Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Xin một chút từ tâm

31 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8325)
Xin một chút từ tâm

XIN MỘT CHÚT TỪ TÂM

Chân Hiền Tâm 

blankNhân duyên giữa mẹ chồng và chị không thuận chiều. Chị nói chuyện đâu đâu với thiên hạ, bà cũng đùng đùng nổi giận rồi chì chiết chị. Bà tiếc từng trái cam, gói mứt với chị. Biết cái duyên giữa mình và bà không thuận. Phận dâu con, chị làm được gì cho bà thì làm, không thì thôi. Nín nhiều hơn nói. Chuyện người ta đặt điều cho chị, bà nói bóng nói gió, chị cũng cho qua không màng đính chánh để miệng khỏi mở. Cực chẳng đã mới phải mở miệng. Ðã cực chẳng đã mới mở miệng, thành mở miệng ra là trăm phần trăm có chuyện …

Trước khi đi chùa, bà còn lớn tiếng đay nghiến “Nhớ lại quá khứ mày ra sao đi!”. Biết duyên không thuận, nhưng vì từ lâu chị coi ông bà như cha mẹ ruột, thành cái gọi là “nhân duyên không thuận” chị cũng quên tuốt. Nhưng quên, không có nghĩa duyên nghịch giữa chị và bà đã hết. Thành ra chuyện không dính gì đến bà, bà cũng đùng đùng nhập cuộc to tiếng. Bà đã mở miệng đuổi chị liên tục. Chị vẫn bình thường. Nhưng đến cái câu nhớ lại quá khứ … mọi thứ tan hoang. Nó như công án của vị thiền sư khai tâm đệ tử. Bùng vỡ tất cả. Chị thấy mọi thứ nguội lạnh. Không còn có gì để nói và làm. Vô tác ngay từ suy nghĩ cho đến hành động. Ðương nhiên không phải theo kiểu thiền sư đại ngộ. Ðược vậy thì còn gì bằng!

Mới biết vì sao Phật dạy tha thứ. Nếu không tha thứ, duyên nghịch giữa mình và người không bao giờ hết. Bởi còn ứ đó, nên người ta nói gì về chị bà cũng tin, chị nói cái gì ra bà cũng thấy khó chịu. 

Chị không thể hiếu hạnh theo kiểu cung cấp tiền bạc nuôi dưỡng ông bà. Bởi tiền nuôi con chật vật. Có khi em chồng còn phải cho thêm. Ông bà lại quá dư giả. Chị chỉ biết gói gọn công việc hằng ngày để có thời gian thăm hỏi, phụ ít công sức khi ông bà đau, an ủi tinh thần khi nhà có chuyện. Chị làm những gì có thể, đến khi hết sức. Quá khứ như thế chắc không đến nỗi để phải nhắc nhở. Nhất định không phải cái khoảng quá khứ đó rồi. Chắc là khoảng trước ... 

Cái khoảng chị mới lấy chồng làm dâu, sinh con đầu lòng. Cái khoảng Cần Ðước nước dâng theo mùa. Không nhớ sáng nước lên, chiều nước xuống hay chiều nước lên, sáng nước xuống. Chỉ nhớ nước bữa xuống bữa lên. Nước xuống đi bộ. Nước lên đi thuyền. Cái khoảng non ngày non tháng thăm chồng tù tội, nước lội buốt xương. Cái khoảng cặm cụi cực nhọc từ Long An sang Cần Ðước, lúc một mình, lúc với mẹ chồng. Chắc khoảng này đây. Cái khoảng chị khổ không sao kể xiết. Tiền bạc không có. Tinh thần thê lương. Khổ nếu từ trước, có khi lại ít thấy khổ. Con gái nhà lành chưa từng lặng lội, khổ tăng rất nhiều. 

Ðầu năm, chị sửa soạn cho con và cả cho mình. Gắng vui, gắng cười, đè nén cảm nhận lẽ loi khi thấy người người vui cười chúc tết lẫn nhau. Hy vọng năm mới bắt đầu tốt đẹp. Hy vọng mọi thứ buồn phiền năm cũ qua đi. Anh rồi sẽ về. Nhưng cha chồng không chịu. Ông không muốn con dâu vui cười dù chỉ là nụ cười gượng khi con ông đang còn trong tù. Mùng một, ông làm bài thơ tặng cháu. Chị hăm hở đọc thơ. Mọi dồn nén trong lòng vỡ ùa. Chị ôm con khóc suốt...

Da lành, muối xát bao nhiêu cũng không rát. Da đang lở, muối rát vô cùng.

Mẹ chồng lại càng khó chịu. Chị phải lãnh những chuyện chị không hề làm. Bà nói “Nó quăng tả lót con nó sai tui phải giặt”. Bà kêu “Tại nó mà tui bị chửi” v.v... Chị phải lãnh những chuyện không phải do lỗi của chị. Cứ như chồng khổ là do ở chị. Cứ như thất bại của anh là do lỗi chị làm. Những gì anh tình nguyện làm cho chị, trở thành cái gai trước mắt ông bà. Khổ này chồng khổ kia, chị như con trâu điên, vùng mình phản kháng. 

Người ta chỉ thấy được sự phản khán của chị, mà không thấy vì sao chị trở thành như thế. Nếu công bình bác ác một chút, liệu chị có thế không? Chị đã hỏi đức Phật vạn lần. Nhưng chẳng có gì ngoài ánh mắt hiền từ và nụ cười đỏ chói nửa như an ủi, nửa như giễu cợt của ngài. 

Mọi người nói với chị “Những gì mình phải chịu trong hiện tại là do nghiệp mình đã tạo ra trong quá khứ”. Chị không biết nghiệp là gì. Nhưng dù là gì, chị cũng không chấp nhận điều đó. Vì sao phải bắt con cái hiếu hạnh khi cha mẹ không có tình thươngxử sự thiếu công bằng với chúng? Chị không tin Phật dạy những điều bất công như thế. Nhưng chị không biết làm sao hỏi Phật, khi Phật chỉ nhìn chị cười mà không trả lời

Chỉ có một câu trả lời khiến chị an lòng: “Cha mẹ con thiếu từ tâm. Giá mà ông bà có chút từ tâm thì chắc con không đến nỗi đau khổ như thế. Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn”. Lời nói đi kèm với một ánh mắt thương yêu, khiến chị càng thấy tin tưởng. Nỗi đau của chị vừa được xoa dịu Không có từ tâm thì nói không có từ tâm. Ðừng nói do nghiệp của chị. Ít nhất cũng có một người nói đúng “sự thật” với chị. 

“Thử nhớ lại coi, trước đây đã có khi nào con đối với ai thế không. Trong một hoàn cảnh khốn khó, nhưng con lại hơi thẳng tay chẳng hạn”. Chị nhớ. Không cần phải moi móc nhiều. Bà mợ của chị một tay nuôi ba đứa con thơ. Chồng đi học tập. Thay vì để bà nương nhờ tiếp tục. Chị đã nói mẹ phát gạo cho bà nấu cháo, tạo sự tự lập. Không thể cứ sống nương nhờ vào mẹ khi mẹ đang sắp cạn kiệt. Cái lý thì đúng, nhưng tình thì không. Việc đó xảy ra nếu sớm một chút hay trễ một chút chắc không đến nỗi. Nhưng ngay lúc đó thì quả tàn nhẫn. Cái lúc người ta cần mình, mình lại đối xử vứt bỏ. Nhưng thường mình hay như thế. Giải quyết sự việc sao cho theo lý của mình, mà ít quan tâm đến nỗi đau khổ của người. 

Chỉ trừ Bồ tát. Còn lại, một người khỏe mạnh, khó hiểu được nỗi mệt nhọc của kẻ đau yếu. Một người hạnh phúc khó hiểu được nỗi khổ đau của kẻ bất hạnh. Mình theo lý riêng của mình nên mình đánh mất cái tình. Chị nhớ không mấy khó khăn những việc như thế. Chị thiếu một sự cảm thông. Chị ít đặt mình vào chỗ của người khi phải giải quyết sự việc. Sự thiếu từ tâm chị phải trả giá.

Buồn phiền uất hận tan theo lời nói nhẹ nhàng “Nỗi đau của người rất lớn. Trải qua một chút để biết thương yêu và biết cảm thông”. Chị hết thấy hận. Nếu không biết đạo, con người sẽ như con tằm làm kén. Tự nhả tự trói không biết ngày nào mới thôi. Nỗi oán hận này kéo theo nỗi oán hận kia, không biết bao giờ mới hết. Thành tâm cảm ơn trời Phật đã cho chị gặp hoàn cảnh như thế để mà tỉnh ngộ

Ừ! Trải qua một chút để biết cảm thông ... 

Chị không đòi hỏi con cái hiếu thảo với mình. Chỉ luôn tự hỏi mình đã làm gì cho chúng? Chị không còn trách sao con không thích gần mẹ. Chị chỉ tự hỏi vì sao nó không thích gần? Luôn có câu trả lời cho những vấn đề như thế để chị thay đổi. Nếu không, chị cũng không buồn, vì đã làm hết sức mình.

Ừ! Trải qua một chút để biết thương yêu ... 

Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy. Cũng không nói đến hiếu hạnh như việc bắt buộc. Cho nên, khi dâu hay rễ gọi chị tiếng mẹ, chị thấy mình có bổn phận với chúng nhiều hơn chúng có bổn phận với mình. Bởi chị không sinh không dưỡng. Chị muốn xứng đáng với một từ mẹ thiêng liêng mà chúng đã dành gọi chị.

Người ta tưởng dâu là con gái chị. Bởi chị không muốn giẫm chân vào vết mà người đã đi. Con trai mình nhậu không sao, nhưng con rể nhậu thì chì chiết khó chịu vô cùng. Chị sợ cái cảnh nhà chồng hay nhà vợ xúm lại hội đồng xua đuổi dâu rễ. Chị sợ cái cảnh ta thán con dâu trong khi con mình cũng chẳng hơn ai. Chị không muốn thế. Chị muốn hiện tại mọi thứ tương đối công bằng. Mọi thứ phải được giải quyết trong sự cảm thông yêu thương dù chỉ tương đối.

Và rồi chị hiểu, dù cha mẹ có như thế nào, đức Phật cũng khuyên mình phải hiếu hạnh và khuyên cha mẹ yêu thương dạy bảo con cái. Không phải đức Phật bênh vực cha mẹ. Chỉ là vì muốn giúp người chấm dứt những vòng nhân quả khắc nghiệt. 

Do thời mạt pháp, con người dễ vướng vào tham, sân, si. Thứ gì cũng chỉ tập trung cho mình và cái mình thích. Cái gì thích thì thứ gì cũng cho. Cái gì không thích thì xua thì đuổi. Từ tham chấp đó, quan hệ cha mẹ con cái trong một gia đình có khi không phải “máu huyết thâm tình” mà là một sự trả vay oan nghiệt. Nếu mình không tỉnh, cứ theo cái đà oan nghiệt mà đi, thì vòng nhân duyên oán ghét lẫn nhau cứ thế luân hồi. Kiếp sau gặp nhau lại oán lại ghét, ngày càng không thuận, đưa đến kết quả đáng thương như nay vẫn thấy: Con giết cha, vợ giết chồng… 

Viết ra điều này, tôi cũng đang làm một chuyện không nên: Khơi lại quá khứ của người. Nhưng dù không khơi, nó vẫn âm thầm hiện diện đó thôi. Chẳng qua một bên sống đạo, thành không có duyên để nó phát khởi, không phải duyên nghịch đã hết. Chi bằng khơi lại đầy đủ để hiểu nhân duyên nhân quả trong đời. Không phải chỉ để chị hiểu hay mẹ chị hiểu, mà để tất cả mọi người chúng ta cùng hiểu. Ðể thấy đến chùa, cúng dường làm phước không thôi chưa đủ. Cần hiểu giáo pháp Phật dạy. Bố thí cúng dường thì được phước báu giàu sang. Nhưng thiếu trí tuệ, có khi chính cái giàu sang giúp mình tạo nghiệp. Bởi nghèo có khi là duyên giúp mình an phận hiền lành, không dám mở miệng. Nhờ vậy mà ít tạo nghiệp. Giàu sang quyền hành, tha hồ miệng lưỡi, tạo nghiệp không ít. Cho nên, cúng dường bố thí chưa đủ mang lại hạnh phúc cho mình. Cần hiểu nhân duyên nhân quả chi phối cuộc đời thế nào mà tránh. 

Duyên nếu không thuận, việc gì cũng buồn. Cái tốt mình làm trong đời đều thành công cóc với người. Nhưng trên phương diện âm đức thì không. Nó đang âm thầm hóa giải nghịch duyên cho mình. Ðừng nản! Kiếp này chưa xong, kiếp sau cũng hết. Hy vọng cái khoảng “tan hoang nguội lạnh” của chị sẽ được ánh đạo sưởi ấm như từng giúp chị đánh tan uất hận trước đây của mình. Ðể khoảng nghịch duyên chấm dứt. Kiếp này ấm áp. Kiếp sau an bình

Thôi thì, tùy duyên tiêu nghiệp cũ và xin… một chút từ tâm, há chị!

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10113)
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật... Tâm Thái
(Xem: 10513)
Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người... Nguyện san Chánh Pháp - Số Xuân 2014
(Xem: 10130)
Thi hào Vương Duy (701-761) cùng với Đỗ Phủ (712-770) và Lý Bạch (701-762) là ba thi nhân cự phách dưới triều đại của Đường Huyền Tông (685-762)... Hoang Phong
(Xem: 20391)
Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực... Nguyễn Hữu Đức
(Xem: 11649)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt... Hồng Quang
(Xem: 13783)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà song ngữ Việt - Anh; Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh; Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 19111)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 46703)
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12092)
Thiền cứu tôi từ tuyệt vọng hơn một lần. Trong những giai đoạn bệnh hoạn trầm trọng nhất, tôi đã được cứu bằng nhận thức rằng kinh nghiệm đau đớn chỉ là nhất thời... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11668)
100 Bài Kệ Niệm Phật - Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư, Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 23074)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 17850)
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10146)
"Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên, Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền." Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 17758)
Bài khảo luận này là của tác giả Wendy Woods, sinh quán Toronto, Canada, chủ nhân của Watershed Training Solutions, một công ty do bà sáng lập vào năm 2003... Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13933)
“Nếu chúng ta chia quả đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”... Karen Villanueva, Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 14046)
"Một lòng kính lạy Phật Đà, Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai, Con hằng mặc áo Như Lai, Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời"... Tịnh Bình
(Xem: 15109)
Càng lớn con càng thương Mẹ hơn, Tình dâng cao vút đỉnh liên sơn, Tháng năm đời có thêm cay đắng, Mẹ gánh oằn vai chút chẳng sờn... Thích Minh Tuệ
(Xem: 20296)
Thời gian trôi, tiếng đồn về Mẹ ngài bèn gửi thư đi cho ngài: "Con ơi! Mẹ nghĩ kỹ rồi Hiến mình cho Phật, cho nơi đạo mầu
(Xem: 18291)
Thiền sư bước đến lặng yên, Rồi dùng thiền trượng gõ lên quan tài Người ta nghe tiếng của ngài...
(Xem: 17407)
Khuyên con chữ hiếu lo tròn Không thời quả báo sẽ luôn dữ dằn Từ đây kính mẹ, ăn năn Ai hơn mẹ quý, ai bằng tình thâm
(Xem: 18171)
Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo... Như Hùng
(Xem: 12717)
Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt với mấy nghìn Tỳ Kheo, mấy vạn Bồ Tát, và vô số trăm nghìn Chư Thiên rải hoa trỗi nhạc cúng dường Phật... Toàn Không
(Xem: 12839)
Những lời khuyên này, ta muốn nói với Dagmema. Hãy bình tâm, đừng trộn lẫn tâm ấy với những gì thế tục. Hãy đánh thức sự kiên địnhbuông bỏ niềm đau.
(Xem: 13413)
Xuân qua thu lại, cùng thời gian này vào năm tới, vô số người sẽ gặp phải cái chết của mình. Ai có thể quả quyết rằng bạn không phải là một người trong số đó?
(Xem: 17028)
Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á...
(Xem: 11468)
Tinh yếu của thiền trước tiên là quay cái nhìn vào bên trong tự thể. Muốn như thế chúng ta cần phải biết sử dụng 3 phương tiện...
(Xem: 18282)
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanh tiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
(Xem: 18586)
Đạo sư Padma nói: Hãy thực hành Pháp thập thiện và hãy có niềm tin vào cái nên tránh và cái nên làm theo các loại hậu quả trắng và đen của những hành động ấy.
(Xem: 21374)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 22145)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 16866)
Nghi quỹ tu Pháp Đức Phật - Bổn Sư Shakya Năng Nhân Vương này có tên là “Kho tàng gia trì - Nghi quỹ Đức Phật” được dịch từ Tạng văn sang Việt văn...
(Xem: 12559)
Mỗi năm gần đến ngày Phật đản, Phật tử chúng ta lại có dịp suy ngẫm về bối cảnh lịch sử - xã hội, trong đó Đức Phật thị hiệnđạo Phật ra đời...
(Xem: 15329)
Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn. Nhất thiết thế gian, Sinh lão bệnh tử... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24601)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 14230)
Ý nghĩa ra đời của Thái tử là một hàm ý trọng đại xác định Phật tính trong mỗi chúng sanh khi đã hoàn giác thì cái “duy ngã” đó là một tối thượng...
(Xem: 11641)
Thiền Và Chỉ Quán - Nguyên tác: Thiên Thai Trí Khải, Paul L. Swanson biên soạn, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
(Xem: 19728)
Pháp bản như vô pháp, Phi hữu diệc phi vô, Nhược nhân tri thử pháp, Chúng sanh dữ Phật đồng... Thiền sư Huệ Sinh
(Xem: 13419)
Đức Phật, vô cùng thực tếthiện xảo, đã khai thị bằng vô số giáo pháp theo các cấp độ vi tế khác nhau nhằm giúp chúng sinh tiếp cận và thâm nhập thực tại.
(Xem: 22804)
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thươnglòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
(Xem: 19003)
Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật.
(Xem: 18462)
Bằng cách chúng ta tu tập quán tưởng Đức Phật Quán Thế Âm, sự hiện thân của Ngài chính là hiện thân của sự hợp nhất giữa trí tuệtừ bi...
(Xem: 21621)
Những Đạo sưcuộc đời được ghi chép trong quyển sách này là một số vị trong nhiều cá nhân hiếm hoi mà chúng ta có được ở Tây Tạng...
(Xem: 20530)
Hương quyện của đất trời, sắc màu của trần gian, hai bờ của phân ly, hai ngã của mê ngộ, một sự thảnh thơi nhẹ bước...
(Xem: 20020)
Thực hành Bổn tôn là phương pháp đặc biệt và lớn lao để nhanh chóng chuyển hóa những sự hiện hữu thế tục mê mờ thành sự giác ngộ.
(Xem: 14068)
Được thành lập vào cuối những năm 1960, trải qua 50 năm có lẽ, đến nay Thubten Choling là một trung tâm đào tạo Phật giáo Tây Tạng hàng đầu của trường phái Nyingma...
(Xem: 15008)
Sau khi định tâm, tôi nhắm mắt tưởng nhớ đến Thánh: “Hôm nay con thấy vô cùng hạnh phúc được đặt chân lên Tu viện, nơi Thánh Trulshik và các vị đạotu hành...
(Xem: 13793)
Phật tử nên tin sâu vào nhân quả, tin vào đạo lý vô thường, duyên sinh, huyễn mộng của các pháp... Thích Thông Huệ
(Xem: 15106)
Khác với Trung Quốc và một số quốc gia khác, rồng không hiện hữu nơi niềm tin của người Ấn... Nghiệp Đức
(Xem: 17235)
Theo những nghiên cứu lâu dàicẩn trọng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ can ngăn các Phật tử Tây Tạng trong việc xoa dịu tinh linh hung tợn được gọi là Shugden (Dolgyal).
(Xem: 15294)
Nụ cười của Ngài cũng là sự thể hiện hai đức hạnh quý báu trong đạo Phật, đó là hỷ, xả. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươi chân thật, hạnh phúc, an lạc.
(Xem: 12820)
Những lời thuyết giảng của vị sư già đã mang lại cho chị một tâm hồn phong phú, bén nhạy và nhiều yêu thương hơn.
(Xem: 15881)
Từ bi không chỉ là đồng cảm. Trên thực tế, nó là tâm hiểu được sự bình đẳng, bình đẳng giữa bản thân và người khác, giữa tốt và xấu, bình đẳng trong mọi hiện tượng nhị nguyên.
(Xem: 12991)
Lama Lhundrup dùng sự biểu hiện của bệnh tật để thực hành pháp Tonglen cho chúng sanh, và Ngài thường bảo người khác gởi hết cho Ngài mọi sự lo âu...
(Xem: 13134)
Những người mới bắt đầu nên tập trung vào việc chắc chắn rằng động cơ của họ là thanh tịnh, và cầu nguyện chí thành đến vị thầy gốc. Đây là thực hành tốt nhất.
(Xem: 15022)
Mùa xuân gần kề với niềm tin sức sống mới. Hãy tu để chuyển nghiệp! Đức Phật đã dạy như vậy! Bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể tu được...
(Xem: 22648)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7154)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định...
(Xem: 19365)
Tara là hiện thân lòng từ bi của chư Phật ba thời, quá khứ, hiện tạivị lai. Bà là vị Thánh nữ có khả năng thực hiệnhoàn thành mọi hoạt động giác ngộ của chư Phật.
(Xem: 37690)
Thật ra, là hoàn toàn sai lầm khi nói rằng tôn nam này kết hợp với tôn nữ kia. Đúng ra phải nói rằng trong Tự Tánh hiển lộ ra một hình tướng bất nhị.
(Xem: 9171)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầu thiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinh điển thiền ngữ”
(Xem: 8673)
Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
(Xem: 17889)
Không tách lìa hiện tướngtánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
(Xem: 14869)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạcgiải thoát...
(Xem: 27039)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 19934)
Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc”...
(Xem: 15268)
Một câu niệm Phậttâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm...
(Xem: 15484)
Một câu A Di Đà Lộ tánh diệu chân như Sắc xuân nơi hoa sáng Muôn tượng ẩn gương xưa.
(Xem: 26790)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 14562)
Nếu ta tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con, ta có thể nhớ lại giây phút đầu tiên ta gặp Giáo Pháp, nó trở nên quan trọng đối với ta ra sao...
(Xem: 19708)
Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
(Xem: 14630)
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt được hạnh phúc tối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đức tốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
(Xem: 18657)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
(Xem: 15923)
Nếu giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn hiện hữu và con có một niềm tin vững chắc thì đơn giản con đã tích lũy rất nhiều công đức trong quá khứ.
(Xem: 16350)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
(Xem: 19361)
Cầu vãng sanh tức là cầu “Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật”, tương ứng với đại nguyện của Đức A-Di-Đà Phật để Đức A-Di-Đà Phật độ thoát chúng ta.
(Xem: 19729)
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
(Xem: 19903)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
(Xem: 18605)
Quyết chí tử hạ thủ công phu, lấy bốn chữ A-di-đà Phật hay sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật làm bổn mạng của mình, ngày đêm dõng mãnh Lão thật niệm Phật, không mỏi mệt...
(Xem: 29816)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 14566)
Tôi thấy thầy trao cho Út Huy gói quà, thằng nhóc vừa đưa tay nhận lấy, thầy lại móc túi áo lấy ra một chai dầu nóng dúi vào tay nó. Xong, thầy xoa đầu nó âu yếm...
(Xem: 17765)
“Lời Cầu nguyện Đức Kim Cương Trì” là tập hợp hai bài giảng riêng biệt của ngài Tai Situpa. - Người dịch: Nguyên Toàn - Hiệu đính: Thanh Liên.
(Xem: 32420)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 15272)
Quán các pháp chẳng thường chẳng đoạn, cũng chẳng phải có, chẳng phải không, chỗ tâm hành diệt, ngôn thuyết cũng bặt dứt. Đó gọi là quán sâu xa thanh tịnh.
(Xem: 17309)
Quyển "Thiền tông quyết nghi tập" này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh...
(Xem: 29758)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31531)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 64697)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 32803)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 20232)
Niệm Phật đúng pháp là tâm tiếng hiệp khắn nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó.
(Xem: 18526)
Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trìlòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứuthực hành giáo pháp.
(Xem: 30816)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 19921)
Thực hành Kim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởngtrí thông minh của đệ tử nhận nó.
(Xem: 45903)
Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõiý thức của ta qua lời nói...
(Xem: 32594)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39351)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40446)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 50140)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 19091)
Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”...
(Xem: 18558)
Luật nhân quả khiến chúng ta phải trải qua những kết quả của việc ta đã làm. Những nơi mà chúng ta trải qua sự chín muồi của nghiệp được gọi là sáu cõi luân hồi.
(Xem: 20693)
Việc chúng ta được sinh ra làm người mang lại cho ta cơ hội và thuận lợi để thực hành Pháp và cho ta con đường dẫn tới truyền thống bao lasâu xa của Phật Pháp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant