Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN

19 Tháng Năm 201611:36(Xem: 3988)
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN

Tủ Sách Bảo Anh Lạc
PHÁP NGỮ
TRONG KINH KIM CANG

Thích Nữ Giới Hương

(Tái bản lần 3)
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC – 2016

Pháp Ngữ Trong Kinh Kim Cang
CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN

 

Đức Phật dạy nếu chúng ta vô minh không nhận được tánh Kim Cang Bát Nhã ba la mật này thì sẽ như bà già mù đi trong rừng xương. Mê muội chấp có ta, người, chúng sanh, thọ giảma lực của vô minh. Bà già ấy vì mù tối nên sẽ không sáng suốt như bố thí thì mong cầu phước hữu vi sung sướng rồi lại đi vào đường khổ vướng mắc sanh tử. Cho nên bây giờ muốn sáng suốt thì chúng ta phải gỡ sự mù tối ở trong mắt ra, đừng để cho mù nữa. Một con mắt mù là do sự chấp ngã làm mù và một con mắt kia bị mù là do chấp pháp nó làm mù. Chúng ta mù là bởi vì chúng ta không thấy đúng sự thật, đã không thấy đúng sự thật mà còn thấy sai nữa và do sự sai lầm này làm cho mình mê lạc trong mười loài chúng sanh. Thí dụ khi bố thí, chúng ta cứ chấp có ta (là người bố thí), có người (là người nhận thí) và có vật (quà để bố thí), cho nên hễ người nào là thân với mình, khen mình, hay cho mình nhiều quà cáp thì chúng ta thích và cho là người tốt. Nhiều khi có người làm bậy nhưng chúng ta vẫn cứ khen. Còn người nào thẳng thắn, thật thà, không cho mình quà bánh, cũng không khen hay lân mẫn thì chúng ta coi thường lạnh lẽo, không thích họ. Có những người tốt, làm điều phải thì chúng ta lại cứ chê cho là xấu, là bậy. Cho nên, Đức Phật dạy không có trí tuệ Kim Cang, không thấy được sự thật, sẽ như bà già mù đi trong rừng xương sọ.

Đức Phật khuyên không chấp ta, người, chúng sanh, thọ giả mới thật là người tin kinh Kim Cang, mới thật là kính thờ vô số Phật. Đức Phật bảo thêm không có tướng pháp, tướng phi pháp nhưng nhớ lúc qua sông, chúng ta cần cái bè, bây giờ lên bờ rồi thì chúng ta bỏ bè lại. Nhưng để bè lại chứ không phải là phá hư cái bè, để cái bè đó cho người khác cần đến thì sử dụng. Cũng như uống thuốc để trị bịnh, khi hết bịnh rồi thì không uống thuốc nữa, nên để thuốc cho người khác dùng chứ không phải phá hủy thuốc đó đi. Thân vàng kim sắc của Đức Phật mà còn là hư vọng thì bao nhiêu cái thân uế trược như chúng ta đây đều không có thật. Đức Phật không cần nói những thân khác, ngài chỉ lấy ngay thân của ngài để minh bạch rằng sắc thânhình tướnghư vọng huyễn ảo. Lìa cả sắc, lìa cả tướng thì mới sống với tánh Kim Cang Bát Nhã này được.

Có nhiều người nếu không học các kinh Đại Thừa như Lăng-nghiêm, Pháp Hoa, Kim Cang thì bao giờ mà biết Phật thật cả, chỉ sống trong ảo giả, trong đường mê mà cứ cho là thật. Sống cho những tướng và cảnh sống đây là thật. Cho nên nhờ học kinh Kim Cang hôm nay giúp chúng ta trở về với mình, với cái thật của ta, còn hình tướng thì đều hư giả, đừng khởi tâm yêu thích bám vào thân mình, đừng ích kỷ tật đố. Dùng trí Kim Cang để buông tâm yêu thích thân (ái ngã), biết coi thường thân này để phụng thờ Tam bảo, phục vụ đại chúng.

Cuộc đời sanh tử đều hư vọng. Thân như bóng chớp, chiều tà. Quang cảnh cũng thế vừa mưa rồi chợt nắng, vừa mới sáng rồi lại tối. Nay chuyện này mai chuyện khác luân chuyển thay đổi. Như bông hoa sáng tươi, chiều héo; như bóng bóng nước chợt thấy liền tan, đều là những cái không có. Chúng ta từ nhỏ đến lớn, ăn cơm uống nước bào chế ra máu, bào chế ra da thịt, tạo ra đống đất này, rồi hít thở không khí, lãnh nắng ấm mặt trời để giữ thân và nương tựa vào thân này, sống chết với cái này và cứ thế vẫn theo thói quen vơ vào những giả tạm trong nhiều đời kiếp. Bây giờ chúng ta sống với cái chân thật của mình, tuy là vô sanh bất diệt nhưng tâm mê của chúng ta vẫn cứ chạy theo những hư vọng, cho nên biến hóa hết thân này sang thân khác. Vì vậy, pháp ngữ trong Kinh Kim Cang là mở con mắt trí tuệ cho chúng ta, khiến cho chúng ta sống với tánh Bát Nhã của mình. Khi chúng ta nhận thân Kim Cang thường còn, đừng nhận thân hư vọng này là chúng ta hết mù một con mắt về ngã. Nhận cảnh thường trụ, đừng nhận cảnh hư vọng này là của mình tức hết mù con mắt về pháp. Giác tỉnh được ngã pháp là tỉnh được tánh Kim Cang. Những gì chúng ta đang thấy là trong mê lầm gọi là kiến hoặc (cái nhìn sau lầm). Tỉnh ra và phá được kiến hoặc gọi là chứng Tu-đà-hoàn. Phá được tư hoặc (suy nghĩ sai lầm) sẽ chứng A-na-hàm, quả vị á-thánh của Tiểu thừa. Nếu ngay nơi thân giả tạm này đây mà chúng ta nhận được tánh đang nghe, đang thấy, đang nếm, đang ngửi là tánh Kim Cang Bát Nhã thì chúng ta sẽ thành Phật.

Bà già nghĩa là già cỗi lắm rồi, đã lâu lắm rồi sống với vô minh mê hoặc. Sự ngu si mù lòa này chúng ta đã sống với nó quá lâu khiến nó gần như là thể chất của mình rồi và cứ nhận sự vô minh ấy là tôi. Bây giờ muốn nhận ra nó không phải là mình thì chúng ta phải có công phu bền bỉ. Giống như tờ giấy chúng ta đã gấp lại rồi. Lâu ngày vết gấp rất rõ rệt, khó phai. Khi mở tờ giấy ra, vết hằn vẫn còn đấy. Chúng ta cần bẻ ngược lại vết hằn ấy để nó từ từ phôi phai đi và sẽ mất hằn dấu vết. Trong sự tu tập, chúng ta cũng thế, nghĩa là chúng ta phải biết từng niệm quán Tứ Niệm Xứ, quán tánh Kim Cang và phải quán liên tục ta mới nhận ra và bỏ dần tập khí chấp ngã và pháp. Còn nếu không, mỗi ngày sáu căn tiếp xúc sáu trần, chúng ta cứ đưa mắt nhìn, tai cứ nghe hàng vạn lần, mũi cứ ngữi, lưỡi cứ nếm, thân cứ tiếp xúc, ý cứ tuởng pháp trần thì đều là trong chấp ta (có cuộc đời của mình), ngoài chấp cảnh (môi trường sống xung quanh). Mỗi một ngày hiện tại chúng ta học kinh Kim Cang nhưng hàng ngày chúng ta vẫn tập sự ngu si mù lòa ấy. Mỗi một lần đưa mắt nhìn, ý thức liền cho ngay là cái tôi đang nhìn, tôi đây đang thấy chùa chiền, đường xá, cây cảnh, sông núi. Tôi đang có con mắt, tai nghe, mũi ngữi, miệng nếm, thân xúc, ý biết, tức đang có sáu căn là cuộc đời của tôi và sáu trần là cảnh chung quanh, tức vẫn đang có những chấp ngã pháp kết tủa chung quanh.

Tu tập là đi ngược dòng thói quen. Chúng ta tập buông sự chấp ngã, buông niệm chấp có thân, tâm, cảnh và cuộc đời của mình. Mặc dù chúng ta học Kim Cang Bát Nhã rồi nhưng chúng ta vẫn kết sự si ám, vẫn cứ thuần kết sự mù lòa làm mình. Cho nên bây giờ mỗi một niệm chúng ta phải tập tỉnh ra, mỗi sự xúc chạm, căn trần phải nhận ngay vô ngãvô pháp. Phải có công phu nghiêm ngặt như vậy thì chúng ta mới chứng Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hoàn, A-na-hàm và mới thật chứng A-la-hán và tiến đạt đến các quả vị quả vị thánh Tiểu thừa. Đó là chúng ta học cách tu tập của pháp Tiểu thừa đã để nhận từng niệm của mình. Tiến lên đại thừa, Kinh Kim Cang dạy chúng ta tập nhận từng niệm để độ tất cả chúng sanh. Mỗi một niệm tham là một con ma. Mỗi một niệm sân là con rắn hay con quỷ. Mỗi một niệm khởi lên là một loài noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, hoặc phi hữu sắc, hoặc phi vô sắc, hoặc phi hữu tưởng, hoặc phi vô tưởng. Chúng ta phải độ cho hết mười loài chúng sanh ấy nghĩa là tỉnh ra, đừng nhận niệm ấy là thật, để nó tan đi. Chúng ta từng niệm, từng niệm độ chúng sanh trong tâm của mình, hàng ngày độ cho chúng nó vào vô dư Niết bàn, trở về tánh vô sanh, không có loạn niệm nữa. Chúng ta an định vào cái thật, suốt ngày chúng ta phải đối với từng niệm để cho nó tỉnh ra, đấy là việc đầu tiên chúng ta phải làm.

Bên ngoài sáu căn đối với sáu trần, chúng ta biết là huyễn, là vô ngã, cho nên không có chấp sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Biết tất cả là huyễn, nên việc đầu tiên là buông xuống, như thế gọi là không chấp. Trình độ buông được vọng tâm, vọng thân, vọng cảnh, chỉ mới là đạt được tông chỉ của tiểu thừa. Nhưng trong Kinh Kim Cang, Đức Phật dạy Bồ tát phải bố thí, nghĩa là bồ tát tu lục độ vạn hạnh và trước khi tu lục độ vạn hạnh, bồ tát phải tu trình độ Tiểu thừa, phải giải thoát được các vọng thân, vọng tâm và vọng cảnh. Chúng ta tập buông đi và tập đối xử với mọi người bằng tâm Bồ tát, tâm từ bi, hỷ xả, tâm lục độ vạn hạnh, tập được tâm nào, tập được đến đâu thì quý đến đó. Đây là Phật sự của người học đại thừa và trong Đại thừa chúng ta phải xong các pháp quán của Tiểu thừa. Nếu chưa có tiểu thừa mà nói đại thừa thì vô lý, chưa có căn bản mà đã nói đến trưởng thành là không thể được, cho nên phải lo tu Tiểu thừa trước. Chúng ta phải tập tu đừng chấp ngã, đừng chấp pháp, tỉnh ra, buông được vọng thân, vọng tâm và vọng cảnh. Rồi dùng tâm thanh tịnh trong sáng ấy mà tu các công đức tiến lên Đại thừa, tối thượng thừa viên đốn. Lúc đó, chúng ta sẽ thấy khả năng tâm của chúng ta sẽ bao la, diệu dụng và hữu ích rất nhiều. Lúc đó hàng phục tâm nghĩa là độ được mười loài chúng sanh ở tâm mình và an trụ tâm sẽ là đưa mười loài chúng sanh trở về tự tánh Niết bàn vô sanh mà không thấy một chúng sanh nào được độ. Đó là an cư lạc nghiệp, là giải thoát, minh tâm kiến tánh.

