A. DẪN NHẬP
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã. Tất cả vạn pháp đều vận hành trong một quy luậtsanh diệt, diệt sanh để tồn tại phát triển, vấn đề xảy ra chỉ là thời gian. Phật giáo cũng không nằm ngoài quy luật đó; nói một cách khác, Phật giáo cũng lần hồi trở về với quy luật duyên sinh vô thường của nó. Từ một quan điểm này, chúng ta có thể khẳng định một cách mạnh mẽ rằng: Không có một trào lưu tư tưởng hay một tôn giáo nào xuất hiện trong một thời gian dài mà không bị phân ly sau đó. Nên sự phân phái trong đạo Phật hay sự hình thành các học phái Phật giáo là điều dễ hiểu, không phải vấn đề gây ngạc nhiên hoặc thắc mắc đối với người học Phật.
Hiện tượng phân phái của Phật giáo là bản chất của hiện tượng hòa hợp – ly tán. Thế nên vấn đềcòn lại là tìm ra cái pháp tắc thường hằng là quan trọng nhất. Bất cứ sự kiện nào, cũng phải xét đến cái chân thực tướng của nó, nếu chỉ dựa vào hy vọng, mơ ước hay trừu tượng là đưa đến những nhận thức sai lầm. Cái phương pháp đúng như thực khế hợp với chân lý ấy thường được gọi là Như thị (Yatha-tatha), hoặc là Như thực (Yathabhutam).
Tinh thần “Tùy duyên bất biến” tức là không câu chấp vào sự tướng, sống hòa mình với đời, hành động tùy duyên, làm việc cần làm, đúng lúc phải làm và không trái quy luật tự nhiên. Trên tinh thầnnày nơi nào Phật giáo đặt chân đến, thì nơi đó đều dễ dàng hòa quyện và thành một nhân tố bất khả phân ly của nền văn hóa bản địa, và nó cũng cho thấy Phật giáo chấp nhận nhiều con đườnghay nhiều phương tiện khác nhau nhưng đều dẫn đến mục đích giải thoát cứu cánh, đặt trọng tâmcon người trong bối cảnh biến thiên xã hội “Tốt đạo đẹp đời”. Như vậy sự phân phái trong Phật giáovừa mang tính quy luật tự nhiên vừa cho thấy khả năng thích nghi hay phát triển hợp lí của đạo Phật theo dòng thời gian. Hiểu rõ vấn đề này tức là hiểu được lịch sử phát triển của đạo Phật, hoặc nói cách khác, “Dòng chảy của phật giáo thể hiện qua sự hiện hữu của nhiều học phái khác nhau.”
Với đề tài “Quá trình hình thành các bộ phái Phật giáo”, người viết chỉ tập trung đôi điều về nguyên nhân, và quá trình hình thành các học phái. Đây là bài tiểu luận nghiên cứu giữa mùa, thời gian tập trung viết bài và khả năng viết bài còn nhiều hạn chế. Bên cạnh nguồn sử liệu Kinh tạng Nam truyền và Bắc truyền, văn chương còn dựa vào giảng thuyết của chư Tôn đức. Người viết tuy có nổ lực trình bày như dàn bài đã nêu, nhưng không sao tránh khỏi những thiếu sót vấp phải. Con đê đầu thành đãnh lễ cầu xin xám hối, ngưỡng mong chư Tôn đức hoan hỷ chỉ dạy thêm.
B. NỘI DUNG
1. Lịch sử biến chuyển trong Đại thừa và Tiểu thừa Phật giáo.
Bất kì một đoàn thể tôn giáo, một đoàn thể xã hội; không thể tránh khỏi sự va chạm về vật chất hay tranh chấp về mặt tinh thần, hay quan niệm tư tưởng. Bởi trong đoàn thể có nhiều thành phần tầng lớp, đông đảo nếp sống của các địa phương bản địa khác nhau, bên cạnh còn các yếu tố hoàn cảnh thời thế tác động vào. Tăng đoàn Phật giáo bất đồng ý kiến xảy ra sau khi đức Bổn sư ThíchCa nhập diệt. Thời Phật còn tại thế đã có sự chia rẽ bởi Devadatta muốn tự mình lãnh đạo giáo đoàn và biệt lập. Sự biến chuyển lịch sử Phật giáo từ ngày đức Phật Niết Bàn cho đến thế kỷ Thứ III trước Tây lịch, có nhiều thay đổi không những trên phương diện triết học mà còn ngay cả phương diện thực hành và phương thức truyền bá. Rõ nét nhất là những thế kỉ sau Tây lịch.
Vì tầm quan trọng và giá trị văn hóa triết học đạo đức Phật giáo lớn lao, nên trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật có lời khuyến cáo đến hàng đệ tử nên duy trì và phổ biến chánh pháp làm kim chỉ nam, ngọn đuốt soi đường, cứu khổ độ sanh cho đời: “Này các Tỳ Kheo, hãy du hành, vì hạnh phúccho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người” . Vì lời giáo huấn hoài bão thiết tha của đấng cha lành, nên sau khi đức Phật nhập diệt, hàng đệ tử ưu tú đã củng cố triệu tập các lần hội nghị để cho giáo lý diệt khổ không bị mai một.
Khoảng 12 năm đầu kể từ ngày thành Vô thượng chánh giác, đức Thế Tôn chưa thiết lập Giới; vì Tăng chúng sống trong hòa thuận, hành theo giáo pháp, không bị danh lợi phiền não buộc ràng. Về sau giáo đoàn ngày một tăng dần lên, bên cạnh những đệ tử thực tu thực chứng, còn có những vị xuất gia chưa hẳn vì mục tiêu giải thoát. Nên đức Phật tùy cơ thiết Giới, như lương y biết rõ nguyên nhân bệnh tật và biết phương thuốc để trị bệnh.
Học giả Edwardji Thomas trong cuốn “The life of Buddha” cho rằng giáo đoàn Ni được thành lập từ năm thứ năm sau ngày thành đạo, Giới Luật được bắt đầu thiết lập qua năm thứ sáu và rõ nét vào năm thứ 13.
Đức Thế Tôn nói rõ mười lý do để thiết lập Giới . Mười điều lợi ích hay mười ý nghĩa được đức Thế Tôn nhắc đi nhắc lại mỗi khi thiết lập điều Giới, ngay cả khi đức Phật trước lúc nhập Niết bàn cũng ân cần dạy bảo: “Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, các vị phải tôn trọng trân quý Ba La Đề Mộc Xoa, như người đi trong đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo gặp của báu. Các người phải biết pháp này là đức thầy sáng suốt của các người, dù ta có trụ ở đời cũng không có gì khác”
Thật vô cùng thiết tha cảm thương khi nghe lời nói vàng ngọc của đấng cha lành. Sau khi làm lễ trà tỳ đức Thế Tôn, trưởng lão Đại Ca Diếp (Mahakassapa) triệu tập 500 vị Tỳ Kheo tại động Thất Diệp (Sattapanna), thành Vương xá (Rajagaha) để kết tập Kinh Luật, ngài A Nan trùng tuyên Kinh tạng, Ngài Ưu Ba Li trùng tuyên Luật tạng. Rồi 100 năm sau, nghi ngại Phật pháp suy tàn, trưởng lãoYasa đến Vesali thống nhóm Bạt Kỳ chủ xướng 10 điều phi pháp , chấn chỉnh lại Giới Luật, triệu tậphội nghị lần hai dưới triều đại vua Kalasoka, kết tập về Luật tạng là chủ yếu. Theo Dipavamsa thì có 10.000 Tỷ Kheo không phục lòng nghị quyết của đại hội cho mười điều của nhóm Bạt Kỳ (Vaiji) là phi pháp, nên cũng hội họp tại một nơi khác và cũng để kết tập Kinh điển gọi là Đại kết tập(Mahasamgiti). Vì nguyên nhân này nên giáo đoàn Phật giáo phân chia thành hai bộ phái Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Thượng tọa bộ chủ trương giữ gìn những giáo lý nguyên thủy. Ngược lại Đại chúng bộ có tư tưởng canh tân, tìm cách giới thiệu một số triết học mới vào Phật giáo giúp cho việc tu tập có nhiều hiệu quả nhanh chóng và dễ dàng hơn.
2. Nguồn gốc hình thành các bộ phái.
2.1. Khái niệm phân phái
Theo giáo sư Minh Chi: Thời ấy, người ta phân biệt rõ hai khái niệm: phân phái (Samghabheda) và chia rẽ (Samghaji). Sự phân phái xảy ra khi có ít nhất 9 Tỷ kheo, sinh hoạt trong một hội chúng tại cùng một địa phương, nhưng có một số quan điểm khác biệt về Luật hay Pháp, so với quan điểmtruyền thống của hội chúng, và sau một cuộc bỏ phiếu tổ chức theo đúng Luật, bèn tách ra khỏi hội chúng đó và tiến hành riêng rẽ lễ Bố-tát và một số Phật sự khác. Nếu Tỳ kheo không đến 9 người thì không phải là phân phái mà là chia rẽ.
2.2. Tình hình chung về lịch sử.
Trong suốt chiều dài lịch sử Phật giáo trên 2500 năm tại Ấn Độ, đạo Phật đã dần chiếm được vị tríquan trọng trong xã hội Ấn Độ và đã có một số lượng lớn tín đồ trong tầng lớp dân thường. Với sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại, việc các đệ tử đức Thích Ca muốn tập hợp nhau lại ngay để sắp xếp trình tự những điều Ngài dạy là lẽ đương nhiên và được diễn ra khoảng bốn tháng sau tại thành Vương Xá (Rajagrika), để tụng lại những giáo lý mà đức Phật đã dạy, tham dự cuộc họp có khoảng 500 vị Tỳ Kheo tập trung xung quanh ngài Ma ha ca diếp, Anan và Ưu Ba li. Theo các nhà nghiên cứu, những đoạn ca, những điệp khúc của các bản Kinh là do các thành viên cuộc kết tập lập ra để dễ dàng ghi nhớ lời Phật dạy, các cuộc trích dẫn được đại hội kiểm tra rất kĩ càng và cách thức thựchiện, nên đại hội này đã mang tên là Cuộc kết tập lần thứ nhất của các bộ tạng.
Sự bất đồng ý kiến về giới Luật đã dẫn tới việc triệu tập hội nghị lần thứ hai (khoảng 100 năm sau Phật nhập diệt) ở Vesali. Cuộc họp này chỉ đặt trọng tâm về các điều Giới Luật mà thôi. Trong một đoàn thể đông đảo, lại từ nhiều phương đến, mặc dù các hàng đệ tử nhiệt tâm với đạo pháp, nhưng không tránh khỏi bất đồng quan niệm trong thời kỳ kiết tập này. Trong thực tế, sau khi không tuân thủ kết quả phán quyết của hội đồng Tỷ Kheo trưởng lão, nhóm Vajji đã tổ chức một đại hội kết tậpriêng. Kết quả của hai hội đồng khác nhau là bước ngoặc cho sự ra đời của các trường phái triết học Phật giáo.
Trong lịch sử truyền thừa các bộ phái, người ta nhận thấy rằng, sự kiện phân chia bộ phái xảy ra lần đầu trong Tăng đoàn Phật giáo được tiếp nối bằng hàng loạt việc ly giáo khác, đưa đến sự hình thành nhiều chi phái Phật giáo. Một số nghiên cứu cho thấy rằng vì có quá nhiều thành viên và có lẽ vì tinh thần phóng khoáng đối với Kinh cũng như Luật.
Từ khi có sự chia rẽ trong giáo đoàn Tăng lữ, ta thấy trên tư tưởng cũng như trên phương diệnthực hành có nhiều chiều hướng thay đổi, nhưng sự thay đổi đó có thể do thời đại xã hội hoặc vì phương diện truyền giáo có trách nhiệm đối với tiền đồ Phật giáo phải thay đổi để thích hợp với con người thời đại.
3.. Các nguyên nhân phân phái.
3.1. Không có lãnh đạo tối cao.
Trong kinh văn Pali có các từ vị Thầy về Kinh Tạng (Suttantika), hay Luật sư (Vinayadhara), Luận sư (Matikadhara), hoặc Vị Thầy về Giáo pháp (Dhammakathika). Thời đó chưa có phương tiện viết nên dùng trí nhớ là chính. Như ngài Ưu-ba-ly chuyên về giới, Ananda chuyên về kinh… khi nhóm họp các vị cùng một sở trường với nhau thường ở cùng nhau và lúc đọc tụng cũng thường bảo vệlập luận của nhóm mình nên các nhóm ngày một mạnh lần. Sau hình thành bộ phái:
Phái Trưởng Lão (Theravadin) phát triển từ một nhóm luật sư, phái Kinh Lượng Bộ (Sautrabtika) phát xuất từ những người nghiên cứu Kinh tạng, Phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada) phát triển từ một nhóm người nghiên cứu Luận tạng và phái Tỳ Bà Sa Nhất Thiết Hữu (Vaibhasika) gồm những nghiên cứu bộ luận Vibhasa.
Tăng đoàn Phật giáo là một tổ chức tôn giáo bao gồm cả hai giới tại gia và xuất gia đệ tử của đức Phật. Về mặt thực chất, giáo đoàn được hình thành trên căn bản tính tự nguyện và tự giác từ các thành viên của nó, mà không phải là một tổ chức mang tính kỷ luật hay pháp lệnh, hay giáo điềunhư những tổ chức khác của xã hội. Trong thực tế, không có ai được bầu chọn hay ủy nhiệm là người lãnh đạo tối cao của tổ chức giáo đoàn.
Sinh thời đức Phật không chỉ định người kế vị Ngài để lãnh đạo Tăng già, mà Ngài dạy Tăng chúnglấy Pháp và Giới Luật để làm chỗ nương tựa “Hãy nương tựa chính mình và nương tựa pháp…tự mình là chỗ nương tựa cho chính mình, chứ không tìm cầu ai khác” Tài liệu Cullavagga thuộc Luật tạng Palì thuật lại sự kiện rằng Puràna cùng nhóm 500 Tỳ Kheo của ông đến Ràjagaha sau khi Tăng già đã kiết tập xong Pháp và Luật. Vị này được chư Tăng ở đây thông báo sự việc kết tập và trả lời rằng Pháp và Luật đã được chư Tăng cùng nhau khéo tụng, nhưng “Tôi sẽ ghi nhớ trong lòng những gì tôi đã được nghe và được lãnh thọ từ kinh khẩu đức Thế Tôn”. Dù trong các buổi tổ chức Phật giáo về sau xuất hiện các danh từ như “Tổ sư” hay “Pháp chủ”… Nhưng dầu cho người đứng đầu được Tăng già bầu chọn, thẩm quyền này cũng chỉ là tiêu biểu cho tinh thần Pháp và Giới luật. Vì Pháp và Giới Luật vốn là thẩm quyền tối thượng mà mỗi thành viên của Tăng già đều được quyền tự quyết. Tuy nhiên vai trò tượng trưng ấy chỉ có ảnh hưởng tích cực việc hướng đạo tâm linh cho các thành viên có liên hệ. Nhưng lại rất hạn chế đối với những quyết định nhằm tạo ra tính thống nhất, đoàn kết và hài hòa trong tổ chức Tăng già mỗi khi mâu thuẩn, bất hòa và tranh cãi liên quan đến Kinh, Luật, Luận hay tổ chức sinh khởi. Đây có thể là nhược điểm dẫn đến sự ra đời các học phái phát xuất từ thực nghiệm chủ quan của cá nhân Tỳ Kheo hay một nhóm của Tỳ kheo.
3.2. Sự bất đồng về ngôn ngữ và tập quán.
Đây cũng có thể là lý do dẫn đến sự phân phái trong Phật giáo, bởi tính bất đồng giữa các Tỷ Kheovốn xuất thân từ nhiều quốc gia, địa phương khác nhau. Tài liệu Cullvagga thuộc Luật tạng Palì thuật sự kiện hai Tỷ Kheo xuất thân từ dòng Bà La Môn thỉnh cầu đức Phật cho chuyển dịch giáo pháp của Ngài sang tiếng Phạn để tránh tình trạng bị hiểu nhầm do các Tỷ Kheo xuất thân từ nhiều giai cấp và nhiều địa phương có tiếng nói khác nhau. Chuyện kể rằng đức Phật không chấp thuận lời yêu cầu và Ngài cho phép các Tỷ Kheo học tập và giảng giải giáo lý của Ngài bằng tiếng mẹ đẻ (Sakàya nirutti). Thái độ này của đức Phật lúc bấy giờ là hết sức cấp tiến. Nhờ thế mà giáo phápcủa Ngài đã có thể dễ dàng mở rộng đến với mọi quốc gia hay dân tộc khác nhau. Tuy nhiên đây có thể là lý do khiến giáo pháp của Ngài dần dần bị hiểu lệch lạc, dẫn đến bất đồng tranh chấp về giáo lý bởi lối diễn giải theo ngôn ngữ và tập quán tư duy của mỗi địa phương. Bản Kinh Vô tránh phân biệt Trung bộ, nêu lên các vấn đề dễ gây tranh chấp bất đồng giữa các các nhân và các cộng đồng, trong đó ngôn ngữ và tập quán tư duy được xem là vấn đề cần khắc phục bởi thái độ không chấptrước: “Này các Tỳ Kheo! Thế nào là chấp trước địa phương ngôn ngữ và đi quá xa ngôn ngữthường dùng? Ở đây, này các Tỳ Kheo, trong nhiều quốc độ người ta biết (những chữ) Pati… Patta… Vittha… Sarava… Dharopa… Pona. Như vậy, như họ biết trong các quốc độ ấy những chữ là như vậy. Như vậy, có người lại làm như vậy, kiên trì chấp thủ, chấp trước và nói: Chỉ như vậy là sai sự thật, ngoài ra là hư vọng. Như vậy này các Tỳ Kheo! Là chấp trước địa phương ngữ, là đi quá xa ngôn ngữ thường dùng? Ở đây, này các Tỳ Kheo, trong nhiều quốc độ, người ta biết những chữ Pati… Patta… Vittha… Sarava… Pona. Như vậy họ biết trong các quốc độ ấy, những chữ là như vậy. Như vậy một người không chấp thủ mà giải thích: Các vị ấy cứ như thế này, giải thích như vậy. Như vậy này các Tỳ Kheo là không chấp trước địa phương ngôn ngữ, không đi quá xa ngôn ngữ thường dùng”. Vấn đề trên không trực tiếp nói về sự kiện tranh chấp, nhưng cũng gián tiếp ngụ ý rằng sự bất đồng về ngôn ngữ và tập quán có thể dẫn đến việc tranh chấp và đây cũng có thể là lời cảnh báo của đức Phật về hiện tượng phân phái.
3.3. Sự tranh chấp về chủ trương Giới Luật.
Điều này rất dễ thấy và được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ly giáo trong đạo Phật. Devadatta thất bại trong việc tranh vị trí lãnh đạo của đức Phật đã dùng đòn “Giới Luật” để lôi kéo sự chú ý của quần chúng, và nhằm tạo thanh thế cho mình. Ông đã đề xuất năm điều Luật “Pháp ngũ hành” với mục đích là gây ấn tượng đối với các tỳ kheo trẻ hơn về đức hạnh của mình và hòng chiếm được sự ủng hộ của họ. Không đạt được ý đồ tham vọng, Devadatta lôi kéo 500 vị Tỷ Kheokhác ra đi thành lập giáo đoàn riêng, viện cớ Tăng đoàn do đức Phật lãnh đạo lơi lỏng về Giới Luật. Có thể xem đây là hiện tượng ly giáo đầu tiên trong lịch sử đức Phật. Nhưng nguyên nhân dẫn đến sự phân chia Phật giáo thành hai phái chính là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ xảy ra trong khoảng100 năm sau ngày bậc Đạo sư nhập Niết Bàn thì hoàn toàn do sự tranh chấp về Giới Luật. Chính sự khác biệt về quan điểm Giới Luật giữa Yasa và các Tỷ Kheo tuân thủ nghiêm ngặc các giới điều Pàtimokkha và nhóm Tỳ Kheo Vajji chấp trì 10 vấn đề vượt qua tổ chức ở Vesàli và sự phân phái diễn ra ngay tiếp sau đó. Các tài liệu Cullavagga, Dìpavamsa, Mahàvamsa và Samantapàsàdikà đều thống nhất rằng các Tỳ Kheo bị thua cuộc trong hội nghị kết tập đã tổ chức một cuộc hội nghịkhác quy tụ 10000 Tỷ Kheo gọi là Mahàsangìni và sau đó thành lập riêng một phái gọi là Mahàsanghika (Đại chúng bộ).
Học giả André Bareau chú ý nhiều về lý do này, định chế Sa Môn khất sĩ xuất hiện khá xưa ở Ấn Độmà các Tăng sĩ Phật giáo đầu tiên chấp nhận, ít nhất vào những thời kì đầu, là một nguyên nhân sự phân li của xã hội. Nếp sống du hành nay đây mai đó, một mình hay là một nhóm nhỏ trong lãnh thổ bao la, thuận lợi cho việc truyền bá các giáo lý nhưng đồng thời cũng hỗ trợ cho việc xuất hiện các chủ nghĩa cá biệt địa phương, nhất là trong trường hợp việc di chuyển và phương tiện thông tin còn nhiều khó khăn. Đến lúc được hưởng sự bảo hộ của một vương triều hay của tín đồ, mỗi nhóm dừng lại tại một địa phương, sống ổn định trong một tu viện do các tín đồ phát tâm xây dựng, và chuyển hẳn từ cuộc sống lang thang sang cuộc sống định cư lâu dài; thế là sự thống nhất của mỗi Tăng đoàn địa phương được duy trì dễ dàng hơn, nhưng những phân cách lại bắt đầu xuất hiệngiữa các vùng miền hay giữa các tu viện do điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
Sự phụ thuộc chế độ cấp dưỡng vào quần chúng, các vương triều hay các nhóm thương hội, cũng khó tránh khỏi tình trạng bị bỏ rơi hoặc bị ngược đãi một khi hoàn cảnh thay đổi. Đôi khi vì lý do nào đó, quần chúng của một vùng quay sang hộ trì cho nhóm này mà không ủng hộ cho nhóm kia, các vương triều và thương gia cũng vậy. Thế là một nhóm nào đó nhận được sự tín nhiệm của quần chúng thì tiếp tục ở tại địa phương đó; trong khi nhóm khác do không nhận được sự bảo trợ đành phải đi nơi khác. Đây là một thực tế thường xảy ra trong đời sống Sa Môn khất thực và trong điều kiện xã hội còn nhiều khó khăn về kinh tế. Có thể xem là lý do của sự xuất hiện các nhóm phái mới.
“Tóm lại sự phân chia cộng đồng Tăng già thành nhiều học phái xuất phát từ nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau và phức tạp, mà chúng ta không thể nhận biết một cách rõ ràng, và chúng thay đổi theo thời gian”
3.5. Nhấn mạnh mục tiêu giải thoát cá nhân.
Tiêu biểu là bản kinh được đức Thế Tôn dạy cho dân chúng Kàlàmà: “Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì người ta nói; chớ có tin vì được Kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa Môn là bậc Đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự biết rõ như sau: Các pháp này là bất thiện, các pháp này là có tội; các pháp này bị các người có trí chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau, thời này Kàlàmà, hãy từ chúng”. Chúng ta có thể nói rằng xuất phát từ quan điểm đề cao ý chí tự do và năng lực giải thoát cá nhân, không bị ràng buộc bởi cơ cấu tổ chức hay ước lệ xã hội, mà đạo Phật rất nổi tiếngvề tinh thần tự do và khả năng giải thoát tâm linh. Các Tỷ Kheo được học tập và khuyến kích bởi tinh thần này mở đường cho sự khác biệt giữa các Tỳ Kheo trong việc tuân thủ các đường lối tu tập và đây có thể là lý do xuất hiện của một phái mới.
4. Các học phái.
Sau lần kiết tập thứ hai, trong giáo đoàn Phật giáo, vì khuynh hướng tự do một ngày một nảy nở, các tư tưởng mới bộc hưng, nên sự phân môn rẽ phái mỗi ngày một nhiều. Việc phân chia này bắt nguồn từ hai phái căn bản là Thượng Tọa Bộ (Sthavira Theravada) và Đại Chúng Bộ(Mahàsànghikà). Về niên đại phân liệt của các bộ phái, theo Nam truyền, vào khoảng sau Phật diệtđộ từ 100 năm đến 300 năm. Theo Bắc truyền thì sau khi đức Thế Tôn Niết Bàn, trong khoảng 100 đến hơn 200 năm là thời kỳ phân phái của Đại Chúng Bộ, trong khoảng 300 đến 400 năm là thời kỳphân phái của Thượng Tọa Bộ.
Theo sử liệu còn lưu lại thì khoảng 100 năm sau khi đức Phật nhập diệt. Trong Tăng đoàn Phật giáo bắt đầu hình thành các học phái ước chừng đã lên tới 18 hoặc 20. Edward. J. Thomas cho rằng khoảng thời gian ba thế kỉ đầu của đạo Phật được xem là đã phân chia thành 17 hay với phái chánh 18 học phái . Các nguồn tài liệu cung cấp không hoàn toàn giống nhau về tên gọi cũng như về số lượng các học phái. Quan điểm thường được trích dẫn ngày nay liên quan đến các học pháiPhật giáo cho rằng chính sự kiện ly giáo đầu tiên xảy ra khoảng 100 năm sau đức Phật nhập Niết Bàn đã phân chia Tăng già thành hai phái. Thượng tọa bộ (Sthavira) và Đại chúng bộ(Mahàsanghika); sau đó Thượng tọa bộ lần lược phân thành 11 và Đại chúng bộ phân thành 7 học phái.
Học phái thuộc Thượng tọa bộ gồm: Hóa địa bộ (Mahisàsaka), Pháp tạng bộ (Dharmaguptika), Nhất thiết hữu bộ (Sarvaftivafda), Ẩm quang bộ (Kàsàyapiya), Tuyết sơn trú bộ (Haimavata), Kinh lượng bộ (Sautràntika), Độc tử bộ (Vàtsìputrìya), Chánh lượng bộ (Sammitìya), Pháp thượng bộ(Dharmottarìya), Hiền trụ bộ (Bhadraỳaniya) và Mật lâm trú bộ (Sannagàrika).
Học phái thuộc Đại chúng bộ gồm: Khôi sơn bộ (Gokulika), Thi thiết bộ (pannattivàda), Đa văn bộ(Bahusrutìya), Chế đa bộ (Cetiyavàda), Thất thuyết bộ (Ekavyahảika), Đông sơn trú bộ (Purvasaila) và Tây sơn trú bộ (Aparasaila).
Theo tài liệu Tích Lan Dìpavamsa, con số 18 học phái gồm: Thượng tọa bộ, Độc tử bộ, Hóa địa bộ, Pháp thượng bộ, Hiền trụ bộ, Mật lâm trú bộ, Chính lượng bộ, Pháp tạng bộ, Nhất thiết hữu bộ, Ẩm quang bộ, Thuyết chuyển chấp bộ (Sankràntika), Kinh lượng bộ, Đại chúng bộ, Nhất thuyết bộ , Khôi sơn bộ, Thi thiết bộ, Đa văn bộ, Chế đa bộ. Ngoài ra tác phẩm này còn nối đến 6 học pháikhác lần lượt ra đời sau đó, gồm: Hemavatika, Ràjagirika, Siđhattha, Pudda, Apara-selika, và một số học phái Ràjagirika khác
Kinh Viên Giáo Văn Thù Sư Lợi (Manjusripariprcchàsatra) nêu danh sách 18 học phái nối tiếp nhau ra đời từ hai phái gốc là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ, gồm Nhất thiết hữu bộ, Tuyết sơn bộ(Haimavata), Độc tử bộ, Pháp tạng bộ, Ẩm quang bộ, Kinh lượng bộ, Nhất thuyết bộ, Xuất thế bộ(lokottaravafda). Khôi sơn bộ (Gokulika), Đa văn bộ, Chế đa bộ. Đông sơn trú bộ (Purvasaila) và phái Uttarasaila.
Phả hệ do Vinìtadeva và tác giả tập Bhiksu-Varsàgraprcchà cung cấp đề cập 18 học phía xuất pháttừ 4 phái chính là Nhất thiết hữu bộ, Chánh lượng bộ, Đại chúng bộ và Trưởng lão bộ gồm: Căn bản Nhất thiết hữu bộ (Mùla-Sarvàstivàda). Ẩm quang bộ, Hóa địa bộ, Pháp tạng bộ, Đa văn bộ, Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavàda). Kê tận bộ, Bất khả khí bộ (Àvantaka). Độc tử bộ, Đông sơn trú bộ, Tây sơn trú bộ, Tuyết sơn bộ, Xuất thế bộ, Thi thiết bộ, Địa tự trú bộ, Thắng lâm bộ, Vô úy sơnbộ. Cả Bu-ston và sau này Edward J. Thomas đều sử dụng thông tin này trong các công trìnhnghiên cứu của mình . Các học giả André Bareau và N. Dutt có dẫn chứng tài liệu này nhưng có phần dè dặt hơn .
Theo học giả André Bareau, con số các học phái được xác nhận như sau:
Thượng tọa bộ, Đại chúng bộ, Đa văn bộ, Chế đa bộ, Tây sơn trú bộ, Đông sơn trú bộ, Vương sơn trú bộ (Ràjagirika), Nghĩa thành bộ (Siddhàrthika), Nhất thiết hữu bộ, Hóa địa bộ, Ẩm quang bộ, Tuyết sơn bộ, Độc tử bộ, Pháp tạng bộ, Chính lượng bộ, Xuất thế bộ, Pháp thượng bộ, Hiền trụ bộ, Căn bản nhất thiết hữu bộ. Ngoài ra theo Bareau, có 6 học phái khác cũng được nói trong tài liệuNam và Bắc truyền, nhưng sự hiện hữu của chúng không được xác định chắc chắn đó là: Kê dận bộ hay Khôi sơn bộ, Nhất thuyết bộ, Thi thiết bộ, Kinh lượng bộ, Hoàng y bộ (Tàmraràtika) và Mật lâm sơn trú bộ.
Nhìn chung số lượng và tên gọi các học phái do các nguồn tài liệu cung cấp không hòan toàn giống nhau. Tuy nhiên tỷ lệ cao các điểm tương đồng giữa các tài liệu, cho thấy sự nhất trí của các trường phái về sự xuất hiện của phần lớn các học phái, bên cạnh một vài sai khác nhỏ có lẽ do thời điểm được ghi nhận. Học giả André Bareau đã bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu các tài liệu và đi đến kết luận rằng con số từ 20 đến 30 học phái mà các truyền thuyết khác nhau nói đến là không có gì đáng nghi ngờ, và quá trình xuất hiện của chúng kéo dài cho đến thế kỉ thứ IV Tây lịch.
Như vậy lịch sử Phật giáo kể từ 100 năm sau ngày đức Phật nhập Niết Bàn không còn là lịch sửPhật giáo sơ khởi nữa mà là lịch sử các học phái Phật giáo khác nhau.
5. Quá trình hình thành các học phái.
Khoảng thời gian kể từ đức Thích Ca bắt đầu thành lập Tăng già ở Isipatana cho đến khoảng 100 năm sau ngày đức Phật Niết Bàn. Tăng già Phật giáo là một khối thống nhất hoạt động cơ bản dựa trên giáo pháp Giới Luật do chính từ kim khẩu của đức Thích Ca tuyên thuyết, dù rằng mầm mống chia rẽ đã từng nảy sinh trong Tăng chúng bởi mưu toan của Devadatta. Devadatta lôi kéo 500 Tỷ Kheo trẻ ra đi thành lập một giáo hội riêng như được ghi nhận bởi Luật Tạng Pàli, chứng tỏ hiện tượng phân phái đã có từ thời đức Phật còn tại thế. Lý do thất bại của Devadatta được tả khá chi tiết trong thiên Cullavagga thuộc Luật tạng Palì. Kể từ lúc Devadatta mưu toan gây chia rẽ Tăng giàkhông thành công, các tài liệu không ghi nhận thêm sự kiện nào khác tương tự cho đến lúc có sự tranh chấp về Giới Luật nảy sinh giữa Yasa và các Tăng sĩ Vajjì đã dẫn đến sự kiện phân phái đầu tiên trong lịc sử Phật giáo, theo các tài liệu Cullavagga thuộc Luật tạng Palì, hoặc sự bất đồng về năm luận điểm của Đại thiên (Đại thiên ngũ sự) liên quan đến phẩm hạnh A la hán, theo phần lớn các quan điểm Bắc truyền. Nguyên nhân sai khác của sự phân phái đầu tiên do hai nguồn tài liệucung cấp là đề tài tranh luận không dứt giữa các học giả. Tuy nhiên vì lý do gì đi nữa, cả hai nguồn tài liệu đều thống nhất sự kiện ly giáo đầu tiên đã xảy ra trong khoảng thời gian 100-140 năm sau khi đức Phật Niết Bàn và bấy giờ Tăng già chính thức phân thành hai phái chính: Thượng tọa bộ(Sthavira) và Đại chúng bộ (Mahàsanghika)… Kinh Viên Giáo Văn Thù Sư Lợi nói rằng tất cả các lần phân phái đều xảy ra trong thế kỷ thứ nhất sau ngày đức Phật nhập Niết Bàn. Tài liệu này nêu danh sách 18 học phái nối tiếp nhau ra đời từ hai phái gốc là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ.
Thượng tọa bộ lần lượt cho ra đời các phái Nhất thiết hữu bộ, Tuyết sơn bộ, Độc tử bộ, Pháp thượng bộ, Hiền trụ bộ, Chính lượng bộ, Mật lâm trú bộ, Hóa địa bộ, Pháp tạng bộ, Ẩm quang bộ, Kinh lượng bộ.
Đại chúng bộ lần lượt cho ra đời các học phái Nhất thiết hữu bộ, Xuất thế bộ, Khôi sơn bộ, Đa văn bộ, Chế đa bộ, Đông sơn trú bộ và các phái Uttarasaila.
Theo truyền thuyết của Tích Lan lưu giữ trong các tác phẩm Dìpavamsa và Mahàvamsa thì tất cả các lần phân phái đều xảy ra trong thế kỉ thứ II sau đức Phật nhập diệt. Truyền thuyết Chính lượng bộ do Bhayva chủ trương cho rằng lần phân phái thứ nhất xảy ra vào năm 137 sau ngày Phật Niết Bàn. Truyền thuyết Kasmir, tiêu biểu là bản Kinh Sàriputrapariprrchasutra và bộ Luận Samayabhedopara-canacaka của Vasumitra, đặt sự kiện phân phái lần đầu tiên vào năm 100 năm sau Phật diệt độ, thế kỉ thứ II sau Niết Bàn xuất hiện các học phái Nhất thuyết bộ, Xuất thế bộ, Khôi sơn bộ, Đa văn bộ, Thi thiết bộ, Chế đa bộ, Tây sơn trú bộ, Đông sơn trú bộ. Thế kỉ thứ III sau Phật Niết Bàn xuất hiện các học phái Tuyết sơn trú bộ, Nhất thiết hữu bộ, Độc tử bộ, Pháp thượng bộ, Hiều trụ bộ, Chính lượng bộ, Mật lâm sơn trú bộ, Hóa địa bộ, Pháp tạng bộ, Thiện tuế bộ, Ẩm quang bộ. Thế kỉ thứ IV sau Phật Niết Bàn có mặt học phái Kinh lượng bộ.
N. Dutt nêu nhận xét:
“Không nghi ngờ rằng các học phái đã xuất hiện lần lượt, và hình như đã hiện hữu trong tính liên tục khăn khít và có lẽ hầu hêt chúng có thể được xác định niên đại vào khoảng thế kỉ thứ II và thứ III sau ngày Phật Niết Bàn” .
Học giả André Bareau liệt kê tiến trình xuất hiện các học phái theo niên đại như sau:
• Đại chúng bộ: Xuất hiện giữa các năm 100-110 năm sau ngày Phật diệt độ.
• Nhất thiết hữu bộ, Xuất thế bộ và Kê dận bộ: Ra đời thế kỉ thứ II sau Phật diệt độ.
• Độc tử bộ: Xuất hiện khoảng 200 năm sau Phật Niết Bàn.
• Đa văn bộ và Thi thiết bộ: Có mặt khoảng phần tư đầu thế kỉ thứ III sau Phật diệt độ.
• Chế đa bộ: Xuất hiện khoảng cuối thế kỉ thứ III sau Phật Niết Bàn.
• Nhất thiết hữu bộ và Phân biệt chấp bộ: Xuất hiện khoảng giữa thế kỉ thứ III trước Tây lịch.
• Chính lượng bộ, Hiện trụ bộ, Pháp thượng bộ và Mật lâm trú bộ: Ra đời trong khoảng giữa thế kỉ thứ III trước Tây lịch.
• Ẩm quang trú bộ: Ra đời khoảng thấp niên 240-230 trước Tây lịch.
• Hóa địa bộ và Thượng tọa bộ Tích Lan: Xuất hiện khoảng thế kỉ thứ II hoặc thế kỉ thứ I trước Tây lịch.
• Đông sơn trú bộ và Tây sơn trú bộ: Ra đời khoảng thế kỉ thứ I trước Tây lịch, tức vào thế kỉ thứ IV sau Phật diệt độ.
• Pháp tạng bộ: Ra đời sau Hóa địa bộ.
• Kinh lượng bộ: Xuất hiện vào thế kỉ thứ IV sau Phật Niết Bàn hay sớm nhất là khoảng 150 trước Tây lịch.
• Vương sơn trú bộ và Nghĩa thành bộ: Có khoảng thế kỉ thứ III hoặc thứ IV Tây lịch.
• Tuyết sơn bộ: Không xác định rõ.
Giáo đoàn đạo Phật tuy chia nhiều bộ phái, song không phương hại gì đến sự giải thoát. Thuở xưa, đức Thế Tôn đã có dự ký rằng: “Sau khi ta diệt độ, Kinh, Luật của ta chia thành năm bộ, cho đến 18 bộ, danh từ tuy khác nhưng đường lối quy hướng vẫn hợp với cảnh đại Niết bàn. Nếu có ai y theođó mà tu hành, đều sẽ được giải thoát”.
Đức Phật cũng bảo ngài Văn Thù: “Trong đời vị lại, đạo pháp của ta hòa hợp với mọi căn cơ chia thành 20 bộ, làm cho ngôi nhà chánh giáo được vững bền. Trong 20 bộ này, nếu ai y theo tu hành, đều được chứng quả. Ví như nước biển tuy nhiều, song chỉ có một vị; và như người có hai mươi con trẻ, không đứa nào chẳng phải là con mình. Cũng như thế, tam tạng đều bình đẳng không có tạng nào hơn kém. Đây là lời chân thật của Như Lai”.
Sự phân phái là một hiện tượng, vừa mang tính quy luật tự nhiên, là hệ quả tất yếu đối sự phát triển đạo Phật trong suốt chiều dài lịch trên 2500 năm. Xét về mặt tích cực các bộ phái, ta thấy rõ bộ phái Phật giáo đã có những đóng góp to lớn cho nền văn hóa nhân loại nói chung và Ấn Độ nói riêng, nó đã nới lỏng sự khắc khe về hệ thống giai cấp, mở ra cánh cửa phồn vinh cho mọi tầng lớp trong xã hội, đả phá sự mê tín dị đoan, niềm tin mù quán, chủ nghĩa nghi thức; mở rộng tầm suy nghĩ về quần chúng nhân dân cũng như đặt nền móng cho việc cải cách xã hội; truyền bá lời giải thích giáo pháp về đạo đức và bất bạo động và làm cho con người ý thức được giá trị về cuộc sống. Sự phân chia các bộ phái vừa là một bài học lịch sử vừa là một bài học sự thật duyên sinh, trải qua quá trình lâu dài diễn ra khá tự nhiên do nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau, cả nội tại lẫn ngoại tại.
Sự ra đời các bộ phái, không làm cho Phật giáo suy yếu, mà tư tưởng của các bộ phái đóng góp nhiều cho sự nghiệp truyền bá, đem lại nhiều hoạt động phong phú, tác động sâu sắc đối với tinh thần và văn hóa Ấn độ. Thiết lập được vai trò và tư tưởng đặc thù của từng bộ phái nhưng đều mang giáo nghĩa cốt lõi thánh điển Phật giáo là hương vị giải thoát, trở về bản lai tự tánh thanh tịnhcủa mình. Đây là bước ngoặc cho hàng Tăng Ni chúng ta xem như là kim chỉ nam cho sự tu học từ các bộ phái, thích nghi trong mọi hoàn cảnh xã hội địa vị, nhưng vẫn tươi thắm màu vô ưu của mình. Các bộ phái Phật giáo cho đến bây giờ đã có sự ảnh hưởng rất lớn đối với mọi tầng lớp con người, mọi tầng lớp xã hội khác nhau, bao gồm tất cả tầng lớp tri thức, chính trị, nông dân, công nhân, giai cấp trung và thượng lưu.
- Tag :
- Thích Đồng Quảng