Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

30. Tôn Giáo Trong Thời Đại Khoa Học

31 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 11319)
30. Tôn Giáo Trong Thời Đại Khoa Học

TÔN GIÁO TRONG THỜI ÐẠI 

KHOA HỌC

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại khoa học và ở đó hầu như tất cả mọi mặt của cuộc sống chúng ta bị ảnh hưởng bởi khoa học. Kể từ cuộc cách mạng khoa học bùng nổ vào thế kỷ 17, khoa học đã tiếp tục bị ảnh rất nhiều vào những gì chúng ta nghĩ và chúng ta làm.

Sự ảnh hưởng của khoa học đặc biệt rất mạnh mẽ trong các niềm tin tôn giáo truyền thống. Rất nhiều khái niệm cơ bản của tôn giáo bị sụp đổ dưới áp lực của khoa hoc hiện đại và không còn được giới trí thức chấp nhận nữa. Nó không còn có thể khẳng định chân lý bắt nguồn chỉ thông qua những sự suy đoán mang tính chất thần học hay căn cứ hoàn toàn vào quyền lực của kinh điển trong sự tách biệt với những xem xét của khoa học. Chẳng hạn như, những khám phá của các nhà tâm tâm lý học hiện đại chỉ ra rằng, đầu óc con người (tâm cũng giống như thể xác (sắc) hoạt động theo quy luật thông thường và tự nhiên mà không có sự hiện hữu của một cái ngã hay linh hồn trường tồn bất biến như một số tôn giáo đã chủ trương. Một số nhà lãnh đạo tôn giáo rất coi thường những phát minh của khoa học chống đối đi ngược lại với những niềm tin giáo lý, mang tính chất giáo điều của tôn giáo họ. Những thói quen về mặt tinh thần cứng rắn như vậy thực sự là một sự cảm tử cho sự phát triển nhân loại. Bởi vì con người hiện đại không tin những gì mập mờ, mù quáng cho dù điều đó đã được chấp nhận do truyền thống, những nhà lãnh đạo tôn giáo như thế chỉ thành công trong hàng ngũ những người không tin vào tín ngưỡng bằng những học thuyết sai lầm của họ. Mặt khác, một vài nhà lãnh đạo tôn giáo thấy rằng rất cần thiết để điều chỉnh những học thuyết khoa học được chấp nhận rộng rãi bằng cách đưa ra những giải thích mới cho niềm tin cuả họ. Ðiển hình cho trường hợp này là học thuyết tiến hóa của Ðacuyn (Darwin’s Theory of Evolution). Nhiều tôn giáo cho rằng loài người được tạo ra trực tiếp bởi Thượng đế. Tuy nhiên, Ðacuyn cho rằng loài người đã tiến hóa từ loài vượn người (khỉ không đuôi). Ðây là một học thuyết làm giảm niềm tin vào học thuyết thiêng liêng của sự tạo hóa. Bởi vì tất cả tư tưởng gia sáng suốt đã chấp nhận học thuyết của Ðacuyn, cho nên các nhà thần học không có sự lựa chọn nào hơn ngoại trừ đưa ra một sự lý giải mới cho học thuyết của họ, nhằm thích ứng với học thuyết này vốn dễ họ đã phản bác trước đây.

Dưới ánh sáng của những phát minh khoa học hiện đại, sẽ không khó khăn để hiểu rằng rất nhiều quan điểm của các tôn giáo liên quan tin vào sự sống chỉ là những tư tưởng mang tính quy ước mà từ lâu đã được quá nhân nhượng. Tuy nhiên, xét về phương diện tổng quát thì chúng ta có thể nói rằng: các Tôn giáo cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nhân loại. Họ đã đưa những giá trị và các tiêu chuẩn, và hình thành những nguyên tắc đạo đức nhằm hướng dẫn con người đến cái Chân-Thiện-Mỹ. Nhưng, cho dù tất cả đều tốt họ đã thi hành, các Tôn giáothể không còn tốn tại trong thời đại khoa học hiện đại nếu các tín đồ cũ cứ khăng khăng giam cầm chân lý trong các hình thức cứng nhắc và giáo điều. Luôn khuyến khích các hình thức nghi lễ và những hình thức mà đã làm kiệt sức ý nghĩa cơ bản trong giáo lý của họ.

Phật Giáo Và Khoa Học

Mãi cho đến đầu thế kỷ qua, Phật giáo mới không bị giới hạn bởi những quốc gia chưa bao giờ tiếp xúc với nền khoa học hiện đại. Tuy nhiên, ngay từ lúc đầu tiên, những lời dạy của Ðức Phật luôn luôn mở ra cho những tư tưởng khoa học. Một lý do tại sao giáo pháp có thể được dễ dàng chấp nhận bởi tinh thần khoa học là Ðức Phật không bao giờ khuyến khích niềm tin cứng nhắc giáo điều. Ngài không tuyên bố rằng giáo pháp của ngài dựa hoàn toàn vào niềm tin, tín ngưỡng hoặc là sự mặc khải của đấng thần linh; ngược lại, Ngài cho phép về mặt tự do tư tưởng và sự uyển chuyển tinh thần tùy duyên nhi bất biến.

Nguyên nhân thứ hai là tinh thần khoa học có thể được tìm thấy trong phương pháp của Ðức Phật khi đề cập đến chân lý phổ quát. Phương pháp của Ðức Phật khi khám phá và kiểm nghiệm tương tự với phương pháp của các khoa học gia này áp dụng. Khoa học gia quan sát thế giới bên ngoài một cách khách quan và sẽ chỉ hình thành nên một học thuyết khoa học sau khi kiểm tra rất nhiều thử nghiệm thành công trong thực tế.

Sử dụng phương pháp tương tự cách đây 25 thế kỷ, Ðức Phật quan sát thế giới nội tâm (thế giới bên trong) với tâm ly tham không chấp thủ và khuyến khích chư đệ tử của ngài không nên chấp nhận lời dạy nào cho đến khi họ đã khảo sát kỹ lưỡng và thực chứng bản thân về chân lý thực tại đó. Cũng giống như giới khoa học ngày nay sẽ không tuyên bố rằng kiểm nghiệm của họ không được sao y nguyên bởi những người khác. Ðức Phật cũng không tuyên bố rằng những sự tu tập của ngài sẽ đưa đến sự gíác ngộ vô thượng, chánh giác là chỉ dành riêng cho Ngài không thôi.

Do đó, trong phương pháp đi tìm chân lý, Ðức Phật cũng dùng phương pháp phân tích giống như giới khoa học hiện đại. Ngài đã dùng một phương pháp thực tế khoa học và khả thi nhằm đạt được một chân lý tuyệt đốikinh nghiệm giác ngộ. Trong khi Phật giáo rất phù hợp với tinh thần khoa học. Chúng ta thừa nhận rằng ứng dụng thực tế của khoa học có thể làm cho nhân loại sống một cuộc sống thoải mái hơn và thưởng thức, hưởng thụ những điều tuyệt vời mà họ chưa từng mơ tới trước đây. Khoa học đã gúp cho con người bơi tốt hơn các loài cá, bay cao hơn các loài chim, và có thể đặt chân lên cung trăng. Nhưng trong lĩnh vực kiến thức có thể chấp nhận theo quy ước, trí tuệ khoa học bị giới hạn trong những bằng chứng dựa vào thực nghiệm hơn là lý thuyết. Và chân lý khoa học chịu sự thay đổi thường xuyên, không thường hằng bất biến. Khoa học không thể mang lại cho con người cách kiềm chế tâm của anh ta và khoa học không cung cấp cho con người sự kiểm soát về luân lý đạo đức cũng như mục đích của cuộc sống. Dù cho khoa học có tạo ra những điều tuyệt diệu cho nhân loại, nhưng khoa học thực sự bị giới hạn rất nhiều trong các lĩnh vực mà Phật giáo đã đi xa hơn khoa học trong các lĩnh vực đó.

Những Giới Hạn Của Khoa Học

Người ta thường nghe nhiều về khoa học và những gì khoa học có thể làm và những gì khoa học không thể làm. Kiến thức khoa học bị “hạn chế” trong những dữ liệu được thâu nhận thông qua các giác quan. Nó không nhận ra thực tếvượt quá những dữ liệu của giác quan. Chân lý khoa học được xây dựng trên cơ sở những sự quan sát logic về những dữ liệu của giác quan luôn luôn thay đổi. Do đó chân lý khoa học là chân lý tương đối không nhắm tới những thử nghiệm của thời gian. Và giới khoa học ý thức được điều này, luôn luôn sẵn sàng thải bỏ học thuyết đó nếu nó có thể được thay thế bằng một học thuyết tốt hơn

Khoa học luôn nỗ lực tìm hiểu thế giới bên ngoài và chỉ lướt sơ qua thế giới nội tâm của con người. Thậm chí ngành tâm lý đã thực sự không thể hiểu được thấu đáo nguyên nhân cắt nghĩa sự lo âu về mặt tinh thần của con người. Khi con người không được thỏa mãnnhàm chán cuộc đờithế giới nội tâm của anh ta tràn đầy những phiền não và những lo âu thì khoa học ngày nay không thể trang bị những biện pháp nhằm giúp anh ta vượt qua. Các ngành khoa học xã hội phục vụ cho môi trường sống, có thể mang lại cho anh ta một mức độ hạnh phúc giới hạn nào đó. Nhưng không giống như loài súc vật con người cần có nhu cầu nhiều hơn chứ không chỉ vào những sự thoải mái về mặt thể xác và những nhu cầu giúp cho anh ta đương đầu với những phiền não và khổ đau, phát sinh từ trong cuộc sống thường nhật của anh ta.

Trong xã hội ngày nay, quá nhiều người gặp phải sự sợ hãi, giao động, trạng thái bất an trong cuộc sống từ vật chất đến tinh thần, nhưng khoa học khộng thể giúp đỡ họ. Khoa học không thể dạy con người bình thường kiềm chế, kiểm soát tâm của anh ta khi anh ta bị đưa đẩy bởi bản năng của thú vật đang khao khát trong lòng anh ta. Liệu khoa học có thể làm cho con người tốt hơn chăng? Nếu có thể, thì tại sao những hành động bạo lực và những thói quen phi luân lý đạo đức tồn tại nhiều ở những quốc gia mà khoa học phát triển? Liệu có đúng khi nói rằng cho dù tất cả những tiến bộ mà khoa học đã đạt được và những thuận lợi mang lại dâng hiến cho con người, khoa học để lại bên trong con người về cơ bản thì không có sự đổi thay: Khoa học chỉ làm căng thẳng thêm những cảm xúc của con người về sự độc lập và thiếu thốn? Ngoài ra, khoa học cũng thất bại trong lãnh vực mang lại cho nhân loại cảm giác an toàn, và khoa học cũng đã khiến cho mọi nguời cảm thấy thậm chí bất an hơn bằng cách đe dọa thế giới bằng những khả năng hủy diệt hoàn toàn

Khoa học “không thể” cung cấp cho cuộc đời một mục tiêu đầy ý nghĩa. Nó không thể cung cấp cho con người những lý do rõ ràng để sinh tồn. Thực tế, khoa học hòan toàn mang tính chất thế gian về bản chất và khao học không quan tâm đến mục đích tinh thần của con người. Chủ nghĩa hưũ vật chất cố hữu trong tư tưởng khoa học, từ chối những mục tiêu tinh thần, cao hơn là sự hài lòng thỏa mãn về vật chất. Bằng những học thuyết chọn lựa và chân lý tương đối, khoa học không đếm xỉa, đến một số sự kiện quan trọng nhất và để lại những câu hỏi chưa trả lời được. Chẳng hạn như khi được hỏi : “Tại sao có sự không cân bằng về mặt thể chấttinh thần tồn tại giữa con người ?”. Không có một giải thích khoa học nào có thể đưa ra để lý giải những câu hỏi như thế. Ðó là những vượt quá giới hạn chật hẹp của khoa học. Tâm siêu việt của Ðức Phật không bị giới hạn ở những dữ liệu và có thể vượt xa hơn logic bị mắc kẹt trong sự giới hạn của nhận thức tương đối. Ngược lại , sự nhận thức của con người dựa trên cơ sở thông tin mà nó thu thập được và tàng chứa trong nó, cho dù ở trong lĩnh vực Tôn giáo, triết học, khoa học hay nghệ thuật, những thông tin cần thiết cho tâm được thu thập thông qua các căn của ta. Những thông tin rất hạn chế làm cho sự hiểu biết của chúng ta bị méo mó đi. Trong cuốc sách “Learned Ignorance”, một học giả ngưới Pháp Nichoras đã quan sát như sau: 

Tất cả những cuốn sách được kheo khoang rùm beng của chúng ta dựa trên cơ sở các giác quan thực sự là sự vô minh tăm tối và kiến thức chân thật chỉ đạt dược bằng cách vứt bỏ tất cả những thứ kiến thức đó cho đến khi chúng ta tư duy mà không cần dùng đến những ý tưởng của các giác quan. Chân lý không phụ thuộc vào những vấn đề bên ngoài chúng ta nhưng bên trong chúng ta không thể hy vọng tìm thấy chân lý bằng những thử nghiệm sự nhận thức bằng các giác quan hoặc thậm chí bằng những suy luận và logic. Ðây chỉ là những công cụ để đạt được tri kiến chứ không phải là chân lý. Chân lý phải bắt nguồn từ sự nhận thức giác ngộ bên trong (nội tâm. Sách vở chỉ có thể khơi dậy tư duycung cấp cho chúng ta tri thức. Ðối với chân lý bạn phải chú tâm vào bên trong tự thân bời vì chân lý nằm ngay trong chính chúng ta. Do đó việc tìm tòi thu thập tri thức là một chuyện, và việc tìm cầu chân lý là chuyện khác”.

Ngôn ngữ là sản phẩm xác định của tâm chúng ta và tâm chúng ta tuỳ thuôïc vào tri thức thông qua sự cảm nhận của giác quan. Những giác quan này đôi khi không xác thực. Một sự kiện được nhiều người chứng kiến có thể đưa ra nhiều giải thích khác nhau”.

Một số người rất tự hào, hãnh diện rằng họ biết nhiều điều trong cuộc sống. Trong thực tế, chúng ta biết càng ít thì sự giải thích của chúng ta càng chắc chắn hơn; ngược lại, chúng ta càng biết nhiều thì cúng ta càng nhận thấy sự hạn chế của chúng ta.

Một học giả thông thái có lần viết một cuốn sách hay mà ông cho đó là một tác phẩm tuyệt đối hoàn hảo. Ông cảm thấy rằng cuốn sách đó bao hàm tất cả những tinh hoa của văn họctriết học. Tự hào về thành quả của ông ta, ông ta đưa kiệt tác đó cho một người bạn đồng nghiệp của ông, người cũng thông thái như ông ta, với yêu cầu là cuốn sách đó được xem lại bởi ông ta. Thay vì người bạn của ông yêu cầu tác giả viết ra một mẩu giấy về tất cả những gì ông biết và tất cả những gì ông không biết. Tác giả ngồi trầm tư suy nghĩ, nhưng sau đó một thời gian ông không thể viết ra những gì ông biết. Thế thì sau đó ông đề cập đến câu hỏi thứ hai, và lại một lần nữa anh ta không thể viết ra những gì anh ta không biết. Cuối cùng, với tự ngã của ông ta trong tình trạng khó xử nhất, ông rất hổ thẹn và thực sự nhận ra rằng những gì anh ta biết thì những thứ đó thật sự là vô minh.

Liên quan đến vấn đề này, Socrates, học giả nổi tiếng thành Athen, Hy Lạp cổ đại đã phát biểu như sau khi được hỏi những gì ông biết: “Tôi biết một điều duy nhất là-đó là điều tôi không biết”.

Phật Giáo Vượt Xa Hơn Khoa Học

Phật giáo đi xa hơn khoa học hiện đại trong sự thừa nhận lãnh vực kiến thức rộng hơn được cho phép bởi những nhận thức khoa học. Phật giáo thừa nhận rằng tri thức phát sinh từ các giác quan (các căn) cũng như những kinh nghiệm cá nhân đạt dược nhờ vào sự tu tập tâm. Bằng cách huấn luyện và phát triển một trạng thái tâm định cao độ những kinh nghiệm tôn giáo có thể được liễu tri và xác chứng cho là tự thân. Kinh nghiệm tôn giáo không phải là điều gì mà có thể được thấu hiểu bằng cách kiễm tra các thí nghiệm trong ống kiểm nghiệm hay là được kiểm tra dưới một tấm kính hiển vi.

Chân lý do khoa học phát hiện ra thì mang tính tương đối và chịu quy luật vô thường, trong khi đó chân lý do Ðức Phật tìm ra thì tối hậu, tuyệt đối : Chân lý về các Pháp không thay đổi theo thời giankhông gian dù Chư Phật có xuất hiện hay không thì chân lý vẫn là chân lý. Hơn thế nữa, trái lại với học thuyết mang tính lựa chọn của khoa học, Ðức Phật khuyên các học thuyết không nên chấp chặt với các học thuyết khác. Thay vì đưa ra các học thuyết, Ðức Phật dạy con người làm thế nào để sống một cuộc sống chân chính bằng cánh thanh tịnh các căn và đoạn trừ tham ái, chấp thủ, Ðức Phật chỉ ra con đường nhờ vào đó mà chúng ta có thể khám phá ra chính chúng ta, bản chất chân thật của cuộc đời. Và mục đích của cuộc đời có thể tìm thấy.

Vấn đề thực hành rất quan trọng trong Ðức Phật, một người nếu học nhiều nhưng không thực hành thì giống như một người đọc tụng các công thức từ một cuốn sách dạy nấu ăn khổng lồ mà không sửa soạn được một món ăn nào cả. Sự đói khát của anh ta không thể làm dịu đi được chỉ bằng kiến thức sách vở. Thực hành là một điều kiện tiên quyết của việc giác ngộ mà trong một số trường phái Phật giáo như : Thiền tông xem việc thực hành quan trọng hơn kiến thức kinh điển- “Bất lập văn tự, kiến tánh thành Phật”.

Phương pháp khoa học về mặt bên ngoài và các khoa học hiện đại khai thác thiên nhiên và các yếu tố khác cho những sự thoải mái riêng của họ, và thường làm ngơ đi nhu cầu cần thiết để hài hòa với môi sinh và do đó làm ô nhiễm thế giới. Trái lại, Phật giáo hướng trực tiếp vào bên trong nội tâmquan tâm đến sự phát triển bên trong nội tâm của con người. Ở mức độ thấp hơn, Phật giáo dạy từng cá nhân cách điều chỉnhđối phó với những vấn đề và những tình huống trong cuộc sống thường nhật. Ở mức độ cao hơn, Phật giáo khuyến khích cho con người nỗ lự vượt qua tự ngã thông qua việc thực hành tu tập tâm và phát triển tâm. Phật giáo là một hệ thống tu tập tinh thần rất hoàn hảo, liên quan tới viêc chứng đắc tuệ quán về bản chất của các pháp chằm đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn về chân lý tối hậu-Niết-bàn (Nibbana) - Hệ thống này vừa thự tế vừa khoa học. Nó liên quan đến sự quan sát trong tình trạng ly tham về trạng thái tình cảm và tinh thần. Một hành giả khi hành thiền, giống một nhà khoa học hơn một viên thẩm phán, quan sát thế giới nội tâm với chánh niệm, tỉnh giác.

Một khoa học không có sựï hiện hữu của Tôn giáo không có những ý tưởng luân lý đạo đức, khoa học tạo ra sự nguy hiểm cho tất cả nhân loại. Khoa học đã chế tạo ra các loại máy móc có thể trở thành loại chúa tể, đạn dược và bom là món quà của khoa học cho thiểu số đang nắm quyền lựcsố mệnh của toàn nhân loại trên thế giới phụ thuộc vào họ. Trong khi đó, số người còn lại chờ đợi trong trạng thái thống khổsợ hãi không biết khi nào vũ khí hạt nhân, chất khí độc và những loại vũ khí giết người - tất cả những thành quả khoa học được thiết kế để giết một cách có hiệu quả-sẽ sử dụng chúng không những không hòan tòan cung cấp cho nhân loại những bài học luân lý đạo đức mà nó còn cung câp thêm nhiên liệu cho sự bùng cháy khát ái của con người

Khoa học không có những sự thu hút về mặt luân lý đạo đức, chỉ là sự hủy diệt: nó trở thành "một con người tàn bạo” mà loài người khám phá ra. Và rủi thay, chính "con người tàn bạo này đang trở nên rất mạnh bạo và đầy đủ quyền lực hơn con người. Trừ phi con người biết cách kiềm chế và hướng dẫn con người tàn bạo này, thông qua việc thự hành đạo đức luân lý Tôn giáo thì con người tàn bạo này sẽ chống chế đưoc “anh ta”. Không có sự hướng dân Tôn giáo, khoa học sẽ đe dọa thế giới bằng sự hủy diệt. Trái lại, khoa học khi kết hợp với tôn giáo chẳng hạn như Phật giáo có thể chuyển hóa thế giới này thành một thiên đàng của sự hoà bình an lạc, an toànhạnh phúc.

Chưa bao giờ có một giai đoạn nào khi sự kết hợp giữa khoa học và tôn giáo cực kỳ cần thiết, những lợi ích tốt nhất và phục vụ tốt nhất cho nhân loại. Tôn giáo nếu không có khoa học là tôn giáo mù quáng, mê tín dị đoan, trong khi đó khoa học mà không có tôn giáo thì sẽ trở thành phá hoại.

Lời Tuyên Bố Của Phật Giáo

Trí tuệ được hình thành trên cơ sở lòng từ đóng vai trò quan trọng việc chuyển hướng mục tiêu hiểm nguy mà khoa học hiện đại đang hướng đến. Phật giáo có thể cung cấp vị lãnh tụ tinh thần và phát minh khoa học nhằm thúc đẩy một nền văn hóa tươi sáng hơn trong tương lai. Phật giáo có thể cung cấp mục tiêugiá trị cho sự tiến bộ của khoa học hiện thời đang đứng trước một bế tắc, vô cùng thất vọng, bị nô lệ bởi những phát minh của khoa học.

Albert Einstein, nhà bác học và nhà vật lý học nổi tiếng của thế kỷ 20 đã tuyên bố về Phật giáo khi ông phát biểu rằng: 

Nếu có một tôn giáo nào mà đương đầu với nhũng nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo đó sẽ là Phật giáo. Phật giáo không yêu cầu sự xét duyệt lại nhằm làm cho nó bắt kịp với những phát minh khoa học, trong thời gian gần đây Phật giáo cũng không cần chia sẻ những quan điểm của mình với khoa học bởi vì Phật giáo bao gồm khoa học đồng thời vượt xa hơn khoa học. Phật giáo là một cầu nối giữa tư tưởng tôn giáo, và khoa học bằng cách khuyến khích con người khám phá ra những khả năng tiềm ẩn bên trong chính anh ta. Vì vậy, Phật giáo là một tôn giáo vượt thời gian”.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9318)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có...
(Xem: 7964)
Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 8947)
Vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập dựa vào sự kết tinh của tu tập giới định tuệ và thành tựu giải thoát.
(Xem: 7561)
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ...
(Xem: 8222)
Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và...
(Xem: 9221)
Hãy trân quý những gì đang có, giải thoáthạnh phúc ở trong lòng bàn tay của bạn! Xin hãy mỉm cười...
(Xem: 9316)
Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử khi sử dụng tự do ngôn luận.
(Xem: 9001)
Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha
(Xem: 7733)
Trong cái thấy của kinh Pháp Hoa thì tất cả vũ trụ là một. “Tất cả các cõi nước thông làm một cõi nước Phật”
(Xem: 11320)
Trong những bộ Kinh chúng ta học thường thấy hai từ Giác NgộGiải Thoát. Tất cả người tu học đều lấy hai từ đó làm cứu cánh để đi tới.
(Xem: 8806)
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh đại thừa Phật giáo.
(Xem: 8246)
Thập hiệu Như Lai, là những danh hiệu cao quý để tôn xưng những bậc đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(Xem: 8125)
Cầu nguyện là một phương pháp tâm linh giúp cho con người chúng ta có thể tháo gỡ một phần nào những nỗi khổ niềm đau,
(Xem: 8113)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt.
(Xem: 6353)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế...
(Xem: 7742)
Một thời Đức Phật cư trú gần Bārānasī(Ba La Nại), ngài đã nói bài kệ nầy, về Vua Rồng Erakapatta.
(Xem: 7552)
Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đứctrí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của...
(Xem: 7522)
Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.
(Xem: 8534)
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp.
(Xem: 8047)
Như Lai thọ lượng là phẩm thứ 16 của kinh Pháp Hoa.
(Xem: 8435)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.
(Xem: 11265)
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ”
(Xem: 8420)
Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội, thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác, cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.
(Xem: 7554)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Trúc Lâm (Veluvana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về một nữ cư sĩ, tên là Uttarā.
(Xem: 7149)
Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác, Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác
(Xem: 8428)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.
(Xem: 6292)
Trích dịch Chương Thứ Nhất của Tác Phẩm “Buddhism - One Teacher, Many Traditions [Phật Giáo - Một Vị Thầy, Nhiều Truyền Thống]
(Xem: 8369)
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói.
(Xem: 9400)
Đức Phật dạy giáo lý Nghiệp với mục đích khuyến khích con người thực hành các Nghiệp lành để trang nghiêm cho kiếp sống hiện tại và...
(Xem: 8365)
Bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người có lẽ là khi chúng ta bắt đầu nhận thức về chính bản thân mình.
(Xem: 9342)
Cái Thấy là một biểu hiện của sức sống bản nhiên, là sinh lực thường hằng vượt lên trên mọi giới hạn về thời gian (lúc thức, lúc ngủ, khi sống và cả khi chết…)
(Xem: 7968)
Giáo pháp của Vimalakirti trình bày các giáo pháp tinh yếu của Phật giáo Đại thừa trong 14 chương tương đối ngắn.
(Xem: 7162)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu
(Xem: 9902)
Nói chung, không dễ gì lưu lại ngọc xá lợi, không dễ gì thành tựu đạo quả qua quá trình tu chứng với những kiếp tái sinh nối tiếp trong thiện đạo.
(Xem: 15036)
Này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, Ma giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiênloài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn trí, toàn kiến, đại tự tại.
(Xem: 9412)
Khi thảo-luận về một ngón-tay, thì ngón-tay có phải là sự-thật không? Có phải chỉ có một ngón-tay duy-nhất, là có thể chỉ đúng vị-trí mặt trăng không?
(Xem: 7926)
Kim Cang dạy rất kỹ. Thấy “thường” đã sai mà thấy “đoạn” càng sai. Thấy có đã sai mà thấy không càng sai. Bồ tát thì “bất tận hữu vi bất trụ vô vi”.
(Xem: 7921)
Phu nhân Thắng Man sau khi phát mười hoằng thệ xong, trên hư không hoa trời liền rơi, nhạc trời liền trổi, chúng thấy điềm lành đó cũng đồng phát nguyện:
(Xem: 7973)
Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.
(Xem: 7909)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (chư Phật); chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử
(Xem: 7967)
Ngoại trừ các bậc tự chủ lẽ sống chết thì hầu hết chúng sanh đều không biết được thời điểm lâm chung của mình, nên khó có thể tự chủ tâm tư khi hấp hối.
(Xem: 7689)
Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 白隠 慧鶴?, January 19, 1686 - January 18, 1768) là một thiền sư Nhật nổi tiếng đã có công gây dựng lại dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản
(Xem: 8697)
Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóanhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời.
(Xem: 7927)
Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.
(Xem: 8439)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 10445)
Trong nền văn hóa 5000 năm của con người, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan mà tất cả con số đều có một ý nghĩa đặc biệt của vũ trụ huyền bí.
(Xem: 7998)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
(Xem: 10968)
Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến...
(Xem: 8689)
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
(Xem: 7826)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác.
(Xem: 7500)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo...
(Xem: 8422)
Như Lai là một trong mười danh hiệu của Thế Tôn. Vậy thế nào là “Pháp” và tu học như thế nào để “thấy Pháp”.
(Xem: 7981)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạoloại bỏ những giáo điềuthần học.
(Xem: 8492)
Nhập Trung đạoCon đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ, khởi hành từ đại bi và tích hợp với tính bất nhị và tâm bồ đề.
(Xem: 7934)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật) Chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)
(Xem: 7921)
Bộ luận này, giải thích một cách không sai lạc tri kiến của ngài Long Thọ, được tích hợp từ Trung Lu
(Xem: 7113)
Theo kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, Bồ tát Đản sanh, Bồ tát thành Đạo và Phật nhập Niết-bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.
(Xem: 8327)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
(Xem: 8121)
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ Sơ thiền rồi Nhị Thiền, Tam thiền lần lượt thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng...
(Xem: 8222)
Niết bàn thì ở khắp mọi nơi, ít nhất là đối với những người nói tiếng Anh. Từ ngữ nầy đã được dùng trong Anh Ngữ với ý nghĩa là "hạnh phúc" hoặc "bình yên".
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant