Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Chữ Phạn “Upavāsatha saṃvara" – Cận Trụ Luật Nghi

21 Tháng Bảy 201516:45(Xem: 8664)
Ý Nghĩa Chữ Phạn “Upavāsatha saṃvara" – Cận Trụ Luật Nghi

Ý NGHĨA CHỮ PHẠN  “UPAVĀSATHA SAMVARA –CẬN TRỤ LUẬT NGHI”

Phước Nguyên

******
Y Nghia Chua Phan

1/ Ý nghĩa chữ Phạn “upavāsatha- cận trụ”

Cận trụ nguyên ngữ Sanskrit là là upavāsatha, Hán phiên âm là ô-ba-bà-sa, Ưu-ba-bà-tố-đà, Ưu-bà-sa, U-ba-bà-sa, Ô-bô-sa-tha v.v… ngữ nguyên này được thiết lập như sau:

-                      Tiếp đầu âm upa: chỉ sự tiếp cận, theo sau, gần gũi, thân cận… Hán dịch là cận 近, tùy 隨.

-                      Có động từ căn: 1. √vas (vasati): trụ, lưu trú, đứng trú; 2. √vās (vāsayati): xông hương, hán dịch là tập, huân tập…

-                      Kết hợp bất biến từ Atha, Tạng ngữ gọi là  དེ་ནས de nas.

Như vậy upavāsatha: được phân tích thành upa-√vās + atha hay upa-√vas + atha, tổng hợp ý chung lại có đứng tiếp cận theo sau để thực tập, để học tập, Hán phổ thông dịch là cận trụ  近住, tùy trụ 隨住 v.v..

Ngữ nguyên Sanskrit upavāsatha tương đương với từ Sanskrit Upasthāpya, được phân tích thành upa-√sthā, động từ căn Ãsthā: đứng, lưu trú,… Nên Upasthāpya, Hán cũng dịch là cận trụ và có ý nghĩa tương tự với upavāsatha.

Từ upavāsatha, Hán dịch là: trưởng tịnh, trưởng dưỡng, tăng trưởng, thiện túc, trì tịnh v.v… Dịch như vậy là bị lầm với nghĩa gốc của nó. Những ý nghĩa này, có lẽ được dịch từ chữ Uposatha, upoṣadha, poūadha, posatha hoặc upoūadha. Hán phiên âm bố-tát, bố-sái-tha, bao-sái-đà, bô-sa-tha v.v… Sở dĩ những từ này có ý nghĩa như vậy là do phân tích ngữ nguyên học như sau như sau:

-                      Poūadha, thành lập từ poūa: trưởng dưỡng, dưỡng dục, kéo dài; Kết hợp với dha: thuần khiết, thanh tịnh, trong sạch.

-                      Upoṣadha, đi từ động từ căn Puṣ: nuôi dưỡng, nuôi lớn, hợp với dhā, ngoài ý nghĩa thanh tịnh, còn có nghĩa là duy trì, bảo tồn, cung cấp…

Vậy, Upoṣadha và Poūadha: có nghĩa chung là trưỡng dưỡng và duy trì sự thanh tịnh, sự thuần khiết. Nên Hán mới dịch là trưỡng tịnh, trì tịnh, trưỡng dưỡng,… Còn bản thân từ upavāsatha không có những ý nghĩa như vậy.

Theo ngài Thế Thân trong A-tỳ-đạt-ma Câu-xá như sau:

“Arhatā samīpe vasantyaneneti upavāsa; teāmanuśikaāt| yāvajjīvikasavarasamīpe vasantyanenetyapare| alpakuśalamūlānā kuśalamūlapoaāt poadha iti vā| “poa dadhāti manasa kuśalasya yasmā- duktastato bhagavatā kila poadho’yam” | ( ) iti||28|| :

“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikaāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời[1].

“Mục đích của luật nghi này là cung cấp (dhā) sự tăng trưởng (poa) cho các thiện căn (kuśalamūla) của những người chỉ có thiện căn mỏng manh. Và vì nó giúp tăng trưởng thiện căn cho nên Thế Tôn đã nói: “Luật nghi này được gọi là trưởng dưỡng (poadha).”[2]

Giải thích trên của ngài Thế Thân, phù hợp với ý nghĩa của nguyên ngữ Sanskrit.

2Ý ng.hĩa savaraLuật nghi và asamvara - Bất Luật Nghi

Từ Sanskrit gọi là savara: phòng hộ, do đi từ động từ căn √vs: bao trùm, thệ nguyện, canh chừng, phòng hộ, ước nguyện,.. Hán  dịch là luật nghi với ý nghĩa là phòng hộ, chứ không phải điều luật cấm cản, khuôn phép ngăn cấm, quy phạm luật lệ v.v..

Savara hay Luật nghi có khả năng phòng hộ căn môn, Sanskrit gọi là indriya-saṃvara, Pāli là indriyesu guttadvāro, Hán dịch là căn luật nghi,  có nghĩa là: canh chừng cánh cửa nơi các giác quan. Kinh nói: “So cakkhunā rūpa disvā na nimittaggāhī hoti (…) rakkhati cakkhundriya, cakkhundriye savara āpajjati. Sotena (…)”[3]: “Vị tỷ-kheo ấy, khi nhìn thấy sắc, không nắm chặt các hình tướng (…), giữ gìn giác quan con mắt, canh chừng nơi giác quan con mắt”.

Có ba loại luật nghi: căn luật nghi[4], phòng hộ các giác quan; biệt giải thoát luật nghi[5], phòng hộ bằng các điều học giới đã phát nguyện thọ; và vô lậu luật nghi[6], phòng hộ do chứng pháp vô lậu.

Luật nghi (savara) chính là một loại tư (cetana) có khả năng ngăn chận các hành động xấu và điều phục (savṛṇotti) thân ngữ sau khi được biểu hiện qua việc cương quyết (vidhi) không tạo tác tội lỗi, qua sự phát nguyện giữ giới; vì thế đã dựa vào đó để lập thành luật nghi biệt giải thoát. Và Ngài Thế Thân cũng nói: luật nghi (savara), có khả năng thu thúc (savṛṇoti) và trừ diệt hoặc ngăn chặn dòng tương tục của ác giới (dauḥṣīlyaprabandha)[7].

Khi khởi từ định (samādhija), tức khi không có sự phân biệt giữa luật nghi thuộc tĩnh lựluật nghi vô lậu vốn sinh khởi từ hai loại định hữu lậuvô lậu thì vô biểu hay luật nghi (saṃvara) sẽ được tạo thành bởi các đại chủng trưởng dưỡng (aupacayika) do định phát khởi, tức các đại chủngchấp thọ. Bảy loại giới tạo thành luật nghi thì khác nhau, nhưng tất cả - từ giới sát cho đến vọng ngữ - đều được tạo thành bởi cùng một nhóm của bốn đại chủng (vô dị đại). Chỉ có một loại tâm sinh khởi các giới này và các đại chủng làm sở y cho các giới này cũng chỉ có một. Ở nơi nào có thân và ngữ hiện hữu (pravartante) thì ở đó có loại vô biểu luật nghi (saṃvara) thuộc thân và ngữ.

律儀別解脫

靜慮及道生[8].

Luật nghi biệt giải thoát,

Luật nghi tĩnh lựluật nghi vô lậu.

Có ba loại luật nghi: (1) luật nghi biệt giải thoát (prātimokṣasaṃvara) là giới luật (śīla) hệ thuộc dục giới, là giới luật của chúng sinhthế giới này; (2) luật nghi tĩnh lự, sinh khởi từ tĩnh lự (dhyāna), là giới luật hệ thuộc sắc giới; (3) Luật nghi vô lậu

Các luật nghi đều tách rời nhau mà không tương tạp. Ngay cả trong các phần luật nghi chung - như Cận sự, Cần sách và Bí-sô đều từ bỏ (virati) sự giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, các chất uống làm say - thì cả ba loại luật nghi đều có những tính chất riêng biệt.

Sự khác nhau của chúng nằm ở các trường hợp phạm giới (nidāna). Một người càng thọ trì được nhiều giới luật (học xứ; śikṣāpada) thì càng tránh được (viễn ly) nhiều trường hợp sinh tâm kiêu mạn (mada) và phóng dật (pramādasthāna); tức cũng tránh được nhiều nhân duyên phạm giới sát, v.v.. Nhờ thế ba loại viễn ly này không bị tạp loạn. Nếu không phải như vậy, nếu luật nghi của Cận sựCần sách lẫn lộn (antarbhāva) với luật nghi của Bí-sô thì khi một Bí-sô xả bỏ luật nghi Bí-sô (saṃvaraṃ prat yācakṣāṇaḥ) cũng sẽ lập tức xả bỏ cả ba loại luật nghi; nhưng không ai chấp nhận điều này vì thế các loại luật nghi đều tách rời nhau. Tuy nhiên chúng không trái nghịch nhau. Chúng có thể cùng hiện hữu bởi vì khi thọ trì một giới luật mới thì người ta không từ bỏ giới luật trước đó. Điều này cũng có nghĩa một Bí-sô khi xả bỏ giới Bí-sô vẫn còn các luật nghi của Cận sựCần sách[9].

Các tên gọi khác nhau của luật nghi biệt giải thoát là gì?

俱得名尸羅                妙行業律儀

 唯初表無表               名別解業道[10].

Đều được gọi là thi-la,

Diệu hạnh, nghiệp luật nghi;

Chỉ biểu là vô biểu đầu tiên

Tạo thành con đường của nghiệp.

Thi-la (giới, śīla) là điều chỉnh (pratisṃsthāpana) những gì không đúng đắn (viṣama) bởi vì người tạo tội thường cư xử một cách không đúng đắn đối với người khác.  Nguyên nghĩa của sila là làm cho tươi mát, như có bài tụng đã viết: “May thay được thọ trì giới luật, vì giới luật không đốt cháy”.

Được gọi là diệu hạnh bởi vì bậc trí giả đều tán dương các giới luật này.

Được gọi là nghiệp bởi vì thể tánh của giới luật chính là nghiệp

Được gọi là luật nghi bởi vì giới luật kềm chế hoặc thu thúc thân ngữ.

Nếu đang ở vào giai đoạn của luật nghi (trụ luật nghi, saṃvarastha) nhưng vì phiền não quá mạnh (thắng phiền não, kleśavega) mà tạo tác ác nghiệp như giết, đánh, trói, v.v., thì vẫn phát sinh loại vô biểu bất thiện. Nếu đang ở giai đoạn của bất luật nghi nhưng vì có sức mạnh của lòng tin (praśādavega) mà tạo tác thiện nghiệp như lễ bái bảo tháp thì vẫn phát sinh loại vô biểu thiện. Chừng nào thế lực của phiền não cũng như sức mạnh của lòng tin còn tồn tại thì hai loại vô biểu nhiễm ôthanh tịnh vẫn còn kéo dài.

Người nào có tạo tác một hành động thuộc thân và ngữ (vijñapti), thuộc về luật nghi, bất luật nghi hay “ở giữa” thì đều thành tựu loại biểu nghiệp này ở hiện tại; có nghĩa là trong suốt thời gian tạo tác hành động này. Từ sát-na thứ hai trở đi chỉ thành tựu biểu nghiệp quá khứ cho đến khi xả bỏ.

Trái với luật nghi, là bất luật nghi. Vậy bất luật nghi (asaṃvara) là gì?

惡行惡戒業                業道不律儀[11].

ác hành, ác giới, nghiệp,

Nghiệp đạo, bất luật nghi.

 Bất luật nghi, vì không thu thúc thân ngữ.

Ác hạnh (duścarita), vì bậc trí giả đều quở trách và vì chiêu cảm quả khổ.

Ác giới (dauḥśīlya), vì trái với (vipakṣa) giới luật.

Nghiệp, vì được tạo ra bởi thân ngữ.

Nghiệp đạo, vì thuộc về loại nghiệp gốc (căn bổn nghiệp nhiếp, maulasaṃgṛhītatvāt).

Những ai thành tựu biểu nghiệp cũng có thể thành tựu vô biểu nghiệp.

Luật nghi Bí-sô đắc được từ tất cả các chi, tức sự từ bỏ mười nghiệp đạo. Các luật nghi khác đắc được từ bốn chi, tức sự từ bỏ giết hại, trộm cắp, tà dâmnói dối; bởi vì qua các chi này người thọ giới cũng đắc được sự từ bỏ các nghiệp đạo.

Nếu xem ba thiện căn (vô tham, vô sân, vô si) là nhân của sự đắc được luật nghi thì nói là luật nghi đắc được nhờ tất cả các nhân (tòng nhất thiết).

Nếu xem loại tâm, mà nhờ nó người ta đã đắc được luật nghi, là nhân - tức là loại nhân dẫn khởi (samutthāpaka) - thì nhân này có ba mức độ khác nhau: Thượng phẩm (mạnh), trung phẩm (trung bình), hạ phẩm (yếu); là luật nghi đắc được là nhờ một trong ba tâm này (duy tòng nhất). Từ quan điểm này, có thể phân tích thành bốn trường hợp:

(1) Có người trụ trong luật nghi (saṃvarasthāyin), hành trì luật nghiliên quan đến tất cả chúng sinh, nhưng không liên quan đến tất cả các chi hoặc do tất cả các nhân thì người này tùy theo tâm dẫn khởi thuộc thượng phẩm, trung phẩm hay hạ phẩm mà đắc được luật nghi Cận sự, Cận trú, hay Cần sách.

(2) Có người trụ trong luật nghi, hành trì luật nghiliên quan đến tất cả chúng sinh và tất cả các chi, nhưng không xuất phát từ tất cả các nhân; thì người này đắc được luật nghi Bí-sô nhờ vào một tâm thượng phẩm, trung phẩm hoặc hạ phẩm.

(3) Có người trụ trong luật nghi, hành trì luật nghiliên quan đến tất cả chúng sinh, tất cả các chi và do tất cả các nhân thì người này đắc được một trong ba loại luật nghi Cận sự, Cần sách và Bí-sô nhờ vào một tâm thượng phẩm, trung phẩmhạ phẩm.

(4) Có người trụ trong luật nghi, hành trì luật nghiliên quan đến tất cả chúng sinh, do tất cả các nhân nhưng không liên quan đến tất cả các chi thì người này đắc được một trong ba loại luật nghi Cận sự, Cận trú và Cần sách tùy theo tâm thuộc hạ phẩm, trung phẩm hay thuộc thượng phẩm.

Không ai trụ trong luật nghi mà lại không hành trì luật nghiliên quan đến tất cả chúng sinh vì chính nhờ vào ý định (thiện ý lạc) muốn lấy tất cả chúng sinh làm cảnh sở duyên mà người ta đã đắc được luật nghi. Người nào chỉ giới hạn trong một số chúng sinh nào đó thì không thể hoàn toàn trút bỏ những ý địnhtính chất phạm giới (ác ý lạc).

Luật nghi biệt giải thoát chỉ có thể đắc được nếu không có năm sự hạn chế (niyama, định hạn):

(1) Về chúng sinh, thí dụ như “tôi chỉ từ bỏ ác giới đối với một số chúng sinh”;
(2) về các chi của luật nghi, như “tôi chỉ từ bỏ một số hành động nào đó”;
(3) về nơi chốn (xứ), như “tôi chỉ trừ bỏ phạm tội ở những nơi nào đó”;
(4) về thời gian, như “tôi chỉ từ bỏ tội lỗi trong một tháng”;
(5) về điều kiện (duyên), như “tôi từ bỏ tội lỗi ngoại trừ những khi tranh cãi”.

Những người thọ giới như thế không đắc được luật nghi mà chỉ có được hành động tốt (diệu hạnh, sucarita) tương tợ với luật nghi.

3. Tám chi của Luật nghi cận trụ

初律儀八種                實體唯有四[12]

形轉名異故[13]           各別不相違[14].

Luật nghi thứ nhất có tám loại,

Nhưng thực ra chỉ có bốn;

hình tướng thay đổi nên tên gọi khác nhau;

Tuy tách rời nhau nhưng không tương vi.

Luật nghi biệt giải thoát có tám loại. Đó là các luật nghi thuộc Tỷ kheo (bhikṣu) Tỷ kheo ni (bhikṣuṇi), Thức-xoa ma-na (śikṣamāṇā), Sa-di (śrāmaṇera), Sa-di ni (śrāmaṇerikā),  Cận sự (upāsaka), Cận sự nữ (upāsikā), Cận trú (upavāsastha).

Tám loại này đều là luật nghi của biệt giải thoát vì thế đứng về mặt tên gọi thì được chia làm tám loại; nhưng thực ra chỉ có bốn loại có các tính chất khác nhau; đó là luật nghi củaTỷ-kheo, Sa-di, Cận sự và Cận trú.

Thật vậy, luật nghi của Tỷ-kheo-ni không khác và không tách rời luật nghi của Tỷ-kheo; luật nghi của chánh học và Sa-di ni không khác với luật nghi của Sa-di; luật nghi của Cận sự nữ không khác với luật nghi của Cận sự.

Pañcāṣṭadaśasarvebhyo varjyebhyo viratigrahāt|

upāsakopavāsasthaśramaṇoddeśabhikṣutā||15|| [15]

受離五八十    一切所應離

立近事近住    勤策及苾芻 [16].

Thọ giới xả ly năm, tám, mười

Tất cả những gì cần phải xả ly

Thì trở thành Cận sự, Cận trú, Cần sách và Tỷ-kheo.

Khi thọ giới xả ly (viratisamādāna) năm điều:

(1) giết hại (prāṇātipāta),                                           
(2) trộm cắp (adattādāna),

(3) tà dâm (dục tà hạnh, kāmamihyācāra),                 
(4) nói dối (mṛṣāvāda),

(5) các chất uống làm say (surāmaireyapramādasthānavirata) tức đã tự đặt mình vào luật nghi của Cận sự.

Khi thọ giới xả ly tám điều:
(1) giết hại,
(2) trộm cắp,
(3) dâm dục (phi phạm hạnh, abhrahmacarya),
(4) nói dối,
(5) các chất uống làm say,
(6) sử dụng hương thơm, vòng hoa, son phấn (gandhamālyavilepana), xem nghe múa hát, nhạc (nṛtyagītavāditā),
(7) giường cao, giường lớn (uccaśayana, mahāśayana),
(8) ăn không đúng lúc (thực phi thời thực, vikālabhojana), tức đã tự đặt mình vào luật nghi của Cận trú...

(Còn tiếp)[17] 

 

Phước Nguyên

[1] Cf. Vibhāṣā, 124, 11.

[2] Cf. Câu-xá, Cđ.: 優波婆娑者 何義。由此護此人 近阿羅漢邊住。由 隨學阿羅漢法故。又近隨有命 護邊住故。或說名 布沙他。生長單薄善根眾生。復淨善根故。名布沙他。如偈言 由此能長養 自他淨善心. 故佛如來說 此名布沙他; Htr.: 言近住者。 謂此律儀近阿羅漢 住。以隨學彼故. 有說。此近盡壽戒 住。如是律儀或名 長養。是故薄伽梵 說此名長養如有頌言 由此能長養 自他善淨心. 長養薄少善根有情。令其善根漸增多故。

[3] Cf. M.i. 269.

[4] Skt. indrya-savara

[5] Skt. prātimoka-savara.

[6] Skt. anāsravasavara.

[7] Cf. Câu-xá 14, Đại 29, tr. 72a.

[8] T29n1563, tr. 0865b19.

[9] Vibhāṣā, 124, 4.

[10] T29n1562, tr. 0549a28.

[11] T29n1563, tr. 0867b16.

[12] Kośa: tatra punaḥ-- aṣṭadhā prātimokṣākhyaḥ/dravyatastu caturvidhaḥ| Cf. Cđ: 偈曰。木叉戒八種。由實物有四。

[13] Kośa: liṅgato nāmasañcārāt, Cđ.: 由根名異故。

[14] Câu-xá 19, T29n1563, tr. 0865b23, câu cuối của bài tụng, bản Skt. Chưa tìm được tương đương.

[15] 偈曰。五八十一切。惡處受離故。優婆塞布薩。沙彌及比丘。
[16] T29n1563, tr. 0866a12
[17] Còn tiếp các phần sau: Duyên khởi, kỳ hạn thọ-xả, ý nghĩa thời điểm thọ trì, Phân tích giới tướng, tại sao phải thọ đủ tám chi, Ý nghĩa trai giới,...của cận trụ luật nghi (hay tám chi trai giới) v.v...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7842)
Những truyền thống khác nhau của Tây Tạng đến từ Đức Phật - Kadam, Sakya, Kagyu, và Nyingma - tất cả theo sự trình bày của những ...
(Xem: 9515)
Chủ đề về tánh không bao hàm tất cả giáo huấn Phật Giáo bởi vì chính Đức Phật hít thở bằng tánh không (hiện hữu, trường tồn và sống trong tánh không)
(Xem: 9563)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh (loài ngườisúc vật). Tình thương rộng lớn này được...
(Xem: 8075)
Pháp thân Phậttánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thânquang minhHóa thân là thân vật chất;
(Xem: 10192)
Thường nghe rằng, cửa ngõ vào Chánh đạo, sự phát tâm quan trọng nhất; việc gấp trên đường tu, không gì hơn lập nguyện.
(Xem: 8622)
Không có hiện tượng nào đang tồn tại mà không phải là kết quả của nhân duyên
(Xem: 9079)
Đức Phật có nói: "Như Lai đã đạt đến sự hiểu biết rõ ràng về điều nầy, nghiệp lực, xuyên qua trí huệ cao cả của chính Như Lai."
(Xem: 8948)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, bài giảng đầu tiên của ngài tập trung vào Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế), đó chính là nền tảng của Đạo Phật.
(Xem: 8110)
Bốn dấu ấn của hiện hữu, Phạn ngữ gọi là caturlaksana, Pà li ngữ là caturlakkhana, hoặc còn gọi là Dharma mudra.
(Xem: 8858)
Chúng ta cần phải quy y Tam bảo để cứu mình ra khỏi đường hiểm khổ đau, đến chỗ an vui giải thoát.
(Xem: 25625)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 8969)
Để phân biệt với người không Phật tử, có sự quy y hay phương hướng an toàn, và để phân biệt với con đường Tiểu thừa, có sự quy y của Đại Thừa.
(Xem: 14308)
"Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Pàli" là đề tài luận án Tiến sĩ do Thượng tọa Thích Chơn Thiện thực hiện và đệ trình tại Đại học Delhi
(Xem: 8110)
Thưa đại đức! Khi thọ khổ phát sanh, bậc A-la-hán chỉ thọ có một khổ thọ ấy, còn phàm phu thì thọ luôn cả hai thọ khổ, có phải vậy chăng?
(Xem: 8518)
Con số 84.000 trong do ngài An Nan thuật lại trong Trưởng Lão Kệ của Tiểu Bộ chính là 84.000 Pháp tức “dhamma” trong tiếng Pāḷi.
(Xem: 11790)
Đạo Phật không mang đến cho ta tiền tài hay danh vọng mà chỉ cho ta tình yêu thương bất diệthạnh phúc đích thực miên viễn trong dòng khổ đau của nhân sinh
(Xem: 8977)
Theo truyền thống sinh hoạt tu học của chư Tăng Ni từ thời Đức Phật còn tại thế, cứ đến ngày kết thúc một mùa an cư thì Đức Thế Tôn cùng chư Tăng Ni đều...
(Xem: 10294)
Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người.
(Xem: 8283)
Thức( vijnana) là dòng trôi tương tục dao động sáng tạo với những biểu đồ phức tạp được chi phối bởi những hệ quy chiếu mang màu sắc chủ quan
(Xem: 8903)
Không ai có khả năng biết được, sự bắt đầu của thế giới luân hồi (trong các cuộc sống diễn tiến liên tục, ở trong vòng sinh tử).
(Xem: 9900)
Đức Phật Thích Ca đã thường nói về Năm Uẩn, cũng còn được gọi là Năm Tập Hợp, hoặc là Năm Đống Hàng Cao Như Ngọn Núi.
(Xem: 9376)
Dục là nguyên nhân của khổ đau, nguồn gốc của dục có từ vô thỉ, sự trói buộc của nó đối với chúng sanh trong luân hồivô lượng kiếp.
(Xem: 8115)
Từ ngữ Niết Bàn xuất phát từ nguồn có ý nghĩa là "Dập tắt ngọn lửa", để nói đến việc dập tắt đi những ngọn lửa tham lam, sân hận, và si mê (tham sân si).
(Xem: 9417)
Niết bàn được xem là mục đích cứu cánh của đạo Phật, chỉ trạng thái tâm thức đã gột sạch hết mọi vô minh phiền não, sự giải thóat khỏi các kiết sử tùy miên...
(Xem: 8434)
Như tâm, Phật cũng vậy Như Phật, chúng sanh đồng Nên biết Phật cùng tâm Thể tánh đều vô tận
(Xem: 10876)
Hoa Sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiếtthánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến Niết Bàn.
(Xem: 9005)
Con người sinh ra trong thế giớidần dần, ngoài những sự vật đã có trong thiên nhiên, sáng chế ra những sự vật để dùng trong cuộc sống.
(Xem: 10429)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo.
(Xem: 8222)
Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại.
(Xem: 10200)
Tất cả các pháp nhân duyên sanh Thể tánh chẳng có cũng chẳng không Ở nơi nhân duyênsanh khởi Trong đó đều trọn không chấp trước
(Xem: 10390)
Nhân sau cùng sinh quả dị thục, Nhân đầu tiên sinh quả tăng thượng, Nhân đồng loại, biến hành sinh quả đẳng lưu, Nhân câu hữu, tương ưng sinh quả sĩ dụng
(Xem: 8930)
Đức Phật thị hiện là một con người như mọi người, điều này khẳng định cho chúng ta biết ngài không phải là thần linh, thị hiện ở núi non kỳ dị.
(Xem: 8180)
Tâm Bồ Đề (skt:Bodhicitta) là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật của chư pháp, tâm tin nơi nhân quảPhật Tánh nơi chúng sanh cũng như luôn dụng công tu hành hướng về quả vị Phật.
(Xem: 16547)
Muốn hết Nghiệp thì Tu ! Thì, Trì Chú ! Đó là “Thực Phẩm ngon” của Người Tu Hành xưa cũ.
(Xem: 12228)
Phật Học Vấn Đáp - Duy Thức Học Phần thứ 8; Lý Bỉnh Nam giải đáp, Thích Đức Trí chuyển ngữ
(Xem: 12169)
Hãy nương tựa vào chính mình, tự xem mình là ngọn đuốc soi đường cho mình, là nơi an trú cho mình, mà không cần một nơi an trú nào khác cả...
(Xem: 8696)
Nguyên tác: Background for Understanding Bodhichitta, Tác giả:Alexander Berzin/ Riga, Latvia, July 2004; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10118)
Giáo thuyết tối thượng tịnh hóa tâm thức, Là việc vắng mặt sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 8477)
Điều cương quyết để thọ tám chi của Luật nghi này, là phải có tối thiểu một vị Tỷ-kheo làm giới sư truyền thọ, chứ không thể tự một mình phát nguyện thọ trì được.
(Xem: 9000)
Trong Đạo Phật thuật ngữ tự ngã có hai ý nghĩa phải được phân biệt nhẳm để tránh nhầm lẫn. Một ý nghĩa của tự ngã là ‘cá thể’ hay ‘chúng sinh’.
(Xem: 10293)
Có nguồn gốc từ Ấn-độ, là tín lý căn bản trong Ấn-độ giáo, Phật giáo cũng như Kỳ-na giáo, và cả đến đạo Sikh; được truyền vào Trung hoa rất sớm, dịch là nghiệp,
(Xem: 8098)
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thểxúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề...
(Xem: 8675)
Nguyên tác: Introduction to Bodhicitta - Tác giả: Alexander Berzin/ Riga, Latvia, June 2003 - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7992)
Đẳng lưu nhân-quả, là một trong những tư lương quan trọng trên con đường trung đạo, trong lộ trình tu tập thông đạt chánh kiến về duyên khởi hay mười hai chi duyên.
(Xem: 7776)
Ly Hệ Quả Sanskrit gọi là Visamyogaphala. Visam là thoát ly, tách rời, đoạn trừ, ly khai. Yoga là tương ưng, liên hệ. Nên Ly hệ, visamyoga: dứt khỏi sự trói buộc.
(Xem: 9490)
Tôi đã tìm thấy chìa khóa của hạnh phúc, và tôi đã bị thuyết phục rằng, tôi đã vượt qua mọi nhà sư khác về sự cao quý. Nhưng mỗi khi tôi rời thiền đường, những cánh cửa lại thì-thầm, 'Tất cả là không.'
(Xem: 8649)
Từ nơi Thánh Trí tối thượng ba-la-mật, đức Thế Tôn tuyên thuyết Kinh Năng Đoạn Kim Cương, nên Kinh này dạy rất nhiều vấn đề cốt lõi của giáo Pháp.
(Xem: 10623)
Như lý tác ý (Yoniso manasikàra) hay còn gọi là như lý khởi tư duy là một thuật ngữ Phật học dùng để nói về cách nhìn sự vật hay hiện tượng một cách đúng đắn theo quan niệm của đạo Phật.
(Xem: 15030)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Śīla: học xứ, học giới,... nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể.
(Xem: 12713)
Nếu chúng ta thật sự quan tâm về tương lai chính chúng tahạnh phúc an lạc của chính đời sống của mình, chúng ta nên phát triển một thái độ tinh thần trong điều mà thực hành từ bi đóng một vai trò trung tâm.
(Xem: 8054)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại...
(Xem: 16612)
Chúng ta cũng có thể sử dụng cách dịch phổ thông hiện này là: Như Thị Ngã Văn 如是我聞: Tôi nghe như vậy, tôi nghe như thế v.v...
(Xem: 6200)
“Phật y trên năm hạng chủng tánhthành lập năm thừa: Chủng tánh Thanh văn thừa; Bích-chi-phật thừa; Như lai thừa; Bất định thừa; và vô tánh thừa.
(Xem: 9482)
46 đại nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà...
(Xem: 6966)
Bốn pháp căn bản thành tựu thần lực, bốn cơ sở để có sức mạnh tinh thần hay sức mạnh tâm linh....
(Xem: 7651)
Quán Thế Âm, ngữ nguyên Sanskrit là Avalokiteśvaras, āvalokiteśvaro, avalokiteshvara là danh từ số ít Phạn ngữ, Hán dịch là Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại.
(Xem: 6973)
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này.
(Xem: 7641)
Tỳ-bà-thi Phật là danh hiệu phiên âm từ Pāli ngữ Vipassī, Sanskrit: Vipaśyin; có nghĩa là cái nhìn đặc biệt, cái nhìn sâu sắc và thanh tịnh; cách nhìn này xuyên suốt thấu đáo mọi vấn đề.
(Xem: 22318)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 8842)
Trong lịch sử tôn giáo của nhân loại rất hiếm có bậc lãnh đạo tinh thần - qua lời nói, hành động và khả năng thiện xảo - làm tăng động lực và tạo một chuyển hướng mới cho tôn giáo, Đức Phật là một khuôn mặt hiếm hoi trong các bậc này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant