Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nữ cư sĩ Tì Xá Khư

22 Tháng Hai 201100:00(Xem: 17659)
Nữ cư sĩ Tì Xá Khư

MƯỜI VỊ ĐỆ TỬ LỚN CỦA PHẬT 
Nguyên tác Hán Văn: Tinh Vân Pháp Sư - Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ
biên soạn phần Phụ Lục - Hiệu đính: Nữ Cư Sĩ Tịnh Kiên
Chùa Liên Hoa, Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County xuất bản 2005

PHỤ LỤC
(Do cư sĩ Hạnh Cơ biên soạn thêm)

Nữ cư sĩ TÌ XÁ KHƯ

(Visakha)
(Vị nữ thí chủ lớn nhất của giáo đoàn thời Phật tại thế)

 

Thời Phật tại thế, bà Tì Xá Khư được coi là vị nữ thí chủ quan trọng nhất của giáo đoàn. Uy tín của bà không kém gì trưởng giả Cấp Cô Độc.

Bà là con gái của nhà triệu phú Đạt Nan Xà Dạ (Dhananjaya) ở vương quốc Ương Già (Anga) (1). Ông ngoại của bà cũng là một nhà triệu phú ở Ương Già, mà bà hết sức thương mến và quí trọng. Gia đình hai bên nội ngoại của bà đều tin Phật thuần thành. Sau khi sinh bà được vài năm, thể theo lời mời của vua Ba Tư Nặc, cha mẹ bà đã dời lên vương quốc Kiều Tát La, và cư trú tại thành phố Ta Chỉ Đa (Saketa), phía Nam thủ đô Xá Vệ, để bà ở lại quê nhà cho ông ngoại nuôi dưỡng.

Hồi bà mới được bảy tuổi, có lần đức Phật đi hoằng hóa đến thành phố Ta Chỉ Đa. Thân phụ bà tức tốc cho người về quê, bảo bà lên ngay Ta Chỉ Đa để hầu Phật. Ông ngoại cô bé vui mừng lắm, liền bảo bảo cả năm trăm tì nữ của cháu ông, vầy đàn trên năm trăm cỗ xe ngựa, cùng hộ tống cháu lên Ta Chỉ Đa. Tới nơi, cô bé tới trước Phật, cung kính đảnh lễ, rồi ngồi sang một bên nghe pháp, và cô đã hiểu rõ trọn vẹn những gì Phật dạy hôm đó!

Kinh điển diễn tả rằng, Tì Xá Khưsức mạnh như đàn ông, nhưng lại duyên dáng mĩ miều từ thuở còn thơ. Tóc bà láng mượt như đuôi công; môi đỏ hồng tự nhiên như trái chín; răng trắng như ngà, khít khao đều đặnsáng ngời như hai hàng ngọc; da mịn màng như cánh sen, cho tới tuổi già mà vóc dáng vẫn xinh đẹp như thời son trẻ. Đã có vẻ đẹp toàn bích của người phụ nữ, bà còn có trí tuệ hơn người, vừa sáng suốt trong việc đời, vừa thông minh trong việc đạo.

Hồi Tì Xá Khư được mười sáu tuổi, một hôm cô cùng với nhiều tì nữ ra sông tắm. Thình lình một trận mưa to đổ xuống mọi người đều hối hả chạy vào núp mưa trong một căn nhà bỏ trống, riêng cô thì không chạy, cứ đi vào nhà một cách khoan thai. Lúc bấy giờ ở kinh đô Xá Vệ có ông trưởng giả triệu phú Di Già La (Mrgara - Migara) đang nôn nóng kiếm cho con trai ông một cô vợ thật môn đăng hộ đối. Cậu này hoàn toàn không thích lấy vợ, nhưng bị cha ép buộc quá, đành nói đại:

- Chỉ khi nào ba tìm được một cô gái mà tóc láng mướt như đuôi công, môi đỏ hồng tự nhiên như trái chín, răng trắng khít khao đẹp như ngọc, da mịn như cánh sen, thì con mới chịu cưới cô ấy làm vợ!

Chàng ta tưởng rằng cứ thách khó như thế để cha khỏi bắt mình lấy vợ; chứ trên đời làm gì có cô gái nào như vậy, nhưng ông trưởng giả thì cho là thật, bèn sai rất nhiều gia nhân, chia nhau đi khắp nẻo để tìm cho được cô gái có đầy đủ những điểm đúng như ý muốn của con trai ông. Hôm đó, mấy gia nhân của ông trưởng giả đi tìm vợ cho cậu công tử, tình cờ cũng ghé vào căn nhà trống kia để trú mưa. Thấy Tì Xá Khư đi vào nhà một cách chậm rãi chứ không hấp tấp chạy như mọi người, thì lấy làm lạ, bèn hỏi lí do. Cô bình thản trả lời:

- Tôi còn có thể chạy nhanh hơn mọi người nữa kia, nhưng tôi đã không làm vậy. Nếu có vị vua kia đang mặc triều phục, bỗng nhiên xăn áo quần lên hối hả chạy vào điện thì ắt là không thích đáng. Một thớt voi ngự oai nghiêm đường bệ, mình mang đầy đồ trang sức đẹp đẽ, mà không bước đi dõng dạc, lại đâm sầm chạy tuốt ra đường thì thật là chướng mắt. Một tu sĩ thanh nhã khả kính mà không bước đi khoan thai, lại chạy nhảy làm xốc xếch y bát, thì không thể không bị chỉ trích. Cũng như thế, người phụ nữ mà chạy ngoài đường như đàn ông thì sẽ mất hết nết hạnh đoan trang thùy mị.

Trong khi Tì Xá Khư nói, những người kia vừa chú ý nghe, vừa để mắt quan sát hình vóc của cô. Cả bọn họ đều vui mừng, vì quả thật, cô gái này giống y hệt mẫu người mà họ đang phải tìm cho ra. Họ tức tốc chạy về trình báo. Trưởng giả Di Già La mừng quá, lập tức đi Ta Chỉ Đa, đến nhà trưởng giả Đạt Nan Xà Dạ xin cưới Tì Xá Khư cho con trai mình.

Đám cưới được tổ chức thật linh đình, dưới sự đỡ đầu của vua Ba Tư Nặc. Đám rước dâu tiến vào thủ đô một cách uy nghi, trang trọng. Trưởng giả Di Già La đích thân đi rước con dâu về. Cô dâu ngồi trong một chiếc song mã lộng lẫy, dẫn đầu, tiếp theo là hàng trăm chiếc xe ngựa khác chở các tì nữ của bà; rồi đến hàng trăm chiếc xe chở của hồi môn, gồm năm trăm chín mươi triệu đồng tiền vàng, và vô số các vật phẩm bằng vàng, bạc, đồng, rồi còn quần áo, dầu thơm, gạo nước, nông cụ v.v... Ở đầu và cuối đoàn rước dâu có ngự lâm quân của hoàng gia đi hộ tống, do đích thân vua Ba Tư Nặc chỉ huy. Lễ cưới huy hoàng đã được tổ chức tại lâu đài của gia đình chú rể. Rất nhiều quà mừng quí giá của vua, các quan đại thần, bạn bè và dân chúng thủ đô được gởi tới. Tì Xá Khư nhận xong lại đem chia cho tất cả những kẻ nghèo khó. Bởi vậy, ngay từ lúc đó, bà đã được dân chúng ca ngợi về sắc đẹp lẫn đức hạnh. Bà cũng được những người bên nhà chồng tỏ lòng quí trọng, bởi vậy, bà đã sống những ngày đầu của cuộc sống mới vô cùng êm ả, hạnh phúc.

Nhưng có một điều, cả cha chồng và chồng bà đều là đệ tử trung kiên của giáo phái Ni Kiền Tử (Nigrantha Jnataputra - Nigantha Nataputa) (2). Một ngày kia, cha chồng bà thỉnh về nhà rất đông các đạo sĩ lõa thể của giáo phái này. Ông bảo bà ra đảnh lễ những vị mà ông gọi là A la hán. Thoạt nghe danh từ “A la hán", bà rất vui mừng, tưởng là các vị đệ tử Phật, bà vội vã thay quần áo đẹp, trang điểm lại đầu tóc, rồi bước ra phòng khách, nhưng vừa trông thấy các vị đạo sĩ kia, bà quày quả quay gót trở về phòng. Bà nói: “Trong thời đại này, những vị thánh thật sự chỉ có đức Phật và các vị đệ tử của Ngài. Những đạo sĩ lõa thể đang ngồi trong phòng khách không phải là những vị thánh; vì nếu đúng là thánh thì họ đã không xuất hiện trước mặt mọi người trong phong cách xấu hổ như vậy ma không biết ngượng”. Các vị đạo sĩ rất tức giận, hạch tội ông trưởng giả tại sao đem về nhà mình một tín đồ của đức Phật. Họ yêu cầu ông đuổi bà ra khỏi nhà tức khắc. Ông cũng giận nhưng không dám đuổi bà, bởi vì làm như vậy, không những sẽ chọc giận ông sui gia triệu phú, mà còn xúc phạm tới đức vua Ba Tư Nặc nữa. Cho nên ông đã phải hết lời xin lỗi cho các vị đạo sĩ nguôi giận.

Một buổi sáng sau đó mấy ngày, khi ông trưởng giả ngồi vào bàn ăn sáng thì có một vị tì kheo vào nhà khất thực. Tì Xá Khư đang sửa soạn thức ăn cho cha chồng, liền đứng tránh sang một bên, chủ ý để ông trông thấy rõ nhà sư. Dù đã thấy nhà sư, nhưng ông cứ lơ đi, tiếp tục ăn. Thấy thế, bà ra bạch với nhà sư:

- Bạch đại đức! Xin thỉnh đại đức hoan hỉ bước sang nhà khác. Cha chồng con đang dùng những món ăn thiu.

Ông trưởng giả nghe bà nói thế thì đùng đùng nổi giận, quát tháo ầm ĩ, rồi đuổi bà ra khỏi nhà. Bà vốn là người thuần hậu, biết tôn trọng mọi người cũng như phép tắc gia đình, nhưng không thể chấp nhận lối đối xử hung bạo như thế được. Bà thưa lại một cách từ tốn:

- Thưa cha! Không phải cha đem con về đây như mua một người nô lệ. Một cô gái có chồng, khi bị nhà chồng trả về cho cha mẹ thì phải có lí do chính đáng. Trước khi con về đây, cha mẹ con có lập một hội đồng gia tộc để xét xử con mỗi khi con làm lỗi. Vậy xin cha hãy mời các vị ấy đến để xét xử xem con có lỗi hay không.

Ông trưởng giả chấp nhận lời cầu xin hữu lí đó, liền mời các vị trong hội đồng gia tộc của bà đến. Ông phân trần:

- Hôm ấy tôi đang ăn sáng thì con dâu tôi nói rằng tôi ăn đồ ăn dơ. Xin quí vị hãy vạch ra cho nó thấy lỗi và đuổi nó ra khỏi nhà tôi.

giải thích:

- Thật ra, con đã không nói đúng hẳn như vậy. Lúc cha chồng con đang ăn sáng thì có một nhà sư vào nhà khất thực. Cha chồng con thấy mà vẫn làm ngơ, nên con đã bạch với vị sư rằng: “Xin thỉnh đại đức hoan hỉ bước sang nhà khác. Cha chồng con đang dùng những món ăn thiu”. Lời nói của con có nghĩa rằng, cha chồng con chỉ hưởng thọ phước báo còn lại của quá khứ, mà không làm được điều thiện nào trong hiện tại để tiếp tục gieo nhân lành cho tương lai.

Quí vị thân tộc đều công nhận là bà nói như thế đã không có lỗi với cha chồng, mà còn có tâm ý tốt với ông nữa; chỉ tại ông chưa kịp hiểu ra mà thôi. Ông trưởng giả cũng đồng ý như vậy, nhưng chưa hết tức giận, ông lại vạch ra chuyện khác để buộc tội bà. Ông hỏi bà giữa đêm khuya mà thắp đuốc đi với nô tì ra sau vườn để làm gì. Bà lại phải giải thích, vì hôm ấy nghe con ngựa cái ở sau nhà sắp đẻ, bà tức khắc cùng với mấy nô tì đốt đuốc ra chuồng ngựa để chăm sóc, giúp cho con ngựa đẻ xong xuôi mới vào nhà đi ngủ. Quí vị thân tộc kia nghe được chuyện đó, đều công nhận rằng, bà đã có một tình thương rộng lớn, ba trùm đến cả thú vật. Bà đã làm một công việc cực nhọc để giúp con ngựa đang đau đớn mà chưa chắc các nô tì đã làm được. Đó là hành động đáng tán dương chứ không có lỗi.

Ông trưởng giả vẫn chưa nguôi giận, bèn tiếp tục moi chuyện khác, ví dụ, trước khi về nhà chồng, bà đã được dạy nhiều điều, chẳng hạn như: “Không đem lửa trong nhà ra ngoài ngõ, hay không đem lửa ở ngoài ngõ vào trong nhà v.v...” Vậy là sao? Không cho hàng xóm lửa thì họ sống được ư? Hoặc không cần lửa của hàng xóm thì mình sống được ư? Bà lại giải thích rành rẽ: “Không đem lửa trong nhà ra ngoài ngõ” có nghĩa là con dâu thì không được nói xấu chồng hay cha mẹ chồng với người ngoài, cũng không được đem chuyện xấu của nhà chồng nói ra ngoài. “Không đem lửa ở ngoài ngõ vào trong nhà” có nghĩa là không nên nghe hoặc để tâm theo dõi, rồi đem vào nhà chồng những chuyện không hay, phiền phức ở ngoài đường.

Đến đây, ông cha chồng không còn moi được điều gì để buộc tội bà nữa, ngồi lặng thinh, nhưng bà là người biết tự trọng, sau khi đã giải thích mọi điều để chứng minh rằng mình không phạm lỗi gì với cha chồng, bà tỏ ý muốn rời khỏi nhà theo lời xua đuổi của ông.

Bỗng nhiên ông trưởng giả thay đổi hẳn thái độ. Ông xin lỗi bà vì đã hiểu lầm mà gây nên cớ sự. Vốn sẵn có tính khoan dung, ôn hòa của một người Phật tử, bà không oán trách cha chồng, nhưng xin một điều là từ nay ông cho phép bà được sinh hoạt trong truyền thống tôn giáo của gia đình bà. Ông trưởng giả hoan hỉ đồng ý.

Mấy ngày sau, bà thỉnh Phật về nhà thọ trai. Sau khi thọ thực, đức Phật thuyết pháp. Ông trưởng giả tò mò, ngồi sau bức mành nghe lén. Nghe Phật nói pháp xong, ông bừng tỉnh ngộ, thấy rõ được con đường giải thoát thật sự. Ông tỏ lòng biết ơn vô bờ bến đối với con dâu của ông, hoặc vô tình, hoặc cố ý, đã dẫn dắt ông vào chánh đạo. Ông đã tuyên bố một cách cảm động trước mặt bà: “Tì Xá Khư! Từ nay con không phải là con dâu của cha nữa, mà cha sẽ coi con là một bà mẹ, mẹ của cha trong đạo pháp!” Và nhân đó, bà đã được mọi người gọi bà vớì biệt hiệu là “Lộc Mẫu” (Migara, tên ông trưởng giả, có nghĩa là “lộc”, tức là con nai).

Nhờ thông minh, khôn khéo và nhẫn nại, dần dầncảm hóa được tất cả mọi người trong gia đình nhà chồng, kể cả chồng của bà, cởi bỏ tà kiến, qui y Tam Bảo, trở thành một gia đình Phật tử, sống trong hạnh phúc và an vui.

Mỗi buổi sáng bà túc trực ở nhà để cúng dường cho chư tăng vào nhà khất thực. Xế chiều bà thường đến tu viện để nghe pháp và xem chư tăngcần dùng thứ gì không. Bà phát tâm thường xuyên hộ trì chư tăng ni tám việc: 1- cúng dường áo tắm mưa; 2- dâng thức ăn cho chư tăng ni từ các nơi đến thành Xá Vệ; 3- dâng thức ăn và các vật dụng cần thiết cho chư tăng ni rời thành Xá Vệ đi du hóa phương khác; 4- dâng thức ăn thích hợp cho chư tăng ni bị bệnh; 5- dâng thức thức ăn cho quí vị phải săn sóc bệnh nhân, không đi khất thực được; 6- dâng thuốc men cho chư tăng ni bị bệnh; 7- dâng cháo buổi sáng cho chư tăng ni; 8- dâng khăn và áo tắm cho chư ni. Cả tám điều đó đều được Phật chấp thuận.

Một ngày nọ, tu viện Kì Viên có lễ lớn, bà Tì Xá Khư đã phục sức thật đẹp để đi chùa. Tới nơi, trước khi vào lễ Phật, bà cởi chiếc áo choàng quí giá gói lạì và giao cho người tì nữ cầm. Sau khi nghe pháp, bà ra về, và người tì nữ đã bỏ quên gói áo choàng lại tu viện. Hôm đó là ngày trực của tôn giả A Nan. Tôn giả thấy gói áo mà không biết là của ai. Theo lời Phật dạy, tôn giả tạm cất vào một chỗ, chờ chủ nó đến hỏi thì trao lại. Bà Tì Xá Khư về đến nhà thì mới hay người hầu đã bỏ quên gói áo ở tu viện. Bà bảo người hầu hãy trở lại tất cả lấy chiếc áo, nhưng dặn kĩ rằng, nếu chưa có ai đụng đến chiếc áo thì lấy đem về, nếu đã có vị sư nào đụng đến thì chiếc áo ấy đã thuộc về tu viện, hãy để lại đó, không lấy về. Người tì nữ lên tu viện và biết là tôn giả A Nan đã cầm chiếc đem cất, trở về thuật lại cho bà biết. Bà liền đến hầu Phật và tỏ ý muốn cúng dường giáo đoàn chiếc áo ấy bằng cách bán lấy tiền để dùng vào một việc gì, nhưng chiếc áo ấy không ai mua nổi, vì trị giá của nó đến chín mươi triệu đồng tiền vàng! Cuối cùng, chính bà mua lại nó, rồi bà thỉnh ý Phật muốn làm gì với số tiền đó. Phật dạy nên cất thêm một tu viện nữa, vì số tăng chúng độ này đã tăng quá đông. Bà vâng lời, bèn bỏ thêm vào đó chín mươi triệu đồng tiền vàng nữa để xây ngôi tu viện mới ngay trên khu đất của bà ở cổng phía Đông thủ đô. Khu đất ấy nhỏ hơn khu vườn của thái tử Kì Đà, nhưng xinh đẹp không kém; và bà cũng cúng dường luôn cho tu viện. Công trình xây cất này do tôn giả Mục Kiền Liên làm giám đốc. Thời gian xây cất kéo dài chín tháng. Khu tăng xá được xây hai tầng, mỗi tầng có năm trăm phòng. Tu viện được đặt tên là Đông Viên (Purvarama - Pubbarama). Một ngôi giảng đường lớn được dựng ngay ở trung tâm khu đất, được đặt tên là Lộc Mẫu (Mrgaramatr - Migaramata). Tu viện xây cất xong, bà lại cúng dường thêm chín mươi triệu đồng tiền vàng để trang bị mọi thứ cần thiết phía bên trong. Mùa mưa năm đó, bà thỉnh Phật an cư tại tu viện mới này, và chính tại đây, đức Phật đã an cư cả thảy sáu lần.

- Nếu kể luôn mười chín lần ở tu viện Kì Viên, đức Phật đã an cư tại thành Xá Vệ cả thảy hai mươi lăm lần.

Ngoài tu viện Đông Viên, bà Tì Xá Khư còn nhiệt tâm ủng hộ ni trưởng Kiều Dàm Di trong việc kiến thiết và trang bị một trung tâm tu học lớn dành cho ni chúng ở ngoại ô thành Xá Vệ. Nhờ có trung tâm này mà ni chúng đã thu đạt được nhiều thành quả tốt đẹp trong công phu tu học, vì được thân cận nhiều với Phật và chư tăng.

Tì Xá Khư đã đóng góp phần quan trọng trong nhiều lãnh vực khác nhau có liên quan đến Phật sự. Đôi khi bà được đức Phật nhờ đi hóa giải những vụ bất hòa xảy ra giữa ni chúng. Có lần tu viện Kì Viên bị một giáo phái ngoại đạo vu khống là đã hãm hiếp rồi giết bịt miệng một nữ tín đồ của họ. Cảnh sát thành phố đã vào khám xét tu viện và tìm được xác của cô gái bị chôn trong khuôn viên tu viện. Chuyện này đã gây hoang mang trong dân chúng, và làm khổ tâm tất cả chư tăng ni và Phật tửXá Vệ. Vua Ba Tư Nặc cũng bàng hoàng. Bà Tì Xá Khư quá đau buồn vì chuyện này. Bà biết là Phật và chư tăng đã bị vu khống. Bà liền bàn bạc với cư sĩ Cấp Cô Độc, phải tìm cách đem vụ này ra ánh sáng. Hai người liền thuê thám tử riêng (với sự giúp sức của thái tử Kì Đà), trà trộn vào nội bộ giáo pháp ấy để thám thính. Kết quả, các thám tử đã tìm ra hai thủ phạm đã giết cô gái kia. Cảnh sát đến bắt, họ khai rằng, các vị lãnh đạo của giáo phái đã thuê họ giết cô gái rồi đem chôn ở gần tịnh thất của Phật trong tu viện. Thế là câu chuyện vu khống đã được sáng tỏ, tất cả được thoát một ách nạn.

Do các đóng góp với lòng nhiệt thành, bà Tì Xá Khư được coi là người tín nữcông đức nhiều nhất trong các Phật sự, và cũng là vị nữ thí chủ lớn nhất của giáo đoàn thời Phật tại thế. Bà có tất cả mười người con trai và mười người con gái, tất cả đều hiếu thảo và tin Phật.

Bà sống được một trăm hai mươi tuổi thọ.

CHÚ THÍCH

(1) Ương Già là một trong mưới sáu nước lớn ở Ấn Độ thời Phật tại thế, nằm ở phía Đông nước Ma Kiệt Đà.

(2) Trong thời Phật tại thế, có sáu giáo phái ngoại đạo (kinh sách thường gọi là “lục sư ngoại đạo”) được thịnh hành và có thế lực nhất trong lưu vực sông Hằng, so với các ngoại đạo khác. Họ cũng được coi thuộc Bà la môn giáo, nhưng thực sự thì họ là những Đoàn Sa Môn cấp tiến, có khuynh hướng tự do tư tưởng, chống lại tư tưởng cố chấp của Bà la môn giáo truyền thống. Sáu giáo pháo đó là (tên của giáo phái tức là tên của vị lãnh đạo): 1) Giáo phái Phú Lan Na Ca Diếp (Purana Kassapa), chủ trương thuyết hoài nghi về luân lí, cho rằng thiện ác chỉ là những nhận thức do thói quen mà có, không có nghiệp báo của thiện và ác. 2) Giáo phái Mạt Già Lê Câu Xá Lê (Makkhali Gosala), chủ trương thuyết tự nhiên, cho rằng những khổ vui của con người chỉ là sự vận hành tự nhiên, bản thân con người không can thiệp gì được. Dù ngàn năm sau có được giải thoát thì cũng là do sự vận hành của những qui luật tự nhiên, chứ không phải do nổ lực tu hành. 3) Giáo phái A Kì Đa Si Xá Khâm Bà La (Ajita Kesakambala), chủ trương thuyết duy vật, cho rằng con người do đất, nước, lửa và không khí tạo thành, và sau khi chết thì không còn gì cả; cho nên con người trong khi đang sống thì phải hưởng lạc cho thỏa thích. 4) Giáo phái Ca La Cưu Đà Ca Chiên Diên (Pakudha Kaccayana), chủ trương thuyết bất diệt, cho rằng thân và tâm con người không bao giờ bị hủy diệt; con người do bảy yếu tố đất, nước, lửa, không khí, khổ, vui và sinh mạng hợp thành, sống chết chỉ là hiện tượng bề ngoài do sự kết hợp hay tan rã của bảy yếu tố ấy, còn tự thân bảy yếu tố ấy là trường cửu, bất diệt. 5) Giáo phái San Xà Da Tì La Chi Tử (Sanjaya Belatthiputta), chủ trương thuyết thích ứng, cho rằng, chân lí luôn luôn tùy thuộc vào trường hợp, không gianthời gian; bởi vậy, không có một điều gì gọi là chân lí phổ quát, mà chính nhận thức của con người là thước đo của mọi sự vật. (Hai vị đệ tử lớn của Phật là Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên. Trước khi qui y theo Phật, đã từng là những cao đồ của giáo phái này). 6) Giáo phái Ni Kiền Đà Nhã Đề Tử (Nigantha Nataputta), gọi tắt là Ni Kiền Tử (cũng tức là Kì Na giáo - Jaina), chủ trương thuyết vận mệnh, cho rằng mạng và phi mạng là nền tảng của vũ trụ và sự sống. Các đạo sĩ trong giáo phái này không mặc quần áo (cho nên cũng gọi là phái Lõa Thể, hay Lõa Hình), giữ giới bất sát một cách tuyệt đối. Thế lực của họ trong xã hội rất lớn, cho nên thường hay chống đối và cạnh tranh với giáo đoàn Phật. Tôn giả Mục Kiền Liên luôn luôn là cái gai nhọn của họ, bởi vậy, tôn giả đã bị họ vây đánh cho đến chết ngay trước cổng tu viện Trúc Lâm (vào năm đức Phật tám mươi tuổi).

 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Để viết phần “PHỤ LỤC” và những chú thích, người viết đã tham khảo các tài liệu sau đây:)

- Disciples of the Buddha, Zenno Ishigami (Richard L. Gage và Paul McCarthy dịch ra Anh ngữ). Kosei Publishing Co, xuất bản, Tokyo, 1989. 

- Đức PhậtPhật pháp, Narada Maha Thera (Phạm Kim Khánh dịch). Chùa Khánh An ấn hành, Paris.

- Đường Xưa Mây Trắng, Thích Nhất Hạnh. Lá Bối in lần thứ hai, San Jose, 1992.

- Phật Quang Đại Từ Điển, Tinh Vân đại sư chủ trương biên tập. Phật Quang Văn Hóa Sự Nghiệp hữu hạn công ti xuất bản, Đài Bắc, bản in tháng 5 năm 1997 (năm Dân quốc 86).

- Tăng Già Thời Đức Phật, Thích Chơn Thiện. Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành, Saigon, 1991.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18742)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 23125)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34704)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 32277)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30483)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30760)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21078)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20230)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19501)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24440)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30776)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15718)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27875)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19832)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15621)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23328)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23654)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17597)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15771)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21982)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 38099)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22254)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23312)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21432)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28463)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32623)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25252)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34745)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 23023)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27769)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31365)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13640)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25276)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27907)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22159)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20772)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22253)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27226)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24209)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 22003)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14800)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23259)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24109)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21196)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14253)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 20015)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22590)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14127)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28114)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22929)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28302)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 11069)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28581)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31656)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26290)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 15048)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28092)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7515)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25460)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20770)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant