Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp

22 Tháng Hai 201100:00(Xem: 15303)
Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp

MƯỜI VỊ ĐỆ TỬ LỚN CỦA PHẬT 
Nguyên tác Hán Văn: Tinh Vân Pháp Sư - Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
biên soạn phần Phụ Lục - Hiệu đính: Nữ Cư Sĩ Tịnh Kiên
Chùa Liên Hoa, Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County xuất bản 2005

PHỤ LỤC
(Do cư sĩ Hạnh Cơ biên soạn thêm)

Tôn giả ƯU LÂU TẦN LOA CA DIẾP

(Uruvilva Kasyapa - Uruvela Kassapa)

(Vị đạoBà la môn tiếng tăm lừng lẫy đầu tiên đã xuất gia theo Phật, từng được xem là vị lãnh chúng số một của tăng đoàn)

 

Khi thấy sáu mươi vị đệ tử tì kheo đầu tiên tại vườn Lộc Uyển đã đạt đến chỗ viên mãn về trí tuệ cũng như đạo hạnh và khả năng hành đạo, đức Phật đã phái các ngài lên đường hành hóa, hoằng truyền đạo giải thoát cho tất cả mọi người. Sau đó, Ngài giao trách nhiệm trông coi đạo tràng Lộc Uyển lại cho tôn giả Kiều Trần Như, rồi một mình ra đi, hướng về thành Vương Xá, kinh đô của vương quốc Ma Kiệt Đà. Trên đường đi, Ngài đã ghé lại thôn Ưu Lâu Tần Loa (Uruvilva - Uruvela) để thăm cây bồ đề sông Ni Liên Thuyền (Nairanjana - Neranjara), nơi đó, gần một năm trước đây, Ngài đã đạt thành đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Lúc bấy giờ, tại thôn Ưu Lâu Tần Loa, bên bờ sông Ni Liên, có một đạo sĩ Bà la môn khổ hạnh đang cư trú hành đạo, tên là Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp. Đó là một đạo sĩ lỗi lạc, tinh thông kinh điển Phệ Đà, đức hạnh trọn vẹn, tiếng tăng lừng lẫy, dân chúng khắp các vùng lân cận, cả đến vua quan ở kinh thành Vương Xá, đều kính nể, tôn sùng. Số đệ tử theo ông tu học có đến năm trăm người. Vì ông hành đạo ở thôn Ưu Lâu Tần Loa, nên có tên như trên. Đoàn sa môn này không cạo đầu như các sa môn khác, mà búi tóc cao trên đầu. Họ thờ Thần Lửa; vì theo họ thì Lửa chính là bản chất uyên nguyên của vũ trụ. Lửa là ánh sáng, Lửa là sự sống, Lửa là nguồn gốc sinh ra vạn vật. Lửa chính là Phạm Thiên (Brahma). Theo dân chúng trong vùng cho biết, vị đạo sĩ này và đồ chúng của ông đã đến đây sau khi đức Phật rời khỏi bồ đề đạo tràng vài tháng.

Vì muốn hóa độ cho đoàn sa môn này, đức Phật đã đến thăm hỏi và đàm đạo với sa môn Ca Diếp. Qua buổi đàm đạo đầu tiên, Phật nhận thấy sa môn Ca Diếp quả là một người thông tuệ, phẩm hạnh hơn người, công phu tu tập thật vững vàng, có trình độ chứng đắc, dù không cao lắm. Sa môn Ca Diếp khi mới trông thấy Phật thì có vẻ tự đắc, nghĩ rằng, sa môn Cồ Đàm tuổi còn quá trẻ thì làm sao có sự hiểu biết, đạo hạnhchứng đắc bằng mình, nhưng chỉ qua buổi đàm đạo đầu tiên thì thái độ của ông đối với Phật khác hẳn. Ông nhận thấy, sa môn Cồ Đàm tuy trẻ tuổi hơn mình rất nhiều, nhưng đạo phong uy nghiêm, sự hiểu biết uyên bác, từ kinh điển Phệ Đà đến các môn học trứ danh của các giáo sĩ Bà la môn, Ngài đều thông thạo. Ông tự thấy mình còn kém xa đức Phật. Ông cảm thấy kính mến Phật thật sâu xa, bởi vậy, ông đã mời Phật ở lại với ông một thời gian, và tiếp đãi Phật như một vị thượng khách.

Nơi đạo tràng này có một ngôi điện thờ Thần Lửa. Đêm đầu tiên ở lại đây, đức Phật đã ngỏ ý muốn được nghỉ đêm trong điện này. Sa môn Ca Diếp tỏ vẻ ái ngại, vì có một con rắn rất lớn chui vào ẩn núp trong ấy từ mấy ngày qua, rất nguy hiểm cho Phật, nhưng Ngài đã nhất quyết, nên ông phải để Ngài tùy tiện. Quả thật, trong đêm, Ngài trông thấy một con rắn to lớn nằm khoanh tròn giữa phòng. Với lòng từ bi, Ngài đã điều phục được con rắn bò ra khỏi phòng êm thắm, và bỏ vào rừng mất dạng. Sự việc ấy càng làm cho ông và đồ chúng của ông nể phục đức Phật.

Những lần đàm đạo kế tiếp giữa sa môn Ca Diếpđức Phật thật gay go và cũng thật thú vị. Ông nói lên những lí thuyết vững chắc về bản chất của Lửa và về lễ nghi cúng tế trong phép thờ Thần Lửa. Đức Phật dùng những lí lẽ chân thật để bác bỏ quan niệm cho rằng Lửa là bản chất uyên nguyên của vũ trụ. Sau đó Phật lại giảng giải những giáo pháp duyên sinh, vô ngã, vô thường, bốn sự thật, để đưa ông thẳng vào con đường giải thoát. Tất cả những câu chất vấn thẳng thắn nhứng hóc búa của ông đều được Phật trả lời thỏa đáng, khiến cho tâm ông mỗi lúc mỗi sáng tỏ hơn, bao nhiêu đám mây nghi hoặc đều tan biến. Qua những buổi pháp đàm ấy, và qua sự quan sát dung nghi của Phật trong mấy ngày qua ông đã thấy được tầm vóc vĩ đại của trí tuệ cũng như đạo hạnh của Ngài. Ông cũng thấy rõ, những gì đức Phật đã nói ra đều phát xuất từ những kinh nghiệm thực chứng chứ không phải từ những suy tư, lí luận.

Cuối cùng, với quyết tâm giúp ông phá vỡ tà kiến ngoại đạo, đức Phật đã dùng một câu chuyện thí dụ về một người muốn qua bên kia sông mà không chịu lội, không chịu bơi, cũng không chịu dùng thuyền; mà chỉ ngồi ở bên này cúng tế, cầu nguyện, van xin bờ bên kia sang tới bờ bên này để mình bước lên. Phật hỏi:

- Này hiền giả Ca Diếp! Hiền giả nghĩ thế nào về người ấy?

- Tôi thấy rằng, đó là một người không thực tế. Sa môn Ca Diếp trả lời.

- Cũng như vậy đó, hiền giả Ca Diếp! Nếu không nổ lực quán chiếutu tập để diệt trừ phiền não, vô minh, thì ta không thể nào đạt tới bến bờ giải thoát; dù ta có bỏ cả cuộc đời để thờ phụng, tế lễ và cầu nguyện

Bỗng nhiên ông sụp lạy dưới chân Phật, khóc nức nở và thưa:

- Bạch sa môn Cồ Đàm! Hôm nay con mới biết được là con đã đi theo con đưòng sai lạc gần cả đời người. Giờ đây xin Thầy chấp nhận cho con được xuất gia làm đệ tử, để theo Thầy tu học đạo giải thoát.

Được Phật chấp thuận, ông bèn khuyến hóa tất cả năm trăm đệ tử của ông, cùng xin xuất gia theo Phật. Mọi người đều cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca sa. Họ liệng xuống sông tất cả những búi tóc của họ và tất cả những tượng thờ biểu tượng của Thần Lửa, cùng những dụng cụ tế lễ khác.

Sa môn Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp còn có hai người em ruột: kế là sa môn Nan Đề Ca Diếp (Nandi Kasyapa - Nandi Kassapa) và em út là sa môn Già Da Ca Diếp (Gaya Kasyapa - Gaya Kassapa), cũng cùng môn phái thờ Thần Lửa. Cả ba anh em đều rất mực thương mến nhau, nhất là ông anh cả, luôn luôn được hai ông em một lòng kính trọng, phục tùng.

Nan Đề Ca Diếp đang hướng dẫn ba trăm đệ tử tu học tại đạo tràng ở về phía Bắc trên bờ sông Ni Liên. Buổi sáng hôm đó, bỗng nhiên ông thấy hàng trăm búi tóc cùng với nhiều tượng thần và dụng cụ thờ cúng trôi lều bều trên sông. Ông hoảng sợ và lo âu, vì nghĩ rằng nơi đạo tràng của anh ông đã gặp tai biến lớn. Ông tức tốc dẫn theo vài đệ tử, đi về Ưu Lâu Tần Loa để xem sự thể ra sao. Đến nơi, ông mới hay anh ông cùng với tất cả đệ tử đều đã qui y theo Phật, xuất gia làm tì kheo. Được anh cả khuyến hóa, ông cũng hân hoan dẫn hết ba trăm đệ tử dưới trướng, cùng xin xuất gia theo Phật tu học. Sau đó, Già Da Ca Diếp - đang hướng dẫn đệ tử tu học tại một đạo tràng gần đó, được hai ông anh mời đến khuyến hóa, cũng hoan hỉ noi gương theo, dẫn hết hai trăm đệ tử của mình đến Ưu Lâu Tần Loa xin xuất gia làm đệ tử Phật.

Thế là chỉ trong vòng bảy ngày, tất cả ba anh em họ Ca Diếp cùng với một ngàn đệ tử của họ, đều qui y với đức Phật, trở thành những vị tì kheo trong giáo đoàn của Phật, Một hôm, tại núi Tượng Đầu, (Dungsira), gần Ưu Lâu Tần Loa, Phật đã nói cho một ngàn vị tì kheo nghe bài pháp liên quan tới chủ đề “Lửa”, đại ý rằng, tất cả vạn pháp đều đang bốc cháy. Tất cả đều cảm thấy tâm tư rúng động khi nghe Phật nói về Lửa. Càng chú ý nghe, tâm họ càng rỗng sáng, và khi Phật kết thúc buổi pháp thoại thì tất cả đều chứng quả A la hán.

Từ đó, tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp cùng với hai người em, đã trở thành những vị phụ tá đắc lực của đức Phật trong việc lãnh đạo giáo đoàn, hướng dẫn và dạy dỗ tăng chúng tu học. Đức Phật lưu lại núi Tượng Đầu ba tháng để tiếp tục giáo huấn tăng chúng. Sau đó, Ngài đi về hướng kinh thành Vương Xá; cả một ngàn vị tì kheo đều đi theo Ngài. Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp hiểu biết nhiều về địa hình cũng như tình hình dân chúng trong nước Ma Kiệt Đà. Điều đó làm cho Phật rất yên tâm, vì sự hiện diệnsinh hoạt, nhất là việc khất hực hàng ngày, của cả ngàn người cùng một lúc và tại một nơi, không phải là chuyện đơn giản. Thế mà ba anh em tôn giả đều lo liệu đâu vào đấy mục đích chu đáo.

Khi về tới Vương Xá, tôn giả đã đưa Phật và tăng đoàn đến cư trú trong một khu rừng sầm uất ở vùng ngoại ô phía Nam của thành phố. Tôn giả tổ chức tăng đoàn hết sức nghiêm minh, nhờ vậy mà thành quả tu họcđạo phong của mọi người ngày càng phát triển. Chỉ trong vòng nửa tháng, sự có mặt của tăng chúng đã gieo được một ấn tượng tốt đẹp trong lòng dân chúng ở thủ đô Vương Xá cũng như các vùng phụ cận.

Vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) nghe tin Phật và giáo đoàn đã có mặt tại kinh thành, liền dẫn hoàng hậu Vi Đề Hi (Vaidehi - Videhi) và thái tử A Xà Thế (Ajatasatru - Agatasattu) đến tận khu rừng để yết kiến Phật. Vua cũng dẫn theo quần thần và hơn trăm vị nhân sĩ trí thứcgiáo sĩ lãnh đạo cao cấp trong đạo Bà la môn, cùng đi đến chỗ Phật ngự. Hầu hết các vị này đều đã từng nghe danh hoặc gặp mặt sa môn Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp; nhưng với đức Phật, thì ngoài vua Tần Bà Sa La ra, chưa ai từng gặp Ngài bao giờ. Nay thấy sa môn Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp có mặt trong giáo đoàn của Phật thì họ ngạc nhiên vô cùng. Họ thấy sa môn Cồ Đàm nhỏ tuổi hơn sa môn Ca Diếp rất nhiều, cho nên rất lấy làm thắc mắc, không biết sa môn Ca Diếp là thầy của sa môn Cồ Đàm hay sa môn Cồ Đàm là thầy của sa môn Ca Diếp. Thấy rõ được tâm ý của họ, tôn giả muốn trước hết phải đánh tan mối nghi hoặc ấy, bèn rời chỗ ngồi, đến đứng chắp tay nghiêm chỉnh trước đức Phật, thưa:

- Bạch đức Cồ Đàm, bậc giác ngộ, bậc đáng tôn quí nhất thế gian! Con là Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, đệ tử của Ngài. Ngài là bậc đạo sư của con. Con xin cung kính đảnh lễ Ngài.

Rồi tôn giả lạy Phật ba lạy với thái độ thập phần thành kính.

Đức Phật cũng đã thấy rõ tâm nghi hoặc của những người khách kia và đồng thời cũng hiểu được ý tứ tế nhị của người đệ tử mình. Ngài đỡ tôn giả đứng lên và bảo lại ngồi bên cạnh Ngài. Mọi người bây giờ đã hiểu rõ, đều tỏ vẻ hoan hỉ, và ngồi thật im lặng, nghiêm chỉnh để nghe Phật nói pháp.

Sau khi qui y làm đệ tử tại gia của Phật, vua Tần Bà Sa La đã dâng cúng khu vườn tre ở ngoại ô phía Bắc kinh thành để làm đạo tràng tu họchành đạo cho Phật và giáo đoàn. Vâng ý chỉ của Phật, tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp đã cùng với các vị đệ tử lớn của Phật như Kiều Trần Như, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, bàn thảo và hoạch định chương trình xây cất và tổ chức tu viện Trúc Lâm (Venuvana - Veluvana) thành một tu viện có qui củ đầu tiên của giáo đoàn. Khi tất cả mọi việc đều hoàn tất, đức Phật đã chỉ định tôn giả làm giám viện của tu viện, cùng với tu viện trưởng là tôn giả Kiều Trần Như, đồng gánh vác trách nhiệm lãnh đạo và hướng dẫn tu học cho tăng chúng thường trú tại tu viện cũng như ở rải rác các địa phương trong vương quốc Ma Kiệt Đà. Trong khi đó, Phật và các vị đệ tử lớn khác của Ngài thì đi đó đây để hoằng dương đạo giải thoát.

Cuộc đời sau đó của tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp ra sao, không thấy có tài liệu nào nói tới. Có lẽ tôn giả đã tiếp tục sứ mạng đức Phật đã giao phó tại tu viện Trúc Lâm Ca Diếp khi viên tịch.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18743)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 23125)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34704)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 32277)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30483)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30761)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21079)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20230)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19502)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24440)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30776)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15719)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27875)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19832)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15621)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23328)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23654)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17597)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15771)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21982)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 38099)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22254)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23312)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21432)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28463)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32623)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25252)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34745)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 23024)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27769)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31365)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13640)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25276)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27907)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22159)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20772)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22253)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27226)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24209)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 22003)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14800)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23259)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24109)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21196)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14253)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 20015)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22590)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14128)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28114)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22929)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28302)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 11069)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28581)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31657)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26292)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 15049)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28092)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7516)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25461)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20771)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant