KHO TÀNG CÁC GIÁO HUẤNSIÊU VIỆT Tác giả: Đại sư Orgyen Kusum Lingpa, Liên Hoa dịch - Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN I: GIẢI THOÁT NHỜ LẮNG NGHE TRONG BARDO CHƯƠNG 1:DẪN NHẬP
Nhiều người đã tụ họp ở đây tối nay, và tôi rất vui sướng được gặp mỗi người trong các bạn. Tôi cảm kích trước việc các bạn quan tâm tới đời sốngtâm linh, trước đức tin của các bạn, và trước sự nối kết giữa các bạn với giáo lýđạo Phật. Thật tốt đẹp thay việc các bạn chú tâm tới định luậtnghiệp báo, nhân quả, và việc các bạn quan tâm tới những đời sống trong tương lai của mình. Điều quan trọng là phải hành xử một cách có trách nhiệmtrong đời này. Tất cả chúng ta đều cần ăn uống, cần những
y phụctiện dụng, và ở một mức độ nhất định, cần vui hưởngcuộc đời của
chính mình. Nhưng tối quan trọng là chúng ta cần chuẩn bị cho những đời
sống tương lai, bởi lẽ cuộc đời này là vô thường. Ở tuổi bốn mươi, năm mươi, sáu mươi hay bảy mươi, chúng ta phải từ bỏ cuộc sống tạm thời này.
Tất cả chúng ta đều phải chết! Và vào lúc đó chúng ta không thể đem theo mình bất kỳ thứ gì. Rõ ràng là chúng ta không thể mang theo thân xác. Điều chúng tađem theo khi từ giã cuộc đời này là tâm thức của chúng ta.
Cái chết là một sự biến đổi của tri giác, tương tự như việc đi vàotrạng
thái mộng mỗi đêm. Khi tâm thức rời bỏ thể xác, nó tiếp tụctrải qua những kinh nghiệmtâm linh mới. Vào lúc chết, thể xác ngừng hiện hữu và tan trở lại vào các yếu tố (các đại). Lời nói (ngữ) của người đã chết cũng tan biến. Tuy nhiên, tâm là một hình thức trống không thì không chết. Từ vô thủy cho tới giây phút hiện tại, tâm thức ta đã từng đi vào nhiều trạng thái khác nhau của sự tái sinh trong sáu cõi luân hồi. Tuy thế, nó không bao giờ tồn tạimãi mãi trong bất kỳ trạng thái nào của những sự tái sinh đó.
Với trí tuệ và lòng bi mẫn vĩ đại, Đức PhậtThích-ca Mâu-ni đã đến thế giới này và truyền dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn. Những giáo lý này khám phácon đường hướng đến giải thoát. Cốt tủy của những giáo lý này là tự chế không làm hại mọi chúng sinh, khơi dậy tâm Bồ-đề, là tâm tỉnh
thức, vì sự lợi lạc của tất cả chúng sinh, và tận lực để tự đưa mình và
những người khác cùng thoát khỏiđau khổ, khiến cho sự an bình và tĩnh lặng được thành tựu.
Một khi đi vàocon đường này, các bạn cần xem xétđộng lực của các bạn. Các bạn cần kiềm chế trước những hành động không lành mạnh, bất thiện, và xoay chuyển tâm hướng về những tư tưởng, hành động lành mạnh và đức hạnh. Những tư tưởng, hành động không lành mạnh và bất thiện bị thúc đẩy
bởi tham, sân, si, được gọi là ba độc. Ba độc này phải bị loại bỏ. Các giáo lý của con đườngBồ Tát đặt tầm quan trọng trong việc tích tập đức hạnh, là điều hoàn toàntùy thuộc vào động lực của các bạn. Các bạn phát
khởiđộng lựcđúng đắn bằng cách suy tưởng rằng: Từ vô thủy cho tới giây phút này, tất cả chúng sinh, vào lúc này hay lúc khác đã từng là những cha mẹtốt lành và thân yêu của các bạn. Các bạn nên suy xét rằng mỗi một chúng sinh đều đã từng có lúc ban tặng cho bạn cuộc đời, nuôi dưỡng bạn và đối xử với bạn hết sứctốt lành. Vì tất cả chúng sinh đã đối xử với bạn bằng một sự tốt lành vĩ đại như thế trong quá khứ nên đến
lượt các bạn, các bạn cũng phải trải bày lòng tốt lành đối với họ.
Mọi người đều ước muốn hạnh phúc. Nhưng vì không hiểu làm thế nào tích tập các nguyên nhân để đưa đến hạnh phúc nên mỗi người tiếp tục tích tập
các nguyên nhân tạo ra đau khổ. Việc không nhận định được cách thức loại bỏ các nguyên nhântiêu cực này chỉ đem lại thêm đau khổ. Những gì ta ước muốn và những gì ta nhận được trái nghịch lẫn nhau. Đó là một tình huống hoàn toànvô ích. Việc thấy được nỗi nhọc nhằn đó phải làm cho lòng bi mẫn lớn lao tuôn trào trong các bạn, phát sinh một sự xác tín mãnh liệt riêng tư là thành tựucon đường này để giải thoát tất cả chúng sinh khỏi đau khổ, và cuối cùng dẫn dắt họ tới trạng tháigiải thoát. Đây là sự cam kết mà tất cả chúng ta cần thực hiện. Đây chính là động lực của chúng ta.
Các giáo lý của Đức Phật chia làm hai loại: sutra (kinh) và tantra. Sự giảng giải về ý hướng hay động lựcđức hạnh thì thuộc loại giáo lýkinh điển và cũng là nền tảng cho tantra. Theo con đườngmật chú, Vajrayana (Kim Cương thừa), ta không chỉ nuôi dưỡngý hướngđức hạnh mà đồng thời ta cần phát triển cách nhìn linh thánh. Các con đường sutra và tantra là
những con đườngtâm linh với cùng ý hướng: loại trừ các che chướng và tích tập hai loại công đức, được gọi là công đức thông thường và công đứctrí tuệ. Cả hai con đường đều đưa ta thoát khỏiđau khổ đi tới giải thoát. Con đường tantra có nhiều phương pháp hơn con đường sutra và các phương pháp này đưa ta nhanh chóng đi tới trạng tháigiải thoát. Con đường tantra bao gồm ít gian khổ hơn, thiết thực và trực tiếp hơn con đường sutra. Tuy nhiên, con đường tantra đưa ra yêu cầu to lớn nơi hành giả, vì thế điều cần thiết đối với hành giả là có tri giác nhạy bén và sự tinh tấn vĩ đại để việc sử dụng những phương pháp này nhanh chóng đưa
tớigiải thoát.
Hành giảKim Cương thừa phải phát khởi một thái độ bi mẫn trong khi duy trì một cái nhìn linh thánh về môi trường quanh mình. Theo con đườngKim
Cương thừa, một hành giả với cái nhìn linh thánh sẽ không kinh nghiệm căn phòng này là một căn phòng bình thường, được làm bằng những vật liệu
thông thường. Trái lại, một hành giả như thế sẽ kinh nghiệm nó là một cảnh giớithanh tịnh. Anh ta nhận thức vị Thầy không là một con ngườibình thường, mà đúng hơn là một bậc giác ngộ, hiện thân của ba Thân (Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân). Những người hiện diện và đang lắng nghe giáo lý được nhìn như các vị trời, thiên nữ hay các Bồ Tát. Các giáo lý được nhận thức như sự Chuyển Pháp luân vĩ đại.
Khi một người đang nhận lãnh các giáo lý, điều quan trọng là giải thoát khỏi ba khiếm khuyết của một bình chứa (pháp khí), sáu sự ô nhiễm và năm
cách sai lầm trong sự hiểu biết hay nhớ tưởng.
Về ba khiếm khuyết của một bình chứa, khiếm khuyết thứ nhất là giống như
một cái bình lật úp. Không thứ gì có thể đi vào một bình chứa như thế. Khiếm khuyết thứ hai là giống như một bình chứa có đáy bị rò rỉ. Không thứ gì có thể được cầm giữ. Khiếm khuyết thứ ba là giống như một bình chứa bị dơ bẩn bởi chất độc. Trong trường hợp này, bất kỳ giáo lý nào được đưa vào một bình chứa như thế, bản thân chúng sẽ bị dơ bẩn khi trộn
lẫn với những tà kiến. Khi thọ nhận những giáo lýtâm linh, mỗi khiếm khuyết như trên đều phải bị loại bỏ.
Sáu ô nhiễm là (1) sự kiêu ngạo hay tự phụ, (2) thiếu đức tin, (3) thiếu
quan tâm hay nỗ lực, (4) phóng tâm hướng ngoại, (5) sự thu rút vào trong hoặc sự căng thẳng, và (6) lắng nghe với sự hối tiếc hay thất vọng. Tất cả những điều này phải bị loại bỏ.
Năm cách thức sai lầm trong việc hiểu biết hay nhớ tưởng là (1) hiểu biếtngôn từ nhưng quên ý nghĩa, (2) hiểu biếtý nghĩa nhưng quên ngôn từ, (3) hiểu biết cả hai nhưng không thấu suốt, (4) hiểu biết chúng một cách lộn xộn; và (5) hiểu biết chúng một cách sai lệch. Những cách thức này cũng phải bị loại bỏ vào lúc ta nhận lãnh các giáo lý.
Khi nhận lãnh các giáo lý, ta cần cố gắng ngồi một cách khiêm tốn, lắng nghe với một tâm thứcmở rộng. Bốn nhân thức cần được củng cố. Đó là nghĩ tưởng chính tự thân các bạn như người bị bệnh; nghĩ tưởngPháp như thuốc trị bệnh; nghĩ tưởng bậc thiện tri thức như một bác sĩ tài giỏi; và nghĩ tưởng sự thực hành như cách thức để bình phục.
Hơn nữa, khi lắng nghe giáo lý các bạn cần nỗ lựcphát khởi sáu ba-la-mật. Đó là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ, hay sự thấu hiểu siêu việt.
Theo truyền thống, ngay trước khi giáo lý được ban cho, một nhạc khí triệu tập các người học Pháp lại. Khi nghe âm thanh, họ lập tứcnhận ra nó như một biểu thị của Pháp. Các khí cụ được dùng là những cồng chiêng,
gậy gỗ, vỏ ốc, chuông, và ngay cả những hòn đá. Khi âm thanh đầu tiên được nghe thấy, nếu sự hoan hỉ phát sinh trong tâm thức ta thì chỉ riêng
điều này đã có thể phá tan được những tích tập tiêu cực của nghiệp trong nhiều đời.
Tối nay, tôi đã quyết định bắt đầu các giáo lý về sáu bardo, hay sáu trạng tháitrung gian. Sự thấu hiểu các bardo này đặc biệt quan trọng vào giây phút quyết định của đời các bạn, là lúc các bạn chết. Chỉ có một cách thức để chuẩn bị cho giây phút các bạn chết, và đó là bằng thực
hànhtâm linh. Không còn cách nào khác!
Các giáo lý về sáu bardo là các khám phá terma được Terton Karma Lingpa,
một trong những bậc Thầy vĩ đại nhất của Tây Tạng, đem tới thế giới này. Karma Lingpa sinh khoảng 500 năm trước đây ở Kongpo, Tây Tạng. Ngài
là một bậc chứng ngộ vĩ đại không thể nghĩ bàn. Các khám phá về sáu bardo này đến trực tiếp từ Đức Phật Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), đến
Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ), rồi tới Guru Rinpoche (Đức Liên Hoa Sanh), và cuối cùng tới Karma Lingpa.
Theo truyền thống, giáo lý này được phân làm ba phần. Giai đoạn khởi đầu
được gọi là thiện hạnh vào lúc bắt đầu. Các giáo lý chính là thiện hạnh
ở khoảng giữa. Các giáo huấncuối cùng là thiện hạnh vào lúc kết thúc. Chúng ta đã đi được những bước chuẩn bị cho thiện hạnh vào lúc bắt đầu, và những bước đó đang duy trìđộng lựcthanh tịnh, sự tẩy trừ tà kiến, tri giác về vị Thầy tâm linh và bản thân ta trong cái nhìn linh thánh khi thọ nhận các giáo lý.
Thiện hạnh vào lúc bắt đầu liên quan tới việc chế ngựtâm thức khiến ta được thư thản và cởi mở trước các giáo lý. Bản thân các giáo lý là thiện
hạnh ở khoảng giữa và cho phép ta đi tới một kết luậndứt khoát mà trong trường hợp này sẽ có nghĩa là hoàn toàn thấu hiểu sáu bardo.
Cuối cùng, thiện hạnh vào lúc kết thúcbao gồm các thực hành giúp phân biệtrõ ràng giữa luân hồisinh tử và Niết-bàn. Bằng cách ấy, nó chuẩn bị cho chúng ta chuyển tiếp từ đời này sang đời sau.
Việc tiếp cận cái chết của ta giống như bắt gặp khuôn mặt chính mình trong một tấm gương. Chúng ta là ai, đó là cái được phản chiếu ở đấy vào
lúc đó. Những gì chúng ta sẽ mang theo là công đức ta đã tích tập và điều này sẽ tùy thuộc ở các giáo lý ta đã từng thọ nhận và thực hànhtrong suốt đời ta. Sự quý báu của việc nhận lãnh các giáo lý như thế không bao giờ có thể bị đánh giá thấp. Chúng tuyệt đốicần thiết trong việc chuẩn bị sự chuyển tiếp từ đời này sang đời sau. Nếu các bạn đã nhận lãnh các sự truyền Phápđúng đắn và đã thực hành chúng trong đời, thì các bạn sẽ được chuẩn bị tốt để đi vào bardo, trạng tháitrung gian.
Các bạn sẽ không tái sinh trong các cõi thấp mà sẽ có thể hướng tâm thức tới các trạng tháitái sinh cao hơn như các cõi người và cõi trời. Nếu các bạn tái sinh cao hơn, các bạn vẫn còn bị mắc kẹttrong vòngsinh
tử và vì thế thật lý tưởng là các bạn cần nỗ lực để đạt đượcsự giải thoáthoàn toàn. Các giáo lý về sáu bardo mô tảchính xác điều gì xảy ra
trong mỗi giai đoạn mà chúng ta sẽ trải qua và làm thế nào để chuẩn bị tốt đẹp các sự chuyển tiếp này.
Các giáo lý về sáu bardo là những cách đối trị hữu hiệu cho những ai bị ám ảnh bởi sự sân hận, tham muốn và si mê ghê gớm, tức là ba độc. Đối với những người bị ba độc đó thiêu đốt, những giáo lý này là những cách đối trị hữu hiệu. Chúng cũng là những đối trị mạnh mẽ cho những ai khinh
suất đối với các cam kết và hứa nguyện mà họ đã phát khởi, cho những người có tính quy ngã và chỉ quan tâm tới những hoàn cảnhcủa riêng họ, chỉ nghĩ tới hạnh phúccá nhân khi làm hại người khác. Những giáo lý này
là sự đối trị hữu hiệu đối với các chướng ngại trên con đườngtâm linh.
Các giáo lý về sáu bardo đã được truyền xuống qua một dòng truyền thừa không đứt đoạn của sự truyền dạy tâm linh cho tới ngay giây phút này và đã chịu đựng thử nghiệm của thời gian. Những giáo lý này cung cấp các phương pháp chuẩn bị cho đời sau của các bạn, cũng như cho giai đoạn chuyển tiếp giữa đời này và đời sau. Chúng là các giáo huấn trực chỉ tinh tuý.
Một cách lý tưởng, các giáo lý về sáu bardo cần được ban cho trong một khung cảnh nơi vị Thầy và các đệ tử gặp gỡ mỗi sáng vào lúc tám giờ, tạm
ngưng khoảng giữa trưa tới hai giờ, rồi lại tiếp tục lúc hai giờ và kéo
dài tới khoảng sáu giờ, liên tục theo cách này mỗi ngày trong khoảng một trăm ngày. Đó là cách tôi dạy giáo lý này ở Tây Tạng, vì đề tài rộng
lớn và đòi hỏi sự soạn thảo thật công phu.
Trong quá khứ, dân Tây Tạng đã đeo túi đựng nhiều đồ dự trữ cột chặt vào
ngực và vượt qua những quãng đường thật xa để nghe Pháp. Họ có thể du hành nhiều tuần hay nhiều tháng để tìm một vị Đạo sư có phẩm chất mà từ ngài họ có thể nhận lãnh các giáo lý thuộc loại này. Giáo Pháp rất khó được thọ nhận. Chúng cực kỳ quý giá! Thật hi hữu mới gặp được một vị Thầy nắm giữ những dòng truyền thừa này và đang ước muốn truyền dạy giáo
lý.
Các bạn thật may mắn được tiếp đón nhiều đại Lama. Các ngài đã đến đây bởi các ngài muốn giảng dạy Pháp và giúp đỡ các bạn. Các ngài đã đi thẳng vào cửa chính của các bạn. Đó là một tình huống duy nhất. Ở Tây Tạng thì không bao giờ như thế. Có đến mười ngàn người có thể tham dự các buổi giảng Pháp ở Tây Tạng. Ở Mỹ, rất ít người đến nghe Pháp. Điều này dường như rất lạ lùng vì ai nấy đều phải chết nhưng lại rất ít người
quan tâm tới việc chuẩn bị cho thời điểm thực sự là giây phút quan trọng nhất trong đời họ. Ở đây có vẻ như không có một mối quan tâm mạnh mẽ đối với Pháp. Người ta quan tâm chút ít và có thể muốn học hỏi, nhưng
Pháp không thực sự đi vào trái tim họ. Mặc dù Pháp là cái gì chân chính
và quý giá như vàng, nhưng nó đã không được nhận biết như thế.
Các bạn có may mắn to lớn được nghe Giáo Pháp, nhưng tâm thức các bạn lại không hoàn toàn thấu hiểu tầm quan trọng của nó. Trong đời bạn, không có gì quý báu hay quan trọng hơn việc học Pháp, thực hành Pháp và nhận thức rõ rằng vị Thầy có khả năng ban cho bạn món quà to lớn nhất mà
bạn sẽ thọ nhận mãi mãi. Các bạn nên hiểu rằng, Pháp là một chất cam lồ
quý giá và khi có được một cơ hội để nghe Pháp, các bạn nên thấu hiểu rằng một cơ hội như thế hiếm hoi như thế nào. Tôi để ý rằng những người phương Tây hạn chếthời gianthực hành và học Pháp chỉ trong ít giờ mỗi tuần. Như thế, thời gian còn lại để làm gì? Cũng vẫn chuyện cũ như vậy. Mọi người nói chung bị lôi cuốn trong sự vô minh luẩn quẩn và việc thâu hoạch vật chất.
Chỉ riêng các giáo lý bardo đã chiếm gần 500 trang và vì thế tôi không có thời gian để dạy rộng rãi như tôi mong muốn, nhưng tôi muốn tất cả các bạn hiểu rằng điều rất quan trọng là phải tránh tái sinh trong các cõi thấp. Điều tối quan trọng mà các bạn có thể làm trong đời này là thực hành Pháp để có thể đạtđược giải thoát khi giã từ cuộc đời này. Đó
là con đường mà tôi muốn chỉ cho các bạn.
Bây giờ, chúng ta vẫn còn trong vấn đề thuộc thiện hạnh vào lúc bắt đầu hay các sự chuẩn bị tiên quyết. Các chuẩn bị này cần phảixem xét lại trước bất kỳ sự thực hành nào, bởi chúng giúp điều phụctâm thứcchúng ta. Bốn suy niệm, hay các sự chuẩn bị tiên quyết, là những điểm chung nhất đối với tất cả các thừa của Phật Pháp. Chúng chung nhất đối với kinh, luận, luật, con đườngBồ Tát, các phái Mật thừa gồm kriya, upa và yoga, và các nội phái gồm maha, anu và ati nói theo thứ tự. Nói chung, tất cả các thực hành đều bắt đầu với bốn suy niệm xoay chuyển tâm ta hướng về Pháp.
Suy niệm thứ nhất là về sự tái sinh làm người là quý báu và khó đạt được. Một sự tái sinh với tám sự tự do và mười đặc âncho phép ta thực hành Pháp và đạt đượcgiải thoát trong một đời. Suy niệm thứ hai là về sự vô thường của cuộc đời. Suy niệm thứ ba là về chân lý không thể sai lệch của luật nhân quả, chỉ chung về nghiệp. Suy niệm thứ tư là về nỗi khổ của sinh tử.
Ta không thể thực hànhPhật giáo mà không có các sự chuẩn bị tiên quyết,
bởi lẽ Phật giáo có nền tảng là một tâm thứctừ bỏsinh tử. Không có sự
từ bỏ này thì không thể tiến bộ trên con đường. Một hành giả phải thấu hiểu rõ ràng rằng bản chất của sinh tử là đau khổ và nó không là gì khác
hơn chính sự đau khổ này.
Ta phải hiểu rõ tại sao sự tái sinh làm người này thật quý báu và khó đạt được. Suy niệm thứ hai là về sự vô thường. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào và đến không lời cảnh báo. Từ lúc thụ thai, khả năng xảy ra cái chết đã xuất hiện. Sự sinh ra trong sinh tửchỉ dẫn tới cái chết. Đây là một sự thật, chứ không phải một cố gắng để được bệnh hoạn. Một trẻ sơ sinh có thể chết trong thai hay lúc sinh ra. Một đứa trẻ hay người thanh niên cũng đều có thể chết. Chúng ta thường nghĩ mình sẽ sống
tới bảy mươi hay tám mươi, nhưng không có gì bảo đảm cho điều đó. Không
ai biết được đời mình sẽ kéo dài bao lâu. Giây phút sẽ xảy ra cái chết của chúng ta và những tình huống dẫn đến điều đó đều không chắc chắn. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta có thể chết sau tuổi năm mươi. Sự suy niệm về lẽ vô thường của cuộc đời là ích lợi trong việc có được một nhận thức
sâu sắc về cái chết chắc chắn sẽ đến của các bạn, thay vì tin tưởng một
cách thơ ngây rằng các bạn sống mãi.
Suy niệm thứ ba là về định luậtnghiệp báo. Đây là một định luậtđơn giản được Đức Phật giảng dạy. Một nguyên nhânđạo đức sinh ra một kết quả đạo đức: sự tái sinh như một vị trời hay người. Một nguyên nhânvô đạo đức sinh ra một kết quả vô đạo đức: đó là sự tái sinh trong ba cõi thấp. Nếu ta tích tập đức hạnh thì không thể không được hạnh phúc như một kết quả. Nghiệp thì bất biến. Các hạt giống các bạn đã gieo sẽ kết thành quả. Điều này không thay đổi. Bản tánh của lửa là nóng. Bản tánh của nước là ướt và lạnh. Phẩm tính của một yếu tố (đại) không biến đổi. Sự tích tập đức hạnh sẽ không bao giờ sinh ra đau khổ, vì bản tánh của đức hạnh là đem lại hạnh phúc. Sự tích tập ác hạnh sẽ không bao giờ đem lại hạnh phúc, vì bản chất của ác hạnh là đau khổ. Các hành động tiêu cực sinh ra đau khổ. Các hành động tích cực sinh ra hỉ lạc. Đây là một định luậtcăn bản. Học giả vĩ đại Shantideva đã nói: “Do phạm vào các hành động xấu ác, dù tôi có thể ước muốn hạnh phúc nhưng bất kỳ đến nơi đâu tôi cũng sẽ hoàn toàn bị đánh bại bởi những vũ khí của đau khổ, gây nên bởi cuộc đờixấu xa của tôi.”
Suy niệm thứ tư là về nỗi đau khổ của vòng sinh tử. Khi nghĩ tưởng về vòng sinh tử, các bạn cần thấu hiểu rằng nó trải rộng toàn bộ từ những đỉnh cao của đời sống xuống tới các địa ngục thấp nhất và bao gồm mọi sự
trong đó. Con người ở trong Dục giới và cần những thứ nào đó để sống còn. Chúng ta cần thực phẩm và y phục. Chúng ta không thể chịu đựng sự lạnh lẽo hay đói khát. Chúng ta cần trải nghiệm hạnh phúc vì chúng ta không thể chịu đựngđau khổ. Chúng ta là những tạo vật của Dục giới. Trong cảnh giới của chúng ta và trong toàn bộvòng sinh tử, bản chất nền
tảng là sự đau khổ. Vào lúc chấm dứt, kết quả sau cùng của sự hiện hữu này sẽ là chịu đau khổ. Có ba loại đau khổ: đau khổ vì sự biến đổi (hoại
khổ), đau khổ vì đau khổ (khổ khổ) và nỗi khổ đa hợp (hành khổ).
Có hai suy niệm được thêm vào. Suy niệm thứ năm là suy tưởng về các lợi lạc của sự giải thoát. Sự giải thoát trên con đường của Phật giáo có thể
xảy ra nhờ thực hành các phương pháp có liên hệ với bất kỳ thừa nào trong chín thừa. Tất cả các vị Thanh Văn, Phật Độc Giác và Bồ Tát đều sẽ
thành tựusự giải thoát vào thời điểm thích hợp. Mọi con đường được Đức
Phật giảng dạy cuối cùng đều dẫn tới trạng tháigiải thoát. Trạng tháigiải thoát, hay Phật quả, là thoát khỏiđau khổ. Đó là một trạng tháian
bình và hạnh phúcvĩnh cửu.
Để đạt đượcgiải thoát, các bạn cần có một bậc Thầy hay người dẫn dắt tâm linh. Đây là suy niệm thứ sáu. Không có một vị Thầy tâm linh, các bạn không thể biết được con đường và cũng không thể chuẩn bị cho đời sau. Các bạn sẽ không thể hiểu được bất kỳ điều gì về Pháp, dù chỉ là một chữ. Các bạn được hướng dẫn vào con đườngđưa tớigiải thoát nhờ ân huệ của vị Thầy tâm linh. Nhờ việc lắng nghe các giáo lý, suy niệm và thiền định về chúng, các bạn có thể đi lên các cấp bậc của sự phát triển
và đạt tới giải thoát, sau cùng có khả năng để dẫn dắt tất cả chúng sinhtới cùng một trạng tháirốt ráo đó. Có được một vị Thầy tâm linh có
phẩm tính cũng giống như có một phi công cực kỳ tài giỏi để lái máy bay, hay một bác sĩkhám phá ra một cách kỳ diệu cách chữa trị mọi bệnh tật.
Một bậc Thầy tâm linhchân thật biết đích xác điều gì cần dạy để các bạn
sẽ thấu hiểu cách thức tích tập đức hạnh dẫn tới giải thoát và xa lìađau khổ. Một bậc Thầy tâm linhchân chính có khả năng đưa đệ tử đến một hạnh phúc tạm thời trong đời này và đến một hạnh phúcvĩnh cửutuyệt đối
khi họ từ giã cuộc đời. Khi tìm được vàng, các bạn cho rằng mình đã tìm
được một cái gì quý báu. Việc tìm ra được một bậc Thầy tâm linh là vật quý báu nhất mà các bạn sẽ luôn luôn bắt gặp. Các bạn cần nương tựa vào các vị dẫn dắt tâm linhchân chính và sử dụngtốt đẹp cơ hội để học hỏi với các ngài. Kết quả sẽ là hạnh phúc đích thực.
Các thực hành chuẩn bị thiết yếu là cần thiết để điều phụctâm thức. Trong vô số kiếp, tâm thức các bạn đã không thực sự xoay chuyển về Pháp và bởi điều này mà các bạn phải rơi vào tình huống hiện tại, không hiểu rõ phải làm cách nào để tự giải thoát mình khỏi đau khổ. Các bạn đã thực
sự không thành tựu điều các bạn muốn trong con đường này. Tâm thức các bạn giống như một cánh đồng đá sỏi, và mặc dù các bạn thích gieo trồng vụ mùa và gặt hái, thu hoạch thích đáng, đem lại các phẩm tính giác ngộ cho các bạn, nhưng mặt đất đã không được vun trồng một cách đúng đắn. Có
quá nhiều sỏi đá và những vật chướng ngại cần loại bỏ. Đây là những gì mà các thực hành chuẩn bị tiên quyết có thể giúp bạn. Chúng điều phụctâm thức để các bạn có thể quay vềcon đườngtâm linhmột lần và mãi mãi, và tuần tự chuẩn bị cho các bạn đối với các thực hành và giáo lý thực sự. Vào lúc đó, cánh đồng đã sẵn sàng. Khi cánh đồng đã được chuẩn bị đúng đắn thì các hạt giống được gieo trồng sẽ cho gặt hái một mùa thu
hoạch. Khi cánh đồng tâm thức của ta đã được thuần hóa, khi động lực của ta trong sạch, khi các ác hạnh to lớn đã bị tẩy trừ, thì chúng ta sẵn sàng để nhận lãnh giáo lý.
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sưThần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sưHoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
Nói Thiền tôngViệt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao tăng làm sáng cho Phật Giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ VI mãi đến nay đều là các Thiền sư.
Trên núi Linh Thứu ngày nọ, trước một cử toạ gồm 1.250 Tì kheo, thay vì thuyết phápĐức Phật chỉ cầm lên một cành hoa. Ngài se cành hoa ấy giữa mấy ngón tay, và im lặng.
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
Trong các sinh hoạtnhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắt qua giải Ngân-hà...
Trong hệ thốnggiáo điểnPhật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơnsinh thànhdưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăngthạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh.
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế.
Trong truyền thốngPhật giáo Trung Hoa-Nhật Bản, hệ thốnggiáo lýTrung quán và Du-già Duy thức tông đã được xem là cùng đi song song và đối nghịch với nhau.
Vu Lan phiên âm từ Phạn ngữ Ullambana, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là cởi mở những cực hình hay giải thoát những khổ đau trong 3 cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Tôi xin rất thận trọng để nói rằng, tư liệu tôi dựa vào để viết đa phần thuộc Tam Tạng Pāḷi văn, và một số nguồn được lấy từ tiếng Anh cùng một hệ Nam tông..
Khảo sát về “Năm đức của người xuất gia” để thấy được những nét cao đẹp trong đời sống phạm hạnh, từ đó mà có ra lối hạnh xử ứng hợp với phước điền của pháp phục...
Con đường Trung đạoThiền định, không phải chỉ dành riêng cho Thiền tông không đâu, mà chúng dành chung cho tất cả các tông pháiPhật giáo trong đó có Tịnh độ tông, và Mật tông.
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt.
Theo nghĩa thông thường, đắc pháp có nghĩa là đắc phápnhãn tịnh, chứng ngộ, không còn kiến thủ, giới cấm thủ và nghi ngờTam bảo, không còn trần sa hoặc và phiền nãovi tế, tức khắc thành Phật...
Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên.
Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lựcsiêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lựcsiêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đườnggiác ngộ, thành đạo.
Mật tông là một nền văn hóađặc sắc của Phật giáoĐại thừagiai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
Từ thế giớibiến đổivô cùng của thời gian, xuyên suốt qua từng hiển hiện của không gian, từ đỉnh cao ngút ngàn đi lại của tâm thức, đến chốn không cùng của uyên nguyên... Như Hùng
Tăng đoànthực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợp và thanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợp và thanh tịnh.
Tác phẩm “Thiền Tông Chỉ Nam” hay còn gọi là “La Bàn Thiền” này, chủ yếu dựa trên các cuộc Pháp thoại của Thiền sư Sùng Sơn qua sự trình bày giáo lý căn bản của Phật giáo... Thích Giác Nguyên dịch
Đối với người mới tập thiền, không nên ngồi thiền trong lúc qúa no đói, có bệnh, thiếu ngủ, khát nước, quần áo qúa chật, qúa nóng lạnh, qúa ồn ào, không có tọa cụ... Toàn Không
12 lời nguyệnniệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tập và chí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháptùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũthấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướng ở Lô Sơn, sáng khởiLiên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thànhquy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!... Thiện Ý
Từ chiều ba mươi, bàn thờ Phật ở mỗi nhà đã sạch sẽ, nhiều hoa tươi, trái cây; người nghèo chỉ cần thành kính dâng lên ly nước trong cũng khiến chư Phật hết lời khen ngợi... Nhụy Nguyên
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu... Tịnh Thủy
Nụ cười của Ngài thực là lạ! Cười gì mà căng hết cả đường gân sớ thịt của khuôn mặt. Cười gì mà phô ra ngoài hết tất cả hàm răng, cả đầu lưỡi... Hạnh Phương
Tìm kiếmmùa xuân ở đâu xa, An lạc nào hơn xuân trong nhà, Hàm tiếu nụ cười Xuân Di Lặc, Hành nụ cười này, Xuân trong ta... Thích Viên Giác; TVG PhiLong
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật... Tâm Thái
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.