Như vậy, trong những năm đầu thuyết pháp, Đức Phật muốn chúng ta tin sáu căn, sáu trần, sáu thức là hư vọng trước, buông được luân hồi sanh tử, rồi từ từ Đức Phật mới nói đến tánh Kim Cang, chân tâm thường trụ của các kinh Đại Thừa, để chúng ta vào pháp viên đốn. Đó là một đời giáo hoá của Phật bởi vì Phật nói đến đâu còn đợi cho các đệ tử tu chứng phần đó, rồi Phật mới nói tiếp nữa. Đợi cho các đệ tử tu chứng thấy được hết cái giả rồi, chứng được A-la-hán, buông được thật sự những cái giả, lúc bấy giờ Phật mới bắt đầu nói đến đại thừa của kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm, vv... để vào tâm thường trụ ngay nơi mình. Chúng ta bây giờ chỉ học thôi chứ không bắt buộc có sự tu chứng, cho nên chúng ta học nhanh, học cả tiểu thừađại thừa chung cùng một lúc và nhiều Phật tử bây giờ rất thông thạo, nhiều vị còn trẻ mà đã học Kim Cang và Lăng nghiêm rồi. Như vậy cũng hay để chúng ta biết đường đi để khỏi bị những cái giả đánh lừa. Chúng ta hẳn biết đường đi đã, còn tu chứng thì tính sau (vì chúng ta không phải là thượng căn) và cố gắng nhanh lên. Đức Phật đã thị tịch rồi, nhưng những kinh như kinh Kim Cang đóng vai trò như kim chỉ nam giúp cho chúng ta kiến tánh thành Phật.

 Đức Phật giảng xong kinh Kim Cang. Tôn giả Tu-bồ-đề cảm nhận được sự thống khổ của vô minh nên ngài khóc, cảm thương chúng sanh mê muội mãi loanh quanh trong sáu đạo luân hồi mà không biết họ vốn có tánh Phật thường trụ. Còn chúng ta thì cười và thích cam phận làm bà già mù đi trong rừng xương sọ, chứ làm cái khác cao thượng hơn thì chúng ta thấy khó khăn, không làm nổi. Tôn giả Tu Bồ Đề mừng vì ngài chữa được bịnh mù loà, vì hai chấp trước ngã và pháp và bốn tướng trạng của ta, người, chúng sinhthọ giả không còn quấn chặt ngài nữa. Ngài vô cùng cảm kích và vui mừng đến chảy nước mắt bởi lẽ bây giờ ngài đã chứng ngộ rằng trong khi bố thí, nên thực hành hạnh bố thí vô tướng và trong khi độ sinh, nên thực hành cách độ sinh vô ngã. Như vậy gọi là cách an trụ tâmhàng phục tâm rốt ráo. Đây là Pháp Ngữ quan trọng chính yếu của kinh Kim Cang. Đây là pháp viên đốn cao sâu nhiệm mầu mà tôn giả Tu Bồ Đề được nghe và được thể nhập. Từ đây, Tánh Không Bát Nhã ba la mật của ngài đã được sáng tỏ và từ đây, ngài được mệnh danh là Giải Không đệ Nhất trong chúng trung tôn của Đức Thế Tôn

Kinh này gọi là Kim Cang Bát Nhã, nhưng từ đầu tới giờ chúng ta không thấy trong chánh văn Phật nói gì đến chữ Kim Cang Bát Nhã Ba la mật cả. Nhưng thật ra khi Đức Phật dạy không có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tướng pháp và phi pháp… đó là Đức Phật đang khai trí tuệ Kim Cang Bát Nhã cho chúng ta. Trí Kim Cang Bát Nhã này có sẵn ở nơi mình, chứ không phải của Phật và Phật đang khai mở cho chúng ta thấy. Đức Phật đang dùng lời nói để khai tuệ Bát Nhã. Hễ chúng ta buông được sự mê muội của ngã chấppháp chấp thì tuệ Bát Nhã của chúng ta hiện tiền. Chính trí Kim Cang của chúng ta đang phá những mê muội của mình, những mê muội đang biểu lộthân khẩu ý đây. Đức Phật đang dùng lời nói, phương pháp để tuệ Bát Nhã của chúng ta được hiển thị ra, chính tuệ hiểu biết này đang phá ngã chấp, pháp chấp, đó chính là tánh biết của chúng ta đang làm việc này. Đấy là Kim cang, là chân không Bát Nhã. Hễ thọ trì pháp ngữ (16 pháp ngữ của chương 2) đến đâu, chúng ta tỉnh đến đâu thì đó là chúng ta đang lên bờ kia “đáo bỉ ngạn” đến đó. 

Nhờ công đức thường xuyên thọ trì tụng kinh Kim Cangchúng ta nhận ra tánh Kim Cang bền chất của mình, sống với bản thể thường còn của mình cũng như mình có mắt biết thấy, nhưng phải nhờ đèn mới thấy được ban đêm. Kinh Kim Cang như ngọn đèn, chúng ta nương cuốn kinh để thấy tánh Kim Cang của mình. Chúng ta dùng tánh Kim Cang của mình để chữa hai mắt mù đi, chữa sự chấp ngã pháp. Khi chúng ta tỉnh ra, buông đi là lúc đã chữa lành bệnh mù lòa, là lúc sáng tỏ tánh Kim Cang Bát Nhã ba la mật của mình.

Nam-Mô Bát-Nhã Hội-Thượng Phật Bồ-Tát

Ma-Ha-Tát. (3 lần)

THAM KHẢO

 

1)    Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Hán dịch: Cưu Ma La Thập. Việt dịch: Thích Trí-Tịnh

http://www.niemphat.com/kinhdien/kinhkimcang/kinhkimcang.html.

2)   Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật giảng giải, PM3, Tôn Sư Hải Triều Âm.

3)     Vòng Luân Hồi, Thích Nữ Giới Hương, NXB Phương Đông: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008. Tái bản lần thứ 4, 2016.

4)     Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm, Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008. Tái bản lần thứ 4, 2016.

 


TỦ SÁCH BẢO ANH LẠC

 

1. Boddhisattva and Sunyata in the Early and Developed Buddhist Traditions, Bhikkhuni Gioi Huong, Delhi-7: Eastern Book Linkers, 1st print 2004, 2nd reprint 2005 & Vietnam Buddhist University: 3rd reprint.

2. Bồ-tát và Tánh Không Trong Kinh Tạng Pali va Đại Thừa, Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005. Tái bản lần 2, NXB Tổng Hợp Tp HCM, 2008.

3. Ban Mai Xứ Ấn (3 tập), Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005; và tái bản lần 2 năm 2006. Tái bản lần ba, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn, 2008.

4. Vườn Nai – Chiếc Nôi Phật Giáo, Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005. Tái bản lần 2, NXB Phương Đông, 2008.

5. Xá Lợi Của Đức Phật, Tham Weng Yew, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005 và tái bản lần 2 tại Delhi 2006. Tái bản lần 3, NXB Tổng Hợp Tp HCM, 2008.

6. Quy Y Tam BảoNăm Giới, Thích Nữ Giới Hương, Tủ Sách Bảo Anh Lạc, Wisconsin, USA, 2008. Tái bản lần 2, 2010 và lần 3 năm 2016

7. Vòng Luân Hồi, Thích Nữ Giới Hương, NXB Phương Đông: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008. Tái bản lần 2, 2010; lần thứ 3, 2014 và lần thứ 4, 2016.

8. Hoa Tuyết Milwaukee, Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008.

9. Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm, Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008. Tái bản lần thứ 2, 2012; lần thứ 3, 2014 và lần thứ 4, 2016.

10. Nghi Thức Hộ Niệm Cầu Siêu, Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Delhi-7: Eastern Book Linkers, 2008.

11. Sen Nở Nơi Chốn Tử Tù, Nhiều tác giả, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010.

12. Nữ Tu và Tù Nhân Hoa Kỳ, (2 tập), Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010; tái bản lần thứ 2 năm 2011; lần thứ 3, 2014 và lần thứ 4, 2016.

13. Quan Âm Quảng Trần, Thích Nữ Giới Hương, NXB Tổng Hợp: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010; tái bản lần 2 năm 2012; lần thứ 3, 2014 và lần thứ 4, 2016.

14. Nếp Sống Tỉnh Thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ XIV: (2 tập), Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2012. Tái bản lần thứ 2, 2014 và lần thứ 3, 2016.

15. A-Hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền não, (2 tập), Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2012. Tái bản lần thứ 2, 2014 và lần thứ 3, 2016.

16. Góp Từng Hạt Nắng Perris, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2014.

17. Pháp Ngữ của Kinh Kim Cang, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2014.      Tái bản lần thứ 2, 2016.

18. Tập Thơ Nhạc Nắng Lăng Nghiêm, Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2014.

19. Chùa Việt Nam Hải Ngoại (Overseas Vietnamese Buddhist Temples), Võ Văn Tường & Từ Hiếu Cồn, vol 2, Thích Nữ Giới Hương chuyển Anh ngữ. NXB: Hương Quê, 2016.

20. Việt Nam Danh Lam Cổ Tự (The Famous Ancient Buddhist Temples in Vietnam), Võ Văn Tường. Chuyển Anh ngữ: Thích Nữ Giới Hương. NXB: Phương Nam, 2016.


 

ĐĨA CA NHẠC PHẬT GIÁO

CHÙA HƯƠNG SEN

 

1. Đào Xuân Lộng Ý Kinh, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 1, năm 2013.

2. Niềm Tin Tam Bảo, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Hoàng Y Vũ & Hoàng Quang Huế, volume 2, năm 2013.

3. Trăng Tròn Nghìn Năm Đón Chờ Ai, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Võ Tá Hân, Hoàng Y Vũ, Khánh Hải, Khánh Hoàng, Hoàng Kim Anh, Linh Phương và Nguyễn Tuấn, volume 3, năm 2013.

4. Ánh Trăng Phật Pháp, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Uy Thi Ca & Giác An, volume 4, năm 2013.

5. Bình Minh Tỉnh Thức (Piano Variations for Meditation), Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Độc Tấu Dương Cầm và Hòa Tấu: Nữ Nhạc Sĩ Linh Phương, volume 5, năm 2013.

6. Tiếng Hát Già Lam, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 6, năm 2015.

7. Cảnh Đẹp Chùa Xưa, Nhạc:  Hoàng Quang Huế, Hoàng Y Vũ, Võ Tá Hân,   & Khánh Hải,  volume 7, năm 2015.

8. Karaoke Hoa Ưu Đàm Đã Nở, Thơ: Thích Nữ Giới Hương, Nhạc: Nam Hưng, volume 8, năm 2015.

 

 

PHÁP NGỮ TRONG KINH KIM CANG

Thích nữ Giới Hương

 

 

Chịu trách nhiệm xuất bản:

BÙI VIỆT BẮC

 

Biên tập: Thế Vinh

Sửa bản in: Quỳnh Trang

Bìa & Trình bày: Thích Nữ Viên Quang

 

 

 

 

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

A2 - 261 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

ĐT: 08044806 - Fax: 08043538

 



 

In tái bản lần thứ ba 2000 quyển, khổ 14x20 cm, tại Xí nghiệp In Fahasa, 177 Trường Chinh, Tân Bình, TP.HCM.

Giấy phép xuất bản số: 70-2012/CXB/146-01/ HĐ, cấp ngày 13 tháng 02 năm 2012. In xong và nộp lưu chiểu tháng 05 năm 2014.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1331)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(Xem: 1553)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
(Xem: 1687)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(Xem: 1657)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(Xem: 1047)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(Xem: 1536)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(Xem: 1531)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(Xem: 1701)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 1962)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(Xem: 1557)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1387)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(Xem: 1398)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(Xem: 1582)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(Xem: 1172)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(Xem: 1303)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(Xem: 1309)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(Xem: 1720)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(Xem: 1671)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(Xem: 3043)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1852)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 1389)
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôi thảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
(Xem: 1236)
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
(Xem: 1296)
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
(Xem: 1435)
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành phápchánh pháp trở thành đời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
(Xem: 1340)
Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởng Đông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượng đặc sắc đáng để mọi người nghiên cứu Phật học quan tâm.
(Xem: 1937)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý.
(Xem: 1710)
Như huyễn là một tính cách, một phương diện của tánh Không. Tánh Khôngvô tự tánh của mọi cái hiện hữu, và vì vô tự tánh nên như huyễn.
(Xem: 1910)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra.
(Xem: 1843)
Trên lộ trình hướng về Phật đạo, tôi có duyên được “làm người đưa đò” tại ...
(Xem: 2420)
Bình đẳng tánh trí là gì? Là tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí, nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả mặt gương và của tất cả bóng hình in vào đó.
(Xem: 1806)
Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 2164)
Vào thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ rất nhiều học thuyết ra đời, mỗi học thuyết là một quan điểm chủ trương.
(Xem: 2269)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
(Xem: 2329)
am Vô Lậu Học là môn học thù thắng gồm: Giới, Định và Tuệ trong đạo Phật.
(Xem: 1876)
Khi đạo Phật nói về tánh chất của khổ, có nhiều mức độ khổ khác nhau.
(Xem: 1992)
Dân gian thường nói, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Rất khó giải thích về“ba họ” và “ba đời”.
(Xem: 2052)
Chúng ta đã thấy nguồn gốc của kinh tạng Phật giáo phát khởi từ ba kỳ kết tập kinh điển (saṅgīti).[1]
(Xem: 1988)
“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thường, vô ngã và niết-bàn tịch tịnh)
(Xem: 2631)
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào một ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài.
(Xem: 1968)
Bản tâm, tự tâm, bản tánh, tự tánh là những danh từ được Lục Tổ Huệ Năng sử dụng trong những lời thuyết pháp của ngài để...
(Xem: 1920)
Muốn thực hiện một đời sống đạo đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như tha nhân thì trước hết con người ấy phải được giáo dục.
(Xem: 1974)
Như chúng ta đã biết, từ xưa lắm các triết gia và sử gia phương Tây từng đưa ra những định nghĩa về con người,
(Xem: 1931)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là...
(Xem: 2203)
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng.
(Xem: 2351)
“Bà lão nghèo ngộ pháp Duyên khởi” là bản kinh chúng tôi giới thiệu kỳ này. Nguyên tác “Phật thuyết lão nữ nhơn kinh 佛說老女人經
(Xem: 2021)
“Kinh Căn Tu Tập / Indriya bhàvanà sutta” là bài kinh cuối cùng trong số 152 bài kinh đăng trong Trung Bộ Kinh do...
(Xem: 2137)
Theo Phật giáo, pháp có nghĩa là giáo pháp của Phật. Những lời dạy của Đức Phật chuyên chở chân lý.
(Xem: 1902)
Như Đức Phật đã dạy, một đặc điểm của Giáo Pháp thuần túy là những hiệu ứng phải được thể nghiệm tức khắc lúc này và nơi này, ngay trong cuộc đời này
(Xem: 1953)
Căn cứ thông tin từ tác phẩm Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đờiđạo nghiệp do Ni giới hệ phái Phật giáo Khất sĩ ấn hành vào năm 2016 thì...
(Xem: 2449)
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy rõ là bất cứ khi nào truyền thống dân tộc nép mình để đi trong dòng sinh mệnh của đạo Phật thì...
(Xem: 2358)
Dựa vào lịch sử Đức Phật, chúng ta được biết, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) khi chào đời, bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân
(Xem: 4083)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2527)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 3231)
Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi.
(Xem: 2504)
Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không.
(Xem: 2076)
Bằng sự tu tập lâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngục Thiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùngsự giải thoát hoàn toàn.
(Xem: 1815)
Đức Di Lặc tiếp tục giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâm: “Tại sao vậy? Vì nhân nơi Bồ đề tâm mà xuất sanh tất cả Bồ tát hạnh.
(Xem: 3334)
Cộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa.
(Xem: 2377)
Đến nay, vấn đề xác định kinh điển Phật thuyết hay phi Phật thuyết vẫn là nội dung được các học giả quan tâm nghiên cứu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant