Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cơ Sở Lý Tính Duyên Khởi

10 Tháng Mười Một 201706:34(Xem: 6693)
Cơ Sở Lý Tính Duyên Khởi
CƠ SỞ LÝ TÍNH DUYÊN KHỞI

 
Phước Nguyên

Cơ Sở Lý Tính Duyên Khởi


Nguyên lý làm tư tưởng nền tảng cho lập trường Pháp hoa chính là cở sở lý tính duyên khởigiáo nghĩa Phật tính thường trú, được biểu hiện qua hai bài chỉnh cú đặc sắc:

-Sanskrit: 
स्थितिका हि एषा सद धर्मनेत्री
प्रकृतिश्च धर्माण सदा प्रभा[सते]
विदित्व बुद्धा द्विपदानमुत्तमा
प्रकाशयिष्यन्ति ममेकयानम्॥१०२॥

धर्मस्थितिं धर्मनियामतां
नित्यस्थितां लोकि इमामकम्प्याम्।
बुद्धाश्च बोधिं पृथिवीय मण्डे
प्रकाशयिष्यन्ति उपायकौशलम्॥१०३॥[1]

-Tibetan:

ཆོས་ཀྱི་ཚུལ་འདི་རྟག་ཏུ་གནས་པ་དང་། །
ཆོས་ཀྱི་རང་བཞིན་རྟག་ཏུ་འོད་གསལ་བར། །
རྐང་གཉིས་དམ་པ་སངས་རྒྱས་རྣམས་མཁྱེན་ནས། །
ང་ཡི་ཐེག་པ་གཅིག་ཅེས་སྟོན་པར་འགྱུར། །

ཆོས་ཀྱི་གནས་ཉིད་སྐྱོན་མེད་ཆོས་ཉིད་ནི། །
ཆོས་ཀྱི་རང་བཞིན་རྟག་ཏུ་འོད་གསལ་བར། །
ས་ཡི་སྙིང་པོར་བྱང་ཆུབ་སངས་རྒྱས་ཏེ། །
ཐབས་ལ་མཁས་པ་ཤིན་ཏུ་སྟོན་པར་འགྱུར།[2]

Sanskrit La-tin:

Sthitikā hi eṣā sada dharmanetrī
prakṛtiśca dharmāṇa sadā prabhā
[sate]|
viditva buddhā dvipadānamuttamā
prakāśayiṣyanti mamekayānam||102||

Dharmasthitiṃ dharmaniyāmatāṃ ca
nityasthitāṃ loki imāmakampyām|
buddhāśca bodhiṃ pṛthivīya maṇḍe
prakāśayiṣyanti upāyakauśalam||103||
[3]

 

Hán dịch của Kumārajīva:

諸佛兩足尊,

知法常無性,  

佛種從緣起,  

是故說一乘。

是法住, 法位,

世間相常住,  

於道場知已,

導師方便說. [4] 

-Dịch Việt (theo Sanskrit, tham chiếu Tibetan):


102. Con mắt Pháp này thường trú, 
Tự tính (prakṛti) luôn luôn tỏa sáng bằng pháp.
Biết rõ điều này,
Chư Phật - Đấng Lưỡng Túc Tối Tôn (dvipadānamuttamā)
Sẽ tuyên thuyết, khen ngợi
Về cỗ xe trực hướng (ekayāna) này[5].


103. Pháp này là nguyên lý tồn tại (dharmasthiti),
và Pháp này vận hành theo thể tính quyết định; (dharmaniyāmatā)
Quy luật ấy, là lý tắc tồn tại bất biến (nityasthitāṃ), ngay tại thế gian (loki imāmakampyām).
Nơi Bồ-đề tràng[6], chư Phật thấu suốt điều này;
Nên các Ngài bằng phương tiện quyền xảo, 
Công bố và khen ngợi (prakāśayiṣyanti).


*Lời bàn:

Đây không phải là một bài nghiên cứu, chỉ là ghi lại một vài ý tưởng bất chợt, thiết nghĩ có một số vấn đề ghi nhận, xin gợi ý như sau:

1.Tự tính

Từ “prakṛti”, danh từ, giống cái: bản thể, tự nhiên, khởi nguyên, trạng thái đầu tiên, bản thể của vật chất.

-Bản Hán, Kumārajīva hiểu từ ‘prakṛti’ (tự tính) ở đây là Phật tính, nên dịch: “Phật chủng tùng duyên khởi”.

-Bản dịch tiếng Anh, Kern hiểu prakṛti, với ý nghĩa tương đương với tự tính, nên dịch là “law” (The line of the law forms an unbroken continuity and the nature of its properties is always manifest).

-Burnouf trong bản tiếng Pháp dịch là: “La règle de la loi est perpétuellement stable”.

Ý nghĩa của từ prakṛti đó chính là Phật tính, cũng gọi là pháp trụ và pháp vị. Từ cơ sở này, nó được dùng để chuyển tải ý nghĩa duyên khởi. Kinh Pháp hoa đề ra những phương tiện thể nghiệm tri kiến Phật hết sức ưu việt, đa dạng và đặc biệt.

2. Pháp trụPháp vị

a. Ý nghĩa Pháp trụ

Từ Sanskrit ‘Dharmasthiti’, Tibetan: ཆོས་ཀྱི་གནས་, Kumārajīva dịch là “pháp trụ”. Phân tích thành:


a.1.
“Dharma”, do động từ căn √dh: duy trì, giữ gìn. Luận Câu-xá giải thích: “nói là pháp vì duy trì yếu tính của chính nó[7], còn Thành duy thức luận gọi là ‘cái duy trì quỹ tắc[8].

Từ Dharma, Hán dịch là Pháp, ngài Vasubandhu (Thế Thân) giải thích trong Câu-xá luận như sau:

“Pháp bao gồm hai hạng mục: pháp siêu nghiệm tức thắng nghĩa pháp (paramārtha-dharma), và hình thái pháp tức pháp tướng pháp (dharma-lakṣaṇa).”

Yaśomitra bình luận tổng quát: “pháp tướng pháp, chỉ cho yếu tính cá biệt (biệt tướng) và yếu tính phổ quát (tổng tướng). Như “cứng” là yếu tính cá biệt của yếu tố đất; “vô thường, khổ” là yếu tính phổ quát của các pháp hữu vi”[9].

Tổng quát mà nói Pháp cũng có thể chia làm hai loại: (a) Pháp sở chứng, sự thực mà Đức Phật đã chứng nghiệm. (b) Pháp sở thuyết, từ sự thực được thông đạt, Đức Phật công bố, khai thị, và hướng dẫn thực hành để đạt đến sự thực đó.

Từ Dharma trong Dharmasthiti được hiểu một trong hai nghĩa này, hoặc có thể được hiểu luôn cả hai nghĩa.


a.2. Chữ “Sthiti”, có nghĩa gốc là nguyên lý, vững chắc, sự hiện hữu bền chắc:

-Tibetan གནས: nguyên lý tồn tại, lý tắc hiện hữu, hay cũng hiểu là sự tồn tại ổn định;

-Kern dịch “sthiti” là: “stability”: tính ổn định, bền vững.

-Bản Hán, Kumārajīva dịch là ‘trụ 住’: đứng vững, trụ vững.

Gọi là Dharmasthiti, vì tự tính của tất cả các pháp vốn là như vậy (tathā, chân như) luôn tồn tại trong quan hệ hỗ tương và trong định lý: “tương tức tương nhập”.

Nguyên lý ở đây, là nguyên lý vô ngã của Pháp duyên khởi:

Vô ngã có ba:

1. Vô tướng vô ngã,ngã không có hình thái.

2. Dị tướng vô ngã, vì khác biệt với hình thái của ngã bị nhận thức lệch lạc.

3. Tự tướng vô ngã, tự tướng được hiển thị bằng vô ngã[10].

Nguyên lý này ở chỗ khác, kinh Pháp hoa gọi là “vốn thường hằng tịch diệt”:


evaṃ ca bhāṣāmyahu nityanirvṛtā

ādipraśāntā imi sarvadharmāḥ |

caryāṃ ca so pūriya buddhaputro

anāgate ’dhvāni jino bhaviṣyati || 2.68 ||[11]

“Và Ta nói như vậy: tất cả pháp này,

bản lai tịch tĩnh, vốn thường hằng tịch diệt.

Phật tửcông hạnh đã tròn đầy,

Trong đời vị lai sẽ trở thành bậc Tối thắng”.


Hay cũng gọi là “thường trú”:

Sthitikā hi eṣā sada dharmanetrī

prakṛtiśca dharmāṇa sadā prabhā[sate]|

Con mắt Pháp này thường hằng tồn tại,

luôn luôn rọi sáng tự tính bằng pháp”

(Chỉnh cú 102-bản Sanskrit).

b. Ý nghĩa Pháp vị

Từ Sanskrit Dharmaniyāmatā, Tibetan: སྐྱོན་མེད་ཆོས་ཉིད་ནི་, Kumārajīva dịch Hán là: “pháp vị”, được phân tích như sau:


Từ niyāmatā là từ phái sinh của danh từ niyama: quy luật, tính quyết định, tính nhất định, tính tất yếu, luôn như vậy; kết hợp với đuôi “”, với ý nghĩađiều hành, vận hành.


Ngài Vasubandhu trong Abhidharmakośa định nghĩa từ niyāma (quyết định) như sau: “Trong đây ‘niyāma’ có nghĩa là chỉ cho một cứu cánh nhất định”. Yaśomitra cũng bình luậngiải thích cấu tạo từ này trong Sphuṭārthā Abhidharmakośa vyākhyā: trước hết thân từ yāma, theo ngữ pháp Pāṇini 3.3.1: pada-ruja-viśa-spṛś-aḥ ghañ, tiếp vĩ ngữ ~a nối vào động từ căn, thiết lập thành danh từ kāraka với chức năng chỉ chủ thể tác động. Tiếp theo, gắn tiếp đầu ngữ ni~ theo ngữ pháp Pāṇini 3.3.63: yam-aḥ sam-, upa-.ni-, vi-ṣu; √yam (ức chế) với các tiền tố này lập thành một danh từ chỉ kāraka (tác giả, năng tác) do đó niyāma (chủ động, năng tác): quyết định.

Bản Tibetan cũng hiểu từ niyāmatā là tất yếu, nguyên vẹn, không có rạn nứt, cho nên dịch là “སྐྱོན་མེད་” với ý nghĩa tương đương với bản Sanskrit.

Bản Anh ngữ của Kern dịch là: “fixed rules”: quy tắc nhất định, định lý bất biến.

Vậy thì, niyāmatā có nghĩa là tính chất điều hành theo một quy luật cố định, ở đây là quy luật duyên khởi:

Do bởi trong khi nương vào sự đang tồn tại của cái này thì cái kia tồn tại;

Do bởi trong khi nương vào sự xuất hiện của cái này thì cái kia xuất hiện[12].


Tính chất này “luôn luôn rọi sáng tự tính bằng pháp”, cũng có thể cắt nghiã là tính chất điều hành theo nguyên lý vô ngã mà ý nghiã tư tưởng không có gì khác biệt.


Cho nên Dharmaniyāmatā chính là nguyên lý tồn tại của pháp, vì chư Phật Thế Tônhiện hữu hay không hiện hữu, thì Pháp tính duyên khởi vẫn tồn tại bất biến. Duy chỉ chúng sinh không có mắt để nhìn và không có tai để nghe mà thôi.

c. Tri thức đích xác

Với ý nghiã như trên, ‘pháp trụ-pháp vị’ là cặp từ chỉ cở sở lý tính duyên khởi và cũng là nền tảng của giáo nghĩa Phật tính bình đẳng, mà chỉnh cú 102 thuộc chính văn phẩm Phương tiện trong kinh Pháp hoa, Hán dịch của Kumārajīva, đọc là:

“是法住法位

世間相常住”.

Thị pháp trụpháp vị,

Thế gian tướng thường trụ.     

Do bài chỉnh cú này, văn Hán dịch quá súc tích cho nên đã xảy ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc về nội dung, những hiểu lầm đó một phần bắt nguồn từ những bản sớ giải Hán ngữ, ví dụ như:

Đại Tạng Kinh 33, số hiệu 1715, Pháp hoa nghĩa kí 法華義記8 quyển, Lương, Pháp Vân soạn[13], luận viết:

“Câu ‘thị pháp trụ pháp vị’, nghĩa là muôn nghìn pháp thiện trụ nơi ngôi vị nhất thừa, cho nên gọi là ‘pháp trụ pháp vị’”[14].


Kể cả Sớ giải Pháp hoa có vị trí nhất của tông Thiên Thai, thuộc Đại Tạng Kinh 33, số hiệu 1718, Diệu pháp liên hoa kinh văn cú 妙法蓮華經文句, 10 quyển, cũng hiểu lầm ý nghĩa “pháp trụ, pháp vị”  luận viết:


“‘Thị pháp trụ pháp vị’: thuộc hành thứ nhất và tụng ấy là cái lý thứ nhất. Chúng sinh và bậc Chánh giác: nhất như, không hai; tất nhiên không ra khỏi cái ‘như’ nầy. Tất cả đều như pháp mà có ‘vị’ vậy”[15].

Tình trạng này chỉ được chấm dứt khi mà sớ giải Pháp hoa của Cát Tạng ra đời, thuộc Đại Tạng Kinh 34, số hiệu 1720, Pháp hoa huyền luận 法華玄論, 10 quyển[16]. Luận viết:

“‘Thị pháp trụ pháp vị’: nghĩa là, phần đầu (pháp trụ) lấy sự minh tịnh của tâm Bồ-đề làm hạt giống; phần sau (pháp vị) lấy sự minh tịnh của Phật tính bản hữu làm hạt giống Phật. Nếu khôngPhật tính, tuy rằng tuyên thuyết nhất thừa giáo và phát Bồ-đề tâm, rốt cục chẳng thể chứng đắc thành Phật. Do đó, cần phải lấy sự minh tịnh của Phật tính vậy. Đại khái có ba điểm: (1) nửa đầu bài tụng chủ yếu trình bày Phật tínhpháp trụpháp vị; (2) pháp trụpháp vị là tên gọi khác của Phật tính; (3) cũng là danh xưng khác của Nhất thừa.”[17]

Còn trong một số bản dịch tiếng Việt của kinh Pháp hoa[18], vì đa phần căn cứ trên bản dịch chữ Hán của Kumārajīva và thiếu điều kiện đối chiếu bản gốc Sanskrit cùng các bản dịch ngữ hệ khác, cho nên chỉnh cú này thường bị hiểu lầm, chẳng hạn như: Pháp đó trụ ngôi pháp/Tướng thế gian thường còn.[19]

Theo nhận thức phổ thông căn cứ trên Hán dịch, chữ "vị 位" thường được hiểu là ‘ngôi’, vì thế, một số dịch giả tiếng Việt do quán tính nên ngắt lầm cụm từ trong chỉnh cú chữ Hán, sự lầm lẫn này có tính chất nghiêm trọng, vì đánh mất giáo nghĩa căn bản về Duyên khởi, Phật tínhNhất thừa của Pháp hoa. Nguyên văn Sanskrit của nó là một cặp từ: “dharmasthitiṃ dharmaniyāmatā”. Có thể đem đối chiếu với bản dịch Tây Tạng:


“འཇིག་རྟེན་འདི་ན་རྟག་ཏུ་མི་གཡོ་ནས། །

“Pháp này là lý tắc tồn tại,

Pháp này vận hành theo lý tắc bất biến”.

Vậy thì, căn cứ theo nguyên văn Sanskrit của câu này, bản Hán cần phải được ngắt câu thành: “Thị pháp trụ, pháp vị”. Chữ ‘vị’ ở đây tức là "quyết định tính", tức tính xác quyết, tính bất biến… Điều này không có gì khó hiểu, nếu chịu khó đọc qua những trích dẫn dưới đây.

d. Pháp trụ, Pháp vị trong Kinh tạng Sanskrit:

 - Trích từ Aṣṭādaśasāhasrikāprajñāpāramitā[20], phẩm 50 -  phẩm 70.


+Trích từ phẩm 50.

(AdSPG I 22) bodhisattvo mahāsattva evaṃ jānāti: virahitāḥ sarvadharmāḥ svabhāvena. te na śrāvākaiḥ kṛtā na pratyekabuddhair kṛtā na ca buddhair bhagavadbhir kṛtā sthitaivaiṣāṃ dharmāṇāṃ dharmatā dharmasthititā dharmaniyāmatā tathatā avitathatā ananyatathatā dharmadhātur bhūtakoṭiḥ. avirahito bodhisattvo mahāsattvo prajñāpāramitāyā bhavati


“Đức Thế Tôn dạy:

Lại nữa, Bồ-tát Đại sĩ nên biết như vầy: tất cả pháp yếu tính cá biệt của nó là LY, không phải tác thành bởi Thanh vănBích-chi Phật, cũng không được tác thành bởi chư Phật Thế Tôn. Pháp đó là thường trú, là pháp tướng, pháp trụ, pháp vị, là như như, là thật tế. Cho nên, Bồ-tát Đại sĩ không xa lìa thể tính Bát-nhã Ba-la-mật”.


+Trích từ phẩm 59.

(AdSPG I 67) utpādād vā subhūte tathāgatānām anutpādād vā tathāgatānāṃ sthitaivaiṣā dharmāṇāṃ tathatā avitathatā ananyatathatā. dharmatā sthita evaiṣā dharmāṇāṃ dharmadhātur dharmasthititā dharmaniyāmatā bhūtakoṭiḥ.

“Này Subhūti! Đức Như Laixuất hiện hay không xuất hiện thì Pháp đó vẫn thường trú, là chân như, không dị biệt với chân như, không điên đảo với chân như. Tức Pháp tướng thường trú, là pháp giới, pháp trụ, pháp vị, và thật tế”.


+Trích từ phẩm 62.

(AdSPG I 104) tathā hi subhūte utpādād vā tathāgatānām anutpādād vā tathāgatānāṃ sthitaivaiṣāṃ dharmāṇāṃ dharmasthititā sthita eva dharmadhātu sa naivotpadyate na nirudhyate.

“Chân như đó, này Subhūti! Dù Như Lai xuất hiện, hay Như Lai không xuất hiện, thì Pháp ấy vẫn thường trú. Tức là giới của Pháp vẫn thường trú, là pháp trụ, không thất tán, không hủy diệt”.


+Trích từ phẩm 63.

(AdSPG I 153) tathā hi subhūte tathāgatena arhatā samyaksaṃbuddhena anuttarāṃ samyaksaṃbodhim abhisaṃbudhya (…). api tu khalu subhūte utpādād vā tathāgatānām anutpādād vā tathāgatānāṃ sthitaiva dharmāṇāṃ dharmatā dharmasthititā sthitaiva dharmadhātu.

“Chân như đó, đối với Như Lai, bậc A-la-hán, bậc Chánh đẳng giác, bậc Vô thượng Chánh đẳng giác, đã tự mình chứng nghiệm hoàn toàn (hiện đẳng giác/ abhisaṃbudhya) (…) Cũng vậy, này Subhūti! Dù Như Laixuất hiện, hay không xuất hiện thì pháp đó vẫn thường trú. Tức là giới của Pháp vẫn thường trú, là pháp tướng, pháp trụ”.


-Trích từ Aṣṭādaśasāhasrikāprajñāpāramitā[21]
, phẩm 70 – 82.

+Trích từ phẩm 78.

(AdSPG II 119): katamā eṣaṃ bhagavaṃs caturṇām āryasatyānāṃ samatā?

bhagavān āha: yatra subhūte na duḥkhaṃ na duḥkhajñānaṃ na samudayo na samudayajñānaṃ na nirodho na nirodhajñānaṃ na mārgo na mārgajñānaṃ. yaiṣāṃ caturṇām āryasatyānāṃ tathatā avitathatā dharmatā. dharmadhātur dharmaniyāmatā dharmasthitā. yad utpādād vā tathāgatānām anutpādād vā tathāgatānāṃ sthita eva dhātur yaduta dharmadhātuḥ asaṃpramoṣāya aparihāṇāya saṃvartate. tad bodhisattvo mahāsattvaḥ prajñāpāramitāyāṃ caran satyānubodhāya carati.

Thế nào là đặc điểm bình đẳng về ‘Bốn sự thực của bậc Thánh’?

“Này Subhūti! Nếu không tồn tại sự khổ, không tồn tại nhận thức về khổ, không tồn tại tập khởi, không tồn tại nhận thức về tập khởi, không tồn tại diệt tận, không tồn tại nhận thức về diệt tận, không tồn tại Thánh đạo, cũng không tồn tại nhận thức về Thánh đạo, đó gọi là đặc điểm bình đẳng về ‘Bốn sự thực của bậc Thánh’.

Lại nữa, Subhūti! ‘Bốn sự thực của bậc Thánh’ ấy là như như, là không dị biệt, là pháp tướng, là pháp tính, là pháp trụ, là pháp vị, là thật tế. Vì rằng, Như Lai xuất hiện hay Như Lai không xuất hiện, giới ấy thường trụ, là pháp giới, không hư dối, không biến thái. Chính Bồ-tát Đại sĩ, khi thể hiện sự nghiệp Bát-nhã Ba-la-mật làm thông đạt (hiện quán) Thánh đế”.


+Trích từ phẩm 81
.[22]

(AdSPG II 126) subhūte āha: sā punaḥ sarvadharmāṇāṃ samatā katamā? bhagavān āha: tathatā avitathatā ananyatathatā dharmatā dharmadhātur dharmasthititā. dharmaniyāmatā bhūtakoṭiḥ yo 'sāv utpādād vā tathāgatānām anutpādād vā tathāgatānāṃ sthita eva dharmasthititādhātur yaduta dharmadhātur idaṃ subhūte vyavadānaṃ, tat punar lokavyavahāreṇa vyavahṛyate. anabhilāpyaṃ punas tad apravyāhāraṃ. sarvagīrghoṣavākpathātītaṃ.

Subhūti hỏi: Những gì là đặc điểm bình đẳng của tất cả pháp? Thế Tôn dạy: Chính là chân như, không biến dị, không hư dối, là pháp tướng, pháp tính, pháp trụ, pháp vị, thật tế. Vì rằng, Phật hiện hữu, hay Phật không hiện hữu, pháp tínhthường trụ, đó gọi là thanh tịnh. Cho nên nói rằng ‘sự thực quy ước’ (thế đế) không phải là “mục đích siêu việt nhất” (tối đệ nhất nghĩa). Vì “mục đích siêu việt nhất” vượt ngoài tất cả ngôn ngữ, bàn luậnâm thanh.

(AdSPG II 132) bhagavān āha: evam etat subhūte evam etat. sarvadharmā subhūte dharmasamatāyā na calanti. na vivantante. tat kasya hetoḥ? yaiva tathāgatānām arhatāṃ samyaksaṃbuddhānāṃ tathatā avitathatā ananyatathatā dharmatā dharmadhātur dharmasthititā dharmaniyāmatā bhūtakoṭir, saiva bālapṛthagjanānāṃ tathatā yāvad bhūtakoṭir

Đức Thế Tôn dạy: Điều ấy đúng như thế! Này Subhūti, Điều ấy đúng như thế! Đặc điểm bình đẳng của các Pháp, nó không biến động[23], không suy tàn. Tại sao vậy? Vì nó được Như Lai, bậc A-la-hán, bậc Chánh đẳng giác nói là chân như, không khác với chân như, không điên đảo với chân như, là pháp tướng, pháp giới, pháp trụ, pháp vị, thật tế, vì đó không phải là tri thức được thủ đắc bởi phàm phu, cho đến cả như như, thật tế cũng vậy…


- Trích từ Nidānasaṃyukta, số 14. Pratītyasūtra, trang 148. (Hán dịch của Huyền Tráng, T 99, No. 296, k. 12, p. 84b12–c10; tương đương với Pāli, kinh Paccayasuttanta thuộc Saṃyutta, II, p. 25, l. 18–20) [24]

(NidSa 14.3) avidyāpratyayāḥ saṃskārā ity utpādād vā tathāgatānām anutpādād vā sthitā eveyaṃ dharmatā dharmasthitaye dhātuḥ|

Do duyên là vô minh mà có hành, dù Như Lai xuất hiện, hoặc không xuất hiện, thì giới của Pháp vẫn tồn tại như thế, là pháp tướng, pháp trụ.

(NidSa 14.5) jātipratyayaṃ jarāmaraṇam ity utpādād vā tathāgatānām anutpādād vā sthitā eveyaṃ dharmatā dharmasthitaye dhātuḥ|

Do duyên là sinh mà có già và chết, dù Như Lai xuất hiện, hoặc không xuất hiện, thì giới của Pháp vẫn tồn tại như thế, là pháp tướng, pháp trụ.

(NidSa 14.6) iti yātra dharmatā dharmasthititā dharmaniyāmatā dharmayathātathā avitathatā ananyathā bhūtaṃ satyatā tattvatā yāthātathā aviparītatā aviparyastatā idaṃpratyayatā pratītyasamutpādānulomatā, ayam ucyate pratītyasamutpādaḥ|

Thể tính của cái gì là pháp tướng, pháp trụ, pháp vị, thì cái đó chính là chân như, không khác biệt với chân như, không trái ngược với chân như, là thật tế, là sự thực, là thực tại, là giống với chân như, là không nghịch hướng với chân như, là không điên đảo với chân như. Cái đó là duyên tính, là thuận thứ của duyên khởi, ta nói nó chính là duyên khởi.


-  Trích từ Śālistambasūtram, ed. Sastri, p. 4, l. 5–7[25].

(ŚālSū, Vaidya 101): pratītyasamutpāda iti kasmāducyate? sahetukaḥ sapratyayo nāhetuko nāpratyayaḥ, tasmāt pratītyasamutpāda ityucyate | tatra bhagavatā pratītyasamutpādalakṣaṇaṃ saṃkṣepeṇoktam idaṃ pratyayatāphalam | utpādādvā tathāgatānāmanutpādādvā sthitaiveṣā dharmāṇāṃ dharmatā yāvadyaiṣā dharmatā dharmasthititā dharmaniyāmatā pratītyasamutpādasamatā tathatā aviparītatathatā ananyatathatā bhūtatā satyatā aviparītatā aviparyayatā iti ||

Thế nào gọi là duyên khởi? Nghĩa là câu hữu với nhân, câu hữu với duyên; không câu hữu với nhân, không câu hữu với duyên, vì thế gọi là duyên khởi. Trong trường hợp đó, Thế Tôn nói tóm tắt về đặc điểm của duyên khởi, nó có quả duyên tính (pratyayatāphalam). Dù Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện, Pháp đó vẫn thường trú, tức là pháp tướng; cho đến pháp tính, pháp trụ, pháp vị, là yếu tính bình đẳng của duyên khởi, tức nó là chân như, không đối lập với chân như, không sai biệt với chân như, là thật tế, là sự thực, là không đối lập sự thực.


-Trích từ Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā I[26]
.

1. (PvsP1-1: 159) evaṃ dharmadhātos tathatāyā bhūtakoṭer dharmasthititāyā dharmaniyāmatāyā ….

Cũng vậy, giới của Pháp là chân như, là thật tế, là pháp trụ, là pháp vị,…

2. (PvsP1-1: 172)

abhisaṃskāra dharmadhātu dharmatāi dharmaniyāmatā bhūtakoṭi nimittam ayam ucyate kleśaḥ,

“Cái đang hoạt động” (Hiện hành), là pháp trụ, pháp tính, pháp vị, thật tế, dấu hiệu của nó ta nói là phiền não”.

e. Pháp trụ, Pháp vị trong kinh văn Hán tạng.

-Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0223, Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật kinh, Cưu-ma La-thập dịch.


1. Trích từ phẩm 17. Trang nghiêm
.

“Này Tu-bồ-đề! Các pháp như, pháp tướng, pháp tính, pháp trụ, pháp vị, thật tế, là không tác khởi, không phải không tác khởi, là toàn hảo vì không thể thủ đắc…”[27]

[...]

“Này Phú-lâu-na! Các pháp như, pháp tướng, pháp tính, pháp trụ, pháp vị, thật tế, là pháp vô vi, không trói buộc, không thoát ly; vì không sở hữu, vì viễn ly, vì tịch diệt, vì không sinh khởi, cho nên không trói buộc, không thoát ly. Này Phú-lâu-na! Vì thế, gọi là Bồ-tát Ma-ha-tát không trói buộc, không thoát ly[28].


2.
Trích từ phẩm 39. Tùy hỷ.

“Phật dạy: Hoặc Thiện nam tử, Thiện nữ nhân nào đối với các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, không thủ, không xả, không niệm, không bất niệm, không đắc, không bất đắc, đó là trong các pháp mà lại không có pháp sinh, pháp diệt, hoặc cấu bẩn, hoặc thanh tịnh. Chư pháp không tăng trưởng, không tổn giảm, không đến, không đi, không hòa hợp, không tan rã, không nhập vào, không xuất ra. Giống như quá khứ, vị lai, hiện tại các pháp tướng, hình thái như như, là pháp tính, pháp trụ, pháp vị, Như Lai cũng tùy hỷ như thế. Sau khi tùy hỷ, ta hồi hướng đến A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, hồi hướng như thế là tối thượng bậc nhất, là tối diệu cao tột, không gì sánh bằng[29].


3. Trích từ
phẩm 43. Vô tác.

 “Hoặc có chư Phật hiện hữu, hoặc chư Phật không hiện hữu, pháp tướng ấy vẫn thường trú không biến đổi, là pháp tướng, pháp trụ, pháp vị thường trú, không hư dối, không rơi mất”[30].


4. Trích từ
phẩm 61. Mộng thệ.

Phật dạy Tu-bồ-đề: Hoặc có Bồ-tát Đại sĩ nào biết như vậy: tất cả pháp trạng thái tự nó là LY, tất cả pháp trạng thái tự nó là KHÔNG, không phải tác thành bởi Thanh vănBích-chi Phật, cũng không được tác thành bởi Phật, các pháp tướng thường trú, là pháp tướng, pháp trụ, pháp vị, là như như, là thật tế. Đó gọi là Bồ-tát thể hiện sự nghiệp Bát-nhã Ba-la-mật không xa lìa niệm về ‘Trí phổ cập’[31]. Vì sao vậy? Vì Bát-nhã Ba-la-mật trạng thái tự nó là LY, trạng thái tự nó là KHÔNG, vì không tăng trưởng, không tổn giảm[32].


5.
Trích từ phẩm 84. Sai biệt.

 “Này Tu-bồ-đề! Nếu không tồn tại khổ, không tồn tại khổ trí, không tồn tại tập khởi, không tồn tại tập khởi trí, không tồn tại diệt, không tồn tại diệt trí, không tồn tại Thánh đạo, không tồn tại Thánh đạo trí, đó gọi là đặc điểm bình đẳng của bốn Thánh đế.

Lại nữa, Tu-bồ-đề, bốn Thánh đế ấy là như như, là không dị biệt, là pháp tướng, là pháp tính, là pháp trụ, là pháp vị, là thật tế. Vì rằng, có Phật hay không có Phật, pháp tướngthường trụ, không hư dối, không biến thái. Chính Bồ-tát Đại sĩ khi thể hiện sự nghiệp Bát-nhã Ba-la-mật vì làm thông đạt Thánh đếthực hành Bát-nhã Ba-la-mật”[33].


6.
Trích từ phẩm 86. Bình đẳng.

“Phật dạy Tu-bồ-đề: Cái gì là đặc điểm bình đẳng của các pháp, Ta nói nó là thanh tịnh. Này Tu-bồ-đề! Những gì là đặc điểm bình đẳng của các pháp? Những cái đó được nói là chân như, không biến dị, không hư dối, là pháp tướng, pháp tính, pháp trụ, pháp vị, thật tế, hoặc Phật hiện hữu, hoặc Phật không hiện hữu, pháp tínhthường trụ, đó gọi là thanh tịnh. Cho nên nói rằng ‘sự thực quy ước’ (thế đế) không phải là “mục đích siêu việt nhất” (tối đệ nhất nghĩa). Vì “mục đích siêu việt nhất” vượt ngoài tất cả ngôn ngữ, bàn luậnâm thanh[34].


7. Phẩm 54. Đại Như.

“Này các người con của chư Thiên, Pháp đó gọi là tướng vô ngại vì giống như hư không v.v… là như như, là pháp tính, pháp trụ, thật tế, bất khả tư nghì tính; vì là Không, Vô Tướng, Vô Tác v.v…”[35]

[…] “Bấy giờ, Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, “Như” ấy thật chẳng hư dốipháp tướng, pháp trụ, pháp vị rất sâu thẳm; trong đó sắc không thể thủ đắc, ‘sắc như’ không thể thủ đắc[36].

[…] Phật dạy: “Này Xá-lợi-phất! Đúng như thế, đúng như thế! Này Xá-lợi-phất, “Như” ấy thật không hư dốipháp tướng, pháp trụ, pháp vị rất sâu thẳm, trong ấy sắc chẳng có thể thủ đắc, ‘sắc như’ chẳng thể thủ đắc[37].

[…] Pháp tính, pháp trụ, pháp vị, thật tếtrạng thái không thể nghĩ bàn đối với A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề thối thất chăng? Xá-lợi-phất thưa: Không.[38]

[…] Lìa pháp tính, pháp trụ, pháp vị, thật tếtrạng thái không thể nghĩ bàn đối với A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề thối thất chăng? Xá-lợi-phất thưa: Không[39].

[…] Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát Ma-ha-tát muốn thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề (…) Tự mình thành tựu pháp trụ, cũng dạy người khác cách thành tựu pháp trụ, tán thán việc thành tựu pháp trụ, hoan hỷ tán thán người thành tựu pháp trụ[40].


-Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0233, Văn thù sư lợi thuyết Bát-nhã Ba-la-mật kinh, Lương, Phù
Nam quốc, Tam tạng Tăng-già-bà-la dịch:

“Đức Phật hỏi Văn Thù:

Trong chân như, thật tướng, pháp tính, pháp trụ, pháp vị, thật tế, nếu có Phật và có phàm thì có sai biệt gì không?

Văn Thù thưa với Phật:

Dạ không! Bạch Thế Tôn”.[41]


-Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0357, Như Lai trang nghiêm trí tuệ quang minh nhập nhất thiết Phật cảnh giới kinh:

“Như Lai hoặc xuất thế, hoặc không xuất thế, thì giới của pháp vẫn như thật, là pháp tính, pháp thể, pháp trụ, pháp vị. Tức giới của pháp cũng thường trú như thật, là pháp trí bất sinh, bất diệt, căn cứ trên trí đó nên biết là pháp vô vi.”[42]


Đại Tạng Kinh 16
, số hiệu 0672, Đại thừa Nhập Lăng-già kinh, Thật-xoa Nan-đà dịch.

*Trích từ phẩm 3. Vô thường.

“Bản trụ của Pháp là gì? Nghĩa là, bản tính của Pháp giống như vàng v.v… trong mỏ khoáng, hoặc chư Phật xuất thế, hoặc không xuất thế, thì giới của pháp và tính của pháp cũng đều thường trú, là pháp trụ, pháp vị”[43].

*Trích từ phẩm 5. Như Lai thường vô thường.

“Này Đại Huệ! Chư Phật Như Lai chứng nghiệm được pháp tính, là pháp trụ, pháp vị. Dù Như Lai xuất thế, hoặc không xuất thế, Pháp ấy là thường trụ, bất dịch, trong các pháp sở đắc nơi tất cả nhị thừangoại đạo, chứ không phải là không có gì. Tuy nhiên đó không phải là chỗ tri nhận của phàm ngu”[44].


-Đại Tạng Kinh 16, số hiệu 0710, Từ Thị bồ-tát sở thuyết đại thừa duyên sinh đạo
đồng dụ kinh, Bất Không dịch.

“Hoặc Như Lai xuất thế, hoặc không xuất thế, thì pháp tính, pháp trụ, pháp vị vẫn tùy thuận nơi duyên sinh, là chân như, không điên đảo với chân như, là không khác biệt với chân như, là chân thực, không biến dị, thật chẳng điên đảo, là như thị v.v..”[45]


- Đại Tạng Kinh 17, số hiệu 0728, Chư pháp tập yếu kinh 10, tôn giả Quán Vô Úy tập thành, Tuyên Phạm dịch.

“Khéo đạt các Pháp tính

pháp trụ, pháp vị

Không kẹt luân hồi kia

nhân sinh trời đó”[46].


Y cứ theo Pāli chúng ta cũng tìm thấy cách đọc tương đương: ‘dhammaṭṭhita: pháp trụ’, ‘dhammaniyāma: pháp quyết định (= pháp vị)’.

Lại đem hai bài chỉnh cú Sanskrit này so sánh với nội dung bản Anh ngữ The Lotus of the True Law, Kern, dịch từ bản Sanskrit Népal; và bản dịch Pháp: Le Lotus De La Bonne Loi, do Burnouf dịch từ nguyên bản tiếng Sanskrit, hai bản này có nội dung tương đồng với bản Sanskrit:

*Anh dịch:

“101. The line of the law forms an unbroken continuity and the nature of its properties is always manifest. Knowing this, the Buddhas, the highest of men, shall reveal this single vehicle.

102. They shall reveal the stability of the law, its being subjected to fixed rules, its unshakeable perpetuity in the world, the awaking of the Buddhas on the elevated terrace of the earth, their skilfulness.”[47]

*Pháp dịch:

“101. La règle de la loi est perpétuellement stable, et la nature de sesconditions est toujours lumineuse; les Buddhas, qui sont les Meilleurs deshommes, après l’avoir reconnue, enseigneront l’unique véhicule, qui est lemien.

 

102. Ainsi que la stabilité de la loi, et sa perfection qui subsisteperpétuellement dans le monde sans être ébranlée; et les Buddhasenseigneront l’état de Bôdhi, jusqu’au centre de la terre, en vertu de leurhabileté dans l’emploi des moyens [dont ils disposent].”[48]





















Minh giải ý nghĩa này có thể tìm thấyPháp uẩn túc luận, phẩm 21. Duyên khởi[49]

 
"Bấy giờ, Thế tôn dạy:“Này Bí-sô Tăng! Ta nay sẽ thuyết giảng về pháp duyên khởipháp duyên dĩ sinh cho các ông, các ông cần phải lắng nghe kỹ lưỡng và chú tâm thật khéo léo”.
Thế nào là duyên khởi? Nghĩa là “do bởi trong khi nương vào sự đang tồn tại của cái này thì cái kia tồn tại; do bởi trong khi nương vào sự xuất hiện của cái này thì cái kia xuất hiện” . Tức do duyên là vô minh mà có hành , do duyên là hành mà có thức, do duyên là thức mà có danh sắc, do duyên là danh sắc mà có sáu xứ, do duyên là sáu xứ mà có xúc, do duyên là xúc mà có thọ, do duyên là thọ mà có ái, do duyên là ái mà có thủ, do duyên là thủ mà có hữu, do duyên là hữu mà có sinh, do duyên là sinh mà có lão tử, phát sinh sầu, thán, khổ, ưu, nhiễu não. Như thế liền tập thành thuần một khối khổ lớn.
Này các Bí-sô nên biết! Do duyên là sinh mà có già và chết, hoặc Phật xuất thế, hoặc không xuất thế, duyên khởi như thế là pháp trụ, pháp giới .
Hết thảy các Như Lai , tự nhiên thông đạt, giác ngộ toàn diện, diễn thuyết, khái niệm, kiến lập, phân biệt, khai thị khiến cho hiện rõ. Nghĩa là do duyên là sinh mà có già và chết, như thế cho đến: do duyên là vô minh mà có hành, nên biết cũng như thế. Ở trong đó bất cứ cái gì là pháp tính, pháp định, pháp lí, pháp thú, là chân thật, là thực tế, là sự thật, là chân như, không ảo vọng, không hư dối, không điên đảo, không biến dị, đó gọi là duyên khởi."

Điều này, sớ giải Pāli cũng giải thích tương tự: “bất cứ khi nào có hữu thể, bấy giờ có sinh, già, chết; nguyên lý ấy được xác định, nên nói là ṭhitāva sā dhātu (giới tính ấy ổn định). Các pháp đã hiện khởi tồn tại do quan hệ của duyên với duyên, đó là tính tồn tại xác định của các pháp (dhammaṭṭhititā). Các duyên hay điều kiện quan hệ trong mối tác động hỗ tương, do đó gọi là tính quyết định của pháp (dhammaniyāmatā)”[50].


Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, pháp trụpháp vị trong kinh Pháp Hoa làm cơ sở cho giáo nghĩa Phật tínhPhật tính tức duyên khởi. Lý duyên khởi, như Long Thọ đã minh giải trong Mādhyamaka (Trung luận): anirodham anutpādam... pratītyasamutpādam “không tịch diệt, không hiện khởi, chính là duyên khởi.” Đó là nguyên lý được nhận thức trong mối quan hệ thời gian, nhưng cũng là nguyên lý tồn tại siêu việt khái niệm thời gian vậy.


Cuối cùng, để chấm dứt lời bàn, xin vay mượn đoạn kinh ở Paccaya-sutta, S. II, trang 25:

Katamo ca bhikkhave paṭicca-samuppādo // Jātipaccayābhikkhave jarāmaraṇam uppādāvā Tathāgatānam anuppādāvāTathāgatānaṃ// ṭhitāva sādhātu dhammaṭṭhitatā dhammaniyāmatāidappaccayatā//

“Duyên khởi là gì? Do duyên là sinh mà có già và chết. Các Như Laixuất hiện hay không xuất hiện, giới này là thường trú, là pháp trụ, pháp vị, tức là y tha duyên tính.”


(Trích trong tập sách Pháp tính duyên khởi, tác giả : Phước Nguyên, Nxb Hồng đức 2017, tr. 13-38)

[1] Saddharmapuṇḍarīkasūtram, 2 upāyakauśalyaparivartaḥ (Buddhist Sanskrit Texts 6), k.102-103.

[2] དམ་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོའི་མདོ dam chos pad-ma dkar po'i mdo, ཐབས་ལ་མཁས་པའི་ལེའུ་གཉིས་པ་ནི་, Peking [P. No.] 0781, mdo sna tshogs, chu, 1b1-205a5.

[3] Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Prof.U.Wogihara and C. Tsuchida, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958.

[4] Đại 09, No 0262, tr. 0009b08 –tr.0009b11.

[5] Cần phân biệt theo nghĩa đen: eka-yāna, «một cỗ xe duy nhất» với ekāyana, «một con đường duy nhất». Ở đây, không nên hiểu eka-yāna là ‘cỗ xe duy nhất’, mà nên hiểu là ‘cỗ xe trực hướng’, tức là cỗ xe hướng thẳng đến Niết-bàn, hay ‘cỗ xe trực tiếp’, tức cỗ xe này trực tiếp đi đến giác ngộ vô thượng. Hoặc hiểu đơn giản: ‘có một cỗ xe’, ngầm hiểu là ‘cỗ xe Phật-đà’.

[6] Bồ-đề tràng (=Đạo tràng), skt. Bodhimaṇḍala, từ maṇḍala, Hán phiên âm thông dụng là mạn-đà-la 曼陀羅, có nghĩa là đàn tràng, chỗ ngồi có hình vuông hoặc tròn, được giới hạn trong một phạm vi nhất định; Bodhi: phiên âm là Bồ-đề, dịch là đạo, giác ngộ,… Thói quen hay gọi Bodhimaṇḍala thành Bồ-đề đạo tràng, như vậy là dư chữ. Theo đó, chỉ nên dịch là: Bồ đề tràng/Đạo tràng.

[7] Kośa.i.2: svalakṣaṇadhāraṇāddharmaḥ.

[8] Thành duy thức luận, chương I, Tuệ Sỹ dịch, tr. 67.

[9] Abhidh-k-vy 9: dharmalakṣaṇaṃ veti. svasāmānyalakṣaṇaṃ khakkhaṭalakṣaṇaḥ pṛthivīdhātur anityaṃ duḥkham ityevamādi. Cf. Based on the edition by Unrai Wogihara: Sphuṭārthā Abhidharmakośavyākhyā by Yaśomitra, Tokyo 1932-1936. Input by Seishi Karashima Proofread by Siglinde Dietz (pp. 1-440) and Klaus Wille (pp. 441-723).

[10] Thành duy thức luận, bản Việt, Tuệ Sỹ dịch & chú (2009), Ch. 7, tr. 640.

[11] Sddhmp., Kern 1884: “68. It is but my skilfulness which prompts me to manifest three vehicles; for there is but one vehicle and one track; there is also but one instruction by the leaders.” Hán dịch: 諸法從本來常自寂滅相佛子行道已來世得作佛. (T9 No. 262, tr.8b25).

[12] Kośa ii: kimarthaṃ punarbhagavān paryāyadvayamāha-“asmin satīdaṃ bhavati, asyotpādādidamutpadyate’ iti? avadhāraṇārtham?.

[13] T33n1715, tr. 0572a01, 法華義記, 光宅寺沙門 雲法師撰.

[14] T33n1715, tr. 0607c23-c24:「是法住法位」者, 是萬善法住一乘法位, 故法住法位位. 

[15] T34n1718, tr. 0058a09: 「是法住法位」一行, 頌理一也, 眾生, 正覺一如無二悉不出如, 皆如法為位也.

[16] T34n1720, tr. 0361a01, 法華玄論, 吉藏撰.

[17]T34n1721, tr. 0506a05-a10:「是法住法位」者, 上明菩提心為種子, 今明本有佛性以為佛種. 若無佛性, 雖說一乘教及發菩提心, 終不得成佛, 是故須明佛性也. 凡有三句: 初半偈正敘佛性, 謂法住法位, 法住法位是佛性異名, 亦是一乘別稱也.

[18] Trừ bản dịch của Trưởng lão Trí Quang, dịch câu “Thị pháp trụ pháp vị”: thành “bản thể an trú, bản thể nguyên vị” (kinh Pháp hoa tập 1, 1994, tr. 147).

[19] Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Thích Trí Tịnh, dịch từ bản Hán của ngài Kumārajīva, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, 1988 – PL. 2530.

[20] Cf. Astadasasahasrika Prajnaparamita, Parivartas 55 - 70 (first part) Based on the edition by Edward Conze: The Gilgit Manucript of the Aṣṭādaśasāhasrikāprajñāpāramitā, Chapters 55 to 70, Corresponding to the 5th Abhisamaya. Roma 1962 (Serie Orientale Roma, 26). = AdSPG I.

[21] Astadasasahasrika Prajnaparamita, Parivartas 70 (contd.) - 82 Based on the edition by Edward Conze: The Gilgit manuscript of the Aṣṭādaśasāhasrikāprajñāpāramitā, chapters 70 to 82, corresponding to the 6th, 7th and 8th Abhisamayas. Roma 1974 (Serie Orientale Roma, 46) = AdSPG II.

[22] Aṣṭādaśa, II, ibid., p. 126.

[23] Skt. calanti: nó biến đổi, biến cách của calat, do động từ √cal: chuyển động, xê dịch.

[24] Skt. Nidanasamyukta (= NidSa) Based on the edition by C. Tripāṭhī: Fünfundzwanzig Sūtras des Nidānasaṃyukta. Berlin 1962 (Sanskrittexte aus den Turfanfunden, VIII).

[25] Śālistambasūtram | Based on the ed. by P.L. Vaidya in: Mahayana-sutra-samgrahah, Part 1. Darbhanga: The Mithila Institute 1961 (Buddhist Sanskrit Texts, 17).

[26]Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā I-1, Tokyo: Sankibo Busshorin 2007. = PvsP1-1; Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā I-2, Tokyo: Sankibo Busshorin 2009. = PvsP1-2.

[27] T08n0223, tr. 0249a28-b02: 須菩提!諸法如, 法相, 法性, 法住, 法位, 實際非作非不作, 畢竟不可得故. 須菩提!菩薩非作非不作, 畢竟不可得故.

[28] T08n0223, tr. 0249c09-c12: 富樓那!諸法如, 法相, 法性, 法住, 法位, 實際, 無為法無縛無脫, 無所有故, 離故, 寂滅故, 不生故無縛無脫. 富樓那!是名菩薩摩訶薩無縛無脫. 

[29] T08n0223, tr.0301b24-c02: 佛言: 若善男子, 善女人於過去未來現在諸法, 不取不捨, 不念非不念, 不得非不得, 是諸法中亦無有法生者滅者, 若垢若淨. 諸法不增不減, 不來不去, 不合不散, 不入不出, 如過去未來現在諸法相, 如如相, 法性, 法住, 法位, 我亦如是隨喜. 隨喜已, 迴向阿耨多羅三藐三菩提. 如是迴向, 最上第一最妙無上無與等.

[30] T08n0223, tr. 0311b11-13: 有為法. 何以故?若有諸佛, 若無諸佛, 是諸法相常住不異. 法相, 法住, 法位常住, 不謬不失故.

[31]薩婆若 tát-bà-nhã, Skt. Sarvajña: nhất thiết trí, nhất thiết tức phổ quát, phổ cập, hàm nghĩa cùng khắp, toàn diện.

[32] T08n0223, tr. 0355a07-a12: 若菩薩摩訶薩如是知一切法性自離, 一切法性自空, 非聲聞, 辟支佛作亦非佛作, 諸法相常住, 法相, 法住, 法位, 如, 實際, 是名菩薩行般若波羅蜜不離薩婆若念. 何以故?般若波羅蜜性自離, 性自空, 不增不減故. 

[33] Op.cit, tr. 0412a18-a23: 須菩提!若無苦, 無苦智, 無集, 無集智, 無滅, 無滅智, 無道, 無道智, 是名四聖諦平等相. 復次, 須菩提!是四聖諦, 如, 不異, 法相, 法性, 法住, 法位, 實際, 有佛無佛, 法相常住, 為不誑不失故. 是菩薩摩訶薩行般若波羅蜜時, 為通達實諦故, 行般若波羅蜜. 

[34] Op.cit, tr. 0413c16-c21: 佛告須菩提「是諸法平等相, 我說是淨. 須菩提!何等是諸法平等?所謂如, 不異, 不誑, 法相, 法性, 法住, 法位, 實際, 有佛無佛, 法性常住, 是名淨. 世諦故說, 非最第一義. 最第一義, 過一切語言, 論議, 音聲. 」

[35] Op.cit, tr. 0335b12-b14: 諸天子!是法名無礙相, 如虛空等故, 如, 法性, 法住, 實際, 不可思議性等故, 空, 無相, 無作等故.

[36] Op.cit. tr. 0336a14: 爾時舍利弗白佛言: 「世尊!是如實不虛, 法相, 法住, 法位甚深, 是中色不可得, 色如不可得.

[37] Op.cit. tr. 0336a22: “佛告舍利弗: 「如是, 如是!舍利弗! 是如實不虛, 法相, 法住, 法位甚深, 是中色不可得, 色如不可得”.

[38] Op.cit. tr. 0337b29: 舍利弗言: 「不. 」 「法性, 法住, 法位, 實際, 不可思議性於阿耨多羅三藐三菩提退還不?」.

[39] Op.cit. tr. 0337c04:「離法性, 法住, 法位, 實際, 不可思議性, 有法於阿耨多羅三藐三菩提退還不?」 舍利弗言: 「不. 」.

[40] Op.cit. tr. 0338c22: 「復次, 須菩提!菩薩摩訶薩欲成就阿耨多羅三藐三菩提, (…) 自成就法住, 亦教人成就法住, 讚歎成就法住法, 歡喜讚歎成就法住者.

[41] T08n0233_p0736b10-12: 佛告文殊: 「如, 實相, 法性, 法住, 法位, 實際中, 有佛有凡夫差別不?」文殊白佛言: 「不也, 世尊!」

[42] T12n0357, tr. 0247c07-c09: 若如來出世及不出世, 法性, 法體, 法住, 法位, 法界如實. 法界如實住, 法智不生, 不滅, 依彼智故知無為法.

[43] T16n0672, tr. 0608b23-b24: 何本住法?謂法本性如金等在鑛, 若佛出世若不出世, 法住法位, 法界法性皆悉常住.

[44] Op.cit, tr. 0619b07-b10: 大慧!諸佛如來所證法性, 法住法位, 如來出世若不出世常住不易, 在於一切二乘外道所得法中, 非是空無, 然非凡愚之所能知.

[45] T16n0710, tr. 0819b07: 若如來出世及不出世, 法性, 法住, 法位, 順於緣生, 真如, 不顛倒如, 不異如, 真實不異, 實不顛倒, 不錯謬, 為如是等.

[46] T17n0728, tr. 0513a07: 善達諸法性, 是法住法位, 不著彼輪迴, 是人生彼天.

[47] Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968. Translation from Sanskrit.

[48] Burnouf , Le Lotus De La Bonne Loi, Paris, Imprimerie Nationale, 1852. Reprint, Librairie d'Amérique et d'Orient A. Maisonneuve, Paris, 1973. P.34.

[49] Đại 26, tr. 0505a10 ff.

[50] S.Nidānavagga-aṭṭhakathā, 2. 10: Ṭhitāva sā dhātūti ṭhitova so paccayasabhāvo, na kadāci jāti jarāmaraṇassa paccayo na hoti. Dhammaṭṭhitatā dhammaniyāmatāti imehipi dvīhi paccayameva katheti. Paccayena hi paccayuppannā dhammā tiṭṭhanti, tasmā paccayova ‘‘dhammaṭṭhitatā’’ti vuccati. Paccayo dhamme niyameti, tasmā ‘‘dhammaniyāmatā’’ti vuccati.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4026)
Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
(Xem: 5207)
Buông xả là một sự thực tập quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, cũng như con đường giải thoát của chúng ta.
(Xem: 2674)
Giá trị của tâm là sự thương yêuchân thực. Nếu một người mà tâm luôn tràn ngập tình thương đối với mọi người,
(Xem: 6153)
Cuộc sống hiện đại đưa đến nhiều vấn đề làm cho chúng ta phiền tâm mệt trí, thân tâm đều nặng nề.
(Xem: 3069)
Tầm quan trọng của một người là tính sáng tạo của tâm thức. Khi chúng ta đối xử với nhau như những người anh chị em, thì nó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.
(Xem: 3116)
Nếu tỉnh thức, bạn có thể tự đặt mọi câu hỏi. Năng lực của trí tuệ sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời cho mọi vấn đề mình đang gặp mỗi ngày.
(Xem: 3325)
Từ xưa đến nay tình ái luôn là thứ dễ làm con người mù quángsi mê.
(Xem: 3251)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 3309)
Thịnh suy nào cũng không quan trọng bằng nội tâm ta có dính mắc hay không, vì dính mắc đó là nguồn gốc luân hồi.
(Xem: 4573)
Hạnh phúc là khát vọng của nhân loại muôn đời, một trong “tiêu chí” có tính phổ quát nhất vượt hết thảy các gián cách về văn hóa, dân tộc và biên giới không gianthời gian.
(Xem: 2741)
Phân hóa là một hiện tượng tất yếu trong cuộc sống. Phân hóa để tăng trưởng, phân hóa để phát triển, phân hóa để hủy diệt, phân hóa để biến thái…
(Xem: 5234)
Theo truyền thống sách vở, hình như gắn liền với Thiền là trà, chớ không phải cà phê.
(Xem: 3890)
Cuộc sống trôi nhanh về phía cái chết, như điệu nhảy của vũ công, tia chớp trên bầu trời, hay dòng thác đổ
(Xem: 3854)
Bốn chân líchân lí về khổ, về nguồn gốc, về diệt tận và về đạo lộ.
(Xem: 3219)
Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
(Xem: 4158)
Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ.
(Xem: 5071)
Thế giớichúng ta đang sống là thế giới của dục vọng. Mọi chúng sanh được sinh ra và tồn tại như là một sự kết hợp của những dục vọng.
(Xem: 3533)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọnhận thức của mỗi người.
(Xem: 6767)
Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có một dòng tộc huyết thống, người đời thì có huyết thống gia đình, người xuất gia thì có huyết thống tâm linh.
(Xem: 3979)
Trong kinh Phật dạy, “cái khổ lớn nhất của con người không phải do thiếu ăn, thiếu mặc, làm con trâu, con bò, kéo cày, kéo xe, chưa chắc là khổ;
(Xem: 3231)
Nói “thời chiến” nơi đây là nói về thời Đệ Nhị Thế Chiến. Có một phần chưa được khảo sát tận tường, chưa được biết rộng rãi trong lịch sử Đạo Phật tại Hoa Kỳ: đó là một thời chiến tranh trong thế kỷ 20
(Xem: 3110)
Con người luôn luôn bị cái tôi và cái của tôi thống trị, do đó đời sống của nó bị giới hạnđè nặng bởi cái tôi và cái của tôi.
(Xem: 2974)
Bà La Môn Giáo là một Đạo giáoxuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử.
(Xem: 5884)
Tưởng tri, thức tri và tuệ tri được đức Phật chỉ ra nhằm mục đích phân biệt rõ các cấp độ nhận thức về sự vật hiện tượng.
(Xem: 4648)
Đức Phật không phải là một nhà chính trị theo nghĩa cổ điển, càng không phải là một nhà cách mạng hiểu theo phong cách của chữ nghĩa hôm nay.
(Xem: 3508)
Cái gì chưa biết, gặp lần đầu thấy cũng lạ. Cái gì chưa học, gặp lần đầu thấy cũng lạ. Cái gì chưa biết nói, học nói lần đầu thấy cũng lạ...
(Xem: 2909)
Cuộc sống, nhìn quanh đâu cũng thấy Thật. Bạo động cũng có thật, giả dối cũng là thật, tham dục cũng hiện hữu thật,sợ hải cũng có thậ ….
(Xem: 3321)
Thời nào cũng vậy, xã hội luôn có những biến đổi và khủng hoảng, chính sự đổi thay giúp điều mới mẻ ra đời hoặc phải diệt vong, như một hệ quả duyên khởi.
(Xem: 4441)
Tại Việt Nam, đại đa số các Chùa Bắc Tông đều có Tổ đường để phụng thờ chư liệt vị Tổ sư, Tổ khai sơn ngôi chùa đó và chư hiền Thánh Tăng.
(Xem: 5738)
Phật cũng nhắn nhủ: “Quý vị phải thực tập làm hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác.
(Xem: 6651)
Ở cấp độ đầu tiên của tu tập, trong bản chất con người, việc dâm dục sẽ bắt nguồn cho việc luân hồi (saṃsāric),
(Xem: 3738)
Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao?
(Xem: 4545)
Phật Giáo - Một Bậc Đạo Sư, Nhiều Truyền Thống - Đức Đạt Lai Lạc Ma đời thứ 14, Ni sư Thubten Chodren
(Xem: 4624)
Nhận thức luận trongTriết học cổ điển Ấn-độ và trongTriết học Phật giáo - Gs Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 3987)
Kinh Phật dạy có nhiều cách giải nghiệp. Sau đây là trích dịch một số kinh liên hệ tới nghiệp và giải nghiệp.
(Xem: 3414)
Hoàng đế A Dục chấp nhậnquốc giáo rồi đem vào Tích Lan và các nước lân cận, Phật giáo phát triển nhanh chóng ở Đông phươngcuối cùng trở thành tôn giáoảnh hưởng nhất trên thế giới.
(Xem: 4648)
Sự kiện cho kinh này, nói ngắn gọn, theo luận thư, là vì: thành phố Vesali bị nạn dịch, gây chết chóc, đặc biệt với người nghèo. Vì xác chết nằm la liệt, các vong hung dữ bắt đầu quậy phá thành phố...
(Xem: 6076)
Nhiều Phật tử tuy nói là tu theo Đại thừa nhưng thật ra rất ít người biết rõ tông chỉ của Đại thừa hoặc chỉ biết sơ sài, nên việc tu hành không đạt được kết quả.
(Xem: 5855)
Trong các kinh điển có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng chữ Niết Bàn (Nirvana) không ngoài những nghĩa Viên tịch (hoàn toàn vắng lặng),
(Xem: 3648)
Nói đến giáo dục chính là xu hướng vươn lên của con người trong lý tính duyên sinh, nhằm đạt thành chân - thiện - mỹ cho cuộc sống chung cùng
(Xem: 4704)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ.
(Xem: 4469)
àm thế nào để các lậu hoặc đoạn tận lập tức? Nghĩa là, không cần trải qua thời gian. Cũng không cần tu Tứ niệm xứ hay Tứ thiền bát định.
(Xem: 4546)
Các pháp không tự sinh Cũng không do cái khác sinh. Không do sự kết hợp cũng chẳng nhân nào sinh. Tất cả đều vô sinh.
(Xem: 4280)
Tới cuối kinh này, Đức Phật dạy về pháp Niết Bàn tức khắc, ngay trong hiện tại, giải thoát ngay ở đây và bây giờ.
(Xem: 4611)
Tôn giáo nào cũng có những nhà truyền giáo, phát nguyện rao giảng những điều mà họ tin là mang đến hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 8234)
Ấn-độ là một bán đảo lớn ở phía Nam Châu Á. Phía Đông-Nam giáp với Ấn-độ dương (Indian Ocean), phía Tây-Nam giáp với biển Á-rập ( Arabian Sea).
(Xem: 3935)
Nguyên bản: The Inner Structure, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D., Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5734)
Thái tử Siddharta Gautama là người đầu tiên đã nghĩ rằng Ngài đã đạt được Giác ngộ. Ngài đã trở thành vị Phật lịch sử. Rồi Ngài đã đem những điều mình giác ngộgiáo hoá cho chúng sanh.
(Xem: 5223)
Căn Bản Hành Thiền - Bình Anson biên dịch 2018
(Xem: 6870)
Luận Duy thức tam thập tụng này được viết với mục đích khiến cho những ai có sự mê lầm ở trong nhân vô ngãpháp vô ngã mà phát sinh ...
(Xem: 6195)
Ba địa mỗi địa mười, Năm phiền não, năm kiến, Năm xúc, năm căn, pháp, Sáu: sáu thân tương ưng.
(Xem: 6006)
Bất cứ sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại;thuộc nội phần hay ngoại phần, thô hay tế, hạ liệt hay thắng diệu, xa hay gần, mà dồn chung lại, tổng hợp thành một khối. Gọi chung là sắc uẩn.
(Xem: 5820)
Kính lễ Nhất thiết trí, Vầng Phật nhật vô cấu, Lời sáng phá tâm ám Nơi nhân thiên, ác thú.
(Xem: 6313)
Trong cách nghĩ truyền thống, Tứ Thánh đế (Cattāri Ariyasaccāni) được xem là bài pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển pháp luân độ năm anh em Kiều-trần-như.
(Xem: 6804)
Suốt kinh Pháp hội Pháp giới Thể tánh Vô phân biệt, Bồ tát Văn-thù-sư-lợi là người thuyết pháp chính, Đức Phật chỉ ấn khả và thọ ký...
(Xem: 4985)
An cư” là từ không còn xa lạ đối với tín đồ Phật giáo; tuy nó không có nghĩa “an cư lạc nghiệp” của đạo Nho, nhưng khía cạnh nào đó, “lạc nghiệp” mang nghĩa...
(Xem: 5582)
Trung luận, còn gọi là Trung quán luận, bốn quyển, Bồ-tát Long Thọ trước tác kệ tụng, ngài Thanh Mục làm Thích luận, được dịch ra chữ Hán ...
(Xem: 6406)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào?
(Xem: 3799)
Trước tiên là về duyên khởi của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Theo truyền thuyết, Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200.
(Xem: 5438)
Phật và chúng sinh thật ra vẫn đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng chư Phật đã hoàn toàn giác ngộ được thể tánh ấy.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant