Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tứ quả Sa-môn

Wednesday, October 25, 202318:14(View: 1798)
Tứ quả Sa-môn

Tứ quả Sa-môn

HT. Thích Đức Thắng

tu qua sa mon

Tu-đà-hoàn là quả vị của những chúng sanh phàm phu bắt đầu nhập vào hay dự vào dòng Thánh đạo nên bắt buộc hành giả phải đi ngược dòng sanh tử; do đó, đức Đạo sư gọi bước đi của họ là nghịch lưu, có nghĩa là đi ngược dòng sinh tử để đi đến Thánh đạo, tức là hành giả muốn đạt được quả vị này phải đoạn trừ sạch Kiến hoặc ba cõi (một trong ba hoặc của vô minhkiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc). Tư-đà-hàm là quả vị của những hành giả dục giới cùng cõi trời Dục lúc đã đoạn trừ được tư hoặc sáu phẩm trước trong chín địa của dục giới và chỉ còn một lần sanh trở lại nhân gian nữa, cho nên cũng gọi là Nhất lai. Quả vị này vẫn còn trong Dự lưu quả. A-na-hàm là quả vị của những hành giả đã đoạn trừ ba hoặc còn lại của chín phẩm dục giới và sẽ không còn sanh trở lại dục giới nữa, mà sẽ sinh về sắc giới hay vô sắc giới tùy thuộc vào kết quả sâu cạn của nó mà thôi. A-la-hán là quả vị cuối cùng của bốn quả, hành giả đã đoạn trừ hết kiến và tư, hai hoặc không còn, là quả vị rốt ráo của hàng Thinh Văn thừa, vĩnh viễn đi vào Niết-bàn không còn tái sinh vào ba cõi nữa, cho nên gọi là bất sinh. Đây là Bốn quả sa-môn của Thinh Văn thừa, có nơi còn gọi là bốn quả Sa-môn, chúng tôi trình bày sơ qua ý nghĩa của chúng mà thôi, dưới đây chúng tôi sẽ trình bày một cách chi tiết và những liên hệ duyên khởi với bốn hướng, lệ thuộc trong nội hàm cần phải có trước khi hành giả đi đến những quả vị này.

1. Tu-đà-hoàn (srota-āpanna), còn phiên là Tu-lũ-đa A-bán-na, là quả Thánh đầu tiên trong bốn quả Thanh Văn, là sơ quả, quả vị đạt được khi hành giả đã đoạn trừ sạch mọi kiến hoặc, nhờ hành giả thấy được lý của Tứ đế, đạt được mắt trí tuệ vô lậu thanh tịnh. Nhờ vào đây mà hành giả có thể đến thẳng quả Dự lưu, không đọa vào ba đường ác nữa, nên gọi là pháp vô thối đọa; nhưng vì hành giả của quả vị này còn chưa chứng nhập vào quả vị nên chưa gọi là quả mà gọi là hướng, có nghĩa là hành giả có một tâm vị cuối cùng trong mười sáu tâm vị để chứng nhập vào quả vị Tu-đà-hoàn, nên hành giả cần phải hoàn thành nốt tâm vị mười sáu mới hoàn thành được quả, là phải đoạn trừ hết kiến hoặc của ba cõi, dùng tất cả mười sáu tâm vị mà nhập vào địa vị vô lậu Thánh đạo. Thánh giả trong mười sáu vị kiến đạocăn cơ có chậm có nhanh nên phân ra làm hai: (1) Tùy tín hành, là chỉ cho những vị căn độn, chậm chạp, tự mình không thể lịch duyệt văn bản giáo pháp, chỉ tin vào những lời dạy của người khác mà được ngộ đạo. (2) Tùy pháp hành, chỉ cho những vị có lợi căn bén nhạy, tự mình có thể lịch duyệt văn bản giáo pháp của Phật theo pháp mà thực hành. Vì ở đây hành giả tùy theo căn cơ mà theo pháp hành, đoạn được kiến hoặc của ba cõi, có nghĩa là người đang đi nghịch lại dòng sinh tử luân hồi, nên dự vào dòng Thánh và chứng nhập vào sơ quả của bậc Thánh, cho nên gọi là Dự lưu.

Tu-đà-hoàn phân ra làm hai vị nhân quả, tự nhập vào từ “Kiến đạo” sơ tâm cho đến thập ngũ tâm, đó là giai đoạn tác nhân hướng đến quả Tu-đà-hoàn; giai đoạn này gọi là Tu-đà-hoàn hướng. Sau khi hành giả đạt được Tu-đà-hoàn hướng rồi thì tiếp theo là phải hoàn thành vị cuối cùng của “Kiến đạo” là thập lục tâm vị (Khi hành giả tiến vào kiến đạo thì phải dùng trí vô lậuhiện quán về Tứ đế thì sẽ được mười sáu loại trí tuệ gọi là thập lục tâm, tức là đối với Tứ đế, mỗi đế tự sanh ra bốn cách lý giải cộng lại thành mười sáu), nếu vị này hoàn thành được thì đạt được quả vị Tu-đà-hoàn rốt ráo, đó chính là cái quả của Tu-đà-hoàn, là cái sơ quả chính trong bốn Thánh vị của Thinh Văn thừa. Theo Thông lộ ký của Ngũ giáo chương 50 thì hành giả của quả Dự lưu được phân ra làm ba loại: (1) Hiện ban Dự lưu, là khi “Tư hoặc” ba cõi của hành giả đều đoạn tận thì sẽ đạt được quả vô họcchứng nhập vào Bát Niết-bàn, dành cho các hành giả thuộc vào hàng có lợi căn. (2) Hiện tiến Dự lưu, nhờ có tiến tuhành giả đoạn trừ được sáu phẩm trước cho đến chín phẩm “Tư hoặc” của dục giới, mà chứng nhập vào “quả Nhất lai” cùng chứng nhập vào “quả Bất hoàn” dành cho hành giả thuộc vào hàng có căn cơ hạng trung. (3) Thọ sanh Dự lưu, chỉ cho những hành giả sinh qua lại trong cõi trời hay cõi người hoặc một, hai lần cho đến bảy lần thuộc vào hàng có căn độn chậm lụt. Đó chính là hai thuộc tính của nhân quả Tu-đà-hoàn.

2.Tư-đà-hàm (sakadāgamin), phiên âm là Sa-yết Đà-già-di, là quả Thánh thứ hai trong bốn quả Sa-môn Thinh Văn thừa, có nghĩa là Thánh giả khi tu tập đạt đến quả vị này thì chỉ còn có một lần sanh lại cho nên gọi là Nhất lai. Hơn nữa trước khi Thánh giả muốn đạt được Tư-đà-hàm quả này thì Thánh giả phải hoàn thiện Tư-đà-hàm hướng sau đó mới mong đạt được quả vị này, tức là Thánh giả của Dự lưu quả (Sơ quả) ngoài việc hoàn thành việc đoạn trừ tư hoặc dục giới từ nhất phẩm cho đến ngũ phẩm của Tư-đà-hàm hướng, có nghĩa là lúc này hành giả mới chỉ đạt được Tư-đà-hàm hướng hay còn gọi là Nhất lai hướng mà thôi; chỉ khi nào Thánh giả hoàn thành việc đoạn trừ Tư hoặc dục giới phẩm thứ sáu thì mới gọi là Tư-đà-hàm quả và lúc này Thánh giả chỉ còn một lần tái sinhnhân gian hay ngược lại lúc ấy mới vào Niết-bàn. Từ đây trở lui về sau Thánh giả không còn tái sinh nữa, lúc này mới gọi là Tư-đà-hàm quả hay là Nhất lai quả. Qua đây, cho hành giả chúng ta thấy rằng trong chín phẩm Tư hoặc dục giới mà nếu Thánh giả đoạn trừ được sáu phẩm trước thì tùy theo thuộc tính của kết quả đó mà Thánh giả nhận được theo tên gọi của nó, còn ba phẩm cuối chưa trừ được Tư hoặc, nên còn phải qua một lần tái sinh từ cõi trời vào nhơn gian mà vào Bát Niết-bàn, vì vậy cho nên gọi là Nhất lai. Theo Tăng Nhất A-hàm 20 (Đ.2, tr. 653c), đức Đạo sư dạy: “Sao gọi là hoa Bân-đà-lợi Sa-môn? Hoặc có người, hết ba kết sử, nhẹ dâm nộ si, thành tựu quả Tư-đà-hàm, lại đến thế gian này, tận cùng hết khổ; hoặc người nhanh nhẹn đến thế gian này, tận cùng hết khổ; hoặc người dõng mãnh, đối thế gian này tận cùng hết khổ, giống như hoa Bân-đà-lợi sớm nở tối tàn, đó gọi là hoa Bân-đà-lợi Sa-môn.Y cứ vào đây, chúng ta có thể biết rằng cùng là Thánh giả của Nhất lai quả cũng có thể tế nhị phân ra làm hai: (1) Công dõng mãnh nhanh chóng tu hành của họ gọi là hoa Bân-đà-lợi Sa-môn. (2) Công chậm chạp lề mề tu hành của họ gọi là Nhất lai. Ở đây, chúng tùy thuộc vào sự nỗ lực tinh tấn của Thánh giả nhanh hay chậm và cũng tùy thuộc vào đó mà có thời gian hoàn thành nhanh hay chậm mà thôi.

3. A-na-hàm (anāgāmin), còn phiên âm là A-na-già-di gọi tắt là Na-hàm, là quả thứ ba của Thánh giả trong Bốn quả Sa-môn Thinh Văn thừa, có nghĩa là ở đây, hành giả nào đoạn trừ hoàn toàn rốt ráo được ba phẩm còn lại cuối cùng trong chín phẩm thời gọi là A-na-hàm quả có nghĩa là Bất hoàn quả (anāgāmi-phala); nếu trong ba phẩm còn lại mà hành giả chỉ đoạn trừ được một hoặc hai phẩm mà còn lại hai hoặc một phẩm chưa đoạn trừ thì chưa gọi là A-na-hàm quả được mà chỉ gọi là A-na-hàm hướng, có nghĩa là Bất hoàn hướng (anāgāmi-pratipannaka). Như vậy, quả thứ ba của Thinh Văn thừa là A-na-hàm quả này cũng chia ra làm hai như hai quả trên là A-na-hàm hướng và A-na-hàm quả. Nếu Thánh giả chỉ mới hoàn thành được một hoặc hai trong ba phẩm còn lại thì gọi là hướng, còn nếu hành giả nào hoàn thành cả ba phẩm còn lại thì gọi là A-na-hàm quả. Trong giai đoạn hành giả hoàn thành A-na-hàm hướng, tức là chỉ đoạn trừ được một tư hoặc, thứ bảy, hay hai tư hoặc, thứ bảy và tám, tức là còn lại một hay hai phẩm thì hành giả đang ở trong giai vị, buộc phải thọ sanh một lần trong cõi trời thuộc dục giới (trời lục dục) gọi là Nhất gian (ekavīcika); cũng gọi là Nhất sanh, Nhất phẩm hoặc, cũng gọi là Nhất chủng tử. Trong giai đoạn hành giả đã đoạn trừ hoàn toàn ba phẩm tư hoặc cuối cùng của cửu phẩm tư hoặc thì, đó chính là lúc Thánh giả không còn tái sinh trở lại cõi dục nữa. Vì hành giả không còn tái sinh vào cõi dục nữa cho nên gọi là Bất hoàn. Trong quả Bất hoàn có thể phân ra làm năm loại, gọi là ngũ chủng bất hoàn, có nơi còn gọi là ngũ chủng A-na-hàm, ngũ bất hoàn quả, hay ngũ chủng ban, đó là: (1) Trung ban, chỉ cho Thánh giả bất hoàn quả khi chết ở cõi dục được sinh về cõi sắc, ở vị “trung hữu” của sắc giới mà nhập vào Bát Niết-bàn. (2) Sanh ban, Thánh giả đã sinh về sắc giới không lâu có khả năng phát khởi Thánh đạo, đoạn trừ được hoặc nghiệp của vô sắc giới mà Bát Niết-bàn. (3) Hữu hành ban, Thánh giả sanh vào cõi sắc, tinh tấn thực hành thêm, qua thời gian lâu dài hơn nữa mà vào Bát Niết-bàn. (4) Vô hành ban, hành giả sanh về cõi sắc, nhưng chưa tinh tấn thực hành thêm, phải trải qua lâu ngày chầy tháng mới đoạn trừ được hoặc nghiệp của cõi vô sắc mà vào Bát Niết-bàn. (5) Thượng lưu ban, trước hành giả sinh về sơ thiền cõi sắc, dần dần sanh lên trong các trời khác ở cõi sắc, cuối cùng đến trời sắc cứu cánh hoặc trời Hữu đảnh mà nhập Bát Niết-bàn. Lại nữa, Thánh giả nào nhập vào Diệt tận định, chứng đắc giống như cái vui Niết-bàn tịch tịnh của Bất hoàn quả, còn gọi là thân chứng hoặc gọi thân chứng bất hoàn mà đoạn trừ chín phẩm tư hoặc cõi dục, nhưng Thánh giả nào đạt được Bất hoàn quả ở đây, thì sẽ lại sinh khởi phiền não dục giới trở lại mà tự thối đọa Bất hoàn quả, vì vậy cho nên gọi là Ly dục thối (thối ly dục). Đó là những gì sai biệt có được từ A-na-hàm quả và Diệt tận định, tuy cái vui giống nhau nhưng một bên là Bất hoàn quả còn một bên trở thành ly dục thối hay Bất hoàn quả thối đọa.

4 . A-la-hán (arhat)
A-la-hán còn phiên là A-lô-hán, A-la-a, A-lợi-a, hoặc A-lê-a, hay Át-la-hà-đế, là quả thứ tư của bốn quả Sa-môn Thinh văn thừa, là một trong mười danh hiệu của đức Như Lai; chỉ cho những vị Thánh đã đoạn tận tất cả những phiền não mà được Tận trí, đáng được người đời cúng dường; nhưng sau này nghĩa thứ nhất thường được dùng để chỉ cho những vị Thinh văn đệ tử của Như Lai đã chứng được bốn quả vị hơn là nghĩa thứ hai. A-la-hán có ba nghĩa: Sát tặc, Ứng cúng, Bất sanh. Ở đây, tùy theo thuộc tính của từng chức năng để thể hiện những công năng và những dụng quả của chúng mà chúng có những nghĩa được mang tên gọi. Trước hết, các hành giả Thinh văn thừa muốn đạt được cực quả này thì cần phải đoạn trừ sạch hết tất cả hai thứ vô minh tư hoặckiến hoặc, lúc đó mới được gọi là sát tặc; từ kết quả này hành giả mới được nhận sự cúng dường của Trời – Người nên gọi là Ứng cúng, và cũng từ đây quả báo hết một đời cũng chấm dứt luôn, vĩnh viễn vào Niết-bàn không bao giờ tái sinh trở lại ba cõi nữa nên gọi là Bất sinh. Theo Câu-xá luận 24 thì từ quả bất hoàn tiến tu để đoạn trừ hẳn các hoặc nghiệp. Bắt đầu từ sơ định phẩm một cho đến đoạn trừ hữu đảnh phẩm tám sau cùng thì lúc này được gọi là A-la-hán hướng. Ở đây nói về chức năng đoạn trừ hoặc của hữu đảnh trong A-la-hán hướng, còn đệ cửu vô gián đạo được gọi là kim cương định, tất cả mọi tùy miên đều bị phá trừ; trong vô gián đạo những khả năng đoạn hoặc thì định này tương ưng tối thắng… và trong đoạn hoặc định này cũng là đạo vô gián sau cùng và cũng là nơi sinh ra tận trí đạo giải thoát tối hậu. Do vì định này vừa đoạn trừ lậu tận vừa sinh ra đạo giải thoát tối hậu nên được gọi là Tận trí. Khi Tận trí được sinh ra thì cũng là lúc quả vô học A-la-hán thành tựu. Ở đây, hành giả nhờ vô họcthành quả nên biệt quả này không từ sự học của hành giả hữu học mà có nên được gọi là Vô học. Đây là quả vị cuối cùng của bốn quả Sa-môn theo quan điểm của các nhà Thinh văn thừa; tuy nhiên theo các nhà Đại thừa thì quả vị A-la-hán không những chỉ dành riêng cho các hàng Thinh văn không thôi mà dùng chung cho cả ba thừa như Thành duy thức luận 3 (Đ. 31, tr. 13a) đã dạy: “A-la-hán, chỉ chung cho quả vị Vô học của ba thừa.”

Về ý nghĩa của A-la-hán như trên chúng tôi đã đề cập sơ qua, ở đây theo luận Đại Tỳ-bà-sa 94 (Đ. 27, tr. 487b) thì, “Nhằm đáp ứng sự thọ nhận cúng dường tối thắng của thế gian, cho nên gọi là A-la-hán, vì ở thế gian không có những mạng duyên thanh tịnh nào, ngoài các vị A-la-hán nơi đáng được sự nhận lãnh. Hơn nữa, A-la là chỉ cho tất cả phiền não, Hán là có khả năng làm tổn hại, dùng đao bén trí tuệ sát hại giặc phiền não khiến chúng không còn nữa, cho nên gọi là A-la-hán. Và A-la-hán còn có nghĩa là: A là không, La-hán là sanh, vì không sanh cho nên gọi là A-la-hán; nghĩa là các vị A-la-hán không còn sinh trở lại trong sinh tử luân hồi ba cõi sáu đường nên gọi là bất phục sinh. Lại nữa, A-la còn có nghĩa là xa lìa, Hán có nghĩa là pháp ác bất thiện, vì hành giả xa lìa các pháp ác bất thiện nên gọi là A-la-hán.” Và theo Đại trí độ luận 2 thì A-la-hán có ba nghĩa: Sát tặc, Bất sanh và Ứng thọ cúng dường. Nếu y cứ vào ngữ căn √arh của từ arhan (= arhat) có nghĩa là ‘đáng nhận’ (kham thọ) hay ‘được làm mọi việc’ (đắc tác mỗ sự) theo nghĩa này thì arhat chủ cách có nghĩa là tác Ứng cúng. Nhưng theo Câu-xá luận 24 thì chỉ nên làm việc người (Ứng tác tha sự), tức là nơi ứng cúng cho mọi người nên gọi là A-la-hán. Và theo Đại thừa nghĩa chương 20 thì, A-la-hán có bốn nghĩa: (1) Phật Ứng đoạn tất cả các pháp ác nên gọi là Ứng. (2) Như Lai Ứng chứng Niết-bàn tịch diệt nên gọi là Ứng. (3) Như Lai Ứng hóa tất cả chúng sanh nên gọi là Ứng. (4) Như Lai đoạn tận lậu hoặc đạt phước điền thanh tịnh, Ứng thọ vật cúng dường nên gọi là Ứng cúng. Theo Thành duy thức luận thuật ký 3 thì cũng định nghĩa A-la-hán như sau: “A-la-hán nghĩa chính là Ứng. Ứng có nghĩa là khế hợp thừa đương, thích ứng đoạn phiền não, thích ứng nhận cúng dường, ứng hợp với việc không tái sinh trở lại đời sau. Chỉ nói một nghĩa thì thông ba nghĩa, nên nói Như Lai ứng, không nói ứng cúng (một nghĩa) nếu thêm chữ cúng vào thì chỉ có một nghĩa, liền mất hai nghĩa kia.” Qua những định nghĩa về A-la-hán như trên, tuy cũng có một vài điểm không đồng nhất, nhưng trên ý nghĩa đưa đến rốt ráo thì kinh luận nào cũng nói đến việc đoạn trừ xa lìa ác pháp bất thiện để đưa đến Niết-bàn thì cùng chung một quan điểm. Có thể đây là những sai biệt về cách thức định nghĩa hay giải thích theo từng thuộc tính của các bộ phái nên có những hình thức không đồng bộ như vậy.

Về việc phân loại A-la-hán cũng có rất nhiều loại tùy thuộc vào ý nghĩatrình độ qua quá trình tu tập mà các kinh luận sắp xếp theo trình độ kiến giải qua sở đắc của từng loại căn cơ có được của hành giả. Theo Tạp A-tỳ-đàm tâm luận 5, Câu-xá luận 5 & 25 của Hữu bộ đem A-la-hán phân ra làm sáu loại: (1) Thối pháp A-la-hán, tức là chỉ cho những hành giả khi gặp những trở ngại trên đường tu liền thối mất những sở đắc mà họ (A-la-hán) đã đạt được. (2) Tư pháp A-la-hán, do lòng sợ hãi thối thất quả vị, mà thường nghĩ đến việc tự sát. (3) Hộ pháp A-la-hán, nhờ quả vị chỗ đạt được thường trợ giúp lo sợ (hậu quả) mà không đưa đến sự thối đọa. (4) Trụ pháp A-la-hán, hành giả không cần đề phòng lòng thối thất, nhưng cũng không làm tăng thêm lên, mà chỉ an trụ nơi quả vị đã đạt được. (5) Kham đạt pháp A-la-hán, hành giả siêng năng tu luyện, cần cầu thăng tiến. (6) Bất động pháp A-la-hán, hành giả đã đạt đến Đảnh vị, nên không thối đọa trở lại. Sáu loại A-la-hán này, đều y cứ vào căn cơ lợi độn của các vị A-la-hán mà luận phân biệt. Năm loại trước gọi là “Thời giải thoát” (giải thoát tùy thuộc vào thời gian) thuộc vào độn căn, còn loại thứ sáu gọi là “bất thời giải thoát” (giải thoát không tùy thuộc vào thời gian), thuộc vào loại lợi căn. Trong khi Trung A-hàm 30, kinh Phước điềnCam lồ vị luận thượngThành thật luận 1, phẩm Phân biệt Hiền Thánh thì cũng chia ra làm sáu loại A-la-hán như trên, nhưng lại thêm tuệ giải thoát, câu giải thoát (hai chướng định-tuệ đều đoạn trừ), vô ngại giải thoát (đoạn được hai chướng trí-tuệ, thông đạt tất cả văn nghĩa mà được bốn vô biện, cộng lại thành chín loại và được gọi là cửu vô học. Theo Tam pháp độ luận, q. trung thì phân A-la-hán làm ba loại: Lợi căn, độn căntrung căn; trong lợi căn lại phân làm ba loại: Lập trụ pháp, Thăng tiến pháp và Bất động pháp; độn căn phân ra ba loại: Thối pháp, niệm pháphộ pháp; trung căn phân ra ba loại: Tuệ giải thoát, câu giải thoát và bất câu giải thoát. Theo những cách phân loại trên cho chúng ta biết rằng sự phân loại ở đây trước hết chúng tùy thuộc vào trình độ căn cơ sở đắc sau nữa là thời gian huân tập thực hành cạn sâu, ngắn dài của hành giả mà có được trong tu tập.

Tóm lại, Tứ quả Sa-môn là bốn quả vị của các hàng Thinh văn thừa từ bước chân nghịch lưu ban đầu cho đến bước cuối cùng là vào Niết-bàn tịch diệt vĩnh viễn. Khi một hành giả bước chân vào dòng nghịch lưu của dòng sinh tử luân hồi thì tự mỗi hành giả phải tùy thuộc vào hướng đi, khi hướng đi đến đã đạt thì sau đó quả vị mới hiện hữu. Khi nào quả vị của mỗi hành giả thành tựu cho mỗi hướng đến thì sau đó hành giả mới bước được bước kế tiếp, lệ thuộc vào thời gian và sự thành tựu của pháp ấy. Tu-đà-hoàn là quả vị của những hành giả phàm phu bắt đầu nhập vào dòng Thánh đạo, và vì vậy nên bắt buộc hành giả phải đi ngược dòng sanh tử, do đó đức Đạo sư gọi bước đi của chúng ta là bước nghịch lưu, có nghĩa là mọi hành giả chúng ta phải đi ngược dòng sinh tử để đi đến Thánh đạo Niết-bàn tịch tĩnh, nếu hành giả muốn đạt được quả vị này phải đoạn trừ sạch Kiến hoặc ba cõi, để bước sang bước đi kế tiếp là Tư-đà-hàm hướng và sau đó hoàn thành Tư-đà-hàm quả. Tư-đà-hàm là quả vị của những hành giả dục giới cùng cõi trời Dục lục đã đoạn trừ được tư hoặc sáu phẩm trước trong chín địa của dục giới và chỉ còn một lần sanh trở lại nhân gian, cho nên quả vị này cũng gọi là Nhất lai. Quả vị này vẫn còn trong dự lưu quả, nên hành giả muốn tiến lên nữa thì phải đạt hướng A-na-hàm, sau đó mới có thể hoàn thành được quả vị của nó được. A-na-hàm là quả vị của những hành giả đã đoạn trừ ba hoặc còn lại của chín phẩm dục giới và sẽ không còn sanh trở lại dục giới nữa, mà sẽ sinh về sắc giới hay vô sắc giới tùy thuộc vào kết quả sâu cạn của nó mà thôi. Sau đó hành giả nhờ tu tập siêng năng tinh tấn mà đạt A-la-hán hướng cuối cùng, để sau đó hoàn thành quả vị cuối cùng trong bốn quả Sa-môn. A-la-hán là quả vị cuối cùng của bốn quả, hành giả đã đoạn trừ hết kiến và tư hai hoặc không còn. Đó là cực quả của hàng Thinh văn thừa, vĩnh viễn đi vào Niết-bàn không còn tái sinh vào ba cõi nữa, cho nên gọi là bất sinh.

Thích Đức Thắng

[Tập san Pháp Luân, số 59 &60]
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 254)
Đối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa.
(View: 271)
Truyền thống Đại thừa Á Đông thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ(zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia.
(View: 254)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(View: 257)
Không có một chỗ nào để trụ trong giáo pháp Trung đạo. Tâm không có chỗ trụ thì không tự giải quyết được gì vì không có nơi để tập trung, nắm níu.
(View: 251)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 245)
Kamma, Nghiệp, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là Tác ý (cetana).
(View: 325)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục.
(View: 453)
Lý Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo pháp mà Đức Phật thuyết giảng.
(View: 344)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 362)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 469)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 562)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 405)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 469)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 625)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 614)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 700)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệđức hạnh,
(View: 570)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 880)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 680)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 672)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 645)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 755)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 694)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 1081)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 722)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 758)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 838)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 1022)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 853)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 753)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 815)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 781)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 881)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 1039)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 1090)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 801)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 880)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 960)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1185)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 946)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 1055)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1234)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1114)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1117)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1276)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1424)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1674)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1566)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1432)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1298)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1314)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1304)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1468)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1437)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1649)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1294)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1222)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM