Bốn Núi Qua Cái Nhìn Vượt Thoát Của Thiền Sư Trần Thái Tông
Như Hùng
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu, mở ra phương trời cao rộng cho từng tâm thức. Ngài là người tổng hợp tinh hoa của ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường. Ngài còn là vị Tổ có công rất lớn trong việc góp phần xây dựngnền móng vững chắc, cho sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Một thiền phái mang đậm dấu ấn của Đạo Phật Việt, đêm ngày tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời dân tộc đạo pháp. Dù ngàn năm đã trôi qua nhưng những lời thiền ngữ thâm sâu của Ngài vẫn thi nhau vang vọng trên từng nhịp bước, soi đường mở lối làm chỗ dựa mong vững chắc cho biết bao thế hệ con người.
Bài văn mở đầu Phổ Thuyết Tứ Sơn, (Nói Rộng Về Bốn Núi) bốn núi là: sinh, lão, bệnh, tử, gọi là núi chỉ cho sự to lớn nặng nề đang đè nặng trong mỗi người chúng ta. Đây là bốn chặng đường mà ai trong chúng ta đều phải lần lượt bước qua, còn là bốn cửa ải mà kiếp nhân sinh chúng ta ai cũng phải đối diện. Đó còn là quy luật tự nhiên, chúng ta không có cách gì thay thế đổi chác và không có ngoại lệ hay biệt lệ ưu đãi cho một ai cả. Chỉ là nếu muốn vượt thoát ra ngoài sự đè nặng chi phốibiến động, giảm thiểu phiền não khổ đau, chúng ta phải nỗ lực tìm phương thấy biết tỏ tườngnguồn cơn, quay về với tự tánh chân như thường xuyên hiện hữu trong mỗi chúng ta.
Thiền sư Trần Thái Tông ngay từ lời đầu một lòng khai thị cho chúng ta “tứ đại vốn không ngũ ấmchẳng có”, ở đó còn là sự khẳng định hết sức dứt khoát rõ ràng minh bạch. Tấm thân bản ngã cái tôi mà ta ra công gắng sức cung phụng nâng niu, dính cứng bám chặt tô vẽ đắp bồi và cho là thật đó. Oái oăm thay nó lại là hư huyễn không thật, do bốn điều kiện của đất, nước, gió, lửa, kết tụ nương nhau mà thành, là sự giả hợp mượn vay nên chúng không tự tồn tại và không có thực tínhđộc lập. Cộng với năm yếu tố tích tụ, còn gọi ngũ ấm hay ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, là những bao phủ che mờ chân tánh ngăn ngại khả năng giác ngộ trong mỗi chúng ta. Còn là những khuấy động thường xuyên quấy nhiễu khiến cho chúng ta đắm chìm trôi nổi nơi sông mê bể khổ, những lầm chấp phủ vây khiến cho ta mê mờ trong cõi tử sinh hoa mộng. Đàng trước mịt mùng đàng sau muôn vạn nẻo, quanh đi quẩn lại nhìn trước ngó lui, ba cõi sáu đường hết xuống lại lên nổi chìm lận đận. Đâu là bờ mê bến giác, sắc thân huyễn tướng, bỏ vọng tìm chân, vô minh sai sử, tham sân si đưa đường. Đâu là thật giả hư vọng, hiện tượng sắc tướng, điểm khởi không cùng vô tận lối về chân không? “Từ không khởi ra hư vọng, từ hư vọng thành ra sắc tướng, mà sắc tướng là từ cái chân không”. Chỉ khi trí tuệ bừng lên quét sạch mọi trì trệ ứ đọng, đẩy lùi bóng đêm tăm tối, diệt trừ hư vọng đảo điên, chấm dứt trụ bám dính mắc. Chỉ khi rời xa bỏ buông, có không sắctướng, lòng không tâm lặng, thì mới thấy được chân không tánh giác hiển lộ tròn đầy, vô sinh bất diệt thường hằng soi tỏ.
Chúng ta hãy cùng lắng đọng tâm tư chiêm nghiệm thật kỹ những dòng tuệ giác mà thiền sư để lại cho chúng ta.
BỐN NÚI
“Nguyên là, tứ đại vốn không, ngũ ấm chẳng có. Do không khởi vọng, vọng thành sắc, sắc tự chân không. Vọng ấy từ không, không hiện vọng, vọng sanh các sắc. Đã trái không sanh không hóa, mải làm có hóa có sanh. Không sanh hóa thì không hóa không sanh, có hóa có sanh nên có sanh có hóa. Hoặc sanh Thánh Hiền ngu trí, hoặc hóa vảy cánh lông sừng. Luôn luôn chìm đắm nơi bến mê, mãi mãi trôi lăn trong biển khổ. Mờ mờ mịt mịt nào biết nào hay, rối rắm lăng xăng chẳng tỉnh chẳng ngộ. Trọn là buông tâm chạy đi, đều không nắm mũi kéo về. Khiến đến qua lại sáu đường, xuống lên bốn núi. Bốn núi là: sanh, già, bệnh, chết. Nay lần lượt trình bày bốn núi để lại đời sau”.
KỆ BỐN NÚI
“Bốn núi cheo leo vạn khóm tùng,
Ngộ xong chẳng có, muôn vật không.
Mừng được ba chân lừa có sẵn,
Cỡi lên thúc mạnh vượt cao phong”.
Thiền sư Thích Thanh Từ dịch, nguồn thuongchieu.net
Trong Thơ Văn Lý Trần tập 2 quyển Thượng trang 42, Nói Rộng Về Bốn Núi dịch như sau:
“Khơi nguồn, tứ đại vốn là không, ngũ uẩn cũng chẳng có. Từ không khởi ra hư vọng, từ hư vọngthành ra sắc tướng, mà sắc tướng là từ cái chân không. Thế là hư vọng từ không, không lại hiển hiện thành hư vọng, hư vọng sinh ra mọi sắc tướng. Đã trái lẽ không sinh không hóa, lại mãi thành có hóa có sinh. Không sinh hóa thì không hóa không sinh; có hóa sinh nên có sinh có hóa. Hoặc sinh các bậc thánh, hiền, ngu, trí; hoặc hóa mọi loài lông, cánh, vẩy, sừng. Luôn luôn chìm đắm ở bến mê; thường thường nổi trôi nơi bể khổ. Mù mù mịt mịt, nào biết nào hay; luẩn quẩn loanh quanh, chẳng giác chẳng ngộ. Hết thảy đều buông lỏng thả ý, chẳng ai hay dắt mũi kéo về; đến nổi khiến cho qua lại sáu đường, xuống lên bốn núi.
Bốn núi đó là: sinh, già, ốm, chết. Nay hãy trình bày thứ tự của bốn núi để lưu lại cho đời sau:
Bài kệ Bốn Núi:
“Bốn núi chót vót muôn khóm xanh,
Hiểu rõ tất cả là hư vô, vạn vật là không.
Mừng được con lừa ba chân còn đó
Cưỡi mà lên thẳng ngọn núi cao”.
Dịch thơ:
“Bốn núi cheo leo vạn khóm xanh
Muôn loài không cả, hiểu cho rành
Lừa ba chân đó, may tìm được,
Lên thẳng non cao sấn bước nhanh”.
Đỗ Văn Hỷ-Đào Phương Bình- Băng Thanh dịch
Trong Kinh Tương Ưng Bộ, Đức Phật thuyết giảng cho vị vua Pasenadi bài kinh “Ví dụ hòn núi” nói về bốn núi sinh, già, bệnh, chết. Ở đây chúng ta thấy có sự liên hệ và trùng hợp đến kỳ lạ, cách nay gần ngàn năm vua Trần Thái Tông cũng đã viết về bốn núi. Như chúng ta đều biết, ở vào thời đó do sự cách trở về địa lý biên giới quốc gia, rào cản ngôn ngữ tư liệu kinh điển rất giới hạn và khan hiếm. Để có được một bản kinh trùng hợp như vậy không phải là điều dễ dàng như chúng ta ngày nay. Bốn ngọn núi cao lớn đêm ngày đè nặng lên từng thân phận của chúng ta, cũng là bốn chặng đường của kiếp nhân sinh ai rồi cũng đến, dù có buồn vui khổ đau hạnh phúc bệnh tật ốm đau ai rồi cũng phải bước.
Kinh văn như sau:
“Thế Tôn nói với vua Pasenadi nước Kosala đang ngồi một bên: Thưa đại vương, đại vương đi từ đâu lại?
- Bạch Thế Tôn, con rất là bận rộn với những sự việc các vua chúa bận rộn. Các vua chúa Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, say đắm kiêu hãnh với vương quyền, thọ hưởng tham lam vật dục, đạt đượcsự an toàn quốc độ, và sống chinh phục cả vùng đất đai rộng lớn.
- Thưa Đại vương, Đại vương nghĩ thế nào, ở đây, nếu có người đến nói với Đại vương từ phương đông, một người thân tín, đáng tin cậy. Người ấy đến Đại vương và thưa: “Tâu Đại vương, mong Đại vương được biết, con từ phương đông lại và có thấy tại đấy một ngọn núi cao như hư không, đang di chuyển và chà đạp, đè bẹp lên tất cả loài hữu tình. Tâu Đại vương, Đại vương hãy làm những gì cần phải làm”.
- Rồi một người khác đến từ phương tây...Rồi một người thứ ba đến từ phương bắc...Rồi một người thứ tư đến từ phương nam, thân tín, đáng tin cậy. Người ấy đến Đại vương và thưa: “Tâu Đại vương, mong Đại vương được biết, con từ phương nam lại và có thấy tại đấy một ngọn núi cao như hư không, đang di chuyển và chà đạp, đè bẹp lên tất cả loài hữu tình. Tâu Đại vương, Đại vươnghãy làm những gì cần phải làm”. Như vậy, thưa Đại vương, một khủng bố lớn khởi lên cho Đại vương, sự diệt tận nhân loại thật khủng khiếp, được tái sanh làm người thật khó khăn, thời Đạivương có thể làm được những gì?
- Như vậy, bạch Thế Tôn, một khủng bố lớn khởi lên, sự diệt tận nhân loại thật khủng khiếp, được tái sanh làm người thật khó khăn, thời con có thể làm được những gì, ngoài trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức.
- Thưa Đại vương, Ta nói cho Đại vương biết, Ta cáo cho Đại vương hay. Thưa Đại vương, già và chết đang tiến đến chinh phục Đại vương. Khi Đại vương bị già chết chinh phục, Đại vương có thể làm được gì?
- Bạch Thế Tôn, khi con bị già và chết chinh phục, thời con có thể làm được những gì, ngoài trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức...
- Đức Thế Tôn, như vậy là phải, thưa Đại vương, khi Đại vương bị già chết chinh phục. Đại vươngcó thể làm được gì, ngoài trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức”.
- Bậc Đạo sư nói thêm:
“Như núi đá rộng lớn,
Dựng đứng lên hư không,
Tiến tới tràn xung quanh
Áp đè cả bốn phía.
Cũng vậy già và chết
Di chuyển đến hữu tình...
Không một ai thoát khỏi,
Tất cả bị chinh phục...
Do vậy người hiền trí,
Thấy rõ phần tự lợi,
Người trí đặt tin tưởng,
Vào Phật, Pháp và Tăng.
Ai với thân, khẩu, ý
Hành trì đúng Chánh pháp,
Đời này được tán thán,
Đời sau hưởng phước trời”.
Kinh Tương Ưng Bộ, Toàn Tập Thích Minh Châu tập 6 trang 244-249
Lời của vua Pasenadi dâng lên Đức Thế Tôn và được Ngài chuẩn thuận “ngoài trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức”. Là những lời dạy bảo vô giá để chúng tanguyện nỗ lực tinh cần tu tập noi theo.
Thiền sư Trần Thái Tông, với lòng từ bi rộng lớn nội tâm giác ngộ sâu dày, từng lời thiền ngữ đánh động khai mở tâm thức của chúng ta, giúp cho chúng ta thấu hiểu rõ ràng tường tận. Bốn ngọn núi sinh, lão, bệnh, tử vốn là định luật bất di bất dịch của kiếp người, không một ai có thể cưỡng cầu hay thay đổi được. Và cũng chẳng một ai có thể thay ta gánh dùm chịu dùm đẩy xô được điều hiển nhiên đó cả. Thế nên, chúng ta chọn lựa và trang bị cho mình sự hiểu biết chân chánh thái độ sống tích cực, sao cho được thích nghi và phù hợp với sự vận hành tất yếu của quy luật đó, để không rơi vào trạng thái lo sợ bất an đau khổ đêm ngày hành hạ. Chúng ta nhận thức rõ ràng một điều là sự có mặt của chúng ta ở cuộc đời này, đều do hạnh nghiệp tốt xấu thiện ác mà ta đã từng gây tạo từ trước. Điều có thể thay đổi và chuyển hóa được là ở chính ta, từ nơi mảnh đất tâm chúng ta chọn lựa hạt giống để gieo trồng. Hạt giống ấy sẽ nảy mầm lớn lên cho ra quả đắng, cay, ngọt, bùi hay như thế nào đi nữa thì cũng đều do chúng ta tự mình định đoạt vậy.
Thiền sư Trần Thái Tông nhắc nhở chúng ta sự huyễn hợp “Tứ đại vốn không” cái không phủ trùm lên tất cả, bởi tất cả đều bị vô thường chi phối tiêu hủy tận diệt, có đó rồi không đó gặp gỡ đó rồi chia ly đó. Thân thể chúng ta chỉ là sự kết hợp bởi tinh cha huyết mẹ và bốn yếu tố nương nhờ vay mượn lẫn nhau mà thành, chúng vốn không có tự tính độc lập và không tự tồn tại. Nhưng do vì chúng ta vọng tưởng lầm chấp vô minh tham lam ôm giữ bám chặt nên mãi khổ đau phiền nãohành hạ đêm ngày. “Ngũ ấm chẳng có” do vì vọng khởi che mờ chúng chẳng thật có, nhưng chúng ta lại chấp vào bản ngã cái tôi “cái tôi, cái của tôi, những gì thuộc về tôi” mãi mê cung phụng nuôi dưỡng cái tôi cái ngã lớn mạnh, tăng trưởng lòng tham sân si, nên thường xuyên lo sợ bất an sống trong màn đêm tăm tối không biết lúc nào mới thoát ra được. Chúng ta cần phải rời xa tham dụcđắm nhiễm chấm dứt sự bám víu vào bản ngã, ngã sở, pháp chấp, một lòng nỗ lực tìm phương ra khỏi ba cõi sáu đường.
Trong các loài thì duy nhất chỉ có loài người biết mình sẽ chết, sẽ phải chấm dứt đời sống hiện tại, chỉ là chưa rõ lúc nào và bao giờ. Nhưng biết như thế nào ra sao mới là vấn đề quan trọng, biết rõ ràng chúng ta thường xuyên bị chi phối tác động bởi vô thường sinh, lão, bệnh, tử, để tìm phương vượt thoát thì lại là vấn đề khác. Hoặc đôi khi chúng ta biết nhưng cái biết này chỉ có tính cáchchung chung, chứ chưa thật sự quan tâm đúng mức hoặc nâng lên ở tầm nhận thức cao ứng dụngvào phút giây của đời sống. Chúng ta có suy nghĩ đến, nhưng sự suy nghĩ đó chỉ xuất hiện những lúc gặp trở ngại bế tắc, vất vả khổ cực chia lìa, nhưng một khi đã qua xong rồi thì không nhớ đến nữa đâu lại vào đó. Những lúc chúng ta mải mê chạy theo cảnh theo người sắc màu vui hưởng, lăn xả kiếm tìm danh vọng tiền của giành giật hơn thua, thì quên đi tuốc luốc chẳng bận lòng nghĩ đến. Bởi trong ta đầy dẫy thói hư tật xấu, tham sân si vô minh chế ngự lũng đoạn, đêm ngày tìm mọi cách bám chặt dính cứng vào đời sống vào cái tôi bản ngã, một cách tiêu cực thiếu vắng sự tỉnh giác, thường xuyên tích chứa điều xấu ác bất thiện đổ vào tâm thức những ô nhiễm bất tịnh. Cảm tính cảm giác nhầm lẫn tai hại, bản năng bất thiện tràn ngập trong ta, nhưng chúng ta lại tìm cáchdấu diếm dung dưỡng che đậy. Sống trong tâm trạng xấu che đẹp khoe, ca tụng khen ngợi lẫn nhau nâng lên tận mây ngàn, nhưng khi không thích không thoả mãn không vừa lòng thì đạp xuống chê bai nhận chìm.
Khi nhìn ngắm đối tượng trong ta khởi lên cái nhìn méo mó không thật, áp đặt quan điểm suy nghĩcủa mình lên kẻ khác, dựa dẫm vào bản chất bản năng bất thiện lầm lạc, ta đứng từ khía cạnh của sự thiện mỹ thánh nhân, ỷ vào thông minh hiểu biết để phê phán nhận định. Ta đánh giá người khác thấp kém chẳng thể sánh được, lẽ phải lúc nào cũng đứng về phía ta, ta không thấy cái sai của mình chỉ thấy cái lỗi của người khác. Ta viện dẫn mọi lý do chê bai kích bác dìm kẻ khác xuống, ta sống với bản năng cảm tính hơn là hành xử suy nghĩ có ý thức trách nhiệm? Ta sống trong sự hoang tưởng lầm lạc thay vì tìm thấy những trải nghiệm sâu sắc, phù hợp với chân lý sự thật, sống trong sự ru ngủ vỗ về của cái tôi bản ngã hơn là rời xa những tác hại của sáu căn ba nghiệp quấn chặt đêm ngày. Nhưng khi ta biết học cách bỏ buông đổi thay chuyển hóa, trang bị cho mình lý tưởng sống cao đẹp, từ bỏ biên kiến nhị nguyên sắc màu ảo ảnh, giả từ những đam mê đòi hỏi không phù hợp thích nghi, vén mây cởi trói những ngăn ngại tăm tối che mờ bao phủ. Bởi chúng tavà chúng sinh đều sẵn có tánh giác, đều bình đẳng trong giác ngộ giải thoát. Vấn đề còn lại là chính ở nơi ta, có sẵn sàng hành trang gọn nhẹ tư lương đủ đầy, tinh cần miên mật thực tập giáo pháp vô thượng, một lòng rủ bỏ tử sinh quyết chí hết lòng tìm phương vượt thoát, quay về với tự tánh chân như vô sinh bất diệt?
Sự khổ đau phiền muộn bất an thường xuyên đè nặng, già bệnh viếng thăm không cần báo trước, dù vậy chúng ta vẫn tìm mọi cách để ru ngủ bản thân an ủi lòng mình, ngày mai trời sẽ sáng mưa sẽ tạnh mặt trời lại lên, thời gian sẽ làm cho ta quên đi tất cả. Những câu tự an ủi vỗ về đại loại như thế, đem đến cho ta sự hy vọng mong manh, chứ thật ra chẳng giúp ích gì cho chúng ta cả, nó không đủ sức vực dậy trạng thái tiêu cực tồn chứa trong ta, càng kéo dài thêm tâm lý đổ thừa phó mặc cho may cùng rủi thương thân trách phận tăng cao. Không khéo ta lại lao vào những cuộc mua vui giả tạm, tìm quên trong men rượu và những chất kích thích cám dỗ độc hại khác, cứ vậy tháng ngày trôi qua nhanh chóng vẫn chưa tỉnh giấc. Hoặc có khi phát tiết bản năng chứa đầy ác tâm oán hận, hành xử suy nghĩ thiếu chuẩn mực gây tổn thương khổ đau cho mình và người. Chúng taquen sống với tập khí và thói quen suy nghĩ bất thiện tích chứa từ bao giờ, vẫn chưa nhận ra không chịu thay đổi, cứ phó mặc cho dòng đời đẩy đưa. Chúng ta khổ đau bất an là do làm ngược lại đi ngược lại với cái quy luật tự nhiên đó, trái với lẽ vô sinh bất diệt “Đã trái lẽ không sinh không hóa, lại mãi thành có hóa có sinh”.
Trong khi đó thì vô thường lão bệnh tử không chờ đợi một ai, đến đi ào ạt không cần hẹn trước, khiến cho chúng ta vô phương chống đỡ chưa kịp sẵn sàng hành trang thì bị cuốn trôi hất trọn tất cả. Sinh tử sống chết là việc lớn, nhưng để được “sinh thuận tử an” sống an vui chết siêu thoát, mới là vấn đề hệ trọng. Nếu chúng ta không có sự sáng suốt nhận diện không chịu học cách bỏ buông không chuẩn bị ngay từ bây giờ, khi còn khoẻ mạnh còn năng lực, đầu óc còn minh mẫn tỉnh táo, thì khi nó đến liệu chúng ta có lo sợ cuốn cuồng mất phương lạc hướng? Chừng nào và bao giờ chúng ta mới đủ đầy tuệ giác, vượt thoát tử sinh thong dong tấc dạ nhẹ bước thảnh thơi?
Thiền sư Trần Thái Tông nhắc nhở chúng ta lý lẽ như thật của sinh hóa “Không sinh hóa thì không hóa không sinh; có hóa sinh nên có sinh có hóa”. Là khi chúng ta đứng từ khía cạnh của có sinh nên mới có diệt, nhưng khi chúng ta đến được chỗ vô sinh không sinh thì làm gì có diệt có hóa. Đây là lý lẽ của tương sinh tương diệt, cái này sinh nên cái khác cũng sinh, một khi ánh sáng của chân không chiếu diệu sáng soi thì cái có nào hiện hữu, tất cả chỉ vì chấp ngã chấp pháp có không trụ bám khiến chúng ta che mờ tánh giác lận đận nổi chìm. Để tử sinh ly biệt không làm hề hấn đến đi thong dong tự tại, để không lo sợ khi đối diện mọi cảnh duyên, chúng ta thường xuyên quán chiếuthân này vốn hư huyễn không thật. Sinh rồi tử, tử rồi sinh, sống rồi chết, chết rồi sống, sinh hóa rồi lại hóa sinh cứ thế đan xen, sinh hóa hóa sinh cứ vậy tiếp nối. Đã là như thế vốn là như vậy, thì có gì để chúng ta phải ôm giữ níu kéo chấp chặt tham đắm?
Thật ra nếu chúng ta quan sát thật kỹ và tinh tế thì sự sống chết sinh diệt thường có mặt trong ta từng giờ từng phút, từng tế bào trong ta sinh sinh diệt diệt không ngừng nghỉ, liên tục thay đổi khiến chúng ta khó nhìn thấy và lầm tưởng. Hoặc do vì bận rộn lo toan danh vọng tiền của lao vào cuộc sống hối hả, mãi mê tham đắm chạy theo sắc màu ảo ảnh, cung phụng tấm thân nên chưa kịp nhận ra. Sự chấp chặt bám dính chiếm hữu càng làm cho cái tôi bản ngã căng phồng to lớn, càng làm cho ta khó bỏ buông, cứ thế âu lo não phiền lớn mạnh ác nghiệp chất cao. Ba độc tham lam sân hận si mê thường xuyên tác yêu tác quái che mờ chân tánh, nên mãi đi hoang lầm đường lạc lối trôi dạt chìm đắm bờ mê lối mộng.
Điều quan trọng là khi chúng ta giã từ cuộc chơi hành trang mang theo nặng hay nhẹ thiện hay ác mới là vấn đề, chúng ta có nhẹ bước thảnh thơi thong dong tự tại, tâm lý trụ bám bỏ buông như thế nào mới là cần thiết. Điều tích cực và giá trị nhất chính là lúc chúng ta hiểu rõ mọi nguồn cơn quay về với chân như tánh giác, nuôi dưỡng tâm từ bi trí tuệ, thiện ác rạch ròi phân minh, trang bị cho mình cách sống lối sống trong sáng lành mạnh cao đẹp. Chỉ khi chúng ta thật sự dừng lại quán chiếu tư duy nhận biết tinh tường, phá bỏ mọi ngăn ngại phủ vây, rời xa cái tôi bản ngã của tôi những gì thuộc về tôi, tăng trưởng tâm lành giác ngộ. Chúng ta tạo mọi thuận duyên để cho ánh sáng trí tuệ bừng dậy sáng soi, như thế chúng ta mới có được sự an lạc hạnh phúc thật sự, cuộc sống chúng ta sẽ trở nên cao đẹp sống tốt hơn sống có ý nghĩa có giá trị, sống có trách nhiệm ý thức hơn. Để có được thành công chúng ta phải bước qua nhiều trở ngại, để có được kết quả trọn vẹn chúng ta phải nỗ lực vượt thoát ra ngoài những ngăn ngại che phủ về với chánh đạo.
Nhờ sự hiểu biết tích cực và rõ ràng khiến cho chúng ta một dạ hết lòng tinh cần tu tập, thường xuyên hướng tâm vào con đường giác ngộ, tích phước hành thiện từ bỏ ác nghiệp tạo mọi công đức lành. Cũng nhờ vào sự tỉnh thức và thấu hiểu chân chính sẽ giúp cho chúng ta sống phù hợpvới chánh pháp, sống an lành ngay trong hiện tại. Một khi chúng ta nhận thức đủ đầy tuệ tri thấu đáo vén mây ngăn ngại phủ vây, thì bốn ngọn núi và năm ấm làm sao khiến cho chúng ta hề hấn được? Lúc đó chúng ta không còn sợ hãi khi phải đối diện, không còn nặng nề đau khổ khi phải đương đầu, có không được mất sinh ly tử biệt đến đi đều nhẹ nhàng tự tại, đời sống của chúng tamới thật sự thêm phần lạc an, tốt đẹp quang huy cho mình và cho tất cả.
Sự vận hành của vô thường thành, trụ, hoại, diệt vốn là định luật tự nhiên của vũ trụ, chỉ khi có sự hiểu biết chân chính có sự tỉnh giác vẹn toàn, lúc ấy có không mê ngộ xóa nhòa ranh giới biên độ. “Ngộ xong chẳng có, muôn vật không” trực nhận vào từng bản thể linh hiện, như gió thoảng mây bay không lại hoàn không. Lời kinh Bát Nhã phủ trùm lên cõi có không rọi soi muôn nẻo, tất cả trên đường trở về chơn không tịch lặng, về với tự tánh chân như, tối thắng lạc an phủ vây trong từng hơi thở.
Điều đặc biệt ở đây ngài Trần Thái Tông còn sử dụng đến hình ảnh thiên nhiên, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông như là bốn chặng đường sinh, lão, bệnh, tử của kiếp người, chúng ta ai rồi cũng phải bước qua cho dù có bằng lòng hay không có từ chối lắc đầu trốn chạy. Khi chúng ta bình tâm quánchiếu, dừng lại những nghĩ suy lo toan vướng bận thì sẽ nhận ra cái quy luật tự nhiên, tính vô thường biến đổi của các pháp vốn dĩ vận hành như thế. Thiên nhiên hẳn đã có quy luật rõ ràng thì con người sống chung với vạn hữu cũng không ngoại lệ, tất cả đều bị chi phối bởi vô thường thành, trụ, hoại, không, là điều tất yếu của vạn pháp. Chúng ta chỉ có thể tự mình tìm cách hoan hỷ chấp nhận thích nghi chung sống, thuận theo duyên theo lẽ thường để chuyển hóa vượt thoát. Bởi không một ai điều gì có thể ngăn cản và làm khác đi được, một khi chúng ta có sự tương ứng thích nghi, nhận chân ra được nguyên lý đích thật của vô thường, vô ngã, khổ, không, mới không còn khiến cho mình sống trong sự phập phồng lo sợ bất an xáo trộn đè nặng. Lúc đó lòng nhẹ tâm an chúng ta mới thật sự an trú trong thiện lành cao cả, là khi chúng ta thấu biết tuệ tri được lẽ thường tự nhiên của sinh lão bệnh tử, có mặt như thế đến đi như thế tan hoại như thế, thì có gì để chúng taphải lo toan trăn trở đau khổ nuối tiếc? Đó cũng chính là lý lẽ như thật, điều tất nhiên hết sức minh bạch rõ ràng vô cùng ý nghĩa mà Thiền sư Trần Thái Tông muốn nhắn gửi đến cho tất cả chúng ta.
NÚI THỨ NHẤT LÀ TƯỚNG SANH.
“Vì sai một niệm nên hiện đa đoan. Gá hình hài nơi tinh huyết mẹ cha, nương khí âm dương dưỡng nuôi thai nghén. Trong tam tài người đứng giữa, lại hàng chí linh của muôn vật. Chẳng luận kẻ trí người ngu, đều thuộc bào thai bao bọc; hỏi chi một người trăm họ đều trong lò bễ mà ra. Hoặc mặt trời biểu hiện, vua thánh giáng sanh, hoặc các sao ứng điềm, tôi hiền xuất hiện. Văn chương quét sạch ngàn quân, võ lược chiến thắng trăm trận. Trai cậy phong tư ném quả, gái khoe sắc đẹp nghiêng thành. Một trận cười nghiêng nước, hai trận cười đổ thành. Đua danh khoe đẹp, tranh lạ đấu trân, xem ra thảy đều luân hồi, đáo để khó trốn sanh hóa.
Tướng sanh của người là mùa xuân của năm. Hanh thông đang độ tam dương, muôn vật rực màu tươi tốt. Một trời trong sáng, nơi nơi liễu thắm hoa hồng; muôn dặm phong quang, chốn chốn oanh kêu bướm lượn”.
Kệ rằng:
“Trời đất nấu nung vạn tượng thành,
Xưa nay không mống cũng không manh.
Chỉ sai hữu niệm quên vô niệm,
Liền trái không sanh nhận có sanh.
Mũi vướng các hương, lưỡi tham vị,
Mắt mờ chúng sắc, tai đắm thanh.
Lang thang làm khách phong trần mãi,
Ngày cách quê hương muôn dặm trình”.
Thiền sư Thích Thanh Từ dịch, nguồn thuongchieu.net
Có câu “chúng ta không có quyền lựa chọn nơi mình sinh ra”, có nghĩa là mình phải chấp nhận dù chúng ta có bằng lòng hay không thì sự việc cũng đã an bài như thế. Có thể câu nói đó còn mang ý nghĩa tích cực và tiêu cực, là khi chúng ta biết cách sống và sống cho tốt ở đâu cũng sống được, là khi chúng ta bằng lòng mỉm cười an phận với cuộc sống hiện tại thì câu nói đó có vẻ thừa. Nhưng khi chúng ta không được như ý khổ đau vất vả nhọc nhằn lo toan, than thân trách phận so sánhchọn lựa thì câu nói đó lại là điều oái oăm trớ trêu. Cũng như khi đề cập đến khía cạnh của nghiệp lực nhân quả, còn có biệt nghiệp và cọng nghiệp, nên chúng ta sinh ra ở nơi này mà không phải chỗ khác, quốc gia này mà không phải quốc gia kia, cảnh giới này mà không phải quốc độ nọ. Sinh ra ở cảnh giới ta bà này có hai hạng người, một là nghiệp lực dẫn đưa và hai là vì hạnh nguyện nên có mặt, chúng ta thì do nghiệp lực dẫn đưa còn chư vị Bồ Tát thì do lòng từ bi cứu độ chúng sinhnên có mặt. Nhìn chung cả hai đều cho chúng ta thấy rõ một điều là chúng ta đã từng có sự lựa chọn từ trước, chỉ là “Vì sai một niệm nên hiện đa đoan” nên mãi còn lang thang đếm bước, chỉ là do ta chưa tìm thấy “mặt mũi thật của mình khi chưa sinh ra” nên mãi còn dạo quanh ba cõi sáu đường.
Đã làm thân người đã được sinh ra đã hiện hữu trên cuộc đời này, đều do nhân quả nghiệp lực dẫn dắt. Đã là như vậy dù có ra sao đi nữa chúng ta cũng phải vươn lên để sống còn, dù có làm sao chăng nữa chúng ta vẫn phải ngẩng cao để sống để làm người tử tế. Đàng nào thì chúng ta cũng phải sống ráng sống cho tốt, bằng cách này hay cách nọ vươn lên duy trì sự sống, dù cho vật đổi sao dời nhưng còn hơi thở chúng ta vẫn phải hiên ngang sống, dù cho khổ đau bệnh tật đêm ngày hành hạ nhưng còn thở được thì còn phải sống thế thôi. Nhưng sống như thế nào ra làm sao lại là vấn đề và sự lựa chọn của chính ta, sống trong khổ đau hay an lạc, sống trong sự lo toan đè nặnghay nhẹ nhàng thảnh thơi? Chúng ta sống có được tốt hay không, sống ý nghĩa sống tích cực sống trong sự hoang tưởng chất đầy phiền não bất an hay sống trong sự nhẹ nhàng tự do an lành hạnh phúc? Hơn nữa khi chúng ta còn khoẻ mạnh bệnh tật chưa có dịp đến thăm, nhưng nếu chúng tabiết quán chiếu tinh tường nhận thức sâu sắc vô thường lão bệnh tử sinh ly biệt sẽ đến bất cứ lúc nào. Nhờ ý thức thường xuyên như vậy tâm niệm liên tục như thế, hẳn chắc chúng ta biết trân quý từng phút từng giây hơi thở, chúng ta sống tích cực có giá trị có ý nghĩa và bớt khổ đau hơn.
Để làm được thân người cũng không phải là điều dễ dàng, ví như con rùa mù trôi ở biển khơi tình cờ bám vào khúc gỗ nổi trên biển vậy.“Trong tam tài người đứng giữa, lại hàng chí linh của muôn vật”. Tam tài là trời đất và người, thì con người nhờ có trí tuệ và biết cách ứng dụng sự hiểu biếtcủa mình, nên phần nào vượt qua được chướng duyên nghịch cảnh. Thông thường khi ở trong sự sung sướng đủ đầy chúng ta mãi mê hưởng thụ và quên đi tất cả, nhưng nếu làm những sinh vật thấp kém do không có trí tuệ ở trong cảnh giới đọa lạc tối tăm khó có ngày ra khỏi. Làm được thân người là điều đáng trân quý, không quá khổ không quá sướng, chúng ta có sự trải nghiệm đủ đầy từ cả hai phía. Chúng ta có sự học hỏi quý giá để vươn lên trưởng thành, chúng ta có sự ý thứctrọn vẹn giai tầng cung bậc cảm xúc. Chúng ta có sự hiểu biết để đo lường chọn lựa thanh lọc cái hay cái dỡ điều thiện cái ác. Chúng ta tác tạo hạnh phúc hay khổ đau thiên đường hay địa ngục, chúng ta có cơ hội đánh thức nội tại trở về với uyên nguyên tự tánh, hay chìm sâu nơi sông mê bể khổ? Tất cả đều do chúng ta toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm với chính ta.
Con đường ta đi ta bước có thênh thang rộng mở là khi chúng ta thấu rõ nguồn cơn nhân quảnghiệp lực những lầm mê tai hại, là khi chúng ta biết buông bỏ biết hoan hỷ xả ly những nắm giữ chấp trước não phiền khổ đau vây quanh bám chặt. Đó cũng là những vấn đề của riêng ta do chính ta định đoạt, chẳng một ai đủ năng lực thay thế tác thành hay làm khác đi được. Chúng ta để cho vô minh tăm tối tham sân si đêm ngày sai khiến dẫn dắt, để cho sáu căn ba nghiệp đưa đường chỉ lối. Chúng ta cứ để cho những cảm xúc cảm tính suy nghĩ lầm lạc thi nhau trổi dậy, không chịu tìm cách chế ngự đoạn trừ nên mãi đắm chìm lặn hụp trong niềm đau nỗi khổ. “Chỉ sai hữu niệm quên vô niệm, Liền trái không sanh nhận có sanh”. Những điều đó nhân đó quả đó nghiệp lành dữ đó, đều tích lũy trong mỗi người chúng ta, khiến chúng ta trở nên như thế. Để chấm dứt thoát ly chúng ta phải thay đổi chuyển hóa, trí tuệ mở đường soi lối thường sống trong lạc an tỉnh thức, tâm lành hướng nguyên ban trải đến với muôn loài, lòng từ bi yêu thương phủ ngập trong từng suy tư hành động nói năng.
Tướng sanh cũng như mùa Xuân tràn đầy hương sắc, rộn ràng tin yêu hy vọng nhưng mãi lo vui chơi chạy theo cảnh theo người, nên ngày về cố quận tìm lại dáng xưa thấy được “bản lai diện mục” xa tít mù khơi. Có phải do vì tâm ta đắm nhiễm bám víu dính chặt, ỷ lại vào trẻ trung sức khoẻ nên chúng ta cứ mãi “Lang thang làm khách phong trần mãi, Ngày cách quê hương muôn dặm trình” không biết lúc nào mới có cơ hội thoát khỏi cuộc hành trình vô tận của luân hồi sanh tử? Bởi phần nhiều chúng ta phát triển cái tôi bản ngã và những giác quan tiếp cận theo chiều hướng cảm giác cảm tính tiêu cực, hễ phần thân mạnh thì sẽ đè nặng phần thức, cũng vậy phần thức nhưng là vọng thức mê mờ hư ảo thì lại dẫn cả thân tâm đến chỗ nguy hại. Chỉ khi chúng ta chiêm nghiệmchuyển hóa phát triển khả năng nhận biết của tâm thức một cách cao độ, phá vỡ toàn diện mọi ngăn ngại lầm lạc nổi trôi. Đạt đến sự tự do đúng nghĩa tìm đến lạc an trú ngụ, chúng ta giữ gìnchánh niệm tỉnh giác từng phút từng giây một lòng quyết không xao lãng, thì chặng đường về lại mái nhà xưa quay về chân diện mục mới cận kề.
Ngọn núi thứ hai là tướng già, lão nhưng bệnh chưa đến là một diễm phúc, đã già yếu mà còn kèm theo bao nhiêu bệnh tật nữa, thì ngọn núi đó vốn đã nặng nề lại còn trĩu nặng hơn vượt quá sức chịu đựng, đủ biết nghiệp quả chúng ta cưu mang tích lũy lớn lao biết chừng nào.
NÚI THỨ HAI LÀ TƯỚNG GIÀ.
“Hình dung thay đổi, khí huyết đã suy, dáng gầy tuổi cao, ăn uống hay sặc thường nghẹn. Tóc xanhmá đỏ đổi thành tóc bạc da gà, ngựa trúc áo hoa lại thành gậy cưu xe cói. Dẫu rằng mắt sáng như Ly Lâu cũng khó phân rành màu sắc; dù cho tai thính như Sư Khoáng cũng không nhận rõ âm thanh. Tiều tụy như cây liễu lúc thu về, điêu linh như đóa hoa khi xuân hết. Bóng chiều vừa ngả non tây, dòng nước sắp chảy về biển đông.
Tướng già của người là mùa hạ của năm. Trời nóng đá chảy muôn vật đều khô, nắng nóng sôi vàng trăm sông sắp cạn. Hoa tàn liễu úa, bờ lạch trong vườn há còn lưu giữ. Bướm lượn oanh bay, dưới lá đầu cành già sắp tới.
Kệ rằng:
“Con người kiếp sống tợ phù dâu,
Thọ yểu người trời chớ vọng cầu.
Bóng ngả nương dâu, chiều sắp đến,
Thân như bồ liễu tạm qua thu.
Phan lang thuở nọ còn xanh tóc,
Lữ Vọng ngày nay đã bạc đầu.
Cuồn cuộn việc đời thôi chẳng đoái,
Vầng ô gác núi, nước trôi xuôi”.
Thiền sư Thích Thanh Từ dịch, nguồn thuongchieu.net
Quả thật, khi nghe đến chữ già thấy cảnh già ai trong chúng ta cũng sợ mình già, nghe ai nói mình già không khen mình trẻ sẽ sinh đau khổ phiền muộn, dù đây là sự thật không thể chối cãi nhưng chúng ta vẫn chưa chịu chấp nhận. Cứ muốn mình trẻ trung phong độ, cứ muốn mình không bị thời gian bào mòn, cứ mong mắt mình vẫn sáng, tai vẫn nghe rõ ràng, những bộ phận trong cơ thể chẳng có chút gì suy giảm. Có phải đó chỉ là giấc mơ chứ chẳng hề có được chẳng thể xảy ra, căn bệnh sợ già nghĩ đến già lo lắng cho cảnh già run rẩy hiu quạnh cứ dính chặt đeo bám, khiến cho mình luôn sống trong cảnh phập phồng lo sợ. Nhưng khi ta lo lắng sợ hãi ôm giữ niềm đau nỗi khổ, để cho phiền muộn âu sầu thi nhau trổi dậy tung hoành ngang dọc thì lại làm cho mình mau già hơn, già sớm hơn già trước tuổi vậy. Dù đây là điều trái nghịch nhưng chúng ta cứ để nó mãi miết quấn chặt vây quanh, sợ mình già rồi có thoát khỏi cảnh già đâu? Nó vẫn âm thầm hiện hữu cho dù chúng ta có gắng sức tô vẽ đắp bồi chối quanh chạy quẩn cũng không thể làm khác đi được.
Những gì sẽ đến phải đến nhất định đến thì không một ai có thể thoát được, những gì xảy ra sắp xảy ra thì không ai có thể thay đổi được. Biết là vậy, nhưng vẫn có sự nghịch lý mỗi khi đăng hình ảnh dáng vẽ của mình lên thế giới ảo sống ảo, dù mình có già thiệt tóc bạc màu sương gió dấu thời gian in đậm trên từng đường nét. Nhưng bạn bè người thân cũng phải dối lòng cắn răng gõ bừa xuống mấy chữ, khen lấy khen để khen giả vờ là mình vẫn còn trẻ trung phong độ bụi đường chưa kịp phủ vây, người đẹp cảnh đẹp hoặc tệ lắm thì bình phẩm đẹp lão hoặc những chữ vô thưởng vô phạt, hiểu sao cũng được nghĩ sao cũng xong. Thế là mình hỉ hả vui mừng sướng mê tơi, bởi chẳng ai dám nói ra sự thật sợ làm mất lòng không vui có mà từ nhau xa nhau, hơn nữa lời nóikhông mất tiền mua cứ việc khen lấy khen để, cứ việc “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhiều khi biết như thế là dối lòng nói như thế là không đúng với sự thật không ổn tí nào, nhưng ai cũng thích được khen chứ có mấy ai bị chê mà không buồn lòng. Lời khen không tốn tiền tốn bạc, lâu ngày chầy tháng trở thành thói quen thông lệ, cứ thế thi nhau dối lòng để làm vừa lòng đẹp dạ người khác, riết rồi chúng ta sống trong sự hoang tưởng đầy cảm tính tai hại ấy mãi.
Núi già chặng đường thứ nhì chúng ta phải đối diện, “Tiều tụy như cây liễu lúc thu về, điêu linh như đóa hoa khi xuân hết” vậy thì làm sao như thế nào chuẩn bị ra sao để lúc già tuổi già sức yếu thân thể hao mòn theo năm tháng, chúng ta có được sự khỏe mạnh minh mẫn an vui thư thả? Có hai yếu tố vật chất và tinh thần góp phần thay đổi tích cực cuộc sống tuổi già của chúng ta, cả hai điều này chúng ta phải biết chuẩn bị và có kế hoạch từ trước, từ khi mình còn đủ năng lực còn trẻ khoẻ mạnh khi thời gian còn cho phép.
Về vật chất của cải tài chánh, trước hết chúng ta phải có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm, dành dụmtừ nơi đồng lương của cải do chính bàn tay khối óc mình tạo ra, trong khả năng trong sự lương thiện của nghề nghiệp, trong sự biết vừa biết đủ và chừng mực. Chứ không có nghĩa ta bất chấp tất cả và bằng mọi giá để gom vào, dù phải dùng đến những thủ đoạn bất chính bất thiện, gian thammánh mung tham ô bòn rút của công, chiếm giữ tước đoạt mồ hôi nước mắt của kẻ khác, hoặc sống trong sự ích kỷ ôm giữ bo bo, nhận vào chứ không chịu trao ra, thấy người khác thiếu thốnđau khổ mình dư thừa phung phí nhưng lại dửng dưng vô tình. Có kế hoạch tích lũy tài chánh cũng có nghĩa phần nào chúng có được sự tự do, không bị lệ thuộc bởi điều kiện cho phép và sự quyết định của người khác.
Chúng ta thấy có những người già sống rất nhàn hạ, có vị mong cho đến tuổi già tuổi nghỉ hưu để làm những gì mình thích, những gì trước đây chưa có thời gian thực hiện được, vì phải bận rộn cho việc mưu sinh cơm áo gạo tiền gia đình nhà cửa. Có những vị nghĩ làm để đi du dịch đi đây đi đó thăm viếng chổ này chổ nọ, cũng có những vị chọn niềm vui bên con bên cháu, dù ở đâu làm gì miễn sao mình có được sự tự do an vui là tốt. Hơn nữa ở bên cạnh con cháu cũng sẽ có những vấn đề không như ý phát sinh chúng ta cũng nên dự liệu suy tính trước. Vì đây là sợi dây tình cảm ràng buộc lý trí thường bị che mờ, nhưng có thể lại là nỗi khổ tâm lớn nhất của tuổi già. Có vị cho đó là niềm vui có vị thì gần như bị bắt buộc phải giữ cháu không còn có sự chọn lựa nào khác, việc gì cũng vậy nếu chúng ta hoan hỷ bằng lòng chấp nhận và suy nghĩ ở chiều hướng tích cực, thì hoàn cảnh nào tâm cảnh nào cũng thấy dễ chịu và vui vẻ được cả. Cũng có người quan niệm giữ cháu là tước đi quyền làm cha mẹ của con cái, ảnh hưởng đến trách nhiệm và bổn phận của các con. Có vị lại suy nghĩ thấy con cái bận rộn việc mưu sinh khổ cực, thôi thì chấp nhận phụ với con cái một tay để các con đỡ phải vất vả. Nhìn chung đều có lý do chính đáng cả, cũng có những vị tìm cách trút gánh nặng nuôi nấng tuổi già của mình lên vai con cái, bắt buộc con cái hầu hạ chăm sóc phục dịch, nếu không vừa ý thì lại trách mắng la rầy giận lẫy.
Cũng có một số vị quan niệm “trẻ cậy cha già cậy con” tức là có qua có lại nuôi con khi còn nhỏ dại nhờ cậy khi mình già yếu, mình sinh con ra nuôi nấng nên người khi về già con cái phải có trách nhiệm nuôi lại và lo cho mình. Chúng ta cả đời vất vả khổ cực lo lắng nuôi nấng con cái nên người học hành đến nơi đến chốn, bằng bạn bằng bè, tấm lòng của cha mẹ lúc nào cũng bao la trời biển, chỉ có trao ra không mong cầu con cái đền đáp, chỉ có cho đi mà không trông mong nhận lại. Nhưng tất cả đều tùy vào tấm lòng của con cái và nghiệp quả của chúng ta định đoạt, cho dù chúng ta có mong muốn trông đợi nhưng nếu thiếu phước duyên thì cũng khó mà được. Những rối ren và nhiều vấn đề phát sinh từ đó, vừa gắn liền với trách nhiệm vừa là hiếu đạo vừa là quan niệm xã hội, gây nên biết bao thảm cảnh. Có những vị suy nghĩ thoáng hơn con cái là kết quả của tình yêu và hôn nhân, nên chỉ có cho mà không cần trả không cần đền đáp, tình thương yêu vô điều kiện.
Bởi suy cho cùng con cái đều có phận riêng cảnh riêng nghiệp riêng của chúng, mỗi nhà mỗi cảnh chẳng ai giống ai. Còn có hiếu tử hay nghịch tử, hạnh phúc hay đau khổ, thành công hay thất bại, sang giàu phú quý hay vất vả khổ cực, bởi tất cả đều do nhân quả nghiệp lực chi phối tác động. Có được những người con hiếu thảo, dâu rễ con cháu quây quần thương yêu đùm bọc quấn quýt bên nhau, đó cũng là niềm vui sự hạnh phúc, nhưng mặt khác lại làm cho sợi dây ái dục trong ta kéo dài quấn chặt khó lòng dứt ra được. Và không phải người con nào cũng có lòng lo lắng cho cha mẹ, biết thương yêu thuận thảo kính trên nhường dưới. Có những mảnh đời bị chính con cái mình hất hủi, dù mang nặng đẻ đau nuôi lớn chúng nên người, nhưng lại bỏ bê không thèm đoái hoài đôi khi còn đối xử tàn nhẫn với mình. Do vì mình nghèo khổ, vì mình không có gì để lại cho con cái hay vì mình chia chác tài sản không đồng đều đứa có đứa không đứa nhiều đứa ít, còn có nghiệp quảphước duyên hụt trước thiếu sau đi kèm nữa.
Có câu “tiền bạc của cải của cha mẹ sẽ là của con cái, nhưng tiền bạc của con cái không có nghĩa là của cha mẹ” thật vậy đồng tiền nằm trong túi của mình nhiều khi nó còn biết đường để đi, huống hồ gì nó nằm trong túi của người khác dù đó là trong túi của con cái mình. Để không mất đi sự tự do không rơi vào sự lệ thuộc không phải ngửa tay để xin, chúng ta cần có sự tính toán kỹ càng khi mình còn có thể, có sự chuẩn bị và ý thức trước không bao giờ là thừa cả. Những vị có tính tự lậpcao, nếu không cần thiết họ sẽ không trông cậy hay nương nhờ vào con cái, họ chọn sống đời riêng tư tự lập tự lo đến khi không còn lo được cho bản thân thì vào viện dưỡng lão để ở, có người chăm sóc có bạn già cùng trang lứa sống đến cuối đời. Khi chọn vào viện dưỡng lão để sống chúng tacũng nên chuẩn bị tâm lý thật kỷ, bởi môi trường cảnh sống hoàn toàn khác, không có người thân bên cạnh chúng ta sẽ như thế nào, và sẽ ra sao nếu con cháu không rảnh rỗi đến thăm viếng, lúc đó ta đối phó như thế nào? Ta có sống trong sự mỏi mòn trông con ngóng cháu đến thăm, có cảm thấy cô đơn buồn tủi than thân trách phận đợi chờ người thăm kẻ viếng, có bất an lo lắng trách móc giận hờn, hay là mình an phận chấp nhận bằng lòng?
Cũng có một số người quan niệm chỉ mong cho mình sống đến sáu mươi tuổi là đủ, vì nếu qua khỏi con số đó thì mỗi ngày mỗi giờ được kể như sống dư sống thừa và có lời rồi vậy. Bởi theo quan niệm nhân gian những ai qua đời dưới sáu mươi tuổi gọi là hưởng dương sống được chỉ bấy nhiêu ở dương thế. Nhưng nếu qua đời ở tuổi sáu mươi trở lên thì gọi là hưởng thọ, có nghĩa là sống lâu thọ rồi vậy. Nếu chúng ta sống tích cực sống tử tế sống lương thiện sống không có gì hối hận tiếc nuối, cho dù có hưởng dương hay hưởng thọ thì kể như có hưởng rồi vậy.
Chúng ta đều rõ không có gì tự nhiên đến mà không có nguyên nhân, cái gì cũng có luật nhân quảvay trả trả vay chi phối, tất cả đều tùy thuộc vào phước báo nghiệp quả chúng ta gieo trồng từ trước. Dù chúng ta có tính toán hay cách mấy có chuẩn bao nhiêu đi chăng nữa, nhưng nếu khôngđủ phước thiếu duyên thì cũng bằng thừa. Không những chúng ta đầu hàng mà còn phải tuân phục nghiệp lực nữa, không những chúng ta không còn cách tránh né mà còn phải đưa tay để nghiệp lựcdẫn đi. Nghiệp lực còn là sức mạnh vô song không gì sánh kịp, nhưng chọn lối nào để chúng dẫn ta đi, hoặc thiện hoặc ác hoặc tốt hoặc xấu, đều nằm ở nơi ta do ta làm chủ và toàn quyền định đoạt.
Điều quan trọng chúng ta biết thực tập hạnh hoan hỷ an phận bằng lòng đón nhận tất cả dù chướng nguyên nghịch cảnh, hơn nữa đây cũng là cơ hội để chúng ta thực hành tâm lành cao quý hiểu biếtthấu đáo định luật vô thường, vô ngã, nhân quả một cách đầy đủ. Thật ra những cấu tạo nên nghiệp quả tốt xấu thiện ác nó hiện diện thường trực trong từng suy tư tác tạo của ta, có điều là chúng ta có đủ bình tâm nhận biết có sáng suốt để nhìn ra được hay không, có hết lòng tranh đấugiành giật cái tốt điều thiện về bên mình hay không? Hơn nữa khi chúng ta còn trong vòng luân hồisinh tử, luật nhân quả không những tác động lớn mạnh vào đời sống chúng ta, chúng còn chi phốitoàn diện chúng ta trong vô lượng kiếp số về sau nữa.
Phần tinh thần của chúng ta rất quan trọng, không những chúng ta chăm sóc nội tâm cho tốt cho đẹp mà còn nuôi dưỡng chúng luôn được thanh cao rộng mở lạc an thư thái đủ đầy. Đừng để cho tâm bệnh xảy ra vì sẽ kéo theo thân bệnh, chỉ khi nội tâm chúng ta không bệnh không khổ an ổn thì thân thể chúng ta mới giảm thiểu bệnh tật phát sinh. Chỉ khi chúng ta có sự tu tập tốt tinh cần thì nội tâm mới trở nên vững chãi mạnh mẽ, khi chúng ta áp dụng lời Phật dạy vào đời sống, nhận biết vô thường khổ đau nhân quả tội phước, thì cuộc sống chúng ta mới có được thảnh thơi an lạc. Chúng ta kiểm soát thật tốt mọi hành xử từ lời nói đến việc làm suy nghĩ đều có sự tỉnh thức hiểu biết đủ đầy, trân trọng những giá trị đạo đức, sống đời nhu hòa chuẩn mực, nuôi dưỡng lòng từ bi độ lượng, thì sẽ đem lại hạnh phúc an ổn cho bản thân gia đình và xã hội. Thân, khẩu, ý còn là những tác nhân và là cửa ngõ để chúng ta tạo nên nghiệp quả, tu tập giữ gìn kiểm soát được ba cửa ngõ nầy một cách tốt đẹp và trọn vẹn chắc chắn chúng ta sẽ gặt hái được sự an lạc ngay trong hiện tại.
Hơn nữa dù thân tứ đại có mõi mòn theo năm tháng cằn cỗi với thời gian nhưng tuổi già lại có sự nhận thức sâu sắc về vô thường, khổ, không, vô ngã. Dù mắt có mờ nhưng lại thấy rõ sự trôi nỗi biến động đến đi của vạn pháp, tai có điếc thì cũng kể như không phải nghe những phiền não thị phi, “tai không nghe tâm không loạn” vậy. Chân có chùng gối có mỏi nhưng mỗi bước đi trở nên vững chãi về với tánh giác chân thường, khi ta nếm đủ những buồn vui đau khổ trải nghiệm đủ đầy cung bậc tử sinh, thì còn gì nữa để ta luyến tiếc tham đắm sân si, ta đủ dũng khí bỏ buông hoan hỷ, bình tâm tự tại thong dong trên mọi lối đi về.
Thiền sư Trần Thái Tông còn trao cho chúng ta khái niệm, tướng già như mùa hạ khô héo sắp tàn rơi rụng, như nắng chiều sắp lặn. “Cuồn cuộn việc đời thôi chẳng đoái, Vầng ô gác núi, nước trôi xuôi”. Chúng ta tập hạnh xả ly buông bỏ mọi thứ quên đi mọi sự, sống trong sự bình thản an nhiên, những gì phải đến sẽ đến không thể trốn chạy được, những gì sẽ đi phải đi không thể cưỡng cầu níu giữ, chỉ có thuận theo duyên theo chuyển hóa mới là điều cần.
Ngọn núi thứ ba là tướng bệnh mới nặng nề hơn nữa khiến cho mọi thứ chung quanh ta sụp đổ, làm cho chúng ta hoang mang bí lối khổ đau. Tâm lý bất an lo sợ thấp thỏm vây quanh, sức khỏehao mòn lòng muốn sức không, thở than tiếc sức tiếc của. Bao tháng năm tích lũy của cải tiền tài, giành giật vất vả lao vào cuộc sống chừa phần cho mai sau, giờ bệnh tật đến chống đỡ đã là khó khăn sức khỏe thời gian còn đâu để mà hưởng thụ. Hành lý mang theo bây giờ không thể thiếu những viên thuốc dùng để trị bệnh, đồ ăn thức uống cao lương mỹ vị đặc sản dư thừa thèm thuồngchép miệng nhưng nào có ăn được, bao tử không cho phép cơ thể không phù hợp. Tiền bạc dù có rủng rỉnh nhưng đứng còn không vững lấy sức đâu tiêu xài, đi đây đi đó bằng bạn bằng người. Thậm chí phải nhờ người khác giúp hộ y khoa can thiệp, thở còn không ra hơi lấy đâu nói cười hả hê vui vẻ, đời không còn như mơ nữa.
Thiền sư Trần Thái Tông nhắn nhủ chúng ta “có thân thì có bệnh” ngoài việc đó là lời xác quyết minh bạch, ngọn núi bệnh tật luôn đè nặng lên thân phận mỗi người chúng ta. Nhưng mặc khác còn cho ta thấy rằng cái quy luật tất nhiên đó không ai tránh khỏi, đã không thể trốn tránh được vậy thìchúng ta phải làm sao để đương đầu?
NÚI THỨ BA LÀ TƯỚNG BỆNH.
“Tuổi đã già khọm, bệnh đến cao hoang. Chân tay mỏi mệt, mạch lạc khó thông, trăm lóng rã rời, nóng lạnh chẳng thuận. Tan mất tánh chân thường, sai lệch nguồn điều sướng. Ngồi đứng khó khăn, co duỗi đau đớn. Mạng dường ngọn đèn trước gió, thân như hòn bọt trên sông. Tâm sanh bóng quỉ lô nhô, mắt thấy không hoa lốm đốm. Hình hài gầy yếu, ai là Biển Thước thuốc thang; thân thể hao mòn, nào kẻ Lư Nhân cứu chữa. Bạn bè luống nhọc viếng thăm, anh em uổng sức nâng đỡ. Bệnh nặng nhiều tháng chẳng lành, nằm liệt nhiều tuần chưa khỏi.
Tướng bệnh của người là mùa thu trong năm. Gặp khi sương lạnh mới rơi, đến lúc cỏ cây đều héo. Rừng rậm sum sê một trận gió vàng đã lơ thơ; núi biếc non xanh, móc ngọc mới sa liền trơ trọi.”
Kệ rằng:
“Âm dương trái vận vốn xoay vần,
Gieo rắc tai ương đến thế nhân.
Đại để có thân thì có bệnh,
Ví bằng không bệnh cũng không thân.
Linh đơn chớ cậy trường sanh thuật,
Lương dược khó mong được sống bền.
Thiền sư Thích Thanh Từ dịch, nguồn thuongchieu.net
Thật tình mà nói, đây là cái tướng chẳng ai trông mong chờ đợi chẳng ai muốn xảy ra với mình hay với người thân của mình cả. Nhưng khổ một nỗi, không mong không chờ là chuyện của chúng ta, nhưng bệnh tật xảy ra lại là việc của tứ đại vận hành của nhân quả nghiệp lực đem đến. Thông thường, có nhiều nguyên nhân để bệnh tật đến nhanh hơn, thân bệnh hay tâm bệnh, từ trong thân phát ra hay từ bên ngoài đưa vào. Ở bên ngoài đưa vào như việc ăn uống hít thở, môi trường sống bị ô nhiễm, không chịu lựa chọn đồ ăn thức uống lành mạnh đủ chất. Phần nhiều chúng ta ăn trong sự khoái khẩu ngon miệng, ăn vội ăn vàng tham lam ăn uống chứ ít lưu ý đến việc bổ dưỡng và thích hợp cho cơ thể hay không? Uống vào những chất gây hại cho bao tử gan thận, hít vào những chất độc những thứ làm mê mờ tâm trí. Ở bên trong phát ra thì có những bệnh do di truyền hoặc lâu ngày tích tụ, hơn nữa còn có yếu tố nghiệp quả, tâm bệnh còn có sự mất thăng bằng của tâm sinh lý. “Ngồi đứng khó khăn, co duỗi đau đớn. Mạng dường ngọn đèn trước gió, thân như hòn bọt trên sông.”. Đó chính là dấu hiệu báo cho ta biết quy luật của vô thường tước đoạt cận kề rồi vậy.
Trung bình chúng ta có khoảng 10 năm để sống với bệnh tật, và đương nhiên tùy vào phước báoduyên nghiệp cũng như mức độ gây hại của chúng ta mà bệnh tật sẽ như thế nào. Chúng ta sử dụng thân này quá nhiều làm tiêu hao mọi bộ phận, cạn kiệt mọi năng lực, vắt hết sức lực từ thân đến tâm làm khô héo mọi mầm mống, đổ vào những thứ nhiễm ô bất tịnh, thử hỏi làm sao không bệnh tật cho được? “Tan mất tánh chân thường, sai lệch nguồn điều sướng”. Có điều chúng ta cũng cần lưu ý có hai trường hợp khiến cho bệnh tật phát sinh nhiều hay ít, một là bệnh do tuổi già lưng còng sức yếu mắt mờ tai điếc, theo thời gian những bộ phận trong cơ thể chúng ta hao mòn, những chứng bệnh thuộc về di truyền, là điều hẳn nhiên chúng ta cam lòng chấp nhận. Trường hợp thứ hai là do chúng ta đưa vào cơ thể, đổ vào tâm thức của mình những thứ không phù hợp nguy hại ô nhiễm khiến cho bệnh tật tìm đến nhanh hơn. Ăn uống không lành mạnh rượu bia quá độ, phung phí sức khỏe, sử dụng những chất kích thích độc hại, nội tâm chất đầy lo sợ não phiền. Làm cho thân và tâm bị ảnh hưởng nặng nề tật bệnh phát sinh tuổi thọ giảm sút, rõ ràng trường hợp thứ hai chúng ta có thể tránh được nhưng không chịu tránh. Chúng ta vẫn có thể làm giảm thiểu bệnh tật cải thiện sức khỏe phần nào, nhưng chứng nào tật đó “sướng miệng thì khổ thân”. Ba cao thi nhau hành hạ, cao máu, cao mỡ, cao đường cho dù chúng ta không mời gọi đợi chờ nhưng chúng vẫn ùn ùn kéo đến tung hoành ngang dọc. Chỉ còn một cao nữa dù cho chúng ta đêm ngày trông mong ngóng đợi, nhưng không biết có đến được hay không, đó là Cao đăng Phật quốc?
Chỉ khi chúng ta có sự nhận thức sâu sắc về nhân quả nghiệp lực, thì khi đối diện với bệnh tật mới không khiến cho mình lo sợ mà ngược lại còn có thái độ tích cực hơn. Nhờ như thế chúng ta biết quán chiếu về vô thường khổ không vô ngã, thân bệnh nhưng tâm không bệnh, thân khổ nhưng tâm không khổ, chúng ta bằng lòng hoan hỷ đón nhận tất cả, tỉnh giác thản nhiên giữa tứ bề sóng gió. Còn nếu chúng ta ỷ mình sức khoẻ bệnh tật chưa có dịp viếng thăm lao vào những cuộc mua vui giả tạm, chìm đắm trong sắc màu danh vọng giành giật hơn thua, tự mình giết dần giết mòn chính mình. Đến khi đối diện với sự thật trở nên cuốn cuồng lo sợ, giật mình tỉnh mộng đã bất lực và quá trễ.
Tâm của chúng ta có nhiều giai tầng và phương diện, nó chạy nhảy lăng xăng tác yêu tác quái, lung lạc bày trò tha hồ vẽ vời tưởng tượng, thật giả khó phân, nó dẫn chúng ta đi chỗ này chốn nọ lên thác xuống ghềnh bờ mê lối mộng. Thay vì nó theo ta thì ta lại chạy theo nó, thay vì ta làm chủ nó lại làm chủ ta, nên khổ vẫn hoàn khổ đau vẫn hoàn đau.“Tâm sanh bóng quỉ lô nhô, mắt thấy không hoa lốm đốm” không hoa là hoa trong không gian, còn là một ví dụ vì do mắt bị bệnh nhặm nên mới nhìn thấy “hoa đốm ở giữa hư không”. Nhưng nếu mắt của chúng ta không bị nhậm bình thường thì làm gì thấy có hoa ở trong không gian. Hiện tượng hư ảo không thật đó nó luôn gắn kết với tâm thức đảo điên của chúng ta, dẫn ta lạc bước muôn trùng nhận giặc làm con, vô minh tăm tối che mờ bao phủ.
Thiền sư khuyên bảo chúng ta nỗ lực tinh cần tu tập, sớm thoát ra ngoài tâm ma ngoại chướng“Sớm nguyện xa lìa ma cảnh giới, Xoay tâm về đạo, dưỡng thiên chân”. Chúng ta cố gắng tu tậptrong mọi hoàn cảnh, cảnh duyên dù thuận hay nghịch khổ đau hay sung sướng, dù có khoẻ mạnh hay yếu già có bệnh hay chưa bệnh. Chỉ có quay về thanh lọc nội tâm, làm sao để thân không đòi hỏi tâm không loạn động, ở đâu và lúc nào chúng ta cũng nỗ lực tinh cần đưa tâm của mình trở vềvới giác ngộ giải thoát. Chuyển hóa tâm của chúng ta từ bất tịnh sang thanh tịnh, từ não phiền khổ đau đến lạc an giải thoát, từ trôi nổi biến động tăm tối đến định tuệ sáng soi. Từ sáu căn ba nghiệpbất thiện đến thiện lành cao đẹp, thì bốn chặng đường đó mới trở nên thênh thang rộng mở chân cứng đá mềm nhẹ tênh một cõi tử sinh.
Mùa thu được Ngài Trần Thái Tông lấy làm ví dụ để chỉ cho tướng già, nhắc nhở cho chúng ta mùa thu còn là mùa sương lạnh cỏ cây héo úa, lá xanh rồi sẽ chuyển sang vàng úa. Chỉ chờ cơn gió nhẹ thổi qua sẽ lìa cành rơi rụng, báo hiệu cho chúng ta biết cửa ải cuối cùng sắp mở ra đón chào, vô thường rụng rơi vẫy tay réo gọi.
Ngọn núi thứ tư, chặng đường cuối của kiếp người nhưng lại bắt đầu ở hành trình tiếp nối vô tậnkhác, dù vậy cái chết đôi khi không hề dễ dàng có những tâm trạng khác nhau. Trăn trở nhọc nhằn muốn chết hoặc chết quách cho xong cho rảnh nợ, tìm đến cái chết trong sự mỏi mệt chán chường trốn chạy, cái chết nặng nề tựa thái sơn. Nếu chúng ta chọn lựa cái chết trong trạng thái tiêu cựcnhư thế phải chăng đó là sự bất hạnh của kiếp người? Cái chết nhẹ tựa lông hồng ung dung rủ sạch hồng trần lối mộng lại là cái chết rất khác, chết cho thật đẹp trong sự chuyển sinh ở cảnh giớicao hơn tốt hơn đẹp hơn thơ mộng hơn lại là vấn đề khác nữa. Chết nhưng không hề chết chỉ là đi tiếp chặng đường độ mình độ người, trong ý nghĩa vượt thắng của vô sinh bất diệt. Tất cả đều tùy vào mức độ tu tập trong ta sâu dày cạn mỏng đem lại kết quả khác nhau, cái chết cũng không ngoại lệ.
Thiền sư Trần Thái Tông còn phơi bày cho chúng ta thấy rõ, dù có phũ phàng tái tê có đau lòngchột dạ, dù có thông minh hơn người sức mạnh không ai sánh kịp, dù chúng ta có vận dụng bao nhiêu cách tìm kiếm bao nhiêu phương cũng không thể chối bỏ trốn thoát cái chết được. Chết là điều tất yếu sự thật hiển nhiên, như bốn mùa xuân hạ thu đông tuần tự đến đi, thế nên mọi sự chuẩn bị đều phải chuẩn bị ngay từ bây giờ, chúng ta tâm niệm một điều rằng, sống sao chết vậy bây giờ sao sau này cũng vậy, kiếp này chúng ta sống ra sao thì kiếp sau cũng sẽ y như vậy.
NÚI THỨ TƯ LÀ TƯỚNG CHẾT.
“ Bệnh càng trầm trọng mạng sắp cáo chung. Tuổi thọ mong hưởng trăm năm, thân thế trở thànhgiấc mộng. Thông minh trí tuệ khó trốn ngày đại hạn sắp sang. Sức mạnh oai hùng đâu chống được khi vô thường đã đến. Thiếp thuận vợ trinh trở thành đau thương đứt ruột; anh nhường em kính vội nên ly biệt suốt đời. Vật mình lăn đất, vỗ trán kêu trời. Tường hoa nhà rộng có làm chi, ngọc đụn vàng kho rồi cũng bỏ. Dạ đài mù tối, luống nghe gió bấc vi vu, tuyền hộ then gài, chỉ thấy mây sầu ảm đạm.
Tướng chết của con người là mùa đông trong năm. Càn khôn ứng Thái Tuế tròn vòng, nhật nguyệthướng Huyền Hiều hội tụ. Âm tinh cực thịnh, khắp trời mưa tuyết bời bời, dương khí tan dần, nước tám đức đóng băng càng lạnh buốt.”
Kệ rằng:
“Cào đất đùng đùng trận gió hanh,
Lão ngư say tít, chiếc thuyền chành.
Bốn bề mù mịt mây sầm bóng,
Một dãy lô xô sóng cuộn ghềnh.
Theo lớp hạt mưa bay phấp phới,
Dồn nhau tiếng sét nổ đì đoành.
Giây lâu tan bụi, bên trời tạnh,
Trăng lặn lòng sông, đêm mấy canh?”
(NGÔ TẤT TỐ dịch)
“Bão táp cuồng phong đất bụi bay,
Lão ngư say tít, chiếc thuyền lay.
Bốn bề mây phủ màu đen kịt,
Một dãy sóng gầm tiếng vang tai.
Sầm sập trận mưa ào ạt đổ,
Ì ầm xe sấm nổ vần xoay.
Tạm thời bụi lắng, chân trời sáng,
Trăng lặn lòng sông, canh mấy ai?”
Thiền sư Thích Thanh Từ dịch, nguồn thuongchieu.net
Chặng đường sau cùng đầy đau đớn và nghiệt ngã nhất, tử biệt chia lìa ra đi lần cuối sẽ không còn dịp trở lại. Tham sống sợ chết, sợ già sợ chết là nỗi lo canh cánh bên lòng, dù không đành lòng ra đi hay chấp nhận ra đi đến lúc thì cũng phải đi. Đó không còn là chuyện ta có đồng ý hay không cho phép hay không, cái chết không cho ta cơ hội nó vượt ra ngoài mọi nguyên tắc lý lẽ của chúng ta. Hơn nữa trong bốn chặng đường sinh lão bệnh tử đã cho chúng ta quá nhiều cơ hội để học hỏi và trải nghiệm, đã cho chúng ta nhiều dịp để lựa chọn chuyển hóa đổi thay. Nhưng chúng ta vẫn thờ ơdửng dưng chưa nghĩ đến phiên mình, hoặc có tâm lý phó mặc hơi sức nào lo khi nào đến hãy hay. Chính khi bỏ qua hoặc chờ đợi đó chúng ta tha hồ tác tạo ác nghiệp, tiếp nối những lầm lạc tai hại, vô minh ba độc dẫn dắt sai khiến, ba nghiệp thường xuyên lung lạc bày trò.
Đến khi nghe đến chữ chết nói đến tiếng chết nghĩ đến chết, ta mới giật mình tá hỏa đổ mồ hôi hột mồ hôi con, cảm giác sợ hãi lo lắng phủ ngập, giằng co mãnh liệt dày xéo tâm can, não nề nhức nhối đau lòng xót dạ. Trạng thái tâm lý thường tình đó xuất hiện là tại ta chưa thường xuyên đem cái chết ra mổ xẻ phơi bày quán tưởng tư duy? Nếu chúng ta có sự chiêm nghiệm quán tưởng liên tục hẳn chắc sẽ không làm cho chúng ta bất an lo sợ một cách quá đáng như thế. Thiền sư Trần Thái Tông cảnh tỉnh chúng ta “Thông minh trí tuệ khó trốn ngày đại hạn sắp sang. Sức mạnh oai hùng đâu chống được khi vô thường đã đến” quả thật như thế một sự thật hết sức minh bạch và rõ ràng. Không một ai dù có tài giỏi đến đâu sức mạnh có ngang dọc oai hùng đến mấy đi nữa, cũng không thể địch lại hay trốn khỏi cái chết được. Cho dù thông minh trí tuệ hơn người, thông suốt cổ kim thao thao bất tuyệt đến ngày ra đi cũng không trốn được. Dù có nhà cao cửa rộng giàu sangphú quý của cải chất đầy kho “Tường hoa nhà rộng có làm chi, ngọc đụn vàng kho rồi cũng bỏ” nhưng khi vô thường tước đoạt đến lúc nhắm mắt xuôi tay, cũng phải bỏ lại tất cả để ra đi chứ đâu có ai mang theo được gì ngoài nhân quả nghiệp lực. Bởi tất cả mọi nghĩ suy tác tạo hành xử nói năng thiện ác đều được tích chứa trong tàng thức của chúng ta, thân tứ đại rồi sẽ đến ngày tan hoại nhưng nghiệp quả vẫn theo ta trên mọi lối đi về. Chỉ còn nghiệp quả và chỉ mỗi nghiệp quả cứ mải miết bám cứng dính chặt theo ta không chịu rời chẳng chịu buông, dính theo ta như bóng với hình, quyết theo ta đến tận hang cùng ngõ hẻm. Chỉ khi chúng ta có sự tu tập vững chải sâu sắc thì cái chết mới không còn là mối bận tâm lo nghĩ hay sợ hãi nữa. Khi nào chúng ta nhận chân ra được sống chết là lẽ thường tình tự nhiên vốn dĩ như thế, đến đi như thế sinh diệt như thế thì mới không làm cho ta chùn bước hiên ngang đối diện. Chỉ khi chúng ta trang bị cho mình tư duy đúng nghĩa quán chiếu nguồn cơn rõ nét, nội tâm chúng ta đủ đầy hành trang vượt thoát. Con đường ta đến ta đi ta bước hoa thơm cỏ lạ đón chào, chốn đi nẻo về thênh thang lộng gió, cuộc rong chơi vô tậntrên bến bờ sinh tử.
Cái chết có làm cho ta sợ hãi lo lắng hay không, chúng ta có đủ bản lĩnh để hiên ngang đối diện, trạng thái tâm sinh lý của ta như thế nào mới là điều cần suy nghĩ. Bởi cái chết chỉ là sự bắt đầu cho hành trình tái sanh khác, cái chết còn là sự khởi đầu cho sự sống khác, thế nên cái chết không còn là điều đáng lo đáng sợ nữa. Một khi trong ta có sự tỉnh giác hiểu biết đủ đầy, thấu rõ sự vận hành của vũ trụ các pháp, thì có gì còn gì để lo để sợ, lúc ấy ta biết mình sẽ đi đâu về đâu đến đâu, chắc hẳn chúng ta hoan hỷ bằng lòng đón nhận tất cả để được thong dong nhẹ bước. Chúng ta tu tập thật tốt thường xuyên giữ gìn chánh niệm tỉnh giác, thì cực lạc ở ngay trước mắt an lạc có mặt ngay bây giờ tại nơi đây đâu cần kiếm tìm xa xôi nữa.
Rõ ràng, chúng ta sống ra sao như thế nào thì khi chết cũng sẽ y chang như vậy, chúng ta sống an ổn tích cực hay chúng ta sống trong sự khổ đau phiền muộn, chúng ta hoan hỷ mĩm cười bằng lòng với hiện tại, hay đêm ngày sợ hãi lo lắng, chúng ta sống trong sự thiện lành cao đẹp hay sống trong muôn ngàn ác nghiệp? Khi sống đã là khổ đau lận đận thì khi chết đi cũng sẽ y nguyên như vậy, nghiệp lực sẽ dẫn đưa chúng ta về nơi cảnh giới thấp kém xấu ác. Một khi chúng ta sống thanh thản tốt đẹp giữ gìn sáu căn ba nghiệp tươm tất, từ bỏ tham sân si quấy nhiễu lũng đoạn, thường sống trong sự lạc an hoan hỷ thì khi chết đi chúng ta sẽ đến được cảnh giới cao đẹp thiện lành. Rõ ràng như thế, nhân đã là như vậy thì quả làm sao sai chạy được, nhân nào thì quả nấy không sao tránh khỏi, nhân thiện thì quả lành nhân ác quả xấu không hề thay đổi, vốn là chân lý sự thật. Chúng ta thường xuyên tu tập tích chứa nhân thiện quả lành công đức, một lòng hướng đến sự an lạc giải thoát, thì cái chết mới không còn là mối bận tâm lo nghĩ. Khi chúng ta có được sự an lạctỉnh giác trú ngụ trong hiện tại bây giờ, thì đi đâu về đâu đến đâu chúng ta cũng vẫn được thiện lành cao cả.
Thường thì chúng ta hay lo hay sợ không đủ bản lãnh đối diện với sinh ly tử biệt, không cam tâm khi phải bỏ lại tất cả để ra đi với hai bàn tay trắng, không đành lòng buông bỏ mọi thứ để nhẹ bước lên đường. Chúng ta tham đắm dính mắc vào cái tôi bản ngã tiếc nuối công sức thời gian thành quảtạo dựng, bỏ thì vương vương thì tội cứ vậy nhọc nhằn cưu mang ôm giữ, đến lúc kiệt sức tàn hơi cũng chẳng chịu rời xa. Có phải những tháng năm đã qua chúng ta vẫn chưa học bài học về vô thường, chưa hít thở thật lâu thật sâu để thấy đời sống ngắn ngủi mong manh sương khói sớm nở tối tàn, chưa có dịp lắng lòng suy tư sống thật chậm rãi? Chúng ta sống với thói quen hành xử suy nghĩ nói năng bất thiện, với bản năng tham sân si chất đầy, lâu ngày chầy tháng huân tập tích lũytrở thành nề nếp lối sống bản chất không sao bỏ buông khó lòng chuyển hóa. Nên khi thần chết gõ cửa ghé thăm ta rầu rĩ lo sợ cuốn cuồng mất phương lạc hướng, tại ta quen với lối sống cách sốngở đây ta bám rễ dính mắc nơi này, ta chưa có dịp nhận ra trần gian chỉ là quán trọ đến lúc ra đi là phải cuốn gói lên đường. Có phải chúng ta có quá nhiều thứ để vướng để bận, nào là tài sản vợ con tiền của danh vọng sự nghiệp, không thể bỏ không đành lòng dứt ra được? Đi chỗ khác đến chốn lạ, lạ người lạ cảnh lạ nước lạ cái ta không quen không chịu được, đến một nơi mới toanh không người thân bạn bè chia sẻ sớt chia, ta lạc lõng bơ vơ tứ bề cô quạnh. Rồi lại không biết cái thế giới bên kia sẽ như thế nào ta có ăn đủ mặc ấm no có thứ để ta hưởng thụ, hay ta bị đày đọanhốt giam bỏ đói. Nếu có cơ hội chọn lựa có phải ta thà chịu bệnh tật đau đớn hành hạ còn hơn là chết đi ta mất tất cả, cả chì lẫn chài tay trắng lại hoàn trắng tay, so với chết ta thà chịu sự đau đớnmiễn sao ta còn sống thở dù có thoi thóp ngất ngư?
Dù chúng ta có viện dẫn bao nhiêu lý lẽ có lắc đầu từ chối tìm phương trốn chạy, thì ta vẫn phải đối diện không có cách nào thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Cái chết là điều chắc chắn sẽ đến phải đến, ta có run rẩy lo sợ thì nó vẫn cứ đến hiên ngang đến. Vấn đề là khi ta sống đó, ta tác tạo suy nghĩvà làm những gì, có phải ác nghiệp ta tạo quá chừng, vô minh tăm tối trong ta đầy dẫy, tham lamsân hận si mê ta ôm giữ nâng niu từng phút từng giây, bao thói hư tật xấu không một lần ta bỏ sót. Có phải đó là hành trang cả một đời ta tích góp để đi về bên ấy, với đống hành trang mớ hỗn độnnhư thế không biết ta sẽ giải quyết thế nào xử lý ra làm sao? Lúc đó ta đâu còn quyền định đoạtđược nữa, ta đâu có quyền chọn cái này bỏ cái kia nhẹ mang nặng bỏ, ta không còn thẩm quyền gì nữa, mà tất cả đều do nghiệp lực nhân quả quyết định cho ta vậy. Một khi ta để đến nước này rồi thì trở nên muộn màng trể mất không còn dịp không có cơ hội cho ta làm lại từ đầu, điều mà chúng ta ưu tư trăn trở là tại ta, cứ mãi lần lựa hẹn tới hẹn lui biếng lười chưa chịu tu tập đến nơi đến chốn, bỏ dở nửa chừng đầu hàng số phận phó mặc cho may cùng rủi.
Nhưng nếu chúng ta tinh cần thực tập sâu sắc thường xuyên nuôi dưỡng tuệ giác, biết rõ ràng còn đường ta đi ta tới sẽ không đưa ta đến với cảnh giới thấp kém xấu ác được. Bởi trong bốn chặng đường đã qua đó, chúng ta có tu tập đủ đầy phù hợp với chánh pháp, có sự trải nghiệm quý giá và thường sống trong lạc an đúng nghĩa. Trong ta thường xuyên có sự tỉnh giác, rõ biết cái hiện tại bây giờ chúng ta đang sống đang cảm nhận đang tác tạo ra sao, tâm ý của chúng ta đang ở chỗ nào tới đâu đến đâu. Chúng ta nỗ lực tinh cần thực tập bài học về vô thường, nhận ra sự thật các pháp tìm thấy ý nghĩa vi diệu của Tứ Thánh Đạo (khổ, tập, diệt, đạo) bốn điều chân thật là nền tảng quan trọng để chấm dứt khổ đau đi đến lạc an giải thoát. Một khi chúng ta có được như thế, thấy biết một cách minh bạch như vậy, thì còn gì để phải lo toan suy nghĩ, lối về chỗ đến đang nằm trong sự quyết định của ta rồi vậy.
Câu thiền ngữ “Trăng lặn lòng sông, canh mấy ai?” đêm ngày vẫn mãi còn vang động theo từng nhịp bước trong mỗi chúng ta, ở đó còn là dấu hỏi to lớn khiến cho chúng ta tự mình tra vấn tìm lời giải đáp, và chỉ có chính ta mới đủ thẩm quyền tìm thấy câu trả lời đúng nghĩa. Hình ảnh trăng tròn rồi khuyết trăng ẩn rồi hiện, đến rồi đi sinh rồi tử đó là điều tự nhiên. Nhưng ở đây Thiền sư Trần Thái Tông mượn hình ảnh “trăng lặn” khiến cho chúng ta phải vận dụng suy tư tìm thấy sự trải nghiệm may ra mới có được câu trả lời như ý. Đẹp nhất và còn đó vẫn là hình ảnh “trăng lặn lòng sông” trăng lặn chứ không phải trăng soi bóng, trăng chìm đáy nước. Ở đó tâm đó cảnh đó, dù mặt nước có gợn sóng nhấp nhô thì trăng vẫn chiếu soi rọi bóng, dù có nhẹ nhàng lung linh huyền ảonhưng vẫn chưa có sự xác định rõ ràng dứt khoát.
Nhưng ở đây để cho trăng lặn xuống được thì nước phải trong veo thấy đáy, không còn sóng gợn lăn tăn lao xao nào. Tâm của chúng ta cũng vậy để trí tuệ bừng dậy chiếu soi là khi não phiền đau khổ không ập đến, là lúc mê mờ tăm tối phải được dứt trừ triệt tiêu. Hình ảnh tuyệt vời nữa “canh mấy ai” vừa là câu hỏi vừa là câu trả lời, đêm đã mấy canh, mấy giờ đêm rồi, bây giờ là mấy giờ đêm rồi sao chưa chịu thức, canh trường mộng mị, ngủ cả đêm rồi chưa tỉnh dậy sao, hoặc mấy giờ đêm rồi sao chưa ngủ, lo lắng trằn trọc không ngủ được, đêm nằm mơ tưởng không ngủ được, biểu lộ trạng thái tâm sinh lý bất an phủ vây. Để dậy đúng giờ biết bây giờ canh mấy còn nói lên tâm trạng bình thản an yên trong ta từ tâm hồn đến thể chất vậy, vào lúc đó canh mấy đó chúng ta có sự nhận biết cao độ có giữ gìn chánh niệm tỉnh giác đủ đầy? Bởi chỉ khi còn thức còn tỉnh táo chúng tamới đủ bình tâm dũng khí biết chính xác bây giờ là canh mấy, chỉ khi chúng ta không mộng mị mới biết mình tỉnh giác tới mức nào. Nhưng khi chúng ta ở vào trạng thái lờ mờ do dự kiếm tìm, ngủ mê trằn trọc vỗ về giấc ngủ tìm cách để ngủ, lo lắng tính toán điều gì nên không thể ngủ được. Như thế khó mà biết được bây giờ là canh mấy, ta phải nhìn trời nhìn đất nhìn màn đêm nghe tiếng gà gáy chim kêu để đoán xem giờ giấc, đâu đó vẫn còn dọ dẫm ngóng trông nương tựa. Hể còn do dựkiếm tìm chạy nhảy lăng xăng là chưa qua khỏi bờ mê lối mộng, rốt cuộc chừng nào và bao giờ trong ta mới có sự tỉnh giác đủ đầy?
Thiền sư dùng khái niệm thời không để thử thách đo lường tâm giác ngộ trong ta đến được nơi đâu chỗ nào. Những gì cần nói muốn nói thì Ngài đã nói, những gì cần khuyên bảo thì Ngài cũng đã răn dạy nhắc nhở. Vấn đề còn lại là nằm ở nơi ta do ta chính ta có đủ bình tâm dũng khí vươn lên vượt thoát có đủ năng lực khai mở trí tuệ. Thật ra nếu chúng ta sống với cái tâm không phiền não không lo lắng không sợ hãi là phần nào chúng ta có được hạnh phúc an ổn đích thật rồi vậy. Sống có ý nghĩa sống tích cực góp phần làm lợi lạc cho mình và cho người, đó cũng là cách chúng ta dịch chuyển đẩy xô bốn ngọn núi, không còn đè nặng lên thân tâm mình nữa.
Nhìn thấy khổ trải nghiệm khổ sống trong cảnh khổ để nuôi dưỡng lòng từ bi trí tuệ tìm phương thoát khổ. Nhìn thấy cảnh già thấy người già thấy vô thường quanh quẩn ta nỗ lực tinh cần tu tập. Thấy bệnh biết bệnh sẽ viếng thăm ta từ bỏ mọi tham đắm dính mắc tu tập hạnh xả ly. Biết rõ ràngcái chết sẽ đến và đến bất cứ lúc nào ta nguyện sống tốt đẹp thiện lành giữ gìn sáu căn ba nghiệpcho thật tươm tất vẹn toàn, quay về an trú trong thường hằng tự tánh không sinh không diệt. Cho cùng, sinh và tử không do ta làm chủ và quyết định, chỉ có an lạc và khổ đau thì mới do ta làm chủ và quyết định.
Như Hùng
- Tag :
- Như Hùng