Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

[13-24]

12 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 13065)
[13-24]
VI TIẾU
Tác giả: Viên Minh

[13-24]

 

 13. ĐẤNG PHẠM THIÊN BẤT ĐỘNG

 Thiên Sứ xuống trần thấy một đạo sĩ Yoga đang tuyệt thực, ngồi ngay ngắn trong một tịnh thất kín đáo yên tĩnh, thân tâm bất động.

Thiên Sứ hỏi:

- Đạo sĩ ngồi như vậy để làm gì?

- Để thể nhập đấng Phạm Thiên.

Thiên Sứ ngơ ngác nhủ thầm:

- đấng chí tôn ban cho hắn uống ăn, đi đứng, hoạt động, hiểu biết, tư duy, ngủ nghỉ v.v... có cái nào ngăn trở hắn thể nhập với Ngài đâu? Hay là hắn muốn Ngài phải bất động theo hắn?

۞

Lời góp ý:

Pháp vốn đầy đủ mọi điều, không phải chỉ có tịnh mà không động, hữu mà không vô, tánh mà không tướng, thế mà không dụng...

Có người nọ được giao cho “ngôi nhà pháp” đầy đủ mọi thứ tiện nghi. Nhưng anh lại bị bịt mắt, chẳng thấy thứ gì nên đi đâu đụng đó. đụng trên đầu thì lo tránh chỗ cao, đụng dưới chân thì ngại ngùng chỗ thấp, đụng dao thì đứt, đụng lửa thì phỏng,... nên đối với anh mọi vật chỉ là tai họa ! Anh bèn nghĩ “bây giờ cứ ngồi một chỗ là tốt nhất” .

Nhưng ngồi mãi cũng có cái khổ của ngồi, lại còn cần phải uống, phải ăn, phải tiểu, phải đại, ... ngồi hoài sao được. Thế rồi anh lại đứng dậy đi, đi thì lại đụng. Lần này anh tự nhủ: “À, phải rồi, bây giờ mình dẹp hết mọi thứ là yên” .

Thế là đụng gì anh dẹp nấy, trong nhà rộng rãi mọi thứ trống trơn. Chưa kịp hân hoan thì bụng đói, nhưng cơm đâu có mà ăn, nước đâu mà uống, mệt lả chẳng có giường mà nằm, lạnh queo chẳng mền đâu mà đắp. Té ra ngôi nhà trống trơn lại càng thêm khổ.

Anh lại nghĩ “thôi mình bỏ nhà này đi tìm nhà khác”. Cuối cùng anh cũng mò mẫm đến được ngôi nhà bên cạnh. Nhưng khi đến nơi mọi việc cũng hoàn như cũ. Anh thở dài ảo não, thất vọng chán chường, khóc lóc thảm thiết. Ý nghĩ cuối cùng đến với anh là “chỉ còn tự tử là xong” .

Có kẻ sáng mắt đi qua, lấy làm lạ gạn hỏi. Anh kể lể đầu đuôi tự sự. Người sáng mắt nói: “Tránh mọi vật hay bỏ chúng đi, ra khỏi nhà hay toan tự tử phỏng có lợi ích gì ? Chỉ vì anh bị bịt mắt mà không thấy, chứ mọi vật đâu có tội tình gì, sao không chịu mở mắt ra mà lại ngồi than oán ?”.

Chúng sanh cũng thế, sợ động tìm tịnh, chán tịnh tìm động, lấy tánh bỏ tướng, tránh thể tìm dụng,... đều y như vậy. Nói là thể nhập vạn pháp mà lại bắt vạn pháp chìu theo ý mình.

Pháp vốn không sai không đúng, vì chấp THỂ mà thành ra chơn, giả. Pháp cũng không sạch không dơ vì chấp TƯỚNGhóa thành xấu, đẹp. Pháp lại chẳng hay, chẳng dở vì chấp DỤNG biến thành thiện.

 


 

 14. TUỆ QUÁN

Người lãnh trách nhiệm quét dọn thiền đường đang làm việc, thấy Sư bước vào, người ấy hỏi:

- Hành Tuệ Quán có khó không?

Sư nói:

- Từ lâu ta có nghe ngươi than van gì về việc quét tước đâu.

 ۞

Lời góp ý: 

Tuệ Quán (pannaya passati) còn gọi là quán chiếu Bát Nhã, hoặc Tuệ Minh Sát, Tuệ Quán Chiếu (vipassanà) v.v... đều lấy Tuệ Giác mà chiếu soi thực tướng của vạn pháp. Nói “kiến tánh”, nói “thấy thực tướng” đều chỉ là cách nói khác nhau về cùng một sự kiện. Thấy cái này tức thấy cái kia, không thấy cái này thì cái kia cũng mù tịt. Không thể chỉ thấy cái này mà không thấy cái kia được.

Hành Tuệ Quán chính là lặng lẽ chiếu soi hồn nhiên trong sáng. Có tinh tấn nên không phải dễ. Không gắng sức nên chẳng phải khó. Còn đối tượng của Tuệ Quán chính là thực tại hiện tiền (pháp đang là, dương xứ) nên Kinh nói : “Chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính là đây”. Pháp lúc nào cũng hiện tiền : đi - đứng - ngồi - nằm, lau chùi - quét tước, tâm - vật, trong - ngoài chẳng luôn điều gì nên quán nên không. Cứ thực tại hiện tiền mà thấy y như thị (yathàbhùtam), đừng để tướng mê ngăn ngại, đừng để tướng vọng che lấpNhư Lai lập tức xuất hiện ở đời. Tướng mê thấy là tướng mê, tướng vọng thấy là tướng vọng thì “vô minh thực tánh tức Phật tánh”.

Vậy, Tuệ Quán chính là:

 “Tâm địa nhược không

 Tuệ nhật tự chiếu”.


15. NGHE PHÁP THUYẾT

 Một nhóm thiền sinh đến thỉnh Sư đăng đàn thuyết pháp.

Sư nói:

- Quý vị nghe thuyết pháp đã nhiều, bây giờ nghe pháp thuyết đi chứ.

 ۞

Lời góp ý: 

Thuyết pháp tức là dùng ngôn ngữ để chỉ bày chân lý. Đức Phật thấy chân lý bằng tuệ giác chứ không qua ngôn ngữ của lý trí. Chân lý thuộc về đệ nhất nghĩa đế (paramattha), còn ngôn ngữ thuộc về chế định của tục đế (pannatti). Nhưng chúng sanh không thấy được chân lý nên Đức Phật phải dùng ngôn ngữ để chỉ bày. Người nghe thuyết pháp không nên lệ thuộc vào ngôn ngữ mà chỉ nương ngôn ngữ để thấy chân lý. Người ta thường lắng nghe người thuyết phápngôn ngữ người ấy thuyết để tìm ra một ý nghĩa cao siêu nào đó chứ không chịu lắng nghe chính “cái pháp”ngôn ngữ ấy chỉ bày.

Chân lý tự nó luôn luôn hiển hiện sự thật mà không cần ngôn ngữ, đó là cách mà chân lý (pháp) tự thuyết minh chính mình. Ai biết lắng nghe sự tự thuyết ấy của chân lý, người ấy biết nghe pháp thuyết vậy.

Pháp trong Đạo Thiên Chúa gọi là Đức Chúa Cha. Còn Đức Chúa Con sở dĩ được gọi là Ngôi Lời vì Ngài chỉ bày sự có mặt của Đức Chúa Cha. Đó chính là thuyết pháp. Đức Chúa Thánh Thần thì có nhiệm vụ mặc khải sự có mặt của Đức Chúa Cha, không bằng ngôn ngữ như Đức Chúa Con, mà bằng cách hiện ra hình ảnh để từ đó người ta có thể nhận diện được Đức Chúa Cha. Đó chính là pháp thuyết.

So sánh với Phật Giáo, Đức Chúa Cha là Pháp Tánh, Đức Chúa Con là người giác ngộ và chỉ bày Pháp Tánh. Đức Chúa Thánh Thầnhiện tướng của Pháp vậy.

 


 

16. MẤT 32 THÂN

 Một người thắc mắc về khả năng cứu độ của Đức Quán Thế Âm bèn hỏi Sư:

- Đức Quán Thế Am thần thông biến hóa như vậy sao không cứu độ tất cả chúng sanh vào cảnh giới cực lạc mà cứ để họ trầm luân khổ nạn hoài?

Sư nói:

- Úi chà! Nếu được như ý ngươi thì Bồ Tát mất hết 32 thân!

 ۞

Lời góp ý: 

Nếu người ta chỉ biết Đức Quán Thế Âm như là một nhân vật, một vị Bồ Tát từ bi quảng đại, biến hóa vô cùng, có thể ứng hiện “32” thân để tùy căn duyên chúng sanhcứu độ, thì người ta cũng không khỏi thắc mắc khi thấy mặc dù Đức Quán Thế Am có Đại Từ Bi, Đại Thần Lực như vậy mà sao thế gian khổ hải vẫn hoàn là khổ hải?

Lại nữa, không phải chỉ có một Đức Quán Thế Âm mà có vô số Bồ Tát như vậy. Riêng các vị Bồ Tát cùng hạnh nguyện, cùng danh xưng với Đức Quán Thế Âm cũng đã là vô số kể. Vậy tại sao “tam giới” vẫn “bất an do như hỏa trạch”?

Những nguyên lý trong Đạo Phật mà ai cũng biết là “tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác”, “nhân nào quả nấy”, “ai tu nấy đắc”, “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, v.v... chứng tỏ người Phật tử không ỷ lại vào tha lực, vào sự cứu rỗi của một ai khác. Pháp vốn tự nó đã có luật nhân quả thưởng phạt phân minh. Vậy liệu Đức Quán Thế Âm có thể can thiệp vào sự công minh rành rẽ của pháp giới được chăng?

Mặt khác, Đạo Phật không phải nhằm mục đích trốn lánh chân lý về sự khổ mà người Phật tử phải đối diện trực tiếp với cái khổ để thấy rõ nguyên nhân phát sinh ra nó. KHỔ là một thực tại cần được “thấy, biết, hiện quán và thực chứng”. Đạo Phật không dạy thoát khổ bằng con đường trốn lánh hoặc cầu xin một sự cứu rỗi bên ngoài mà bằng con đường trí tuệ tự chứng.

Như vậy Chư Bồ Tát nói chung và Bồ Tát Quán Thế Âm nói riêng có ý nghĩa gì trong biện chứng giải thoát của Đạo Phật ? Thực ra đây chỉ là ý nghĩa biểu tượng: Bồ Tát nói chung tượng trưng cho tướng dụng THIỆN MỸ của Pháp. Về phương diện này Pháp có hai: nội pháp (tâm) và ngoại pháp (cảnh).

1) Đối với tâm pháp, Bồ Tát tượng trưng cho tín, tấn, niệm, định, huệ, từ, bi, hỷ, xả và tất cả thiện pháp. Ngược lại là chúng sanh, như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến và tất cả bất thiện pháp. Riêng Đức Quán Thế Am tượng trưng cho từ bichánh niệm. Khi một ác pháp khởi lên trong tâm, đó là một chúng sanh đang đau khổ, đang bị đốt cháy, đang bị đắm chìm, đang bị trói buộc, v.v... Chỉ có Bồ Tát chánh niệm (+ tỉnh giác) mới cứu độ được ác pháp đó ra khỏi trầm luân sinh tử nên “Ngài” quả là từ bi vô lượng. Bất kỳ ác pháp khởi lên ở đâu, chánh niệm cũng đều tới được để độ, nên thần thông biến hóa - nhất là “nhĩ căn viên thông” - của “Ngài” quả là quảng đại. Khi khổ, niệm Quán Thế Am thì hết khổ, có nghĩa là, khi khổ nhớ tới Chánh Niệm Tỉnh Giác là hết khổ vậy.

2) Đối với ngoại pháp, Bồ Tát tượng trưng cho các quy luật biểu hiện tính chất công minh, minh bạch, rành rẽ, chính xác v.v... của pháp giới tánh như:

- Biya - niyàma: định luật về giống loại, nhân quả, di truyền v.v...

- Utu - niyàma: định luật về thời tiết, khí hậu, thiên văn v.v...

- Dhamma - niyàma: định luật về vật lý, hóa học v.v...

Những quy luật này luôn luôn tác động vào đời sống chúng sanh khiến họ dần dần học ra được bản chất thật của pháp. Vậy những định luật này chính là những vị Bồ Tát luôn nhắc nhở chúng sanh quay về với sự thật (chân lý), giúp chúng sanh giác ngộlòng từ bi của Bồ Tát, và biến hóa vô cùng của các hiện tượng chính là thần thông quảng đại: đó là Quán Thế Am đích thực vậy.

Ví dụ, vì tham ăn mà ta đau bụng. Nhân quả này giúp ta thấy ra sai lầm của lòng tham. Hoặc vì tu sai bị “tẩu hỏa nhập ma” nhờ vậy mà biết mình tà kiến. Hoặc thấy sinh, già, bịnh, chết mà biết được vô thường sinh diệt. Vậy pháp tướng tác động trong đời sống hàng ngày chính là Chư Bồ Tát. Chỉ cần chánh niệm tỉnh giác là thấy được pháp tướng pháp tánh như thật. Vì thế sự thể hiện chân tướng của pháp chínhBồ Tát Quán Thế Am vậy.

Nếu ác pháp khởi lên trong tâm mà không có “Bồ Tát Quán Thế Am Chánh Niệm Tỉnh Giác” thâm nhập vào cõi “ngũ trược ác thế” đó để độ cho thì làm sao giải thoát được.

Nếu tham ăn đủ thứ mà không có “Bồ Tát Quán Thế Am Đau Bụng” thì làm sao chữa lành bịnh được.

Do không thấy diệu dụng “32” thân của pháp nên con người mới có dục vọng cầu toàn. Nhưng không biết rằng chính hiện tướng 32 thân tự nó đã hoàn toàn đầy đủ tính chất biến hóa vô cùng, từ bi quảng đại. Nếu “hoàn toàn” như dục vọng của con người mà có thật thì đâu còn 32 thân của pháp nữa.

 


 

17. TỨ NIỆM XỨ

 Tứ niệm xứ là cội nguồn của các môn thiền quán, lấy thực tại đang là làm đối tượng (thân, thọ, tâm, pháp trong và ngoài). Vọng cầu ngoài thực tại hiện tiền“hướng ngoại cầu huyền”. Thấy đúng thực tánh của thực tại hiện tiền là “kiến tánh thành Phật”.

Mặc dù được giảng như vậy, một thiền sinh vẫn mù tịt. Một hôm gặp Sư, thiền sinh hỏi:

- Đâu là thực tại hiện tiền của Tứ Niệm Xứ?

Sư đáp:

- Ai hỏi đó?

۞ 

Lời góp ý: 

Thực tại hiện tiền của Tứ Niệm Xứ (bốn lãnh vực quán niệm) là thân, thọ, tâm, pháp bên trong và bên ngoài.

Thực tại hiện tiền của Chiếu Kiến Bát Nhã (Bát Nhã Tâm Kinh) là 5 uẩn, 18 giới, 12 nhân duyên, 4 đế.

Thực tại hiện tiền của Kiến Tánh Thành Phật (Thiền Tông Trung Hoa) là “ương xứ tức chân” v.v... và v.v...

Đó là ngôn ngữ khác nhau để chỉ cùng một thực tại. Người mê kẹt ngôn ngữ, sùng lý trí, chấp pháp môn, mê tông phái,... liền khởi tà kiến phân biệt cao - thấp, tiểu - đại, tiệm - đốn, hơn - thua,... thật đáng thương thay!

Thực tại vượt ngoài ngôn ngữlý luận. Ngay khi lý trí đặt vấn đề “đâu là thực tại” thì thực tại Sanditthiko (trực hạ tiện kiến), Acinteyya (bất khả tư nghị) đã ngàn trùng xa cách!

Sư đáp: “Ai hỏi đó?”

Tổ đạt Ma nói: “Đưa cái tâm đây ta an cho”

Ngài Huệ Năng rằng: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác”

Bách trượng bảo: “Ra làm vườn đi”

Lâm Tế hét.

Còn Bát Nhã Tâm Kinh thì “ngũ uẩn giai không”.

Họ toa rập nhau làm chuyện gì các vị có biết không?

Nếu không thì chẳng khác gì túi cơm giá áo!


 

18. TU SỬA

 Một thiền sinh hỏi:

- Có phải tu là sửa không ?

Sư nói :

- Không.

- Vậy là không sửa ?

- Cũng không .

Thiền sinh không hiểu, thắc mắc:

- Như vậy tu phải làm sao ?

Sư đáp :

- Không sửa thì kẹt cái này, sửa thì thành ra cái khác.

۞ 

Lời góp ý: 

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Quả thật trong sự sụp đổ của chính mình, người ngu đi tìm tri thức và sở đắc mà không biết rằng chính điều đó chẻ cái đầu nó ra làm hai”.

Dục vọng của con người thường phóng ra một lý tưởng trong tương lai rồi nỗ lực thực hiện cho bằng được lý tưởng đó, không biết rằng người ta đang chạy theo một ý niệm, một vọng tưởng, một ảo ảnh do bản ngã vẽ ra, nhằm thỏa mãn tham vọng của mình. Tu sửa phải chăng là ý đồ thay thế cái bản ngã đang bị bất mãn bằng một bản ngã vừa lòng hơn? Vậy ý niệm tìm kiếm, chứng đạt, sửa đổi v.v... chỉ là công cụ của vô minh dục vọng hầu làm giàu thêm cho bản ngã mà thôi chứ không thể nào giải thoát một cách rốt ráo ra khỏi bản ngã được. “Chẻ cái đầu ra làm hai”  là như vậy.

Nếu thế phải chăng tu là giữ nguyên trạng cái ngã đang có ? Nếu giữ nguyên trạng cái ngã vì tự mãn, dính mắc, chấp thủ, đam mê, đắm trước thì đó cũng là vô minh dục vọng. Còn nếu giữ nguyên trạng cái ngã chỉ vì “luân hồi nào biết mối manh nẻo về” thì đó chính là mê muội bất giác trong bể khổ trầm luân.

Đức Phật dạy: “Như Lai không bước tới, không dừng lại mà thoát khỏi bộc lưu”. Vậy con đường tu của Ngài không phải là sửa đổi, cũng không phải là không sửa đổi. Cốt tử của chỗ tu hành hoặc hạ thủ công phu là mê hay ngộ. Mê thì đâu cũng là biển khổ, ngộ thì đâu cũng là bờ giác.

Trong tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, sửa đổi hay không sửa đổi chủ quan không còn chỗ đứng, chỉ có pháp đương xứ chính là “tịch diệt hiện tiền”, “vô sinh bất diệt”, “Đại Bát Niết-bàn”.

 Quá khứ không truy tầm

 Tương lai không ước vọng

 Chỉ có pháp hiện tại

 Tuệ quán chính là đây

 Không động không rung chuyển

 Biết vậy nên tu tập

 Hôm nay nhiệt tâm làm

 Ai biết chết ngày mai.

Không luyến tiếc quá khứ, không mơ mộng tương lai, không đắm chìm hiện tại, chỉ còn lại pháp tựvận hành thì đâu cần phải sửa hay không sửa để làm gì?

Khi ngộ rồi “núi vẫn là núi, sông vẫn là sông”, nên nếu có thay đổi thì đó chính là sự thay đổi tự nhiên của pháp như bản chất muôn đời của nó.



19. KINH PHÁP HOA

 Có một thời tôn giáo bị hạn chế, Kinh sách không được in ấn, vì vậy tín đồ đua nhau đi thỉnh Kinh. Nghe nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được nhiều người tìm kiếm nhất vì người ta tin rằng đọc tụng Kinh này sẽ được vô lượng phước đức, tai qua nạn khỏi.

Một hôm có người khách đến xin Sư chỉ dẫn cho ở đâu có Kinh Pháp Hoa để thỉnh. Sư ngạc nhiên hỏi:

- Thế còn Kinh Pháp Hoa của ông đâu? 

۞ 

Lời góp ý: 

 “Nhất thiết Tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ” - tất cả Kinh điển đều như ngón tay chỉ mặt trăng. Chấp lầm ngón tay là mặt trăng thì chẳng bao giờ thấy được mặt trăng thật.

Kinh điển thường dùng biểu tượng ẩn dụ để chỉ bày chân lý. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa mượn tên Hoa Sen để chỉ sự tròn đầy tánh tướng thể dụng của tự tánh mỗi người. Trong các phẩm của Kinh lại mượn nhiều biểu tượngẩn dụ để “khai thị” cho chúng ta “ngộ nhập Phật tri kiến”. Vậy Kinh “Pháp Hoa văn tự”không phải là Kinh “Pháp Hoa tự tánh”. Người xem Kinh “Pháp Hoa văn tự” phải biết giải mã các biểu tượngẩn dụ thành Kinh “Pháp Hoa tự tánh”. Thí dụ trong phẩm Hiện Bảo Tháp :

Phật Đa Bảo: thực tánh Pháp.

Tháp Đa Bảo: thực tướng Pháp.

Phật Thích Ca: sự thể hiện Phật tri kiến.

Hiện giữa hư không: vô ngã, tánh không.

Phật Đa Bảo ngồi trong Tháp Đa Bảo: thực tánh ở trong thực tướng.

Phật Thích Ca cùng ngồi một bảo tòa với Phật Đa Bảo: Phật tri kiến và thực tánh pháp là một.

28 phẩm trong Kinh “Pháp Hoa văn tự” đều chỉ mô tả cảnh thuyết pháp và ngầm gợi ý chứng minh, chỉ bày đâu là Kinh Pháp Hoa thật, đồng thời kín đáo hướng dẫn cách ngộ nhập Kinh Pháp Hoa thật đó.

Người biên chép, đọc tụng, giảng nói Kinh Pháp Hoa cứ tưởng là biên chép, giảng nói “Kinh Pháp Hoa văn tự” mà quên rằng “biên chép, đọc tụng, giảng nói” chính là thực hành Phật tri kiến trên tự tánh mình vậy.

Thiền Tông cũng dạy người ta “đọc tụng” Kinh Pháp Hoa bằng cách:

 Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền

 Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.

“Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” tức là phải lìa “Kinh Pháp Hoa văn tự” bằng cách “y nghĩa bất y ngữ” hoặc phải biết cách đọc “ý tại ngôn ngoại”.

“Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” tức là phải đọc thẳng vào “Kinh Pháp Hoa tự tánh” để trực ngộ sự thật.

Vậy làm thế nào để có thể thực sự “biên chép, đọc tụng, giảng nói Kinh Pháp Hoa tự tánh”? Kinh điển Nguyên Thủy dạy rất rõ ràng rằng chúng ta chỉ cần tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác đối với thực tại hiện tiền, có như thế chúng ta mới thấy đúng (như thị) tánh, tướng, thể, dụng, tác, nhân, quả, duyên, báo và bản lai diện mục toàn diện của Pháp.

Thấy Pháp như thị sinh, trụ, dị, diệt, thành, trụ, hoại, không, vị ngọt, sự nguy hại mà không thủ không xả, đó chính là Chánh Biến Tri, là sử dụng Phật Tri Kiến đối với tự tánh Pháp (sabhàvadhammo) vậy.

Tiếc rằng người ta chỉ biết đi tìm Kinh Pháp Hoa văn tựbỏ quên Kinh Pháp Hoa tự tánh vẫn luôn luôn hiện hữu trong đời sống mỗi người!

 


 20. MỤC ĐÍCH

Một võ sư lừng danh hỏi người đệ tử mới nhập môn:

- Con muốn học võ à?

- Vâng, con muốn học võ để chiến thắng kẻ địch.

- Con ạ, còn nghĩ đến chiến thắng và kẻ địch thì chưa học võ được đâu vì còn hiếu thắng.

- Vậy con chỉ học võ để tự vệ thôi.

- Còn đề kháng tự vệ cũng chưa học võ được vì còn vị kỷ.

- Nếu vậy con học võ để làm gì?

- Lại để làm gì ! Chung quy con vẫn còn vướng vào một mục đích.

Võ sinh ngạc nhiên :

- Nhưng làm thế nào có thể học võ mà không có mục đích?

Võ sư ung dung bước ra giữa võ đường múa một bài quyền và nói:

- Ngươi cứ thế mà làm không được sao ?

Lời góp ý: 

 Hình như con người không thể sống mà không có mục đích. Nhưng mục đích thì hầu như luôn ở tương lai phía trước : tôi sẽ là, tôi sẽ có, tôi sẽ được, tôi sẽ hơn, tôi sẽ thành công, tôi sẽ chiến thắng v.v... và v.v... Vì vậy người ta phải mong ước, đợi chờhy vọng. Hạnh phúc của con người tiếc thay lại đặt hầu hết trên niềm hy vọnghậu quả của nó là: “Vị đạo sanh bình hận bất tiêu”, hoặc “Đạo đắc hoàn lai vô biệt sự”.Rốt rồi cả hai cũng chỉ là... thất vọng. Vì vậy William Faulkner có lý khi nói : “Con người là tổng số của những nỗi thống khổ, nhưng khi bạn hy vọng một ngày kia những nỗi thống khổ ấy sẽ vơi đi, lúc bấy giờ thời gian chính là nỗi thống khổ của bạn.”

Ngày mai, hy vọngthời gian chính là nội dung của tư tưởngbản ngã. Chúng khởi lên cùng một lúc với phiền muộn, khổ đau và thất vọng. Nói một cách khác, khi bản ngã đề ra một mục đích thì ngay lập tức nó mời gọi tư tưởng, thời gian, đợi chờđau khổ cùng hiện hữu.

Nhưng khi một mục đích “tốt hơn” được phóng hiện qua thời giantư tưởng thì có nghĩa là bản ngã đang bất mãn với chính nó trong điều kiện hiện thời. Cho nên ta có thể có công thức:

Bất mãn hiện tại + ảo vọng tương lai = chuỗi dài đau khổ.

Cũng cần phải mở ngoặc rằng, có hai loại mục đích: một mục đích có tính kỹ thuật và một mục đíchtính tâm lý. Thí dụ, khi đói bụng ta nấu ăn để mà ăn, khi mệt ta nghỉ cho khỏe v.v... Đó là những mục đích có tính kỹ thuật rất cần cho đời sống con người. Ở đây chúng ta đang nói đến mục đíchtính tâm lý, hoang tưởng, ảo tưởng, ảo vọng,..., con đẻ của bản ngã vô minh ái dục. Chính những mục đích này mới là nguyên nhân của phiền não khổ đau.

Nhưng cho dù là mục đích nào, khi con người quá chú trọng đến tương lai mà bỏ quên thực tại thì có nghĩa là họ đang đánh mất cái hạnh phúc sẵn có để mong cầu một thứ hạnh phúc chưa có. Ở khoảng giữa thời gian sự vắng mặt của hai thứ hạnh phúc này, ắt hẳn chỉ là đau khổ!

Người ta không biết rằng, hạnh phúc, chân lý và sự toàn hảo vốn đã đầy đủ trong thực tại hiện tiền, nên người ta cứ loay hoay đi tìm ảo ảnh như là mục đích lý tưởng của cuộc đời. Vì vậy Chúa nói: “Tiếc thay mùa màng thì phong phú mà chẳng có người gặt” và Ngài Huệ Năng nói: “Hà kỳ tự tánh bổn tự cụ túc”. Còn một triết gia Tây phương thì nói rằng: “Hạnh phúc là cái khi bạn đuổi bắt thì nó vuột khỏi tầm tay. Nhưng khi bạn dừng lại thì nó ở cùng với bạn.”

Nghệ thuật sống hạnh phúc chính là ở chỗ biết dừng lại như thế. Bạn có thể nào làm tất cả mọi việc, kể cả hoạch định một kế hoạch tương lai, mà vẫn không đánh mất thực tại hiện tiền hay không ? Được, miễn là bạn làm mọi việc trong sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Đó chính là mục đích không mục đích của sự sống muôn đời...

 


 

21. DU HÍ THẦN THÔNG 

Sư cận thị, tín thí đem dâng Sư mỗi người một cặp kính cận, vì vậy Sư đeo khá nhiều kính khác nhau. Vị thị giả hỏi:

- Sao Thầy đeo nhiều kính thế?

Sư đáp:

- À, đó, là du hí cận thị thần thông.

 Hôm sau lại thấy Sư không đeo kính, thị giả hỏi:

- Sao hôm nay Thầy không đeo kính?

Sư nói:

- À, đó là thần thông du hí cận thị.

 ۞

Lời góp ý: 

Có người nói : “Tôi phải là”, thế rồi cố gắng dựng lên cho mình một con người mẫu với nào là phong cách, nhân cách, tính cách v.v... và rồi những tập tính đó trở thành thói quen. Vô tình anh ta tự giam mình trong tháp ngà tù ngục của chính mình, muôn đời khó thoát.

Nhiều người tu hành cũng không tránh khỏi cái bẫy đó. Hình như họ nỗ lực để trói buộc mình hơn là cởi mở mình ra khỏi những thằng thúc của ý niệm vọng ngã. Họ cố làm ra vẻ giản dị chỉ càng gây thêm phức tạp, họ làm ra bậc Bồ Tát chỉ phơi bày tâm địa hẹp hòi. Vì vậy mà một hôm có vị Tăng đến xin Thiền Sư chỉ cho cách cởi mở trói buộc, Thiền Sư nói :”Có ai trói buộc ngươi đâu!”

Nếu một người thấy pháp đến đi, sinh diệt như thị như thực thì cái xấu cái tốt, cái mất cái còn, cái thuận cái nghịch đâu có gì vướng bận. Khi có kính thì Sư đeo, khi bị dấu đi thì Sư cứ nhìn đời bằng đôi mắt cận thị. đeo kính thì thấy chỗ diệu dụng của kính. Không đeo kính thì thấy chỗ diệu dụng của đôi mắt trần. Thế giới mờ ảo hay rõ ràng đều có cái hay của nó. Thực tướng không phải ở cảnh, sắc, cũng chẳng phải ở nhãn căn mà ở nơi cái nhìn giác ngộ.

Đã thấy chỗ nhiệm mầu của pháp thì không đòi hỏi một điều kiện tất toàn mà “tùy sở trú xứ thường an lạc”. Khổng Tử cũng nói :”Tùy cảm nhi ứng, tùy ngộ nhi an”. Cho nên chỉ người mê mới cầu toàn, còn người ngộ thì cứ “tùy duyên” mà vẫn “bất biến”.

Cổ đức nói :”Đói ăn mệt ngủ là thiền, bửa củi gánh nước là diệu dụng thần thông”. Người như thế ắt có thể thong dong trong vạn pháp mà đêm ngày sáu thời vẫn an lành tự tại.

 Tới lui chừ không động

 Sinh tử chừ thong dong

 Đoạn thường chừ chẳng có

 Nhất dị chừ cũng không.

 


  

 22. TRÀ ĐẠO

Khách đến viếng một trà thất, chủ nhân tiếp đón theo nghi phong trà đạo Nhật Bản. Khách thì lại cứ rót trà uống tự nhiên không theo luật lệ nào cả.

Thấy vậy, chủ nhân khéo léo thuyết minh về trà đạo, về cách pha trà và phong thái uống trà v.v...

Nghe xong, khách nói:

- À, thì ra trà đạo là vậy! Tôi cứ tưởng đạo trà là khát thì uống thôi chứ.

Rồi khách xuất khẩu ngâm:

 Xưa nay trà là đạo

 Khát chỉ việc uống thôi

 Nghĩ thêm trà với đạo

 Đầu thượng trước đầu rồi!

۞ 

Lời góp ý: 

 Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, Đạo Phật bắt đầu được vận dụng cho thích nghi với trình độ căn cơ của quần chúng. Những nguyên lý giải thoát trong thời Nguyên Thủy được cụ thể hóa cho phù hợp với sinh hoạt xã hội. Đó là những phương tiện thiện xảo tiếp độ quần sanh.

Nhưng khi đã vận dụng thành phương pháp cụ thể kèm theo những hình thức nghi lễ, luật tắc thì không tránh khỏi hiệu ứng hai chiều. Chiều thuận là chuyển hóa quần chúng dần dần vào đạo. Chiều nghịch là làm khô chết nguyên lý linh động ban đầu, khiến cho người ta chỉ còn lệ thuộc hình thức, chẳng thấy nội dung, chấp chặt phương tiện bỏ quên cứu cánh. Sự chân thành, trang nhã, tinh khiết, giản dị, trong sáng, bình lặng lúc đầuphương tiện trà đạo muốn cống hiến, dần dần chỉ còn là cách pha trà, cách nâng chén... như một thứ nghi lễ trình diễn bên ngoài.

Nếu chỉ giữ nguyên lý (thiên) thì quá xa với quần chúng. Nếu vận dụng thành phương tiện (địa) thì đã rơi vào hình thức. Chỉ có người thức ngộ mới có thể thể hiện nguyên lý mà không lệ thuộc vào hình thức, sử dụng hình thức mà không rời xa nguyên lý trong mỗi nhịp sống hài hòa (nhân). Đối với họ, không có cái gì không phải là Đạo. Không có hành động nào không trong sáng hồn nhiênlặng lẽ.

Ngày kia có người hỏi :”Cái gì là Đạo?”

 Thiền Sư trả lời :”Thế ngươi nói cái gì không phải là Đạo?”


23. PHẬT Ở ĐÂU

Những người chủ nghĩa duy lý không hiểu sao người ta lại cứ ngồi lâm râm niệm Phật từ giờ này qua giờ khác, thật là mê tín, vô ích, vô lýrõ ràng là thiếu cơ sở.

Một người trong nhóm họ không chịu nổi sự vô lý đó nên đến hỏi Sư cho ra lẽ:

- Không ai thấy Phật ở đâu sao người ta lại niệm?

Sư nói :

- Nhưng nếu có Phật ở đâu thì ai lại niệm làm gì?

۞ 

Lời góp ý: 

 Nguyên nghĩa của niệm Phật không phải là lâm râm khấn vái danh tánh của một vị Phật hay Bồ Tát để cầu xin một điều gì. Niệm Phật là ghi nhớ đức tánh của bậc giác ngộ. Như Araham là tánh thanh tịnh giải thoát, Buddho là tánh giác, Vijjà-carana-sampanno là tánh sáng suốtcông hạnh viên mãn v.v... Niệm Phật như vậy là để phát huy tánh giác nơi chính người niệm, nhờ thế những đức tánh như tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, từ bi, hỷ xả,... sẵn có nơi mọi người được khai mở và sử dụng. Và chính những đức tính Phật này cứu họ ra khỏi thất niệm bất giác của vô minh ái dục, phiền não khổ đau, luân hồi sinh tử. Đó chính là niệm Phật tại tâm vậy.

Nhưng về sau, để vận dụng cho căn cơ đức tin, các nhà hoằng pháp đặt ra phương pháp niệm nhiều danh hiệu Phật và Bồ Tát tượng trưng cho những đức tánh từ bi, tánh giác, vô sanh, thanh tịnh v.v... Nhờ tin ở Phật và Bồ Tát bên ngoài này, người ta cố gắng niệm Phật ngày đêm mà vô tình phát huy được chánh niệm, tỉnh giác, từ bithanh tịnh ngay nơi tự tánh của họ.

Như, do niệm Phật thành tâmlòng từ phát khởi, khổ báo được yên nên nhân cách hóa Đức Quán Thế Am. Do niệm Phật trong lành mà phát khởi thiện tâm, không thoại hóa vào đường ác, nên nhân cách hóa thành Đức Địa Tạng. Do niệm Phật thanh tịnhtâm hồn sáng suốt thoát khỏi mê đồ, nên nhân cách hóa thành Đức Di đà. Do niệm niệm trầm tĩnh mà chân khí hoàn nguyên, tiêu tan tật bịnh nên nhân cách hóa thành Đức Dược Sư ...

Vậy người niệm Phật đến chỗ vô biệt niệm thì đâu cần phải có Phật ở đâu, vì ngay nơi một niệm bất động bất thối chuyển thì cả tam thiên đại thiên thế giới đều trở thành vô nghĩa, huống gì nói đến cái gọi là “cơ sở” của người trần mắt thịt!

 


24. NAM MÔ THƯỜNG BẤT KHINH

Một số thiền sinh đang ngồi bàn cãi về ý nghĩa một câu Kinh. Mỗi người đưa ra một kiến giải khác nhau, ai cũng cho mình đúng, kẻ khác sai.

Sư đi ngang qua, ngâm bài kệ:

 Cũng chỉ một lời Kinh

 Tùy căn cơ sai khác

 Kiến giải bất đồng tình

 Nam Mô Thường Bất Khinh.

 ۞

Lời góp ý: 

Y Kinh giải nghĩa tam thế Phật oan

Lý Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết.

Cho nên, trừ phi các bậc Giác Ngộ đã thấy sự thật không còn y cứ vào ngôn thuyết, những người học Phật khác không nên tự cho chỗ hiểu của mình là tiêu chuẩn. Với những người đang đi tìm ý nghĩa trong Kinh giáo như thế, chắc chắn kiến giải sẽ bất đồng, nhiều môn phái, nhiều kinh luận ra đời tranh nhau chỗ đứng, ai cũng tự cho mình là nắm được ý chỉ của Phật, nhưng khó mà biết được ai đúng ai sai, ai tà ai chánh.

Sở dĩ kiến giải khác biệt như thế là do căn cơ trình độ bất đồng, điều đó không thể nào tránh được. Người bi quan một chút sẽ than rằng Giáo Pháp đã bị lu mờ hoặc xuyên tạc, không còn có người liễu giải. Nhưng lạc quan một chút thì sẽ thấy rằng Phật pháp giống như nước mưa, trăm cây ngàn cỏ cứ tùy sức mình mà sử dụng. Cây lớn dùng theo sức lớn, cây nhỏ dùng theo sức nhỏ, rồi biến hóa theo cách riêng của mình, đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái mà làm đẹp cho đời.

Đã hưởng được lợi ích của mưa pháp thì tùy duyên tùy sứccống hiến cho đời, đừng nên tranh chấp hơn thua ai đúng. Cái sai không phải ở tầm vóc hiểu biết mà ở chỗ ngã mạn cố chấp cho mình là đệ nhất thiên hạ. Không có Kinh Giáo nào của Phật tự cho là đệ nhất. Những Kinh Luận tự cho mình là đệ nhất đều do người sau thêm thắt theo tư kiến tư dục của họ mà thôi.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 25707)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 37907)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 19646)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18730)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 14311)
Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao tăng làm sáng cho Phật Giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ VI mãi đến nay đều là các Thiền sư.
(Xem: 20148)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 9534)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền.
(Xem: 14398)
Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hoè Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất gia, đến Tung Nhạc thọ giới cụ túc.
(Xem: 35631)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 10671)
Trên núi Linh Thứu ngày nọ, trước một cử toạ gồm 1.250 Tì kheo, thay vì thuyết pháp Đức Phật chỉ cầm lên một cành hoa. Ngài se cành hoa ấy giữa mấy ngón tay, và im lặng.
(Xem: 19752)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 23239)
Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu)...
(Xem: 13392)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
(Xem: 10791)
“Chân như Đạo Phật Nhiệm mầu, Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài…”
(Xem: 20284)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 10632)
Tôi rất cảm phục BS Thynn Thynn khi bà đã tận tình giải thích thấu đáo, trong quyển sách của bà, về cách sống tỉnh giác trong đời sống thường ngày.
(Xem: 10000)
Hoài niệm về tấm lòng yêu thương của cha mẹ nhân mùa Vu Lan.
(Xem: 14905)
Mùa Vu-lan báo hiếu vào tiết Trung Nguyên tháng bảy âm lịch hằng năm, xuất phát từ tích ngài Mục-kiền-liên cứu mẹ...
(Xem: 17713)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắt qua giải Ngân-hà...
(Xem: 17636)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa...
(Xem: 13230)
Phàm là bậc Sa-môn Thích tử, nhất định phải lấy việc hướng thượng làm tông chỉ, lìa bỏ các duyên, sống đời đạm bạc...
(Xem: 31210)
Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ Cha công dưỡng dục, Mùa Báo Hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao
(Xem: 25823)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 14007)
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh.
(Xem: 17543)
cho dù nghiệp quả của thời quá khứ có nghiệt ngã cỡ nào, trong thời hiện tại ta cứ việc làm tốt, bảo đảm tương lai của ta sẽ an lạc...
(Xem: 11012)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế.
(Xem: 12320)
Trong truyền thống Phật giáo Trung Hoa-Nhật Bản, hệ thống giáo lý Trung quán và Du-già Duy thức tông đã được xem là cùng đi song song và đối nghịch với nhau.
(Xem: 10498)
Vu Lan phiên âm từ Phạn ngữ Ullambana, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là cởi mở những cực hình hay giải thoát những khổ đau trong 3 cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
(Xem: 12299)
Tôi xin rất thận trọng để nói rằng, tư liệu tôi dựa vào để viết đa phần thuộc Tam Tạng Pāḷi văn, và một số nguồn được lấy từ tiếng Anh cùng một hệ Nam tông..
(Xem: 11797)
Gia đình tôi đầy những câu chuyện này… Có những hành giả vĩ đại như cha tôi và bác tôi, những người thực hành từ trái tim và có năng lực thực sự...
(Xem: 9655)
Nếu cái nhìn tâm linh của mình mà không trải ra đến bờ cõi xa xôi nhất thì “thiện đức” của y không phải là “thiện đức” thứ thiệt...
(Xem: 12382)
Khảo sát về “Năm đức của người xuất gia” để thấy được những nét cao đẹp trong đời sống phạm hạnh, từ đó mà có ra lối hạnh xử ứng hợp với phước điền của pháp phục...
(Xem: 9227)
Con đường Trung đạo Thiền định, không phải chỉ dành riêng cho Thiền tông không đâu, mà chúng dành chung cho tất cả các tông phái Phật giáo trong đó có Tịnh độ tông, và Mật tông.
(Xem: 8521)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền.
(Xem: 9993)
Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng...
(Xem: 9782)
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt.
(Xem: 12065)
Tây Tạng bắt đầu chịu ảnh hưởng của Phật giáo vào thế kỷ thứ 7 trong triều đại của vua Songtsen Gampo.
(Xem: 14497)
Tịch Hộ đã đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, cho nên đến thế kỷ 11 truyền thống Na Lan Đà đã được thiết lập một cách vững vàngTây Tạng.
(Xem: 9923)
Theo nghĩa thông thường, đắc pháp có nghĩa là đắc pháp nhãn tịnh, chứng ngộ, không còn kiến thủ, giới cấm thủnghi ngờ Tam bảo, không còn trần sa hoặcphiền não vi tế, tức khắc thành Phật...
(Xem: 11229)
Tranh Đại Thừa vẽ con trâu đen. Lần lượt qua từng bước họa, trâu đen trổ trắng lần lần, trắng từ trên đỉnh đầu, lan dần xuống mình, rồi chót đuôi.
(Xem: 8336)
Tất cả pháp hữu vi, Như mộng, huyễn, bọt, ảnh, Như sương, như ánh chớp, Hãy quán sát như vậy.
(Xem: 10993)
Là một trong những dòng Kagyu, dòng truyền thừa Drikung Kagyu do Đạo sư tâm linh vĩ đại Kyobpa Jigten Sumgon sáng lập 852 năm trước.
(Xem: 14134)
Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình...
(Xem: 9944)
Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên.
(Xem: 15249)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì..."
(Xem: 13108)
Bài viết này khám phá những khả năng của học thuyết và sự hành trì của Phật giáo đã được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày trong suốt hơn 2.500 năm...
(Xem: 23129)
156 vị Tăng Ni đã về Phật Học Viện Quốc Tế từ ngày 15 để bắt đầu cho khóa An cư vào lúc 5 giờ sáng ngày mai, 16 tháng 06 năm 2014.
(Xem: 24060)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 12602)
Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉThiền quán
(Xem: 15458)
Theo Kim Cương thừa, chúng bị rơi vào cõi sinh tử bất tận này bởi những nhận thức bất tịnh.
(Xem: 17823)
Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig
(Xem: 15100)
Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường giác ngộ, thành đạo.
(Xem: 16586)
Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
(Xem: 16129)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 17687)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 11629)
Tinh thần hiếu hòa với lân bang, ông cha ta từng thể hiện, nhưng không vì thế mà phải hy sinh quyền lợi của dân tộc.
(Xem: 11639)
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là một ngày lễ hội mang tính văn hóa và nhân văn ở tầm mức quốc tế của tổ chức Liên Hiệp Quốc.
(Xem: 17890)
Thông Điệp Đại Lệ Phật Đản Vesak 2014 của Tổng Thư Ký Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc 2014 PL. 2558... Ban Ki Moon
(Xem: 10813)
Nền khoa học tiên tiến phát triển với tốc độ vũ bão tại các nước văn minh. Khoa học phát triển đã chứng minh được những điều Phật dạy...
(Xem: 10543)
Chúng ta đã có phước đức được sanh trong một thế giới nơi đã có một Đức Phật đến và dạy Pháp... Mặc Phương Tử
(Xem: 11362)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 12105)
Thiền Lâm Tế Nhật Bản - Nguyên tác: Matsubara Taidoo; Việt dịch: HT Thích Như Điển
(Xem: 11080)
Chư vị Tổ sư trong khoảng thời gian diệu ngộ, tâm tư bay bổng thênh thang như trời mây... Hạnh Huệ; Thuần Bạch dịch
(Xem: 36459)
Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài.
(Xem: 8996)
Từ thế giới biến đổi vô cùng của thời gian, xuyên suốt qua từng hiển hiện của không gian, từ đỉnh cao ngút ngàn đi lại của tâm thức, đến chốn không cùng của uyên nguyên... Như Hùng
(Xem: 9716)
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát giảng; Bồ Tát giới đệ tử Thường Nhiếp kết tập; Cư Sĩ Như Hòa dịch Việt
(Xem: 34766)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 17299)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10263)
Quyển sách này là một phần trong bộ sách Niệm Phật Pháp Yếu do Cư sĩ Mao Dịch Viên tuyển tập... Thích Minh Thành dịch
(Xem: 10502)
Tác phẩm “Thiền Tông Chỉ Nam” hay còn gọi là “La Bàn Thiền” này, chủ yếu dựa trên các cuộc Pháp thoại của Thiền sư Sùng Sơn qua sự trình bày giáo lý căn bản của Phật giáo... Thích Giác Nguyên dịch
(Xem: 12225)
Đối với người mới tập thiền, không nên ngồi thiền trong lúc qúa no đói, có bệnh, thiếu ngủ, khát nước, quần áo qúa chật, qúa nóng lạnh, qúa ồn ào, không có tọa cụ... Toàn Không
(Xem: 13674)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14703)
Mật thừa xem thấy thế giới gồm những yếu tố và những tương quan tương phản, đối kháng: bản thểhiện tượng, tiềm năng và biểu lộ, nhân và quả...
(Xem: 9195)
Thiền viết đầy đủ là thiền na, phiên âm từ phạn ngữ dhyana, có nghĩa là tư duy suy xét về một đối tượng tâm thức... Hư Thân Huỳnh trung Chánh
(Xem: 24870)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
(Xem: 11674)
Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà chẳng toàn khắp... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10356)
Thật cần yếu để học hỏithành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc... Đạt Lai Lạt Ma; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 15978)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15612)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 14545)
Nghĩa Huyền Thiền Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu, Thích Duy Lực dịch
(Xem: 13032)
Nguyên tác của Hoài Hải Thiền Sư; Việt dịch Thích Duy Lực, Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
(Xem: 12469)
Tác giả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, Phước Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN 724)... Thích Duy Lực dịch
(Xem: 14614)
Choden Rinpoche là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất, trước năm 1985 ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng... Thanh Liên
(Xem: 18393)
Đi vào cửa Pháp: Tuyển tập Giáo huấn của các Đạo sư Tây Tạng - Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa & Thanh Liên
(Xem: 9593)
Tìm Phật ở đâu? Trăm ngàn kẻ điên đi tìm Phật, nếu có tìm thấy một người thì đó cũng không phải là Phật... Dương Đình Hỷ
(Xem: 18564)
Con Đường dẫn đến Phật Quả là một trong những sự giới thiệu tuyệt hảo cho giáo lý của Phật giáo Tây Tạng được sử dụng ngày nay.
(Xem: 18635)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 19067)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18872)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 11851)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!... Thiện Ý
(Xem: 13368)
Ở quê anh mới tới đây, Việc quê anh biết đổi thay thế nào. Hôm đi, trước cửa buồng thêu, Cây mai mùa lạnh nở nhiều hoa chưa?... Hoang Phong
(Xem: 48021)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
(Xem: 11083)
Năm ngựa đến. Người ta hay chúc nhau "mã đáo thành công“. Mã là ngựa, đáo là đến nơi, ngựa đến thì thành công đến... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 13589)
Chúc phúc là ứng xử văn hóa nhằm sẻ chia và gửi gắm những ước mơ hay khát vọng sống thanh cao, thánh thiện... Chúc Phú
(Xem: 13074)
Từ chiều ba mươi, bàn thờ Phật ở mỗi nhà đã sạch sẽ, nhiều hoa tươi, trái cây; người nghèo chỉ cần thành kính dâng lên ly nước trong cũng khiến chư Phật hết lời khen ngợi... Nhụy Nguyên
(Xem: 11100)
Tết Nguyên Đánlễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới... Ngọc Nữ
(Xem: 12587)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu... Tịnh Thủy
(Xem: 11074)
Nụ cười của Ngài thực là lạ! Cười gì mà căng hết cả đường gân sớ thịt của khuôn mặt. Cười gì mà phô ra ngoài hết tất cả hàm răng, cả đầu lưỡi... Hạnh Phương
(Xem: 31824)
Noi gương Hưng Đạo, Quang Trung, Chúng ta không thể mất vùng Hoàng Sa, Nam Quan Bản Dốc ngời ngời, Hao mòn một tất tội đời khó dung... Đào Chiêu Vọng
(Xem: 11708)
Tìm kiếm mùa xuân ở đâu xa, An lạc nào hơn xuân trong nhà, Hàm tiếu nụ cười Xuân Di Lặc, Hành nụ cười này, Xuân trong ta... Thích Viên Giác; TVG PhiLong
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant