mà chỉ để che kín thêm cho nó và kéo dài ảo giác, và đồng thời thu hẹp sự tu tập tinh thần trong giới hạn của một “kỹ thuật tìm kiếm an vui”.

 

Sau khi xuất hiện từ Ấn Độchinh phục toàn thể Á châu, ngày nay Phật giáo đã làm say mê cả phương Tây. Tuy nhiên phải hiểu rằng thông điệp của Đức Phật không phải là một kỹ thuật đơn giản nhằm giúp con người đạt được bình an tâm thần, thông điệp ấy thật sự rất kiên quyết, đòi hỏi chúng ta phải trở về với chính mình để tự giải thoát khỏi

mọi dục vọng.

 

Kinh nghiệm nội tâm

Trước thái độ kiên quyếttriệt để của Phật giáo, người Tây phương dường như vẫn còn do dự giữa hai thái độ: Quyết tâm bước vào con đường tu tập đích thực, hay chỉ hời hợt quan tâm vì bị lôi cuốn bởi hấp dẫn mới lạ cũng như tính cách thựcdụng của Phật giáo. Những ai bỏ hẳn tôn giáo gốc của mình để đón nhận Phật giáo nên cảnh giác vì họ có thể gặp nguy cơ thất vọng là sẽ không tìm thấy những gì mà họ mong đợi. Một số khác lại nhìn Phật giáo dưới khía cạnh hoàn toàn lý trí. Chẳng qua là vì họ đã quên rằng Phật giáo hướng vào những con người đang sống thực, dù là nam hay nữ, tất cả đều là những con người khơi động bởi lòng tin nơi Đức Phật, hoàn toàn tin tưởng vào sự vững chắc trong kinh nghiệm và những lời dạy của Đức Phật. Lòng mộ đạo chân thật ấy thật nổi bật trong Phật giáo, cũng giống như lòng từbi phổ quát và toàn cầu. Sống bằng sự tu tập của Phật giáo cũng không khác gì bước vào con đường vạch ra từ con tim để mở rộng vào không gian bát ngát của bản thể đích thực không vướng mắc của chúng ta. Quả đúng là người ta có cầu khẩn những vị giác ngộ và những vị Bồ-tát (Bodhisattva) để đón nhận sự giúp đỡ và khích lệ, tuy thế những thần linh Phật giáo không phải đơn thuần chỉ là những biểu đồ tượng trưng cho lý tưởng giác ngộ, mà đích thực họ là những con người đã giác ngộ, những con người đã tự mình đi suốt được con đường, và đưa lên tấm gương về những kinh nghiệm sống thực, hướng vào nội tâm của chúng ta để cho chúng ta soi. Chính vì thế mà Phật giáo là niềm hy vọng tái lập lại phúc hạnh cho thế gian này.

Trong một thế giới máy móc hóa mà tất cả đều được biến thành cụ thể cho đến nỗi chính sự tu tập tâm linh cũng được xem như một công cụ trong mục đích đi tìm sự thoải mái nhất thời, người ta không còn biết thế nào là việc đi tìm những kinh nghiệm thực sự qua con đường phát triển cá nhân để nhìn thấy chính mình và tự thực hiện lấy cho chính mình. Trong thời đại của những tư tưởng đã được áp đặt từ trước – giống như những thứ quần áo may sẵn – tất cả đều đã được tặng cho con người dưới hình thức sẵn sàng để tiêu dùng, và trong hoàn cảnh sống hoàn toàn phó mặc đó, con người đã đánh mất hết những kinh nghiệm quý báu của sự cảm nhận trực tiếp từ bản thân. Hiện trạng “trung gian hóa” này đã xóa mất quãng đường phải đi, trong khi đó tiến trình phát triển nội tâm mới thật sự là con đường nối liền một cách trung thực giữa chúng tamọi vật thể. Đấy là thách đố thực sự của Phật giáo trong thế giới Tây phương: Thúc giục ta phải quay về xây dựng lại sự hiện hữu của con người, bằng cách hướng ta vào con đường tìm lại chính mình.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9321)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có...
(Xem: 7966)
Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 8952)
Vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập dựa vào sự kết tinh của tu tập giới định tuệ và thành tựu giải thoát.
(Xem: 7570)
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ...
(Xem: 8225)
Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và...
(Xem: 9230)
Hãy trân quý những gì đang có, giải thoáthạnh phúc ở trong lòng bàn tay của bạn! Xin hãy mỉm cười...
(Xem: 9321)
Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử khi sử dụng tự do ngôn luận.
(Xem: 9010)
Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha
(Xem: 7746)
Trong cái thấy của kinh Pháp Hoa thì tất cả vũ trụ là một. “Tất cả các cõi nước thông làm một cõi nước Phật”
(Xem: 11331)
Trong những bộ Kinh chúng ta học thường thấy hai từ Giác NgộGiải Thoát. Tất cả người tu học đều lấy hai từ đó làm cứu cánh để đi tới.
(Xem: 8812)
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh đại thừa Phật giáo.
(Xem: 8255)
Thập hiệu Như Lai, là những danh hiệu cao quý để tôn xưng những bậc đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(Xem: 8139)
Cầu nguyện là một phương pháp tâm linh giúp cho con người chúng ta có thể tháo gỡ một phần nào những nỗi khổ niềm đau,
(Xem: 8125)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt.
(Xem: 6362)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế...
(Xem: 7751)
Một thời Đức Phật cư trú gần Bārānasī(Ba La Nại), ngài đã nói bài kệ nầy, về Vua Rồng Erakapatta.
(Xem: 7557)
Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đứctrí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của...
(Xem: 7532)
Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.
(Xem: 8539)
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp.
(Xem: 8052)
Như Lai thọ lượng là phẩm thứ 16 của kinh Pháp Hoa.
(Xem: 8448)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.
(Xem: 11274)
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ”
(Xem: 8424)
Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội, thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác, cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.
(Xem: 7560)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Trúc Lâm (Veluvana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về một nữ cư sĩ, tên là Uttarā.
(Xem: 7167)
Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác, Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác
(Xem: 8433)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.
(Xem: 6301)
Trích dịch Chương Thứ Nhất của Tác Phẩm “Buddhism - One Teacher, Many Traditions [Phật Giáo - Một Vị Thầy, Nhiều Truyền Thống]
(Xem: 8374)
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói.
(Xem: 9406)
Đức Phật dạy giáo lý Nghiệp với mục đích khuyến khích con người thực hành các Nghiệp lành để trang nghiêm cho kiếp sống hiện tại và...
(Xem: 8373)
Bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người có lẽ là khi chúng ta bắt đầu nhận thức về chính bản thân mình.
(Xem: 9346)
Cái Thấy là một biểu hiện của sức sống bản nhiên, là sinh lực thường hằng vượt lên trên mọi giới hạn về thời gian (lúc thức, lúc ngủ, khi sống và cả khi chết…)
(Xem: 7975)
Giáo pháp của Vimalakirti trình bày các giáo pháp tinh yếu của Phật giáo Đại thừa trong 14 chương tương đối ngắn.
(Xem: 7174)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu
(Xem: 9910)
Nói chung, không dễ gì lưu lại ngọc xá lợi, không dễ gì thành tựu đạo quả qua quá trình tu chứng với những kiếp tái sinh nối tiếp trong thiện đạo.
(Xem: 15041)
Này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, Ma giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiênloài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn trí, toàn kiến, đại tự tại.
(Xem: 9416)
Khi thảo-luận về một ngón-tay, thì ngón-tay có phải là sự-thật không? Có phải chỉ có một ngón-tay duy-nhất, là có thể chỉ đúng vị-trí mặt trăng không?
(Xem: 7937)
Kim Cang dạy rất kỹ. Thấy “thường” đã sai mà thấy “đoạn” càng sai. Thấy có đã sai mà thấy không càng sai. Bồ tát thì “bất tận hữu vi bất trụ vô vi”.
(Xem: 7928)
Phu nhân Thắng Man sau khi phát mười hoằng thệ xong, trên hư không hoa trời liền rơi, nhạc trời liền trổi, chúng thấy điềm lành đó cũng đồng phát nguyện:
(Xem: 7977)
Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.
(Xem: 7916)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (chư Phật); chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử
(Xem: 7983)
Ngoại trừ các bậc tự chủ lẽ sống chết thì hầu hết chúng sanh đều không biết được thời điểm lâm chung của mình, nên khó có thể tự chủ tâm tư khi hấp hối.
(Xem: 7694)
Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 白隠 慧鶴?, January 19, 1686 - January 18, 1768) là một thiền sư Nhật nổi tiếng đã có công gây dựng lại dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản
(Xem: 8700)
Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóanhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời.
(Xem: 7932)
Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.
(Xem: 8446)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 10449)
Trong nền văn hóa 5000 năm của con người, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan mà tất cả con số đều có một ý nghĩa đặc biệt của vũ trụ huyền bí.
(Xem: 8003)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
(Xem: 10976)
Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến...
(Xem: 8693)
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
(Xem: 7836)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác.
(Xem: 7507)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo...
(Xem: 8426)
Như Lai là một trong mười danh hiệu của Thế Tôn. Vậy thế nào là “Pháp” và tu học như thế nào để “thấy Pháp”.
(Xem: 7986)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạoloại bỏ những giáo điềuthần học.
(Xem: 8501)
Nhập Trung đạoCon đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ, khởi hành từ đại bi và tích hợp với tính bất nhị và tâm bồ đề.
(Xem: 7939)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật) Chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)
(Xem: 7930)
Bộ luận này, giải thích một cách không sai lạc tri kiến của ngài Long Thọ, được tích hợp từ Trung Lu
(Xem: 7118)
Theo kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, Bồ tát Đản sanh, Bồ tát thành Đạo và Phật nhập Niết-bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.
(Xem: 8331)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
(Xem: 8127)
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ Sơ thiền rồi Nhị Thiền, Tam thiền lần lượt thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng...
(Xem: 8227)
Niết bàn thì ở khắp mọi nơi, ít nhất là đối với những người nói tiếng Anh. Từ ngữ nầy đã được dùng trong Anh Ngữ với ý nghĩa là "hạnh phúc" hoặc "bình yên".
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant