Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nghiệp Cần Được Hiểu Như Thế Nào?

01 Tháng Giêng 202417:34(Xem: 937)
Nghiệp Cần Được Hiểu Như Thế Nào?
Nghiệp Cần Được Hiểu Như Thế Nào? 

Hằng Như


kiep sau

Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này. 

Theo đó, hầu hết mọi người đều chấp nhậnnghiệp như là một định nghiệp hơn là một năng lượng hành hoạt của tâm thức. Họ thường nói “tôi khổ là do nghiệp của tôi” như thể nghiệp quá khứ hoàn toàn thống trị đời sống hiện tại và cả tương lai của mình. Nếu vậy, Đức Phật chẳng thể đóng góp được gì đối với việc chuyển hóa khổ đau của mỗi người. Sự thật, sự đóng góp của Đức Phậtvà đạo Phật cho nhân gian này quá lớn lao, trong đó có sự đóng góp của học thuyết về nghiệp. Do vậy, ta cần nhìn lại để xác định đâu là ý nghĩa đích thực của giáo lý nghiệp theo lời Phật dạy.

Nghiệp thường được hiểu theo khái niệm “nông nghiệp”

Vốn chịu ảnh hưởng lâu đời về văn hóa nông nghiệp, những người tin vào nghiệp dễ dàng chấp nhận những gì ta đang là và đang có trong hiện tại HOÀN TOÀN phụ thuộc vào những gì ta đã gieo tạo trong quá khứ. Nếu chúng ta bị ai lừa dối gạt lường thì cứ nghĩ rằng trong quá khứ, mình đã gieo hạt giống xấu, mình đã từng dối gạt người khác. Vẫn biết một điều rõ ràng là những gì ta gieo trong hiện tạichắc chắn ta sẽ gặt kết quả trong tương lai. Thế nhưng, không thể nhìn vào một sự kiện, một hiện tượng mà vội quy kết một cách đơn giản như vậy là chưa chính xácLuật nhân quảnghiệp báo không diễn ra trên không gian phẳng và những gì ta nhận lấy không đơn thuần là kết quả của phép tính cộng từ một vụ mùa sau khi gieo giống một thời gian, như người ta thường nói:

Rằng ai muốn biết nhân xưa,
Hãy xem hoàn cảnh bây giờ chịu đây.
Muốn biết quả báo sau này,
Xem điều tội phước ta nay đang làm.

Cách hiểu nghiệp theo tư duy “nông nghiệp” có gì không ổn?

Nếu nói rằng ta gặt những gì đã gieo, có lúc ta thấy nhiều lúc dường như trái ngược với những gì ta chứng kiến và trải nghiệm trong cuộc sống. Ta hành động với tâm lành, ví dụ ta biếu vài đồng tiền lẻ để vào bát của một người đi xin và đó là tất cả những gì ta có trong lúc ấy với trọn tâm lành, người ấy quay lại mắng ta “nhìn người sáng sủa bảnh bao vậy mà sao keo thế, có mấy đồng tiền lẻ thôi à?”. Ta thường xuyên chứng kiến những đồng nghiệp của mình không chu toàn công việc cơ quanlợi dụng thời gian làm việc để gõ tin, tán gẫu bạn bè, năng lực làm việc kém, ấy thế mà khéo sống và biết thời biết thế một chút là nhanh chóng được thăng quan tiến chức. Một người tôi quen có mẹ mắc bệnh ung thư ở giai đoạn cuối, sự sống đang đếm bằng ngày, vừa gởi tin tâm sự với những dòng tin đầy tâm trạng não nề  “cô ơi, mẹ con trước giờ ăn ở hiền lành, chân chất, không tham lam, không thủ đoạn, cũng hay giúp đỡ người và được nhiều người yêu thương, tại sao cuối đời lại phải chịu nhiều đau đớn trong nước mắt như vậy?” Bao chuyện “ngược đời” như thế cứ diễn ra trước mắt, người xấu ác thì giàu có sung sướng, trong khi đó, những gì tồi tệ nhất lại đến với người tốt khiến tâm ta dao độngchao đảo và bắt đầu nghi ngờ về nhân quả. Liệu có cái gọi là “ở hiền, gặp lành” trong đời này không?

Làm sao để giải thích sự “trái ngang” có vẻ như không theo một quy luật nào cả thế này, trong khi đó, những gì ta biết về nhân quả là một quy luật? Vấn đề là ở chỗ, nếu ta nhìn sự vận hành của luật nhân quả theo kiểu “nông nghiệp”, thì yếu tố thời gian mang tính quyết định từ khi gieo nhân đến lúc hái quảHạt giống xuống đất, sau một thời gian nhất định, ta thu hoạch vụ mùa. Ta cũng nghĩ rằng khi tạo tác một hành động thiện ác nào đó, sau một thời gian NHẤT ĐỊNH ta tự QUY ĐỊNH theo cảm tính của mình, ta mong có được kết quả. Nếu chưa thấy có kết quả, ta vội nghi ngờ có điều “không ổn” với luật nhân quả, tệ hơn nữa là kết nhận luật nhân quả không đúng hoặc không có mặt để chi phối hành động và kết quả hành động như Đức Phật đã dạy.

Tất nhiên từ nhân đến quả cần có thời gian, nhưng thời gian vẫn chưa phải là yếu tố duy nhất, lại không phải là thời gian cố định, nhất định và tự ta quy định một cách tùy tiện mà được. Chúng ta tự hạn định “thời gian bảo hành” cho luật nhân quả là CHỈ Ở ĐỜI NÀY, nhưng thực tế không đơn giảnnhư vậy. Nhiều điều trong cuộc sống không thể giải thích và giải quyết được nếu chỉ căn cứ vàomỗi một yếu tố thời gian trong tiến trình vận hành của nhân quả hạn cuộc chỉ trong kiếp sống này. Ví dụ, tại sao một em bé sơ sinh qua đời? Nếu chỉ đóng khung trong kiếp sống này, em làm gì nên tội? Em chưa đủ thời gian để cơ thể học cách tiêu hóa những giọt sữa mẹ đầu đời nữa mà, em đã làm điều gì ác chứ? Đến cuộc đời này rồi ra đi chóng vánh chưa hẳn đã là điều không tốt, nếu chúng sanh ấy, chỉ “ghé qua” cõi người trong giây lát rồi đi về cảnh giới thiện lành hơn thì sao? Đừng vội gán chữ “nghiệp” vào một phân đoạn nào đó của một con người khi những gì chúng tabiết chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Vậy Đức Phật thật sự nói về giáo lý nghiệp là gì?

Nghiệp là tác ý

Thay vì cứ chăm chăm nhìn nghiệp là kết quả của hành động tạo tác trong quá khứĐức Phậtchuyển hướng, mở ra cho chúng ta một lối nhìn mới vào giáo lý nghiệp. Ngài nhấn mạnh, nghiệp là tác ý. Hành động nào do tâm ý làm động cơ - ở mức độ ý thức cũng như ở tầng sâu hơn của tiềm thức và vô thức - đều tác thành nghiệp. Câu kinh có thể gọi là “tuyên ngôn” về giáo lý nghiệp được trích dẫn nhiều nhất là: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy” (Tăng chi bộ kinhchương Năm, phẩm VI, kinh số 57 : Sự kiện cần phải quán ; Tăng chi bộ kinhchương Năm, phẩm XVII, kinh số 161: Trừ khử hiềm hận). Khái niệm nghiệp được hiểu là hành động thiện ác và quả báo tương ứng vốn đã có trong truyền thống Bà-la-môn từ lâu rồi, cái mới của Đức Phật là chỉ ra tầm quan trọng của tâm ý với vai trò động cơ và động lực trong quá trình tạo nên hành động ấy, chứ không phải bản thân hành động. Nói cách khác, Đức Phật đặt tầm quan trọng của người chỉ huylãnh đạo và điều động chứ không phải người thực hiện công việc.

Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng suy tư là nghiệp; sau khi suy tư, tạo nghiệp về thân, về lời, về ý”. (Tăng chi bộ kinh, chương VI, phẩm VI, kinh số 63). Trong ba loại thân nghiệpkhẩu nghiệp và ý nghiệp thì ý nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất (Trung bộ  kinh số 56: Kinh Ưu-bà-ly). Chính tầm quan trọng của tâm trong quá trình tạo nghiệp nên Đức Phật dạy Rahula hãy luôn luôn phản tỉnhtrước khi làm một nghiệp nào đó về thân, khẩu hay ý. Ngài nói “này Rahula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành khẩu nghiệp. Sau khi phản tỉnhnhiều lần, hãy hành ý nghiệp.[…] Hành động nào có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ, ta nên tránh” (Trung bộ kinh số 61: Kinh Giáo giới Rahula).

Viêc gi cũng do tâm dẫn đầu, tâm điều khiển, tâm tạo. Nếu một người nào đó nói hay hành động với tâm ô nhiễm, khổ đau sẽ đi theo như bánh xe đi theo chân con vật kéo xe. (Pháp cú kệ số 1)

Viêc gi cũng do tâm dẫn đầu, tâm điều khiển, tâm tạo. Nếu một người nào đó nói hay hành động với tâm thanh tịnhhạnh phúc sẽ theo sau như bóng không rời hình.(Pháp cú kệ số 2)

Tác ý là nghiệp được Đức Phật nhắc đi nhắc lại vô số lần trong các bài giảng của Ngài được ghi lại trong kinh điển, đủ biết đây là ý nghĩa nòng cốt nhất của giáo lý nghiệp trong hệ thống giáo lý của Ngài. Nếu ta hành động về thân, miệng và ý với chủ tâm càng bất thiện, như tham, sân và si, chính bản thân mình càng chịu nhiều độc hại, khổ đau, bất kể những gì đến với mình từ bên ngoài. Nếu ta hành động với chủ tâm thiện, như từ bi và trí tuệ, tâm ta được mạnh mẽ, bao dung hơn, kiên nhẫnhơn và nhờ đó, ít bị tổn thương hơn, tâm an lạcthảnh thơihạnh phúc, bất kể những gì xảy đến với mình từ con người và môi trường bên ngoài.

Có khi người ác có thể may mắn và giàu có

Đức Phật chú trọng vào vai trò của chủ ýchỉ đạo và thủ lĩnh của tâm ý hơn là hành động và các tình huống bên ngoài, điều này mở ra cho chúng ta một lối nhìn mới, nhận thức rõ rằng, không hẳn sống thiện gặp thiện lành, mà người ác có thể may mắngiàu có. Đúng vậy, với thủ đoạnlọc lừa, với xảo trá điêu ngoa, với cách sống chụp giựt, những người này có thể làm giàu không chính đángmột cách dễ dàng. Thế nhưng, dù sống với khối tài sản lớn, quyền thế lớn, tâm hồn họ không lúc nào được thanh thảnhạnh phúc an vui mà bao khổ đau, lo sợ, bất an vây bủa. Đó là chưa kể quả báo tương ứng từ những hành nghiệp ấy, chắc chắn sẽ đến và khi nào đến, chỉ là vấn đề thời gianmà thôi.

Điều này cũng có nghĩa khi ta hành động với chủ tâm thiện lành, không có nghĩa ta tránh được những tai ươngrủi ro, khó khăn trong cuộc sống ngay tức thời, nhưng có một điều chắc chắn rằng, dù bất cứ điều gì đến với mình, tâm ta thanh thản, nhẹ nhàng và an ổn. Còn quả báo tốt đẹp từ nhân thiện lành, không cầu cũng đến khi đúng thời điểm của nó. Khi tâm ý thiện lành làm động cơ cho các tạo tác về thân, miệng và ý, ta có nội lực nhiều hơn, vững chãi hơn để duy trì tâm ở trạng thái cân bằng, ít chao đảo, nhờ đó tâm bình thản và không hao tốn năng lượng để kềm chế và làm lặng đi những xung động trong tâm thức. Tâm an ổn là tâm tự tạihạnh phúc, an vui. Vậy mới biết khổ vui là trạng thái chủ quan của tâm chứ không phải do hoàn cảnh đem lại. Giàu cótài sản nhiều chưa hẳn là hạnh phúc và nghèo nàn chưa chắc đã là khổ!

Nghiệp khởi từ tâm, tức là từ nhận thức và hành động nơi mỗi con người, chứ không phải do sự vận hành của các quy luật khách quan diễn ra ở thế giới bên ngoài. Đến đây, ta dễ dàng chấp nhận, bệnh không phải là kết quả của một nghiệp xấu nào đó ta đã gieo trong quá khứ. Là con người, như mọi sanh linh khác, ta già đi, đau đớn trong bệnh tật và kết thúc một giai đoạn sống bằng cái chết. Bệnh là một phần của sự sống, là sự thay đổi, già nua của thân ngũ uẩn vật lý này. Chết cũng là một phần sự sống, là bản lề giữa kiếp sống này và kiếp sống khác, có gì xấu ở đây mà quy cho nó là kết quả của một nghiệp xấu ác? Bệnh, chết, dù xảy ra ở thời điểm nào trong cuộc đời mình, cũng không phải là nghiệp xấu; phản ứng tiêu cực, kháng cự và không chấp nhận những sự thật khách quan này mới là đang tạo nghiệp xấu. Ta không có quyền chọn lựa không già, không bệnh, không chết. Điều ta chọn lựa một cách khôn ngoan là thái độ ta đón nhận những sự thật này như thế nào để thân bệnh mà tâm không bệnh, thân mất mà tâm tiếp nối chuyển giao nhẹ nhàng từ kiếp này sang kiếp khác. Thay vì kháng cự, ta thỏa hiệpthuận theo; thay vì oán trách và muốn nó khác đi, ta nên khách quan nhìn nó là một quy luật đi ngang qua mọi sự vật hiện tượng, trong đó có bản thânmình, cuộc sống mình cũng như cuộc sống bao người thân quanh ta.

Các định luật nhân quả

Trong các bản luận tạng, sớ giải các kinh như Sớ giải kinh Trường bộ (chú giải kinh Đại bổn), Sớ giải bộ pháp tụ (chú giải Pháp tập luận), Nhập A-tỳ-đạt-ma luận (tóm tắt A-tỳ-đạt-ma), các luận sưcho rằng, Đức Phật không chỉ dạy định luật nhân quả mà còn nói định luật này rất chi tiếtrõ ràngvề sự thể hiện ở các cấp độ khác nhau vận hành trong vũ trụ.

Cấp độ căn bản và đơn giản nhất là định luật vật lý (Utu Niyāma), liên quan đến tiến trình của những sự vật vô cơ, các hiện tượng vật lý như thời tiết, mưa, gió, nóng, lạnh. Ví dụ trời mưa thì lạnh, nắng thì nóng cũng là một dạng thức sơ đẳng của nhân quả. Những thiên tai như bão lụt… không phải là quy luật của nghiệp báo. Khoa học có các môn học nghiên cứu về quy luật nhân quảnày như vật lý, hóa học hoặc khí tượng học.

Định luật nhân quả thứ hai là định luật chủng tử (Bīja Niyāma). Đây là định luật nhân quả vật lýtrong tiến trình phát triển của những sinh vật hữu cơ có mầm sống và có cấu trúc cơ thể phức tạphơn, thấp nhất là cây cỏ. Do định luật này thì mầm nào sanh giống đó. Cây lúa do hạt lúa mà có, hạt xoài nảy mầm phát triển thành cây xoài. Đây cũng là một định luật nhân-quả nhưng hoàn toànkhông phải quy luật của nghiệp báoMôn sinh học chuyên nghiên cứu về quy luật nhân quả ở cấp độ này.

Định luật tâm lý (Citta Niyāma) là định luật nhân quả về tâm, tâm lý như ý niệm, ý tưởng, tưởng tượng, hồi ức, trí nhớtư tưởngtrực giác và những kết quả tương ứng. Những trạng thái tâm lý, những diễn biến tâm lý nội tâm theo trình tự nhân quả tương quan đưa đến phán đoánnhận thứcsuy luậnchi phối sinh hoạt hữu thức hay vô thức của con người đều thuộc phạm vi của định luậtnày.

Một định luật nhân quả chi phối con người ở phương diện xã hội và đạo đức là định luậtnghiệp (Kamma Niyāma). Mỗi người đều có những trải nghiệm sinh động về quy luật nhân quả này: nếu tác ý thiện, thì kết quả tương ứng là thiện, nếu tác ý ác, kết quả tương ứng là ác. Đức Phậtdạy, “tác ý là nghiệp và nghiệp được thể hiện qua ba phương diệný nghĩlời nói và hành động” (Tăng chi bộ kinh, chương VI, phẩm VI, kinh số 63). Như vậy, chủ ý của tâm là yếu tố quyết địnhtrong cơ chế vận hành của quy luật này. Tự kiểm chứng lại những trải nghiệm của bản thân, ta thấy: Khi tâm tác ý thiện thì thân tâm thư thái nhẹ nhàng, an vui…., khi các tâm sở bất thiện có mặt thì thân tâm ta nặng nề, bất annóng nảy, trì trệ, bối rối, bất an….

Định luật quy pháp (Dhamma Niyāma) là định luật nhân quả bao quát và toàn triệt nhất về sự vận hành của vạn pháp trong thế giới hữu viĐịnh luật này bao gồm tất cả các quy luật vận hành của thế giới tự nhiên và xã hội. Mọi pháp hữu vi đều thay đổi, đều mang tính cấu thành không có chủ thể và cùng nương nhau tồn tại trong mối liên hệ duyên sinh: do cái này có, nên cái kia có; do cái này không, nên cái kia không. Do cấu thành, nên vạn pháp thay đổi; do thay đổi, mà không có một thực thể cố định. Do thay đổi là bản chất, ai cố chấp cho là thường còn là tự chuốc lấy khổ đau…

Như vậy, về phương diện đạo đức và luân lý xã hội, trong năm quy luật nhân quả trên, con ngườichỉ có thể can thiệp vào định luật nghiệp. Với chủ tâm, động cơ và động lực con người đặt vào trong hành động mà kết quả tương ứng được tạo thành. Trên hành tinh này chỉ có con người mới có khả năng tự định hình trong tâm về hành động mình sắp làm một cách có ý thức đầy đủ để đưa đến kết quả mình có thể dự liệu được, nên Đức Phật gọi con người là loài tối thắng giữa các loài hai chân. Định luật nghiệp mở ra một không gian thoáng đãng cho chúng ta phản ứng, tự sắp xếp, điều chỉnh những tập khí của thân, miệng và ý. Cái quý giá nhất của đời sống con người là tiềm năng của mỗi cá thể mà chính bản thân người ấy cũng không thể hiểu hết. Như vậy, định luậtnghiệp là cơ chế nhân quả vận hành từ trong tâm ra đến thân, từ phương diện đạo đức đến xã hội, đã được Đức Phật chỉ ra và nhấn mạnhChính định luật này mở ra cơ hội cho mỗi người chúng taphát huy tối đa tuệ quán của mình đến mức cao nhất và tất nhiên là chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc đời mình.

Thay lời kết

Trong năm định luật trên, đã có bốn định luật xảy ra theo tiến trình nhân quả khách quan chứ không theo nghiệp báo ứng tùy vào sự tác ý chủ quan trong tâm thức con người. Những hành động và phản ứng tâm lý có ý thức, mang tính đạo đứcluân lý (thiện-ác, tốt-xấu…), những quyết định, những chủ đích, những hành động có đầu tư ý chí của mỗi cá nhân mới tạo ra sự báo ứng của nghiệp. Như vậy, chúng ta cần hiểu và phân biệt rõ đâu là nhân quả khách quan, đâu là nghiệp báochủ quanPhạm vi của các định luật nhân quả khách quan rất rộng lớn. Nếu chúng ta không thấu triệt dễ sinh ra ngộ nhận, cái gì cũng đổ thừa cho nghiệp thì không chính xác, lại tạo tâm lý nặng nề khi nghi ngờ về giáo lý nghiệp mà mất phương hướng và động cơ để chuyển hóa trong cuộc sống.

Nếu nói rằng tất cả mọi thứ đều là nghiệp của mình nghĩa là ta đơn giản hóa cuộc sống sinh độngnày thành một màu đơn điệu trên một trục nhân-quả diễn ra trên mặt phẳng của không gian có thể quan sát và thời gian có thể tính đếm mà thôi. Làm như vậy, ta đồng thời “vô hiệu hóa” các định luậtnhân quả khách quan của vật lýchủng tửvạn pháp và tâm lý mà chỉ thấy sự vận hành của mỗi một định luật nhân quả của nghiệp mà thôi. Thật ra, quy luật của nghiệp nhân và nghiệp quả chỉ là một trong năm định luật tác độngvận hành vạn pháp trong vũ trụNhận ra điều này, ta dễ dàng hiểu rằng một sự kiệnhiện tượng, sự việc nào đó chỉ là kết quả của một số nguyên nhân và các duyên (điều kiện) ở phương diện vật lý thôi chứ chưa hẳn đó là quả của nghiệp. Ta cũng không mơ hồ nghĩ hay tin rằng, bằng cách cho đi tài vật, ta sẽ giàu sangsung túc của cải trong tương lai, trong khi động cơ của hành động mới là chủ nhân tạo nghiệp. Đừng quan tâm đến cái bóng cây nghiêng mà ta phải nỗ lực sửa cái cây cho thẳng. Nhận rõ điều này, với chánh niệm tỉnh giác, ta dùng phương pháp thế như bài kinh An trú tầm (Trung bộ kinh số 20) diễn tả bằng hình ảnh một người thợ mộc dùng cái nêm này để đánh bật một cái nêm khác ra, ta “lọc máu” cho tâm, thay tham, sân, si bằng từ, bi, hỷ, xả để đưa nguồn năng lượng tươi mát này vào trong mỗi tác ý của hành động thuộc về thân, miệng và ý, chắc chắc những chủ tâm thiện lành này sẽ quyết định ta là con người như thế nào mà không cần quan tâm tạo nghiệp gì để được giàu sang sung sướng.

Quá trình “lọc máu cho tâm” mới chính là hành trình tạo nghiệp thiện của mình vậy! 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3321)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm, không chú trọng cho việc làm này...
(Xem: 4704)
Phật tại thế thời ngã trầm luân, Kim đắc nhân thân Phật diệt độ, Áo não tự thân đa nghiệp chướng, Bất kiến Như Lai kim sắc thân.
(Xem: 3556)
Có những bài tán nghe qua là hiểu liền nội dung; nhưng cũng có những bài tán rất khó hiểu, không biết lý do vì sao? Trong đó có bài tán “Chiên Đàn” là một.
(Xem: 7400)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên.
(Xem: 4580)
Nhà nghiên cứu phật học K.SCHMIDT1 đã có lần nêu lên những điểm tương đồng giữa tri thức luận của Kant và của Phật học,
(Xem: 4619)
Theo đức Phật, vũ trụ không có khởi nguyên, không có tận cùng và khoảng không vũ trụ vốn vô tận, gồm vô số thế giới như cát sông Hằng (Gangânadivâlukopama).
(Xem: 7443)
Phàm tất cả vạn pháp, vạn hữu trong vũ trụ được sanh ra và có mặt trên thế gian này đều có nguyên nhân, nguyên do đầu mối của nó.
(Xem: 3032)
Chữ khám phá ở đây rất chính xác. Không có sự truyền giáo của đạo Phật đến người Tây phương. Và, tuy người Âu châu khám phá đạo Phật rất trễ, nhưng đó là sự khám phá vô cùng lý thú.
(Xem: 12390)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 4043)
“Nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa” là một đề tài có phạm trù không rộng lắm, nên ít có người khảo sát và nguồn tư liệu về nó cũng rất hạn chế.
(Xem: 3865)
Những gợi ý dưới đây có thể giúp chúng ta lĩnh hội được ý nghĩa thâm sâu, khó hiểu của kinh một cách hiệu quả, đồng thời giữ gìn sự trung thực với nội dung của ý kinh.
(Xem: 4296)
Giải thoát nghĩa là cởi mở những dây ràng buộc mình vào một hoàn cảnh đau khổ nghịch ý.
(Xem: 3753)
Trong hệ thống kinh tạng Đại thừa, Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng và phổ biến nhất.
(Xem: 5124)
Niết-bàn (Nirvana, Nibbana) là khái niệm của Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhậnThượng Đế, có thần, có linh hồn trường cửu.
(Xem: 6809)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 4074)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay. Ví như ngài Huyền Trang ngày xưa tuyển dịch nhiều bài Tâm kinh như thế này để ...
(Xem: 4205)
Như Lai ngài đã du hành Đạo lộ tối thắng vượt trên các ca tụng Nhưng với tâm tôn kínhhoan hỷ Tôi sẽ ca tụng Đấng vượt trên ca tụng.
(Xem: 5435)
Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 3877)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả
(Xem: 4626)
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia.
(Xem: 3622)
Sống chếtvấn đề lớn nhất của đời người. Trong đạo Phật, chữ sanh tử (sống chết) là một từ được nhắc đến thuộc loại nhiều nhất
(Xem: 4017)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương.
(Xem: 4475)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian như mặt trời phá tan màn đêm u tối. Giáo pháp của Ngài đã mang lại những giá trị phổ quát cho...
(Xem: 5481)
Khái niệm Niết-Bàn không phải là sản phẩm bắt nguồn từ Phật Giáo, mà nó đã xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch.
(Xem: 3917)
Quán Thế Âm tiếng Sanskrit là Avalokitésvara. Thuật ngữ Avalokitésvara vốn bắt nguồn từ hai chữ Avalokita và isvara
(Xem: 4008)
Trong khi thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, chiến tranh, khủng bố, thù hận diễn ra khắp nơi, mâu thuẩn chính trị, kinh tế, và văn hóa luôn là vấn đề nan giải.
(Xem: 3938)
Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
(Xem: 4907)
Thiên Trúc (天竺) là tên mà người Trung Quốc thường gọi cho Ấn Độ cổ đại. Nó cũng được dịch “Trung tâm của cõi trời”, (nghĩa là trung tâm tinh thần);
(Xem: 4578)
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
(Xem: 4329)
Đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Hiện tại chúng ta sống trong thời đại gọi là “Mạt Pháp”, trong đó ta không thể nào thấy Đức Phật thực sự được nữa.
(Xem: 3921)
Pháp thân của chư Phật, là muốn nhấn mạnh đến loại pháp thân không còn ẩn tàng trong thân ngũ uẩn như pháp thân của chúng sinh.
(Xem: 4731)
Giáo lý Tam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừaTrung QuốcNhật Bản chấp nhận hiện nay
(Xem: 4278)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau.
(Xem: 6209)
Ngày nay, chúng ta thấy hầu hết các ảnh, tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều được tạo hình có tóc, điều này khiến
(Xem: 4653)
“Chiếc đồng hồ của tôi không đánh số 1 đến 12 mà chỉ có ‘now’, ‘now’, ‘now’ để nhắc nhở rằng ta đang sống”,
(Xem: 5015)
Trong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ).
(Xem: 4260)
Về tiểu sửcông nghiệp của Huyền Trang (602-664) chúng ta đã có phần viết riêng trong phần phụ lục của sách Kinh Phật
(Xem: 4917)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới...
(Xem: 5762)
Khi Bồ-tát Long Thọ nói “bất sanh bất diệt” thì hẳn nhiên trước đó phải có cái gì đó có sanh và diệt.
(Xem: 3759)
Trong nghĩa đơn giản nhất, tu Hạnh Bồ Tát là những người ra sức hoằng pháp và không muốn Chánh pháp bị đoạn đứt, bất kể người này có thọ giới Bồ Tát hay không.
(Xem: 4110)
Bài viết này sẽ khảo sát về Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay.
(Xem: 4662)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa.
(Xem: 5362)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta.
(Xem: 3206)
Thiền học là một môn học nhằm mục đích đào luyện trí tuệ để được giác ngộgiải thoát sanh tử mong đạt đến niết bàn tịch tịnh
(Xem: 4834)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài
(Xem: 4634)
Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen
(Xem: 4368)
Phật giáo Đại thừa có cách nhìn nhận mới về đức Phật và lời dạy của ngài.
(Xem: 4813)
Đức Phật Thích Ca là một đức Phật lịch sử xuất hiện giữa thế gian để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc giải thoát.
(Xem: 4597)
Con người được sanh ra từ đâu là một nghi vấn vô cùng nan giải cho tất cả mọi giới và mãi cho đến thế kỷ 21 này vấn đề con người vẫn còn phức tạp chưa được ai minh chứng cụ thể.
(Xem: 4676)
Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia.
(Xem: 7344)
Cuộc sống biến đổi không ngừng, mỗi một thời gian, mỗi một thế hệ có cách sống và nghĩ suy ứng xử có khác nhau.
(Xem: 5297)
Trước hết, thời gian vật lý là khách quan và tồn tại bên ngoài tâm trí con người và là một phần của thế giới tự nhiên, thứ hai, thời gian tâm lý chủ quan và có sự tồn tại phụ thuộc vào ý thức.
(Xem: 5088)
Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình.
(Xem: 4675)
Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.
(Xem: 5685)
Ngạ quỷ nghe kinh là một trong những đề tài khá quen thuộc trong kinh Phật. Người phàm thì không ai thấy loài ngạ quỷ, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
(Xem: 5359)
Từ thế kỷ trước, người ta đã tìm được rải rác các thủ cảo (manuscripts) kinh Phật cổ xưa nhất viết bằng văn tự Kharosthi chôn ở các di tích Phật giáo ở Gandhāra, Bắc Afghanistan.
(Xem: 4241)
Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm trước của Phật Giáo và văn bản cổ này đã giúp cho chúng ta ...
(Xem: 6096)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 4794)
Trước hết xin giới thiệu sơ lược những nét chính của hai bộ kinh Đại thừa lớn ở Ấn Độ mà chúng đã trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo Đông Á.
(Xem: 4937)
Từ khi Đức Như Lai Thế Tôn thị hiện cho đến hiện tại là 2019, theo dòng thời gian tính đếm của thế nhân thì cũng đã gần 2600 năm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant