Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hãy Quy Y Từ Tận Đáy Lòng

17 Tháng Năm 201614:41(Xem: 8203)
Hãy Quy Y Từ Tận Đáy Lòng

HÃY QUY Y TỪ TẬN ĐÁY LÒNG

Khenchen Konchog Gyaltshen
Thanh Liên

Hãy Quy Y Từ Tận Đáy Lòng

Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời.
Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt.
Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn.
Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.

TAM BẢO là Phật, Pháp, và Tăng. Trong Phạn ngữ, Tam Bảo được gọi là ratna, những viên ngọc quý mang lại hỉ lạc. Lãnh vực hoạt động của mặt trời là một phép ẩn dụ để chỉ điều gì hoàn hảo, tràn ngập khắp nơi và không bao giờ cạn kiệt, nó xua tan bóng tối và soi sáng một cách vô tư trên tất cả. Phật, Pháp, và Tăng có những phẩm tính đầy đủ và hoàn hảo, và sở hữu mọi khả năng để xua tan đau khổ và ban những gia hộ trên chúng sinh.

Phật có nghĩa là đấng đã hoàn toàn giác ngộ. Nói cách khác, một vị Phật đã hoàn toàn tỉnh giác khỏi giấc ngủ của sự mê lầm. Ngài thoát khỏi mọi che chướng thô lẫn tế, và đã khám phá hai giác tánh trí tuệ nội tại. Phật quảbản tánh được thiết lập một cách tự nhiên, không pha trộn, không phụ thuộc vào những điều kiện khác. Một vị Phật có trí tuệ toàn hảo, đã hoàn toàn thành tựu bản tánh của lòng bi mẫn, và có mọi năng lực để hiển lộ mọi hoạt động xuất sắc. Có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Thực ra, có nhiều vị Phật như vô số hạt bụi. Về cơ bản, thuật ngữ Phật ám chỉ bất kỳ ai có tâm hoàn toàn giác ngộám chỉ những vị thoát khỏi mọi đau khổ và những nguyên nhân của nó. Khi ta chỉ rõ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị Phật, Ngài là một khuôn mẫu của điều này. Một vị Phật có bốn thân tướng, tất cả hóa hiện từ Pháp Thân:

1.  Hóa Thân (Nirmanakaya) là một vị Phật hóa hiện trong một thân tướng vật lý. Một Hóa Thân có thể hóa hiện ở bất kỳ nơi đâu như điều gì có sinh khí hay vô tri vô giác—như một con người, một con vật, hay thậm chí một chiếc cầu, nếu cần thiết. Ví dụ như, ta thấy trong tiểu truyện của ngài Asanga (Vô Trước) là Đức Phật Di Lặc đã hóa hiện làm một con chó bị những con dòi phủ kín để tạo ra những điều kiện qua đó Asanga có thể có cơ hội nhìn thấy Ngài. Trong thực tế, những hiển lộ của một vị Phật không thể bị đo lường, bởi chúng thật vô hạn.

2. Báo Thân (Sambhogakaya) là sự biểu lộ của hiển lộ đầy đủ, toàn hảo của những phẩm tính xuất sắc, vô hạn của Đức Phật, được gọi là thân lạc thú—huy hoàng và chói lọi. Mọi vị Phật xuất hiệnhiển lộ trong những cõi Phật vô hạn trong hình thức này. Các Ngài không tụ họp ở đó, các Ngài cũng không nhỏ bé hơn. Báo Thân thì không thể nghĩ bàn và siêu vượt tư tưởng hay sự đo lường tầm thường. Tuy thế, các đại Bồ Tát là những vị đã thành tựu sự chứng ngộ cao cấp có thể hiểu được hình thức này. Báo Thânngôn ngữ vô hạn, nó hòa hợp, du dương và thích hợp với tâm thức của mọi chúng sinh. Hóa ThânBáo Thân hiển lộ để làm lợi lạc mọi chúng sinh qua lòng bi mẫn tinh khiết, trùm khắp.

3. Pháp thân (Dharmakaya) là sự toàn thiện của riêng ta, hoàn toàn thoát khỏi mọi mê lầmđau khổ. Pháp Thân vô hạn và siêu vượt mọi ranh giới. Ta không thể nhìn thấy nó bằng đôi mắt vật lý hay xúc chạm nó bằng bàn tay. Tuy thế nó là căn bản của mọi phẩm tính tuyệt vời, vô hạn—trí tuệ bao la, vô hạn, giác tánh nguyên sơ, và lòng bi mẫn. Nó là căn bản cho sự hiển lộ của an bình, hòa hợp, và đức hạnh, ngay cả trong trạng thái tương đối. Mọi hình tướng hay thân khác nhau của một vị Phật hóa hiện từ Pháp Thân.

4. Thân Tự tánh (Svabhavikakaya)bản tánh bất khả phân của ba thân tướng khác. Nói cách khác, bản tánh trống không của thân là Pháp Thân. Từ đó, hiển lộ không ngừng nghỉ của mọi thân tướngHóa Thân, và sự không thể chia lìa của hai thân này là Báo Thân. Hóa ThânBáo Thân cùng được gọi là rupakaya (Sắc Thân). Sắc ThânPháp Thân thì không thể tách lìa và được bao gồm trong Báo Thân. Ví dụ như, tâm trí tuệ của Đức Phật Thích Ca Mâu NiPháp Thân, ngữ của Ngài là Báo Thân, thân Ngài là Hóa Thân, và bản tánh không thể tách lìa của Ngài là Báo Thân.

Giáo pháp có nghĩa là phương pháp để bảo vệ tâm khỏi các klesha (các phiền não trong tâm). Các Giáo phápliên quan tới chân lý tuyệt đốitương đối, trước hết được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu là Bốn Chân lý Cao quý:

  • Chân lý Đau khổ
  • Chất lý Nguồn gốc của Đau khổ
  • Chân lý Ngừng dứt Đau khổ
  • Chân lý Con đường Thành tựu sự Ngừng dứt

Bốn điều này bao gồm hai chân lý—điều thứ nhất, thứ hai và thứ tư được bao gồm dưới chân lý tương đối, và điều thứ ba là chân lý tuyệt đối. Chân lý tương đối là một chiếc cầu dành cho chúng sinh bình thường sử dụng để thể nhập chân lý tuyệt đối. Chân lý tương đối cũng được gọi là “Chân lý của Con Đường,” nghĩa là nó là một phương pháp để tịnh hóa những che chướng thô và tế. Con đường khám phá mọi phẩm tính toàn hảo của Đức Phật, bao gồm lòng đại bitrí tuệ nội tại. Con đường là cách đối trị tối thượng đối với mọi phiền não trong tâm không loại trừ điều nào. Chân lý tuyệt đối thì không thể nhận thức được, nghĩa là nó không thể được giải nghĩa bởi tâm phiền não. Sự không nhị nguyên không thể được tri giác bởi tâm-nhị nguyên. Tâm bận rộn của ta không thể định nghĩa được ý nghĩa tối thượng, tuy nhiên tự bản chất chúng không thể chia lìa—không có chân lý tương đối thì không có chân lý tuyệt đối.

Chúng ta nghiên cứu Giáo phápthực hành chân lý tương đối để kinh nghiệmchứng ngộ chân lý tuyệt đối, sự giác ngộ. Mọi sự ta nghiên cứuthực hành có quan hệ với hai chân lý: ngay từ lúc đầu khi ta bắt đầu đọc bảng mẫu tự abc và học đếm, rồi sau đó khi ta nhận ra mười đức hạnh và bắt đầu tránh mười ác hạnh. Sau đó ta cố gắng từng bước mộtvượt qua Năm Con Đường. Bốn con đường đầu tiên (con đường tích tập, con đường chuẩn bị, con đường nội quán sâu sắc, và con đường thiền định) có liên quan tới chân lý tương đối. Chân lý tuyệt đối (con đường vô học hay con đường của sự toàn thiện) được nhận ra khi ta thành tựu Phật quả.

Ta đi theo năm con đường này với sự hỗ trợ của ba tu tập: shila (giới), samadhi (thiền định quân bằng, định), và prajña (giác tánh thấu suốt phân biệt, tuệ). Khi ta xây một căn nhà, ta cần những vật liệu để làm cột, xây tường, và trần nhà. Bằng cách kết hợp những điều kiện này, ta có thể xây một căn nhà đẹp. Tương tự như vậy, để xây ngôi nhà giác ngộ, ba tu tập này là những vật liệu thô sơ, thiết yếu. Nếu một trong ba điều này bị bỏ quên, lâu đài giác ngộ không thể được xây dựng. Vì thế mọi hành giả Pháp phải cẩn trọng từng phần trong ba tu tập và như nhau. Hãy yêu quý chúng trong trái tim bạn.

Sangha (Tăng) ám chỉ cộng đồng những người tận tụy với việc nghiên cứuthực hành Giáo pháp. Có nhiều cách xếp loại Tăng đoàn: Các Shravaka (Thanh Văn), Pratyekabuddha (Phật Độc Giác), và các Bồ Tát, những vị đã thành tựu những giai đoạn khác nhau chẳng hạn như những con đường khác nhau hay mười bhumi (thập địa). Tất cả các ngài đã có những phẩm tính khác nhau, tùy thuộc vào những thành tựu của các ngài trong con đường tâm linh. Tăng đoàn các hành giả cư sĩ giữ năm giới và có niềm tin không thể lay chuyển nơi Phật, Pháp, và Tăng. Tăng đoàn các tăng và ni là những hành giả giữ các giới luật xuất gia và cam kết hướng cuộc đời mình vào việc nghiên cứuthực hành Giáo pháp. Những tăng đoàn này là những ví dụ lớn lao về những hành giả thành công, là những vị đi theo bước chân của Đức Phật. Các ngài là những đối tượng của sự tôn kính, sùng mộ, và khát khao. Các ngài hoàn toàn dâng hiến cho việc tịnh hóa những mê lầm trong tâm, những tư tưởng tiêu cực và dâng hiến cho việc duy trì thái độ giác ngộ. Ta có thể quy y Tăng là những vị đã thể nhập Con Đường thứ Ba và ở trên, những vị đã thành tựu sự hiểu biết phê bình sâu sắc. Đặc biệt là, ta quy y Tăng đoàn bao gồm những vị đã thành tựu cao cấp trong sự chứng ngộ về hai loại trí tuệ và đã thoát khỏi sinh tử. Vì thế, ba quy y này—Phật, Pháp, và Tăng—thì quý báu và là suối nguồn của mọi lợi lạc trong thế gian.

Một viên ngọc như-ý có những phẩm tính này: 

  • nó rất khó tìm trong thế gian
  • bản chất thanh tịnh
  • có khả năng đáp ứng những ước nguyện của con người trong vùng lân cận
  • là vật trang sức vô song của một quốc gia
  • của cải siêu việt trong mọi loại của cải
  • bản tánh không bao giờ biến đổi

Tương tự như vậy, Phật, Pháp, và Tăng sở hữu những phẩm tính tương tự như những phẩm tính của một viên ngọc như-ý:

  • chúng quý hiếm trong sinh tử
  • hoàn toàn tịnh hóa mọi che chướng thô và tế
  • có mọi khả năng đem lại sự an bình tương đốituyệt đối và mọi phẩm tính xuất sắc
  • là những vật trang sức siêu việt của thế giới, có thể tạo nên sự hòa hợp tuyệt đối
  • lỗi lạc nhất trong chúng sinh
  • không bao giờ nao núng trong việc làm lợi lạc chúng sinh qua trí tuệ, lòng bi mẫn, và các hoạt động.

Trên căn bản của bốn nền tảng, hãy thấu hiểu rằng ba điều này—Phật, Pháp và Tăng—là nơi quy y (nương tựa) không bao giờ vơi cạn và bi mẫn. Vì thế tự đáy lòng bạn, hãy quy y ba điều này. Đặc biệt là, Đức Phậtlòng bi mẫnđiều kiện đối với mọi chúng sinh. Lòng bi mẫntrí tuệ của Đức Phật đến với mọi chúng sinh không loại trừ ai. Trong tâm Đức Phật không có chút phân biệt nào, ngay cả giữa con ngườichúng sanh phi nhân. Ngài đã nuôi dưỡng lòng từ ái một cách không phân biệt. Những gia hộ của Đức Phật không lớn hơn đối với Đạo sư cao cấp, và không suy kém đối với chúng sinh bình thường, ngay cả đối với những côn trùng nhỏ bé. Ta có thể nghe nói rằng một Đạo sư nào đó có một thị kiến của Đức Phật, vì thế ta có thể nghĩ rằng Đức Phật gần vị Thầy này hơn và ở xa ta hơn. Điều này không đúng. Ta nên cảm thấy hoàn toàn tin tưởng rằng Đức Phật thì vô phân biệt và không bao giờ vơi cạn. Mặt trời chiếu sáng một cách vô phân biệt trên ngọn núi cao và trong thung lũng hẹp. Mặt trời có thể được phản chiếu trong hàng ngàn ao hồ không loại trừ cái nào. Tương tự như thế, các gia hộ của Tam Bảo đến với mọi chúng sinh đều ngang bằng nhau.

Nếu ta thực hiện một nỗ lực, sự hỗ trợ của Đức Phật luôn luôn có đó. Bản tánh không phân biệt của Đức Phật thì chân chính đối với tất cả chúng sinh. Điều này giảng nghĩa vì sao Giáo pháp không chỉ dành cho tăng và ni, nhưng có thể được thực hành bởi bất kỳ chúng sinh bình thường nào. Giáo pháp dạy ta làm thế nào giải thoát khỏi đau khổ phổ quát. Đức Phật luôn luôn có mặt bất kỳ nơi nào có cơ hội để giúp đỡ. Khi ta ở trong khí hậu nóng và chạm vào một cơn gió lạnh, ta có thể cảm thấy rằng điều này là gia hộ khỏe khoắn của Đức Phật. Khi trời lạnh và ta cảm thấy một xúc chạm với ánh nắng ấm áp, điều đó cũng là hoạt động gia hộ không bao giờ vơi cạn của Đức Phật. Những gia hộ của Phật, Pháp, và Tăng đồng xuất hiện với khát khao giải thoát khỏi đau khổ và sự quy y của ta. Cả hai đều cần thiết đối với kết quả hoàn hảo.

Ta biết rằng sinh tửlầm lạcđau khổ và ta muốn thoát khỏi trạng thái đó, nhưng ta không biết phải làm sao. Vì thế, ta cần một người hướng dẫn có thể cho ta một phương pháp hoàn hảo, có thể chỉ cho ta phương cách để hoàn toàn thoát khỏi mọi mê lầm. Về điều này, ta hướng về sự quy y Phật, Pháp, và Tăng. Đây là những lợi lạc của sự quy y:

* Ta trở thành một Phật tử và có mọi cơ hội để nghiên cứuthực hành Giáo pháp cao quý.

* Sự quy y trở thành nền tảng để thọ nhận mọi giới nguyện khác và soi sáng con đường giải thoát.

* Quy y tịnh hóa và xua tan mọi che chướng không loại trừ điều gì, giống như nước rửa sạch sự bất tịnh.

* Việc hãm hại từ người và các phi nhân trở nên bất lực.

* Quy y không chỉ thuộc về trí tuệ; đúng hơn, quy y bao hàm toàn bộ con người của ta.

* Phật là thân của sự tịnh hóa mọi che chướng, Pháp là phương pháp để tịnh hóa các che chướng, Tăng là nhóm người trong đó ta thực hành Pháp. Vì thế khi ta quy y Tam Bảothực hành Pháp, các che chướng không thể hoạt động, giống như bóng tối phai lạt khi mặt trời mọc.

* Ta thành tựu mọi điều mong muốn. Chẳng hạn như, ta có thể thành tựu sự toàn thiện của bản tánh nội tại, thuần tịnh của trí tuệ. Ta có thể hiển lộ sự an bình, hạnh phúc, danh vọng, và của cải mà không cần nỗ lựccuối cùng đạt được Phật quả. Trong khi ấy, ta sẽ tái sinh trong các cõi trời và người.

* Nhờ quy y, mọi phẩm tính của trí tuệlòng bi mẫn sẽ tăng trưởng vô hạn.

* Bằng cách quy y Tam Bảo, ta nhanh chóng đạt được Phật quả. Việc nghiên cứuthực hành Giáo pháp, từng bước một, tịnh hóa mọi che chướng không loại trừ điều gì và cuối cùng dẫn tới mục đích tối hậu.

* Khi ta thực hành một cách đúng đắnchân thành, ta sẽ không tái sinh trong những cõi thấp.

Câu chuyện dưới đây minh họa vấn đề này:

Norbu là một vị thần đầy năng lực, một nhà lãnh đạo trong các vị trời. Ông chơi đùa trong vườn của Cõi Trời thứ Ba mươi ba, ở đó nhiều con trai và con gái của những vị trời khác vây quanh ông. Một hương thơm dễ chịu tỏa ra từ thân ông và những vật trang sức của ông luôn luôn tươi tắn. Những người khác không thể chịu đựng nổi việc xa lìa ông. Họ miệt mài trong hoan lạc đến nỗi một trăm năm đã trôi qua trong một chốc lát ngắn ngủi.

Thật không may, những điềm triệu xấu đã bắt đầu xuất hiện trên thân của Norbu. Những bông hoa và vật trang sức của ông đã phai tàn, và một mùi hôi xuất hiện từ thân ông. Ông trở nên bất mãn với vị trí của mình. Các con trai và con gái của các vị trời nhận ra điều này và từ bỏ ông ta. Norbu quán chiếu và tự hỏi: “Điều gì đang xảy đến cho ta?” Bởi các vị trời có sự thấu thị phân biệt, ông nhận ra tình huống và khám phá rằng mọi đức hạnhthiện nghiệp mà ông đã thiết lập trong quá khứ đã bị hủy hoại và cạn kiệt. Bận rộn với những lạc thú, ông đã không tích tập công đức mới mẻ trong đời mình. Khi đó ông tìm kiếm nơi ông sẽ tái sinh sau khi chếtnhận ra rằng ông sẽ bị thụ thai làm một con heo trong một vũng bùn khổng lồ. Việc đề phòng số phận này khiến ông đau khổ không thể chịu đựng nổi.

Norbu đi tới Indra (trời Đế Thích), vua của các vị trời, và xin được bảo vệ để thoát khỏi sự tái sinh khủng khiếp này. Nhưng trời Indra nói: “Ta không có khả năng để giúp ông. Ông nên đi tới Đức Phật để xin cứu giúp.” Trong giây lát, Norbu xuất hiện trước Đức Phật và khẩn cầu một cách chân thànhtuyệt vọng. Khi lễ lạy, ông cầu xin được bảo vệ để khỏi bị tái sinh trong những cõi thấp. Đức Phật khuyên: “Hãy quy y Phật, Pháp, và Tăng,” và ban cho ông giới nguyện quy ygiáo huấn trong việc thiền định. Norbu đã nhất tâm thực hành một cách chân thành. Ngay lập tức sau khi chết, Norbu được tái sinh làm vua của cõi Brahma (Phạm thiên).

Indra (trời Đế Thích) tự hỏi không biết con trai của các vị trời tái sinh ở đâu, vì thế ông hỏi Đức Phật. Đức Phật bảo ông ta tìm kiếm trong cõi Phạm Thiên bởi Norbu đã được sinh ra làm một vị vua ở đó. Khi Indra nhìn thấy điều này là sự thực, ông ngạc nhiên trước năng lực phi thường của sự quy y, và ông đã hát tụng lời tán thán này:

Người quy y Phật, Pháp, và Tăng—
mặc dù được dự định sẽ tái sinh trong một cõi thấp,
thay vào đó, ông được sinh trong một cõi trời khác
bởi ông ta đã quy y khi ở đây trong một cõi trời.

Cao quý biết bao, phi thường biết bao, năng lựcgia hộ của sự quy y!

Hơn nữa, nếu ta quy y Tam Bảođi theo con đường, những đời sau của ta sẽ được những lợi lạc:

* Ta sẽ được đối diện các vị Phật được tô điểm những dấu hiệu chính và phụ, hay gặp những Đạo sư kim cương vĩ đại.

* Trong liên tục những cuộc đời, ta sẽ không bao giờ xa lìa việc nghe Giáo pháp.

* Ta sẽ gia nhập tập hội Tăng đoàn.

Hãy thư thản trong chốc lát và thở một hơi dài. Trong không gian trước mặt bạn, hãy quán tưởng Đức Phật, hiện thân của trí tuệlòng bi mẫn; Pháp, giáo lý toàn hảo; và Tăng, các Bồ TátA La Hán vĩ đại. Hãy phát khởi lòng sùng mộ vĩ đại và khát khao thoát khỏi sinh tử. Hãy quy y một cách chân thành và tụng lời cầu nguyện này hai mươi mốt lần hay hơn nữa:

Nam mô Phật.
Nam mô Pháp.
Nam mô Tăng.

Sau đó, hãy tan hòa sự quán tưởng thành ánh sáng, sau đó ánh sáng này tan vào bạn. Hãy thiền định rằng bạn thọ nhận những gia hộ về trí tuệlòng bi mẫn, chúng tịnh hóa mọi che chướng của bạn. Hãy ngơi nghỉ tâm thức trong trạng thái tự nhiên, là tâm Phật, trong một thời gian. Cuối cùng, hãy hồi hướng công đức.

Trích trong “A Complete Guide to the Buddhist Path” (Một Hướng dẫn Đầy đủ về Con Đường Phật pháp) của Khenchen Konchog Gyaltshen

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8227)
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ Sơ thiền rồi Nhị Thiền, Tam thiền lần lượt thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng...
(Xem: 8308)
Niết bàn thì ở khắp mọi nơi, ít nhất là đối với những người nói tiếng Anh. Từ ngữ nầy đã được dùng trong Anh Ngữ với ý nghĩa là "hạnh phúc" hoặc "bình yên".
(Xem: 9168)
Thần thông của Đức Phật là một trong những đề tài thu hút người viết và lôi cuốn người đọc. Từ trước đến nay, đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này.
(Xem: 8059)
Một số người tái-sinh lên làm người (sinh từ bào thai trong bụng mẹ), người độc-ác tái-sinh xuống địa ngục, người hiền-lành tái-sinh lên cõi trời, và người không-còn ô-nhiễm, sống hoàn-toàn an-lạc nơi cõi Niết Bàn.
(Xem: 16278)
Khoa học thần kinh ngày hôm nay đã chứng minh một cách khách quan và cụ thể rằng chánh niệm (samma-sati) là con đường trực tiếp nhất để gạt bỏ vọng tưởng về cái "ta"
(Xem: 15800)
Trong các ngành khoa học, rất có thể khoa học thần kinh (neurosciences) sẽ là ngành phát triển mạnh và gây nhiều ảnh hưởng nhất trong những thập niên tới.
(Xem: 8003)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(Xem: 8009)
Từ trước đến nay không có một tôn giáo, triết họctâm lý học nào phân tích tâm đầy đủ rõ ràng như Phật Giáo.
(Xem: 8723)
Mục đích của Đạo Phậtdiệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạchạnh phúc.
(Xem: 7902)
Kinh Hoa sen pháp diệu là dịch nghĩa từ tiếng Phạn Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, và được dịch ra tiếng Trung Hoa bởi nhiều dịch giả.
(Xem: 7495)
Chẳng đồng nhất, chẳng dị biệt, chẳng đoạn diệt, chẳng thường hằng: đây là các giáo pháp bất tử của chư Phật, chư thượng thủ của thế giới.
(Xem: 9312)
Theo Phật Giáo, tâm tư duy (Tâm phan, như vệ tinh quả đất, định tinh mặt trời, và vô lượng thiên hà) có thể sinh ra trong không gian thời gian...
(Xem: 8571)
Trong cuốn giáo thuyết về linh hồn của Phật Giáo, Soul theory of the Buddhist, Giáo Sư Stcherbatsky, ghi nhận rằng...
(Xem: 8633)
Bất kì một sự vật gì tùy thuộc vào một nguyên nhân thì duyên hội thành một hiệu quả.
(Xem: 11911)
Đức Phật đã giải thích nguồn gốc của thế giới, vũ trụ, vạn vật, là do nghiệp quả (cause & effect) hấp dẫn cùng với sức thu hút bởi 12 nhân duyên
(Xem: 7527)
Ngũ uẩn hay là Ngũ ấm chỉ là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm...
(Xem: 8295)
Tạng Quang Minhcon đường đi của ánh sáng, cùng với năng lượng (chân hỏa tam muội, energy) và sắc tướng (mass) là phương tiện thần thông để du hành trong vũ trụ.
(Xem: 11744)
Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi?
(Xem: 7405)
Phật Pháp được chia ra làm bốn thể loại là Giáo, Lý, Hành và Quả.
(Xem: 9003)
Tâm người bị ba thứ độc tố trói buộc, chính vì vậy chúng ta không sao vượt thoát được cảnh trầm luân khốn khổ. Chúng ta bị mắc kẹt trong phiền não của ba độc
(Xem: 8421)
Trong ý niệm này là sự bất biến thiên được hiểu như là một sự tướng trạng hoá của thật tướng của các sự vật.
(Xem: 10034)
Mọi tôn giáo đều tin rằng có sự sống sau khi chết, tức có kiếp sau của một ‘linh hồn’ thật sự. Học thuyết Phật giáo nên được phân biệt trong...
(Xem: 9678)
"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" là một câu kinh rất ngắn trong cả quyển kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật rất nổi tiếng được giới học Phật trích dẫn nhiều nhứt.
(Xem: 9614)
Mọi tồn tại đều vốn có Tự tính (như là bản chất) của nó. Vì rằng cái thành lập ra nó là Nhân tạo tác (Nhân) và Điều kiện tạo tác (Duyên) cũng tồn tại,
(Xem: 10565)
Giai đoạn đầu của Phật giáo Đại thừa được thể chứng qua sự hình thành và phát triển một văn hệ đồ sộ là Bát-nhã ba-la-mật-đa (prajñāpāramitā).
(Xem: 10151)
Căn bản trung quán luận tụng (Mūlamadhyamaka-kārikā) là một bộ luận chính trong ngôi nhà đồ sộ tráng lệ Trung Quán.
(Xem: 8238)
Cộng đồng nhân loại đã đến một điểm nghiêm trọng trong lịch sử của nó. Thế giới ngày nay khiến chúng ta phải chấp nhận nhân loại là một.
(Xem: 20287)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 8097)
Trong thế giới này cá nhân không hiện hữu, ngã cũng không hiện hữu, bởi vì chúng là các sự vật duyên khởi.
(Xem: 8580)
Đối tượng chấp thủ của tâm chấm dứt (tâm hành xứ diệt), Con đường ngôn ngữ không có lối vào (ngôn ngữ đạo đoạn).
(Xem: 9425)
Đấng Toàn Giác biết đã đến lúc sắp kết thúc kiếp sống này của Ngài. Nhưng trước khi nhập diệt, Đức Phật muốn
(Xem: 9338)
Ngã được nói đến, Để phân biệt với vô ngã. Chư Phật dạy thật tướng các pháp, Không có ngã, không có vô ngã.
(Xem: 7747)
Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáotriết học của ngài Long Thọ.
(Xem: 8366)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn?
(Xem: 8209)
Do vô minh che lấp, chúng sinh tạo ba hành, nên theo ba hành nghiệp (thân, ngữ, tâm) vào luân hồi sáu cõi.
(Xem: 9044)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”.
(Xem: 8790)
Chúng ta phải hỏi điểm xuất phát là gì, chủ đề là gì, và quan tâm tối hậu của bộ luận tuyệt vời này là gì.
(Xem: 8641)
Chúng ta đang tiến dần đến đỉnh cao vĩ đại của Giáo Pháp, và mặc dù có những nguy hiểm đáng sợ đang đe doạ thế giới chúng ta.
(Xem: 10195)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hoá dân gian như...
(Xem: 8137)
Năm giớimười điều thiện được xem là cơ sở thiết lập đạo đức Phật giáo thì giới thứ hai “Không trộm cắp” là nhằm đảm bảo tính công bình và hướng tâm con người đi đến sự vô tham, vô sân, vô si.
(Xem: 8853)
Một khi tâm giác ngộ đã phát sinh, hạt giống của giáo pháp sẽ tiếp tục lớn mạnh cho dù...
(Xem: 9018)
Năm pháp, cùng tự tính, Tám thức, hai vô ngã. Hết thảy nó đều thâu nhiếp Đại thừa.
(Xem: 8461)
Nếu chúng ta có một sự sân hận lớn dễ bùng nổ và chưa rèn luyện chính mình một cách thích đáng, thế nên khi chúng ta cố gắng để...
(Xem: 7613)
Nguyên lý ở đây, là nguyên lý vô ngã, của Pháp duyên khởi, nguyên lý này ở chỗ khác, Pháp Hoa còn gọi là “vốn thường hằng tịch diệt”:
(Xem: 7529)
Chư Phật thấy các hữu tìnhbản tính tự nhiênniết bàn / bản tính niết bàn (prakrtiparinirvana; natural nirvana), vượt ngoài sầu muộn...
(Xem: 9528)
Phật giáo không bao giờ có khái niệm cõi âm hay là âm phủ. Có thể đây là những từ ngữ của tín ngưỡng dân gian
(Xem: 9895)
Tự lựctha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Những khái niệm này bao trùm...
(Xem: 8563)
Ba truyền thống Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa và Tây Tạng đều cho rằng Phật tánh hay Như Lai tạng là lần thuyết pháp sau cùng và cũng là cực điểm của kinh điển.
(Xem: 12311)
Tại sao gọi Tánh không duyên khởi? Nhà Phật nói tất cả pháp Tánh không, do duyên hợp thành các pháp.
(Xem: 9629)
Trước khi trở lại Tâm Kinh, hãy thử tìm hiểu thuyết vô ngã qua kiến giải của nhiều bộ phái khác nhau trong Phật giáo để...
(Xem: 7568)
Giáo huấn được mở rộng vô hạn và được tuyên thuyết đến vô lượng chúng sanh khắp các loài đủ các tính khí.
(Xem: 8869)
Sự “chuyển phước” như chỉ là một phép ẩn dụ phần nào đẹp để chỉ những gì xảy ra đối với những ảnh hưởng của hành động có kết quả tốt (puṇya), điều được gọi là “thiện nghiệp”
(Xem: 16919)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(Xem: 9031)
Theo quan điểm của Phật Giáo thì mục đích của lễ bái là nhằm giúp chúng ta đến gần hơn với Đức Phật.
(Xem: 13265)
Phật giáophương cách dùng lòng Từ Bi để xóa đi, diệt đi lòng sân hận oán hờn, đó là phương thuốc diệt khổ cho vui,
(Xem: 19819)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 8670)
Dưới đây là một bài viết của học giả Phật giáo Philippe Cornu, và cũng là bài mở đầu trong tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste)...
(Xem: 9249)
Đối với Phật giáo, dana - việc bố thí - giữ một vai trò thật quan trọng, bởi vì nếu ngay từ lúc mới khởi sự tu tập mà không thực thi việc bố thí thì sẽ ...
(Xem: 8316)
“Tất cả ba cõi chỉ là Một Tâm”. Phẩm Dạ-ma cung kệ tán nói, “Như tâm, Phật cũng vậy. Như Phật, chúng sanh đồng. Tâm, Phật, và chúng sanh. Cả ba không sai khác”.
(Xem: 10218)
“Theravāda Tantra”, hay “esoteric practices of Theravāda ” là những thuật ngữ mà các học giả phương tây sử dụng để gọi các pháp hành mang tính bí truyền của...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant