Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đại đức Đề Bà Đạt Đa

22 Tháng Hai 201100:00(Xem: 18404)
Đại đức Đề Bà Đạt Đa

MƯỜI VỊ ĐỆ TỬ LỚN CỦA PHẬT 
Nguyên tác Hán Văn: Tinh Vân Pháp Sư - Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
biên soạn phần Phụ Lục - Hiệu đính: Nữ Cư Sĩ Tịnh Kiên
Chùa Liên Hoa, Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County xuất bản 2005

PHỤ LỤC
(Do cư sĩ Hạnh Cơ biên soạn thêm)

Đại đức ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA

(Devadatta)
(Vị đệ tử phản nghịch nguy hiểm nhất của Phật)

 

Thân vương Bạch Phạn (Suklodana - Sukkodana) là bào đệ của vua Tịnh Phạn (Suddhodana), vương quốc Thích Ca. Ông có hai con trai, trưởng là Đề Bà Đạt Đa và thứ là A Nan Đà (gọi tắt là A Nan) (1). Như vậy, Đề Bà Đạt Đa là em con chú của Phật.

Thuở còn đi học, Đề Bà Đạt Đa (gọi tắt là Đề Bà) đã học cùng lớp với thái tử Tất Đạt Đa, và đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, các môn học về văn cũng như võ đều xuất sắc, hơn tất cả chúng bạn, chỉ chịu đứng dưới mỗi một mình thái tử mà thôi. Tuy vậy, tính tình hai người rất khác nhau. Trong khi thái tử Tất Đạt Đa điềm đạm, khiêm cung, thì vương tử Đề Bà hay tranh giành, tự phụ.

Đề Bà rất thân với thái tử, nhưng cũng thường hay ganh tị với thái tử. Hồi Đề Bà mới có tám tuổi (nhỏ hơn Tất Đạt Đa một tuổi), đã xảy ra chuyện giành nhau với thái tử một con ngỗng trời. Sự việc chẳng quan trọng gì, vậy mà đã phải đem ra trước phiên họp của triều đình phân xử. Kết quả là thái tử thắng cuộc; và Đề Bà rất uất ức vì thua cuộc. Lúc lớn lên, trong một cuộc thi võ nghệ do triều đình tổ chức, Đề Bà chỉ đứng hạng nhì; còn thái tử thì đã thắng tất cả các môn thi (bắn cung, đánh kiếm, cưỡi ngựa v.v...) đứng hạng nhất, và được trao giải thưởng là một con bạch tượng quí báu. Ngưòi được cử thay mặt ban tổ chức đem giải thưởng trao cho thái tử chính là công chúa Da Du Đà La, con vua Thiện Giác (Suprabuddha - Suppabuddha) và hoàng hậu Cam Lộ (Amita, em gái vua Tịnh Phạn) ở vương quốc Câu Lị (Koliya). Đề Bà thấy thế thì bực tức lắm, liền tiến tới, đấm cho con bạch tượng một đấm với tất cả sức mạnh của mình, khiến cho con bạch tượng phải ngã quị. Ấy thế mà thái tử cũng chỉ trách nhẹ một câu: “Em làm vậy không tốt”.

Trong chuyến về thăm hoàng cung Ca Tì La Vệ lần đầu tiên của đức Phật sau ngày thành đạo, Đề Bà đã theo Phật xuất gia (cùng với các vị vương tử, vương tôn khác, trong đó có A Nan).

Trong mười hai năm đầu của đời sống xuất gia, tuy chưa chứng thánh quả, nhưng đại đức Đề Bà đã có một nếp tu tập chuyên cần, nghiêm tịnh, gương mẫu, đến nỗi tôn giả Xá Lợi Phất đã hết lòng ca ngợi trước mọi người, làm cho dân chúng khắp thành Vương Xá đều biết. Thế rồi về sau, vì bị danh lợi trần thế làm cho ám muội, đại đức đã hoàn toàn đổi tánh, ác độc, xấu xa, đồi trụy, lại ganh tị với đức Phật, và trở thành một phản đồ nguy hiểm của đức Phật.

Trước hết, vì để cầu lợi dưỡng, đại đức đã xin Phật dạy cho luyện thần thông, nhưng Phật không dạy. Đại đức liền xin học với hai tôn giả Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên, nhưng hai vị này cũng không dạy. Đại đức lại đến cầu học với tôn giả Thập Lục Ca Diếp (Dasabalakasyapa - Dasabalakassapa - tức Bà Sa, Vaspa - Vappa), và chứng được thần thông, bèn lấy làm tự đắc. Bắt đầu từ đó, đại đức nảy ra tham vọng thay thế Phật để lãnh đạo giáo đoàn. Đại đức chưa công khai chống đối Phật, nhưng đã dùng trí thông minh và tài hùng biện để thu hút người. Bởi vậy, số người theo đại đức rất đông đảo; giới xuất gia có khoảng năm trăm tì kheo, gồm phần lớn là những vị trẻ tuổi, công phu tu tập còn non yếu; giới tại gia thì gồm rất nhiều vị cưgiàu có, trong đóm người quan trọng nhất là thái tử A Xà Thế (Ajatasatru - Ajatasattu), con vua Tần Bà Sa La, nước Ma Kiệt Đà. Thái tử đã tin kính và ủng hộ đại đức rất nhiệt thành, giống như nhà vua Tần Bà Sa La tin kính và ủng hộ đức Phật. Thái tử đã xây cất cho đại đức một ngôi tu viện to lớn, nguy nga trên núi Già Da (Gayasisa, tức núi Tượng Đầu); cứ ba bốn ngày một lần, thái tử lại cho chở các vật phẩm cần thiết đến thẳng tu viện để cúng dường đại đức. Bởi vậy, uy tín của đại đức càng lúc càng cao, và tính kiêu mạn của đại đức cũng ngày càng tăng trưởng. Đại đức thường nói với mọi người là bây giờ Phật đã lớn tuổi, không còn đủ sức để lãnh đạo giáo đoàn; vả lại, cách thức tu tập của Phật đã lỗi thời rồi, không còn phù hợp với thời đại mới.

Một hôm (vào năm Phật bảy mươi hai tuổi), Phật nói pháp tại tu viện Trúc Lâm, gần thành Vương Xá. Buổi pháp thoại đã có rất đông đảo người dự thính, kể cả vua Tần Bà Sa La. Khi pháp thoại vừa chấm dứt, Đề Bà Đạt Đa liền đứng lên, tiến tới trước Phật, đảnh lễ một cách cung kính, rồi bạch:

- Bạch Thế Tôn! Năm nay Thế Tôn tuổi đã cao, sức khỏe đã kém. Xin Thế Tôn hãy lui về tịnh xá nghỉ ngơi để đỡ bót mệt nhọc. Con sẽ xin thay Thế Tôn lãnh đạo giáo đoàn.

Khi đại đức thưa với Phật những lời ấy thì ở dưới thính chúng cũng có hơn ba trăm vị tì kheo đồng đứng đứng lên, chắp tay tỏ ý ủng hộ đại đức. Đức Phật nhìn thẳng vào mắt đại đứctrả lời:

- Xin cám ơn thầy đã lo lắng cho Như Lai. Như Lai vẫn còn đủ sức để lãnh đạo giáo đoàn. Vả lại, trong số các đệ tử lớn của Như Lai, vẫn còn có những vị xuất sắc và xứng đáng hơn thầy nhiều, mà Như Lai cũng chưa giao cho họ trách nhiệm lãnh đạo giáo đoàn, huống hồ là thầy. Thầy chưa đủ tư cách đâu.

Nghe thế, đại đức rất lấy làm xấu hổ, và căm giận đức Phật vô cùng, liền bỏ đi xuống, không nói thêm gì nữa. Sau đó Phật đã bảo cho tôn giả A Nan biết, sở dĩ Ngài phải nặng lời với Đề Bà là muốn cho nhà vua cùng mọi người hiểu rằng, Đề Bà không phải là nhân vật quan trọng trong giáo đoàn; những hành vi của Đề Bà sẽ do đại đức ấy hoàn toàn chịu trách nhiệm, không liên quan gì tới giáo đoàn.

Trong một buổi pháp thoại sau đó, cũng tại tu viện Trúc Lâm, đại đức Đề Bà Đạt Đa đã trình lên Phật pháp chế năm điểm, gọi là “thực hiện các nguyên tắc thiểu dục và tri túc”, để “chấn chỉnh nếp sống tăng đoàn”:

1) Tì kheo suốt đời ở trong rừng hoặc vườn cây, không được cư trú trong các thôn xóm hay thành phố.

2) Tì kheo suốt đời chỉ ngủ ở gốc cây, không được ngủ trong các phòng ốc.

3) Tì kheo suốt đời khất thực và chỉ ăn mỗi ngày một bữa, không được tới nhà thí chủ thọ cúng dường.

4) Tì kheo chỉ mặc y chằm vá bằng những miếng giẻ rách hay vải vụn lượm ở các đống rác hay các bãi tha ma, không được nhận y do thí chủ cúng dường.

5) Tì kheo tuyệt đối ăn chay, không được đụng tới thịt cá.

Đức Phật đã bác bỏ hoàn toàn năm điểm ấy. Ngài tuyên bố rằng, đối với năm điều do Đề Bà đề nghị kia, các đệ tử của Ngài, ai muốn áp dụng hay không cũng được. Giáo ppáp của Ngài là giáo pháp trung đạo, không bắt buộc phải theo một hình thức cực đoan nào cả. Đề Bà cũng biết trướcđức Phật không khi nào chấp nhận năm điều ấy, nhưng đại đức đã cố tình đưa ra thỉnh nguyện là để cho đức Phật từ chối, để có cớ mà thực hiện âm mưa của mình. Âm mưu của đại đức lớn lắm, có liên quan đến cả lĩnh vực chính trị lẫn tình hình giáo đoàn.

Về lĩnh vực chính trị, đại đức đã xúi giục thái tử A Xà Thế giết vua cha Tần Bà Sa La để sớm lên ngôi vua. Làm như thế là vừa có lợi cho A Xà Thế, mà cũng vừa có lợi cho đại đức.

Về phía giáo đoàn thì đại đức đang âm mưu chia rẽ tăng chúng trước. Sau đó, chờ khi thái tử A Xà Thế giết vua cha xong, lên ngôi vững vàng, đại đức sẽ nhờ vào thế lực của vua A Xà Thếđoạt lấy địa vị lãnh đạo toàn thể giáo đoàn. Bởi vậy, lấy cớ đức Phật từ chối lời thỉnh cầu của mình, đại đức đã nói xấu đức Phật để lung lạc số tì kheo kém hiểu biết, và kéo họ về phe mình. Đại đức kêu gọi:

- Này quí thầy! Năm điểm yêu cầu của tôi và những lời của đức Thế Tôn, cái nào cao thượng hơn? Ai muốn thoát mọi khổ não và sớm chứng niết bàn, xin hãy theo tôi!

Lúc ấy một số tì kheo mới xuất gia, giáo pháp còn kém cõi, nghe những đề nghị của đại đức thì cho là hợp lí, nên đi theo ngay. Đại đức dẫn tất cả những người theo mình về tu viện riêng ở núi Già Da. Tại đây, đại đức đã thành lập một giáo đoàn độc lập. tự gọi mình là giáo chủ. Sinh hoạt riêng biệt, cắt đứt mọi quan hệ với giáo đoàn của Phật.

Với sự cố vấn của đại đức, thái tử A Xà Thế đã soán ngôi, rồi bắt vua cha giam vào ngục và bỏ đói cho đến chết. Về phần đại đức, theo như kế hoạch mà hai người đã đồng ý, đại đức sẽ sát hại đức Phật khi thuận tiện.

Một đêm nọ trên núi Linh Thứu (Grdhrakuta - Gijihakuta) (2), đang ngồi thiềnngoài trời trước cửa tịnh thất, đức Phật thấy có một người đang lấp ló trong bụi cây trước mặt với một thanh gươm sáng loáng. Ngài lên tiếng gọi người ấy đến, hỏi ra mới biết anh ta là một quân nhân, được lệnh chủ tướng lên đây giết Ngài, nhưng khi thấy Ngài thì lại không dám hành động. Ngài liền an ủihóa độ cho. Trong khi đó thì hai tôn giả Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên, thừa ý chỉ của Phật, cùng đi sang núi Già Da. Hai vị ở với đại đức Đề Bàgiáo đoàn mới, nhưng mục đích là để giảng nói giáo pháp, giúp cho các vị tì kheo đã vì non yếu mà lầm đường lạc lối. Một tháng sau, hai vị tôn giả đã về lại tu viện Trúc Lâm, dẫn theo ngót bốn trăm vị tì kheo đã hồi tâm chuyển ý, nguyện quay về với đức Phật. Sau đó mấy ngày, một số quí vị khác từ núi Già Da cũng lục tục kéo về tu viện Trúc Lâm, vì tất cả đều nhận rõ chỉ có Phật mới là bậc đạo sư chính đáng nhất mà thôi. Sự việc này xảy ra, đã làm cho đại đức Đề Bà Đạt Đa tức giận điên người, cho nên lại rắp tâm trả thù.

Một buổi chiều, lúc Phật đang đứng bên sườn núi Linh Thứu, nơi có nhiều mô đá nhấp nhô. Đại đức Đề Bà đã trèo lên trên đỉnh cao, xô một tảng đá thật lớn cho lăn xuống ngay chỗ Ngài đang đứng. May thay, khi lăn xuống gần tới chỗ đức Phật thì tảng đá bị chận lại bởi những mô đá khác. Tảng đá đứng lại, nhưng sức va chạm mạnh tới các mô đá khác làm cho nó bể một phần, văng ra vài mảnh nhỏ; và một mảnh đã văng trúng vào chân trái của Phật, làm Ngài bị thương, máu chảy nhiều, phải nhờ y sĩ Kì Bà (Jivaka) (3) chữa trị.

Rồi một buổi sáng nọ - lúc này, vua Tần Bà Sa La đã băng - khi Phật và chư tăng đang đi khất thực trong thành Vương Xá, thì một con voi to lớn từ trong chuồng voi của hoàng cung, điên cuồng chạy về phía đức Phật. Con voi này có tiếng là hung dữ nhất nước, ai ai cũng biết, được hoàng cung nuôi và canh giữ cẩn thận. Nó mà xổng ra khỏi chuồng thì nhất định sẽ có hàng trăm người chết vì nó, nhưng sao tự nhiên hôm nay nó lại xổng ra một cách quá nguy hiểm như thế? Khi thấy nó, từ tôn giả A Nan, các vị tì kheo, cho đến dân chúng hai bên đường phố đều hoảng sợ, nhưng đức Phật đã đứng lại một cách rất trầm tĩnh. Khi con voi chạy tới còn cách Phật mươi bước thì bị Phật chế ngự. Nó bỗng đứng khựng lại, rồi quì mọp xuống trước đức Phật, vòi tai, đuôi đều cụp lại hết. Ngài tiến đến sò đầu nó và bảo nó đứng lên. Rồi Ngài đích thân dắt nó đem trả về lại cho chuồng voi hoàng cung.

Sau sự việc này, đại đức Đề Bà mất hết uy tín. Dư luận quần chúng đã phân biệt rõ đâu là chính, đâu là tà. Họ công khai chống đối đại đức. Số tì kheo sau cùng trong giáo đoàn của đại đức, trừ sáu vị còn ở lại với đại đức, tất cả những vị khác cũng bỏ tu viện Già Da để quay về Trúc Lâm. Vua A Xà Thế, sau cái chết đau thương của vua cha do mình chủ tâm sát hại, cũng bắt đầu hối hận, và qui y theo Phật. Vì nhận rõ đâu là con đường chính và đâu là con đường tà, nhà vua đã bỏ rơi, không tiếp tục ủng hộ đại đức Đề Bà nữa. Đại đức đã hoàn toàn bị cô lập. Sau đó đại đức đã lâm trọng bệnh liên tiếp nhiều năm, chỉ ở yên một chỗ, không đi đâu được. Những người từng nhiệt thành ủng hộ đại đức trước kia, không một ai đến thăm đại đức.

Vào năm Phật bảy mươi chín tuổi, sau mùa an cư tại tu viện Kì Viên ở thành Xá Vệ, Ngài về trở lại núi Linh Thứu ở thành Vương Xá. Một buổi chiều nọ, có hai vị tì kheo khiêng đại đức Đề Bà Đạt Đa lên núi Linh Thứu. Theo lời hai vị này thì trong thời gian bị bệnh mấy năm qua, đại đức đã có nhiều thời giờ chiêm nghiệm về những được thua, thành bại, và suy xét lại những hành động của mình trong những năm trước đây. Đại đức đã thành khẩn ăn năn, và muốn được yết kiến Phật trước khi lìa đời. Lúc đó đại đức đã yếu lắm rồi, thấy Phật đứng trước mặt mà không ngồi dậy được, chỉ biết nhìn Phật chăm chú với cặp mắt khẩn cầu tha thứ. Cuối cùng, cố gắng lắm đại đức mới bật nói được vỏn vẹn một câu: “Đệ tử qui y Phật". Phật để tay lên trán đại đức để an ủichấp nhận sự sám hối của đại đức.

Chiều hôm đó đại đức qua đời.

CHÚ THÍCH

(1) Có sách nói Đề Bà Đạt ĐaA Nan là con của thân vương Hộc Phạn (Dronodana), người em thứ hai của vua Tịnh Phạn. Lại có sách nói Đề Bà là con của vua Thiện Giác và hoàng hậu Cam Lộ, trị vì vương quốc Câu Lị. Trong trường hợp này, Đề Bà là em của công chúa Da Du Đà La; cho nên ông vừa là em vợ, cũng vừa là em cô cậu của thái tử Tất Tạt Đa - vì hoàng hậu Cam Lộ là em gái của vua Tịnh Phạn.

(2) Núi Linh Thứu tức núi Kì Xà Quật. “Kì Xà Quật” là dịch âm từ tiếng Phạn; “Linh Thứu” là dịch ý. Núi này nằm ở phía Đông Bắc, và là ngọn núi lớn nhất trong năm ngọn núi bao quanh thành Vương Xá. Chóp núi trông giống như đầu chim thứu (tức chim kênh kênh, thích ăn xác chết), nên núi có tên là Linh Thứu. Lại nữa, trên núi này có rất nhiều chim thứu ở, nên núi được gọi là Linh Thứu. Cảnh trí trên núi rất đẹp đẽ, có khe suối chứa nhiều nước trong lành, có nhiều hang động kín đáo rất thuận tiện cho sự tu tập của tăng chúng. Tu viện Trúc Lâm vẫn là đạo tràng chính ở thành Vương Xá, nhưng khoảng mười lăm năm sau ngày thành đạo, mỗi khi trở về đây hoằng hóa, đức Phật thường ngự trên nú Linh Thứu. Từ đó, núi này trở thành một đạo tràng nổi tiếng của đức Phật. Trên đỉnh núi có đàn nói pháp, có tịnh thất của Phật và của các vị đệ tử lớn của Ngài. Vua Tần Bà Sa La đã cho xây mấy trăm bậc cấp bằng đá suốt từ chân lên đến đỉnh núi. Các thung lũng nhỏ được san bằng. Các khe suối thì vua cho bắc cầu để đi qua. Đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy khắp thành Vương Xá. Các bậc cấp dẫn lên núi ngày nay vẫn còn. Các di tích khác từ thời Phật nền đá của đàn nói pháp, các thạch thất của Phật và của các vị đệ tử, nơi Phật bị mảnh đá văng (do Đề Bà Đạt Đa từ trên cao xô xuống để hại Phật) làm chảy máu chân v.v... hiện nay vẫn còn.

(3) Kì Bà là một trong những đệ tử tại gia thân cận nhất của Phật. Ông là một hoàng tử, con của vua Tần Bà Sa La và bà phi tần Am Bà Bà Lị (Amrapali - Ambapali), tức là cùng cha khác mẹ với thái tử A Xà Thế. Ông học ngành y từ năm mười bốn tuổi, đến hai mươi ba tuổi thì tốt nghiệp, và trở thành một vị lương y nổi tiếng, vì đã từng chữa lành cho nhiều người bị bệnh hiểm nghèo. Ông gặp Phật lần đầu tiên năm ông mười lăm tuổi. Từ đó ông kính mến Phật, và tự hứa là sau khi học thành tài, sẽ về ở gần Phật để học tập chánh pháp. Bởi vậy, về sau ông đã mua một khu vườn xoài rất rộng ở gần núi Linh Thứu, cất một tịnh xá trong đó để ở. Ông cũng cất sẵn một tịnh thất nhỏ trong vườn để thỉnh thoảng Phật ghé nghỉ ngơi sau những chuyến du hành vất vả. Những lúc đó, chính ông tự tay săn sóc mọi việc cho Phật, từ com nước đến thốc thang. Về sau, ông cũng xây cất một giảng đường thật lớn, có thể chứa cả ngàn người, để thỉnh thoảng Phật nói pháp. Ông vừa là ngự y của vua Tần Bà Sa La, mà cũng vừa là y sĩ thường trực của Phật và tăng đoàn. Chính ông cũng đã tạo ra truyền thống dâng y hàng năm cho Phật và tăng chúng. Khi xảy ra vụ đại đức Đề Bà Đạt Đa âm mưu với thái tử A Xà Thế, một đằng giết cha, một bên chia rẽ tăng chúnggiết Phật, ông đã rất lo lắng sự an nguy của Phật cũng như tiếng tăm của giáo đoàn. Ông đã theo sát mọi hành động của đại đức Đề Bà cũng như của thái tử để báo cáo lên Phật đề phòng. Vua A Xà Thế, sau khi giết cha là cua Tần Bà Sa La, đã hết sức hối hận. Nhân đó, Kì Bà khuyên nhà vua nên đến yết kiến Phật. Sau phút ngần ngừ, nhà vua chịu đi gặp Phật. Kì Bà đã thỉnh Phật xuống vườn của ông, rồi đích thân ông đưa nhà vua đến đó. Sau buổi đàm đạo với Phật, nhà vua thấy lòng cởi mở nhẹ nhàng, liền xin qui y làm đệ tử tại gia của Phật. Sau đó, Kì Bà đã xin Phật cho xuất gia. Phật hoan hỉ chấp thuận.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18748)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 23126)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34709)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 32279)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30485)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30766)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21081)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20233)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19504)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24448)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30780)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15721)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27877)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19833)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15623)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23330)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23662)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17599)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15772)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21986)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 38105)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22260)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23318)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21436)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28464)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32638)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25253)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34769)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 23046)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27792)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31385)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13643)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25282)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27922)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22165)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20776)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22255)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27235)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24214)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 22007)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14812)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23270)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24116)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21199)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14256)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 20018)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22595)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14133)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28122)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22930)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28313)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 11076)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28588)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31662)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26306)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 15050)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28094)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7517)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25475)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20773)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant